Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - Printable Version +- VietBest (https://vietbestforum.com) +-- Forum: Tôn Giáo (https://vietbestforum.com/forum-18.html) +--- Forum: Phật Giáo (https://vietbestforum.com/forum-19.html) +--- Thread: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" (/thread-15675.html) |
RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2022-10-20 7 nhóm pháp Bồ đề phần (37 phẩm trợ đạo)
Thất Giác Chi
Hạnh phúc đến từ 2 nguồn.
Hỷ giác chi có được do:
RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2022-10-21 Meditation on death "Mindfulness of death, when developed & pursued, is of great fruit & great benefit. It plunges into the Deathless, has the Deathless as its final end. Therefore you should develop mindfulness of death." "Niệm chết, tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy thì được quả lớn, được lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử. Vĩ vậy, các con hãy tu tập niệm chết ." — AN 6.19 http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=15534&pid=452528#pid452528 Post #937, p 63 RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2022-10-21 9 ĐIỀU QUÁN TƯỞNG VỀ CHẾT Larry Rosenberg - Barre Center for Buddhist Studies CHẾT KHÔNG THỂ TRÁNH ĐƯỢC 1) Mọi người đều phải chết 2) Tuổi thọ của ta ngày càng ngắn lại 3) Cái chết sẽ đến cho dù ta có hay không có thực hành Phật Pháp KHÔNG BIẾT CHẮC CHẮN LÀ CHẾT LÚC NÀO 4) Tuổi thọ con người là không xác định 5) Có nhiều nguyên nhân gây ra cái chết 6) Thân thể con người rất mong manh CHỈ CÓ THỰC HÀNH PHẬT PHÁP LÀ GIÚP TA KHI CHẾT 7) Lúc chết , tài sản của ta không giúp gì được 8) Lúc chết, người thân của ta không giúp gì được 9) Lúc chết, thân thể của ta không giúp gì được http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=15534&pid=452528#pid452528 Post #937, p 63 RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2022-10-21 (Tóm tắt Lời Phật Dạy về Niệm Chết) Thực hành Niệm Chết qua Lời Phật Dạy Niệm chết nếu được tu tập, được làm cho sung mãn, sẽ có quả lớn, có lợi ích lớn, nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử. 1/ Hãy tu tập niệm chết như sau: – “ Mong rằng trong khoảng thời gian ngắn như nhai và nuốt một muỗng thức ăn, hay trong khoảng thời gian ngắn như khi thở vào thở ra, ta vẫn chú tâm đến lời dạy của Thế Tôn.” Như vậy là sống không phóng dật, tu tập sắc sảo niệm chết để đoạn diệt các lậu hoặc. (AN 6:19 ) --ooOoo--
2/ Khi ngày vừa tàn và đêm bắt đầu , hãy suy tư: − “Ta có thể chết trong đêm nay vì nhiều lý do. Do vậy, ta phải nỗ lực đoạn tận các pháp bất thiện, và hoan hỷ học tập trong các pháp thiện.” 3/ Khi đêm vừa tàn và ngày bắt đầu, hãy suy tư: – “Ta có thể chết trong ngày hôm nay vì nhiều lý do. Do vậy, ta phải nỗ lực đoạn tận các pháp bất thiện, và hoan hỷ học tập trong các pháp thiện.” Niệm chết nếu được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy , sẽ có quả lớn, có lợi ích lớn , nhập vào bất tử , cứu cánh là bất tử. (AN 6:20 ) http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=15534&pid=452528#pid452528 Post #937, p 63 RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2022-10-23 Tứ Vô Lượng Tâm ... Làm công đức bằng "Tâm Vô Lượng" thì mới có quả vô lượng. Vô lượng có nghĩa là không bị ràng buộc bởi cái ý cầu danh cầu lợi. Đối với vô lượng chúng sanh không phân biệt giới trí, không phân biệt ngôn ngữ, màu da, chủng tộc, tôn giáo, huyết thống, nhân chủng ...
RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2022-10-31 Để có Jhanna - Chánh Định (một trong 8 chi thuộc Bát Chánh Đạo), chúng ta cần:
http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=15534&page=59 # 881, p 59 RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2022-10-31 Huynh abc ới ời, http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=15534&page=59 (# 881, p 59) 1/ Tại sao 3 điều để có Jhana ta cần dana vậy ? 2/ Nghe nói chỉ cần giữ Giới nghiêm chỉnh là ta có thể đạt Jhana, không cần có đức tin về Tam Bảo, vì thế những vị theo các tôn giáo khác có thể có kinh nghiệm về Jhana (Định) , (Nhưng nếu nói đến Chánh Định, dĩ nhiên, ta cần có đức tin về Tam Bảo vì Chánh Định (Samma Samadhi) là một chi trong Bát Chánh Đạo, mà Bát Chánh Đạo chỉ có trong Phật Pháp .) Phải không huynh ? RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - abc - 2022-10-31 (2022-10-31, 01:05 PM)LeThanhPhong Wrote: Huynh abc ới ời, bạn LTP, theo thiển ý , những từ ngữ dùng trong bài dịch hay nguyên tác của AB cần phải được hiểu đúng -Jhana là các tầng thiền , đơn vị đo lường mức độ thâm sâu của sự tập trung và những gì mà những sự tập trung này có được -Samadhi là sự tập trung -Dana là sự bố thí - hào sảng Trở lại câu 1 , tại sao 3 điều để có Jhana ta cần dana ? Xét trong toàn cảnh thì bài viết xuất phát từ một bài giảng , trong đó AB nói về "trong cái thấy chỉ có cái thấy" ... và trong lúc kết thúc, AB nói :The practice of 'in the seen will be merely what is seen...' requires the suppressing of the Five Hindrances. The suppressing of the Five Hindrances requires Jhāna. Jhāna requires the rest of the Noble Eightfold Path,(6) the first seven factors. It requires faith in the Triple Gem, the keeping of precepts and the practice of dāna. There is only one path to Nibbāna, and that is the Noble Eightfold Path. There are no short cuts." Theo tui thì AB nói " để thực tập "trong cái thấy chỉ có cái thấy" đòi hỏi đè nén 5 triền cái , và để đè nén 5 triền cái phải ít nhất đạt được mức định thâm sâu cỡ các tầng thiền (4 thiền) . để đi tới giác ngộ giải thoát không những cần chánh định (tui nghĩ AB không có ý định nói Jhana require the rest.. mà là sama samadhi) mà còn cần 7 chi còn lại . Và hơn nữa còn cần đức tin nơi Tam Bảo , bố thí , giữ giới và hành thiền .... chỉ có con đường duy nhất là bát chánh đạo , không có đường tắt" Khi thuyết giảng, sự lựa chọn từ ngữ có thể eo hẹp vì không có nhiều thời gian chọn lựa cho thích hợp , mạch văn , sự hưng phấn ... làm ảnh hưởng đến bài giảng câu 2 thì đúng vậy ... các tầng thiền , các mức định thâm sâu , các cảnh giới .... đã có nhiều người chứng đạt trước kia và bây giờ RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2022-10-31 Cám ơn huynh abc . Tóm lại, LTP đừng lười . Nếu có thể tìm đọc bản nguyên ngữ thay vì đọc bài dịch mà thôi . RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2022-11-09 Post #940, p 63: Để sửa soạn đời sống tu hành cho kiếp sau, cư sĩ Phật tử cần::
Và thật sự chán sự sinh tử luân hồi. RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2022-11-10 Chữ Hiếu
Hỏi: Là Phật tử, khi cha hoặc mẹ không thương mình, mình nên đối xử với cha mẹ như thế nào? Trả lời: Vẫn một lòng biết ơn cha mẹ vì nhờ có hai vị, mình mới có cơ hội may mắn được sinh ra làm người, và gặp Phật pháp trở thành Phật tử. RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2022-11-14 Sư Hạnh Tuệ - Tứ Niệm Xứ (post # 945, p 63) Sư Hạnh Tuệ giảng Tứ Niệm Xứ qua hai link: https://www.youtube.com/watch?v=GNmmQjZ-nA4: Quán Thân https://www.youtube.com/watch?v=WSgvftrReVw: Quán Thọ, Quán Tâm, Quán Pháp . Tứ Niệm Xứ là 4 nơi để thiết lập Niệm, 4 nơi để ghi nhận với sự nhiệt tâm tỉnh giác và ghi nhớ . Nhiệt tâm nghĩa là nỗ lực, tinh tấn, đẩy cái tâm mình lên chứ không phải là làm cái tâm yếu xìu . Tỉnh giác (Sampajañña) (Ngài Chánh Thân) có nghĩa là:
Niệm: ghi nhớ Diệt trừ những tham ưu ở đời: Để hành thiền TNX, trước hết phải giữ Giới . Người không giữ Giới không thể có tâm trong sạch để hành thiền . Tham dự các khoá Thiền: 1/ Để lại những gánh nặng thế tục ở ngoài cổng trường Thiền 2/ Trong các khoá Thiền, việc đầu tiên là thọ Giới với hai hành động sau để có giới trong nền tảng trong sạch trước khi hành Chỉ và Quán (ở đây chúng ta nói đến TNX):
4/ Ngồi theo tư thế nghiêm túc . Tứ Niệm Xứ: Quán Thân
1/ Để ý đến trước mặt để theo dõi hơi thở vào và hơi thở ra .
