Phòng ngừa bệnh col. - Printable Version +- VietBest (https://vietbestforum.com) +-- Forum: Main Room (https://vietbestforum.com/forum-1.html) +--- Forum: Y Học & Sức Khỏe (https://vietbestforum.com/forum-37.html) +--- Thread: Phòng ngừa bệnh col. (/thread-22180.html) |
RE: Phòng ngừa bệnh col. - Chân Nguyệt - 2021-07-18 Những người tuyệt đối không nên ăn dứa Thứ Bảy, ngày 15/07/2017 03:00 AM Sự kiện: An toàn thực phẩm Không chỉ thơm ngon, ngọt, quả dứa còn chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai ăn dứa cũng tốt. Không phải ai ăn dứa cũng tốt cho sức khỏe Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, không chỉ thơm ngon, ngọt, quả dứa còn chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Dứa giàu vitamin C, ít calo, không chất béo và cholesterol xấu. Tuy vậy, trao đổi với phóng viên, PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cảnh báo, không phải ai ăn dứa cũng tốt. Người bị bệnh dạ dày PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm cảnh báo, người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu. Người thừa cân béo phì Dứa có hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì ó điều đối với những người thừa cân béo phì. Người đái tháo đường người bị đái tháo đường không nên ăn nhiều dứa vì hàm lượng đường cao. Nếu người đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị. Người huyết áp cao Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp. Người mắc bệnh viêm mũi họng Những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn...Bởi ăn dứa dễ bị rát miệng lưỡi, cổ họng ngứa ngáy… Phụ nữ mang thai Ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Chuyên gia cũng lưu ý mọi người chỉ nên chọn mua dứa khi có ý định sử dụng ngay. Trong trường hợp chưa cần dùng đến, nên để dứa ở nơi mát, tránh ánh nắng và không để quá 2 đến 3 ngày RE: Phòng ngừa bệnh col. - Chân Nguyệt - 2021-07-18 Những người tuyệt đối không được uống bột sắn dây vào mùa nóng Thứ Năm, ngày 08/06/2017 13:00 PM Sự kiện: An toàn thực phẩm , Món ăn giải nhiệt mùa hè Bột sắn dây là thức uống cực mát trong ngày hè nhưng không phải ai cũng uống được. Chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày không nên uống quá 1 cốc bột sắn dây Trao đổi với phóng viên, bác sỹ cao cấp y học cổ truyền Tiến sỹ. BSCKII Trần Lập Công cho biết, bột sắn dây (tinh bột từ củ sắn dây) là loại đồ uống giải khát có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, các thầy thuốc khuyến cáo những người có dương khí hư với các triệu chứng: Đại tiện lỏng, bụng đầy trướng, lạnh bụng, tay chân thường lạnh, không khát nước, miệng nhạt, sắc mặt vàng tái… không nên dùng sắn dây. Cũng theo Tiến sỹ. BSCKII Trần Lập Công , trẻ em không nên uống bột sắn dây sống. Do bột sắn dây sống có tính hàn trẻ nhỏ uống nhiều có thể gây đau bụng, tiêu chảy. Dùng bột sắn dây cho trẻ nên nấu chín để giảm bớt tính hàn. Đối với trẻ em, bột sắn dây là một dạng tinh bột lọc ra từ cây sắn dây và ở dạng “sống”, có tính hàn rất mạnh. Các bộ phận của trẻ em nhìn chung còn yếu ớt nên nếu dùng sống