Tâm Linh Thiên Hạ Sự - Cô Bác sĩ của tôi - Toại Khanh - Printable Version +- VietBest (https://vietbestforum.com) +-- Forum: Tôn Giáo (https://vietbestforum.com/forum-18.html) +--- Forum: Phật Giáo (https://vietbestforum.com/forum-19.html) +--- Thread: Tâm Linh Thiên Hạ Sự - Cô Bác sĩ của tôi - Toại Khanh (/thread-2674.html) |
RE: Tâm Linh Thiên Hạ Sự - Nonregister - 2018-03-07 Đừng Nói Sai
Thu Giang Nguyễn Duy Cần
Cái Dũng của Thánh Nhân
Thôi Tử là quyền thân nước Tề, định giết vua Trang Công, bèn hội họp sĩ phu lại ăn thề. Ai nấy đều sợ hãi, răm rắp vâng lời. Duy có Án Tử nghiễm nhiên như không, nhất quyết không chịu thề. Thôi Tử bảo Án Tử: "Ngươi nghe ta. Ta lấy được nước thì chia cho một nửa, Nhược bằng không nghe, ta giết ngay lập tức". Lúc ấy, bốn mặt quân lính hầm hầm những muốn đưa gươm giáo ra đâm chém Án Tử. Chết đến nơi, mà Án Tử không biến sắc mặt, ung dung nói rằng: "Lấy lợi mà nhử người ta, bảo người ta phản bội quân thượng là bất nhân; lấy binh khí hiếp đáp người ta, mà làm cho người ta mất chí khí là bất dũng. Giết thì giết, ta đây không theo việc nhà ngươi làm". Vnthuquan.net
RE: Tâm Linh Thiên Hạ Sự - Nonregister - 2018-03-07 LÒNG TỰ ÁI
Người xưa có nói: “Giữa chốn ba quân có thể đoạt được soái ấn, nhưng không thể đoạt đươc cái chí của kẻ thất phu”. Kẻ nói câu này, thật đã khám phá được cả tâm sự của loài người. Người ta, dầu là một kẻ tầm thường đến bậc nào, bao giờ cũng cho ý kiến mình là quan trọng hơn tất cả. Cái “tôi” có phải là dễ ghét đâu theo như lời Pascal. Nó là cái chữ dễ yêu nhất trong đời. Nhưng vì ta đã quá nâng niu chìu chuộng nó… mà thành ra cách xử lý tiếp vật trong đời ta gây không biết bao nhiêu sự vụng về, ân hận, đau khổ, tai ương… Và cũng chính vì thế mà Pascal mới thốt ra câu nói chua cay này, “Cái tôi rất đáng ghét”. (1) Nó chẳng những dễ yêu mà thôi, nó lại là trung tâm điểm của vũ trụ là khác. Bao nhiêu sự vật trong đời, chung qui đều quây quần theo cái cốt ấy: Bản ngã. Bởi thế, muốn đoạt được cái chí của một kẻ thất phu, người xưa cho là khó khăn hơn là đoạt soái ấn giữa chốn ba quân. Dùng cường lực, dùng uy thế mà bức người phải nghe theo mình, không bao giờ làm được; mà dầu có làm được đi nữa thì cũng chỉ là một việc làm có thể được tạm thời mà thôi. Ở đời không ai có thể chịu nhận mình là quấy cả. Dầu là tay đại gian, đại ác như Tào Tháo cũng không chịu nhận mình là gian ác. Tào Tháo thường xưng mình là vì dân vì nước, mà Lưu Bị cũng tin mình vì nước vì dân. Godse, người ám sát Gandhi mà thiên hạ phần đông nguyền rủa, vẫn tươi cười trước khi chịu tử hình. Bởi vậy, bàn cãi với người và muốn đem cái lẽ phải của mình ép buộc họ phải nghe theo thì chắc chắn không bao giờ được, lại còn gây thêm lắm điều không hay khác trong tình giao hảo hằng ngày. .... Tuổi