2/ Khi lái xe thuần thục, trước khi quẹo trái / phải, chúng ta tự động quẹo, không cần phải tự nhủ: trái, trái, trái hoặc phải, phải, phải . Tương tự, khi hành thiền, chúng ta biết rõ sẽ thở vào / ra (không cần ngôn ngữ) . Nếu cần, chỉ cần nhắc tâm một lần để tâm ghi nhớ . Cho nên, sự biết không cần ngôn ngữ . 3/ Biết hơi thở vào và biết hơi thở ra . Không phải: TÔI đang thở vào và TÔI đang thở ra . 8/ Không cần thiết phải biết hơi thở dài ngắn vì chưa đạt Tứ Thiền (Định) vì tiêu chuẩn lý tưởng trước khi thực hành TNX là đã chứng đắc Tứ Thiền . Cụ thể ở đây là Tứ Thiền Hơi Thở . Đó là lý do tại sao Chỉ và Quán đều có hơi thở . 4/ Sau khi ra khỏi hơi thở của Tứ Thiền (Định), chúng ta mới có thể thoải mái quan sát những đặc tính của hơi thở: hơi thở dài / ngắn . Chưa có Định mà phân tích đặc tính của hơi thở sẽ làm gián đoạn Định . 5/ Hai điều cần làm:
6/ Biết hít vào / thở ra chưa phải là thực hành TNX . 7/ Không nên nghĩ rằng: Tôi ngồi là tôi thiền, khi không ngồi tôi không thiền nữa . Hành thiền trong tất cả các oai nghi . 8/ Nếu thất niệm: Nhắc lại một lần, sau đó tiếp tục quan sát là đủ rồi . Trí panna là trí biết rõ đang đi; sự biết rõ đó không cần ngôn ngữ; biết nó rồi thì không cần phải diễn tả . Tương tự như vậy, biết tất cả các tiểu oai nghi đang xảy ra; toàn bộ đều có sự nhận biết . Và bản thân sự nhận biết đó không cần ngôn ngữ . 9/ Khi quan sát người khác cũng vậy: co tay duỗi tay, v.v. Từ đó nhận thức được bản chất của vũ trụ này là gì . "Toàn bộ chỉ là một khối tổng hợp ." 10/ Quán thân trên thân: Tổng hợp này đang đi / đứng / nằm /ngồi . Không có ai cả . Ở đây chỉ có sự ghi nhận, ghi nhớ đối tượng: từ Thân tới Tâm, từ Mình đến Người .
11/ Quan trọng khi hành thiền là biết cái gì đang diễn ra vậy .
12/ Cần thực hành những gì Sư đang hướng dẫn qua bối cảnh, thời gian và địa điểm để có kết quả. Tứ Niệm Xứ: Quán Thọ
Thọ: 1/ thọ lạc (dễ chịu) và thọ khổ (khó chịu): trong hiện tại, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân đang thọ lạc hay thọ khổ 2/ phân biệt sự dễ chịu này có liên quan đến Dục không . Ví dụ: tâm hân hoan khi lễ Đức Thế Tôn không liên quan đến Dục, nhưng cảm thọ thích thú khi uống nước vì khát có liên quan đến Dục . 3/ sự khó chịu cũng vậy . Các cảm thọ về thân có liên quan đến Dục không . Ví dụ: ưu tư lo lắng khi nấu ăn cho chư tăng không liên quan đến Dục, nhưng thọ khổ vì nóng nực có liên quan đến Dục Lạc . 4/ Xét cảm thọ này biến đổi không ngừng . Khi ngồi đau quá, chịu hết nổi thì đứng dậy đi thiền . Lúc này cảm thấy dễ chịu . Đi một hồi từ dễ chịu chuyển qua khó chịu . Đau chân, đau lưng, chịu hết nổi, lại ngồi thiền . Khi ngồi xuống, sẽ có cảm giác dễ chịu . Dần dần, ta lại cảm thấy khó chịu . Như vậy, cảm thọ biến đổi không ngừng . 5/ Chúng ta phải tách thọ nhận được từ thân hay từ tâm .