sẽ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy. Nếu cho trẻ ăn cần quấy chín bột sắn sẽ làm cho tính hàn giảm bớt, đồng thời vừa dễ tiêu và hấp thụ tốt hơn. TS. BS Phan Bích Nga, GĐ Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng-Viện Dinh dưỡng cũng cho biết, những sai lầm thường gặp của phụ huynh trong ngày nóng là cho con ăn, uống bột sắn… thay vì ăn bột, cháo vì nghĩ trẻ giống mình. Trong khi trẻ nhỏ dưới 2 tuổi đang phát triển mạnh về chiều cao, cân nặng nên cần ăn uống đủ chất hơn thế. Bởi bột, cháo nấu cho trẻ thông thường luôn đủ 4 nhóm chất (đạm, protein, lipit, vitamin) trong khi các loại khoai, sắn… lại có nhiều thành phần kém hấp thu vi chất còn các loại hạt (đỗ, sen…) cho vào cháo cũng gây lâu tiêu, ít năng lượng khiến trẻ chậm lớn. Tuy nhiên, thay vì nấu cháo đặc như mọi khi, có thể cho trẻ ăn dạng súp, nước nhưng không nên loãng quá vì không đủ dinh dưỡng. BS Bích Nga khuyên, dù nóng cũng nên sử dụng gạo, khoai tây để bổ sung năng lượng cho trẻ; các bữa ăn cần đa dạng thực phẩm và không thể thiếu sữa, không nên thay bột sắn hay các loại đậu vào bữa ăn chính cho trẻ. Đối với phụ nữ trong thai kỳ, nếu cơ thể đang nóng thì uống nước sắn dây là rất tốt, nhưng nếu thấy người mình đang lạnh, cơ thể mệt mỏi có biểu hiện tụt huyết áp thì không nên uống vì sắn dây sẽ làm tăng tính lạnh của cơ thể làm mệt mỏi hơn. Trường hợp thai phụ có dấu hiệu bị động thai, mà do dạ con co bóp nhiều thì không được dùng bột sắn dây. Các chuyên gia cũng khuyến cáo mọi người tốt nhất, không nên uống nước sắn dây sống mà bạn nên đun chín RE: Phòng ngừa bệnh col. - Chân Nguyệt - 2021-07-19 7 lợi ích bất ngờ của nước ép gừng cà rốt với sức khỏe và sắc đẹp LĐO | 15/07/2021 | 21:00 PM Nước ép gừng cà rốt là một loại thức uống lành mạnh, chứa ít hơn 200 calo, dễ chế biến và có nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe tổng thể của bạn khi sử dụng. Tăng cường hệ thống miễn dịch Vitamin A và C trong cà rốt rất tốt cho tế bào máu, trong khi đặc tính chống ôxy hóa và chống viêm của gừng giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giải độc cơ thể. Đặc tính chống vi khuẩn của sự kết hợp giữa cà rốt và gừng giúp tiêu diệt vi khuẩn và virus có hại gây nhiễm trùng, do đó giữ cho bạn khỏe mạnh. Hạn chế nguy cơ ung thư Nước ép gừng cà rốt tươi bảo vệ chúng ta chống lại các loại ung thư khác nhau như ung thư buồng trứng, đại trực tràng, phổi, vú và các loại ung thư khác. Gừng đặc biệt hữu ích trong việc ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư và làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư ruột kết. Kiểm soát bệnh tiểu đường Nước gừng cà rốt giàu chất chống ôxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Gừng làm giảm đường huyết và giảm các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Cà rốt là loại rau có chỉ số đường huyết thấp, trong khi carotenoid giúp điều chỉnh đường huyết. Cải thiện sức khỏe tim mạch Các đặc tính chống ôxy hóa và làm sạch trong cà rốt và gừng thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Beta-carotene, alpha-carotene và lutein trong cà rốt làm