thanh xuân thường vì huyết khí bồng bột nên không chịu coi vào đâu những ý kiến của các bậc cao niên đầy kinh nghiệm hơn. Dầu có muốn cho mấy cũng không làm gì tránh khỏi sự xung đột giữa hai thế hệ. Vậy, làm cha mẹ bây giờ, tại sao ta không biết lấy cử chỉ khôn ngoan của nhà mục sư kia đối với đứa con trai mười lăm tuổi của ông mà xử với con mình? Ông mục sư ấy bảo với con ông: “Từ mười lăm tuổi đến hai mươi tuổi, cha cho phép con tin rằng con thông minh hơn cha. Từ hai mươi đến hai mươi lăm tuổi, thì con cũng có quyền tin rằng con thông minh bằng cha. Nhưng bắt đầu từ hai mươi lăm tuổi sắp lên, thì cha bắt buộc con phải nhìn nhận sự thông minh của cha hơn con nhiều một cách tuyệt đối vậy”. Thật, ông cha này là một ông cha thông minh và khôn ngoan nhất. Tôi đã từng trải qua những gia đoạn ấy, những lúc mà huyết khí đã đưa tôi lên tận mây xanh của lòng tự phụ, không xem vào đâu sự kinh nghiệm của bậc tiền nhân và đã đưa tôi vào những cuộc phiêu lưu tinh thần không bờ bến… Mỗi một ý nghĩ gì chạm đến lòng tự phụ của tôi, thì tôi quyết đánh đổ đến kỳ cùng… nhất nguyện không bào giờ chịu để cho ngã lẽ… dẫu biết mình là sai lầm. Lắm khi nằm đêm suy nghĩ biết mình quấy nát, thế mà lòng tự ái cấm cản không cho mình đi về đường phải. Ước gì người ta đều biết cư xử với bọn thanh niên của chúng tôi như ông mục sư kia… thì biết bao nhiêu thanh niên đã không liều lĩnh đi vào con đường lãng mạn và đầy chông gai của nhưng lý tưởng mù mờ, nhưng khôn ngoan là biết chiều theo lòng thị dục đương buổi của chúng tôi. Thật, ông mục sư trên đây là người hiểu rõ tâm sự của thanh niên nhiều lắm. Thu Giang Nguyễn Duy Cần (Thuật Xử Thế của Người Xưa) RE: Tâm Linh Thiên Hạ Sự - Nonregister - 2018-05-04 BÀI HỌC CỦA THÁNH GANDHI
Nguyễn Xuân Chiến
Ngay từ hồi niên thiếu, qua lời dạy của các thầy giáo và qua các phương tiện truyền thông kể cả sách vở, dù còn sơ khai chứ không tiến bộ như hiện nay, chúng tôi đã được dạy rằng: Bên Ấn Độ có một người anh hùng vĩ đại đã cứu quốc gia khỏi ách nô lệ của thực dân Anh, đồng thời cũng là một vị thánh, và quần chúng tôn xưng là Thánh Cam Địa.
Rồi lớn lên, chúng tôi may mắn đọc trên các trang nhật báo và các tạp chí thông dụng, mới biết Thánh Cam Địa tên là Mohandas Gandhi, chủ trương “bất bạo động” - mà chẳng có ai giải thích bất bạo độngnghĩa là gì. Hơn thế nữa, khi lưu lạc vào Saigon lại thu thập thêm chút kiến thức hấp dẫn và thú vị về Thánh Ganhdi qua hai cuốn sách mỏng do hội Thông Thiên học xuất bản nhan đề là Cuộc đời Thánh Gandhi và cuốn Những câu chuyện về Thánh Gandhi. Và chúng tôi bắt đầu cảm mến một con người nhỏ bé, khiêm cung đã dâng hiến cuộc đời cho Chân lý và nền độc lập Ấn Độ. Chúng tôi mới biết bất bạo độnglà gì và biết sơ qua cuộc tranh đấu của Gandhi gian khổ như thế nào.