Tứ Niệm Xứ: Quán Tâm
Để ý xem nó là Tâm Tham hay là Tâm Sân:
Ghi nhận tâm có tham hay tâm có sân . Khi ai đó mắng chửi mình,
Càng tu tập, tâm càng nhạy cảm . Mức độ nhạy cảm tuỳ thuộc vào sự thực hành của mỗi người . 1. Người ở bẩn, 7 ngày không tắm, sống gần cống rãnh, nếu nằm dưới đất vẫn không sao . Người tắm rửa sạch sẽ, khi ngón tay chạm đất sẽ thấy dơ bẩn . 2. Người sống với tham sân si rất nhiều, sẽ không phát hiện được tâm đang tham / sân / si . Đó là vì tâm bị ô nhiễm quá nhiều rồi, nay thêm một đống ô nhiễm nữa cũng vậy thôi . Ví dụ: Nhờ quán tâm kỹ lưỡng,
Các tâm còn lại cũng vậy . Cần quan sát: Tâm Tham này có Dục đi kèm hay không . Nếu có, hãy ghi nhận: Tâm Tham này có Dục đi kèm . Ví dụ: ăn ngon cảm thấy thích thú, hãy ghi nhận "Tâm Tham có Dục đi kèm ." Thích thú trong việc hành thiền / học Pháp, là có Tham nhưng không dính dáng đến Dục . Sách Tam Tạng Chỉ Nam dạy chúng ta nên có:
Tứ Niệm Xứ: Quán Pháp
Quán Pháp đòi hỏi chúng ta có kiến thức về giáo lý Phật Pháp . Ví dụ: Khi quán tâm Tham, phải biết cái Tham này từ đâu mà có . Uống ly nước thấy ngon quá do lưỡi tiếp xúc với nước, do thân này mới có lưỡi, do đầu thai mới có thân tâm này, do tạo các Nghiệp Thiện Ác trong quá khứ mới đi đầu thai, do đi đầu thai nên mới có cái Thân cái Tâm này . Do cái Thân Tâm này, mình mới có cái miệng và có ly nước . Chính vì cái miệng và ly nước gặp nhau nên các cảm thọ nảy sinh . Do các cảm thọ này sinh ra chuyện thích thú . Do sự thích thú đưa đến sự dính mắc . Do dính mắc nên đưa đến phản ứng và đến thiện ác . Do thiện ác đưa mình đi tái sanh . Hễ còn tái sanh là không thể tránh KHỔ . Phải quan sát tới mức độ như vậy:
Như vậy, chúng ta cần biết Bát Chánh Đạo:
Quan sát xem nội tâm đang bung xung loạn động hay đang lui sụt:
Kết Luận: Tứ Niệm Xứ là phương pháp thực hành để phát triển Trí Tuệ, không phải là một công thức để tụng niệm . Tâm phải quan sát chuyện gì đang xảy ra và làm sao để giải quyết nó . Nhờ vậy mình thành thật với chính mình, có gì thì phát hiện cái đó, đề phòng nó, tách nó ra . Ở đây, chỉ có vấn đề, không có ai có vấn đề . Ví dụ: Một bà mẹ đứng trước cổng trường chửi xối xả: Nhận biết đây có tâm Sân, không có con người, có vấn đề nhưng không có con người đang gặp vấn đề . Như vậy, mình nhìn vấn đề bằng một cặp mắt tỉnh táo và thành thật với chính mình . Từ đó, mình không bị người ta dắt mũi chạy theo cảm xúc . --ooOoo--
Tứ Chánh Cần
Khi thực hành Tứ Niệm Xứ, có nghĩa là chúng ta đang thực hành Tứ Chánh Cần . RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2022-11-15 Phiếm luận:
https://youtu.be/WU7ZYS2ZX0o RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2022-12-06 Cần sử dụng trí tuệ để biết khi nào cần sống với Chân Đế, khi nào cần sống với Tục Đế . Ngài Mahasi khuyên dạy thiền sinh không nên lẫn lộn giữa pháp chân đế và tục đế khi thực hành.
(Post # 950, p 64) --ooOoo--
Không nên nhắm mắt tin theo ai, cho dù người đó là một vị sư Phật Giáo Nam Tông nổi tiếng . (Post # 951, p 64) RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2022-12-12 Hỏi: Địa Ngục có thật không ? Đáp: Có thật . Chính Đức Thế Tôn từng dạy về cảnh giới Địa Ngục trong bài Kinh 130 thuộc Trung Bộ Kinh . http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=15534&pid=457860#pid457860 Post #953 và 954, p 64 Kết Luận: Chúng ta học Phật Pháp để hiểu rõ thế giới tâm linh hoạt động ra sao . Một khi hiểu rõ, kiến thức này sẽ giúp chúng ta cách sống thuận theo lẽ đạo, bớt lo sợ không căn cứ . |