giảm nguy cơ đau tim, đồng thời hàm lượng kali trong cà rốt làm giảm huyết áp. Gừng cũng giúp giảm mức cholesterol và điều hòa huyết áp. Những công dụng của nước ép gừng cà rốt có thể mang đến sức khỏe và sắc đẹp của bạn. Điều trị đau nhức cơ bắp Nước cà rốt và gừng có thể giúp giảm đau và nhức mỏi cơ, vì nó làm dịu tình trạng viêm ở cơ. Chiết xuất gừng là một phương thuốc cho chứng đau nhức cơ bắp, khi kết hợp với vitamin A chống viêm khớp và beta-carotene trong cà rốt. Cải thiện sức khỏe làn da Nước ép cà rốt gừng là một hỗn hợp tuyệt vời cho một làn da khỏe mạnh. Cà rốt có chứa beta-carotene, giúp cải thiện sức khỏe của làn da. Gừng cũng có chất chống ôxy hóa, vitamin và khoáng chất giúp cải thiện kết cấu của da. Các chất chống ôxy hóa cũng phục hồi làn da bị tổn thương. Cải thiện thị lực, buồn nôn và răng miệng Nước ép cà rốt và gừng cũng được cho là có những lợi ích sức khỏe khác bao gồm cải thiện thị lực, giảm buồn nôn và cải thiện sức khỏe nướu răng. Cách làm nước ép gừng cà rốt Lấy 4 quả cà rốt bào sợi, rửa sạch và để khô. Gọt vỏ nửa củ gừng và rửa sạch. Cho cà rốt và gừng vào máy xay sinh tố xay cho đến khi nhuyễn. Đổ nước ép vào ly và vắt chanh vào. Thêm một ít muối hoặc bột quế và uống nước ép hàng ngày vào buổi sáng. ÁNH NHIÊN (THEO BOLDSKY RE: Phòng ngừa bệnh col. - Chân Nguyệt - 2021-07-20 TRANG CHỦ SỐNG KHỎE 5 thói quen khiến ngày càng nhiều người trẻ tuổi mắc bệnh ung thư dạ dày, đặc biệt là cái số 1 và 3 ít ai tránh khỏi Thứ Tư, 21/07/2021 - 08:03 0CHIA SẺ [url=https://m.giadinh.net.vn/song-khoe/5-thoi-quen-khien-ngay-cang-nhieu-nguoi-tre-tuoi-mac-benh-ung-thu-da-day-dac-biet-la-cai-so-1-va-3-it-ai-tranh-khoi-20210720160328425.htm#comment_list_json][/url] 0BÌNH LUẬN Không ít người cho rằng ung thư dạ dày là bệnh của người già, chỉ xảy ra khi tuổi cao, thể lực suy giảm. Nhưng các số liệu thống kê thực tế cho thấy tỷ lệ người trẻ mắc bệnh này đang tăng nhanh. Ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến thứ 2 và tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 3 trong tất cả các loại ung thư, nó đang có xu hướng trẻ hóa. Theo số liệu thống kê năm 2018 của Hiệp hội Ung thư Mỹ, có khoảng hơn 1 triệu người bị ung thư dạ dày trên toàn thế giới, 70% ở các nước đang phát triển, và có hơn 800 nghìn ca tử vong do căn bệnh này gây ra. Đáng báo động khi ung thư dạ dày đứng hàng thứ 3 trong 10 loại ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam. Ước tính hàng năm có khoảng 15 nghìn trường hợp mắc mới được chẩn đoán và có đến 11 nghìn ca tử vong. Các yếu tố gây bệnh của ung thư dạ dày liên quan mật thiết đến thói quen sinh hoạt, trong khi người trẻ thường ít chú ý đến việc sinh hoạt lành mạnh và chăm sóc sức khỏe do bận rộn, sở thích, chủ quan tuổi tác. Vì vậy, muốn phòng tránh căn bệnh khủng khiếp này, từ bây giờ hãy xây dựng lối sống tốt và tránh xa 5 thói quen ăn uống xấu sau đây: 1. Ăn không đúng bữa Ăn đúng giờ, đúng bữa là yêu cầu cơ bản nhất để đảm bảo sức khỏe nhưng dường như nó lại là điều rất khó với rất nhiều bạn trẻ. Nhất là những người trẻ hiện đại sống ở các đô thị, thành phố lớn, họ bị cuốn theo nhịp sống vội vã, công việc bận rộn, sở thích tiệc tùng và thậm chí là nhịn ăn để giảm cân. Không phải họ không biết rằng bữa sáng vô cùng quan trọng hay ăn tối quá muộn, thường xuyên ăn khuya thì ảnh hưởng đến sức khỏe và dạ dày, nhưng thói quen và nhịp sống khiến việc bảo vệ sức khỏe không còn là ưu tiên số 1. Nếu không muốn các bệnh như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày hành hạ ngay từ khi còn trẻ, đã đến lúc bạn phải tự biết bảo vệ mình. Hãy ăn 1 ngày đủ 3 bữa, ăn sáng trước 9 giờ, ăn trưa trước 12 giờ, ăn tối trong khoảng 17 đến 20 giờ, bữa ăn đủ chất và nhiều rau xanh. 2. Dùng chung dụng cụ ăn uống Đối với vấn đề vệ sinh trong bữa ăn, đại đa số các bạn trẻ đều thiếu chú ý, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đường tiêu hóa và có thể là nguyên nhân lây nhiễm nhiều bệnh nghiêm trọng. Nếu bạn thường xuyên dùng chung bộ đồ ăn và bát đĩa với người khác sẽ làm tăng khả năng nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori lên rất nhiều, nếu không tiến hành điều trị tận gốc kịp thời rất dễ dẫn đến ung thư dạ dày. 3. Thích thức ăn đẫm gia vị Đối với nhân viên văn phòng hoặc những người thường thức khuya, áp lực với công việc, họ thường có thể bị từ chán ăn do căng thẳng quá mức. Trước tình hình đó, nhiều người trẻ chọn cách thường xuyên ăn những đồ ăn nấu sẵn, có nhiều gia vị như: đồ nhiều dầu mỡ, các món cay, đồ ăn có vị mặn... để tăng cảm giác thèm ăn, cải thiện tâm trạng mà không biết rằng việc làm này thực sự rất có hại cho sức khỏe của dạ dày. Vì những loại thức ăn này rất dễ gây kích ứng và khó tiêu hóa, nếu ăn thường xuyên sẽ khiến chức năng tiêu hóa bị suy giảm đáng kể, cũng rất dễ gây ung thư dạ dày. 4. Ăn kiêng quá mức Nhiều bạn trẻ có nhu cầu giảm cân sẽ lựa chọn ăn kiêng, thậm chí là nhịn ăn để đạt được kết quả nhanh nhất mà lại không tốn nhiều thời gian hay tiền bạc. Tuy nhiên, thứ mà bạn phải đánh đổi lại chính là sức khỏe và tuổi thọ của mình. Ăn kiêng sẽ dẫn đến lượng thức ăn quá ít, hoặc tình trạng nhịn ăn gián đoạn hay nhịn ăn kéo dài khiến dạ dày co bóp bất thường, niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương. Đồng thời, thiếu dinh dưỡng còn khiến chức năng tiêu hóa bị suy giảm, giảm sức đề kháng, không chỉ có nguy cơ mắc ung thư dạ dày mà rất nhiều bệnh khác dễ dàng tấn công cơ thể bạn. 5. Ăn vội vàng Nếu bạn muốn giữ cho đường ruột và dạ dày của mình khỏe mạnh, thì việc kiểm soát tốc độ ăn uống của bạn cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, đại đa số các bạn trẻ chọn cách ngấu nghiến đồ ăn để tiết kiệm thời gian, thậm chí có người còn hình thành thói quen xấu vừa ăn vừa đi, rất hại đường tiêu hóa và dạ dày. Ăn quá nhanh sẽ dẫn đến việc nhai thức ăn không đủ và tạo nhiều không khí đi vào ruột và dạ dày, dễ gây khó tiêu, đau bụng, chướng bụng. Lâu dần sẽ dẫn đến suy yếu đường tiêu hóa và khiến bệnh ung thư dạ dày có cơ hội lợi dụng. Ngoài việc cải thiện thói quen ăn uống, bạn cũng cần kết hợp tập thể thao đều đặn và khám sức khỏe định kỳ để luôn khỏe đẹp, tránh xa bệnh tật. |