Nhưng đến khi cuốn Tự Truyện Gandhi do ni sư Trí Hải phiên dịch từ nguyên tác tiếng Anh, năm 1971, thì chúng tôi khi ấy mới hiểu biết khá tường tận về một nhân vật đặc biệt nhất của thế kỷ 20. Gọi là Tự Truyện bởi vì đây là cuốn sách nói về cuộc đời ông do chính Thánh Gandhi viết ra, đúng ra nhan đề thực sự của cuốn sách là: “Những thử thách của tôi đối với Chân lý”.
Mahātmā Gāndhī (1869-1948), là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Án Độ. Trong suốt cuộc đời, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó, chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao. Nguyên lí bất bạo lực (còn gọi là Bất Hại) được ông đề xướng với tên Chấp trì chân lí (sa. satyāgraha) đã ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh bất bạo động trong và ngoài nước cho đến ngày nay.
Ông được hàng triệu dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là Mahātmā, nghĩa là "Linh hồn lớn", "Vĩ nhân" hoặc "Đại nhân". Mặc dù Gandhi không hài lòng với những cách gọi tôn vinh nhưng đến ngày nay, danh hiệu Mahātmā Gāndhī vẫn thường được dùng hơn tên Mohandas Gāndhī trên thế giới. Ngoài việc được xem là một trong những môn đồ Ấn Độ giáo và những nhà lĩnh đạo Ấn Độ vĩ đại nhất, ông còn được nhiều người Ấn tôn kính như một Quốc phụ (gọi theo tiếng Hindi là Bapu). Bằng phương tiện bất hợp tác, Gandhi đã dẫn khởi nền độc lập Ấn Độ, đưa nước mình thoát sự đô hộ của Anh, khích lệ những người dân bị đô hộ khác phấn đấu cho nền độc lập của nước nhà và đả đảo triệt để Đế quốc Anh.
Nhưng trong đời sống bình thường, Gandhi cũng gặp vô số rắc rối, phiền phức như một người bình thường. Và đôi khi Ông Thánh dễ thương dễ mến này cũng… nổi sân, niềm tin lung lay và thiếu suy nghĩ, không có khác gì chúng ta cả. Tôi sẽ kể các bạn nghe những chuyện vụn vặt mà vẫn có ý nghĩa to lớn, và qua những sự kiện này, Gandhi đã xem như bài học trên con đường tìm cầu Chân lý. Bài viết này dựa trên những cuốn sách kể trên và viết theo trí nhớ còn may mắn đọng lại của một người cao tuổi.
Và những bài học của Gandhi vẫn còn giá trị và hấp dẫn dù thời gian phủ bụi mờ lên trên mọi sự, nhưng tất cả những cái hay cái đẹp tuyệt vời của con người dĩ nhiên vẫn tồn tại trong lòng những ai yêu thích Chân lý và mến chuộng Tự do. Chúng ta nên lấy những thử thách ấy, làm bài học cho chính mình, phải thế chăng?
THỬ THÁCH NIỀM TIN
* * *
Mahatma Gandhi có nhiều đứa con và ông là một người cha khoan hòa nhưng cũng rất nghiêm khắcbởi vì cuộc sống của Gandhi bao gồm những giới luật của tôn giáo mà ông nguyện chấp hành cho đếnkhi lâm chung, và có thể cả những kiếp sau. Đây không phải là những giáo điều do quy định của Thượng đế hoặc bị áp đặt bởi đấng bề trên mà – mà do chính ông tự nguyện chấp hành để tiến bộ trên con đường đạo đức và thực hiện chân lý.
Hôm nọ, đứa con trai lớn khoảng mười bảy tuổi bất ngờ bị bệnh. Toàn thân bị nóng sốt đến 42 độ C. Với kiến thức y học do ông tự học và đọc sách, ông hiểu rằng con mình mắc chứng sốt rét cấp tính, nếu không chạy chữa kịp thời thì sẽ tử vong trong 48 tiếng đồng hồ. Vợ ông, tức là mẹ đứa con vô cùng hốt hoảng, đòi phải đi bệnh viện khẩn cấp nếu không thì nguy hiểm đến tánh mạng. Nhưng ông bảo không cần vì bệnh viện quá xa và bảo viên thư ký đi mời một bác sĩ người Anh đến chẩn bệnh. Chốc lát, bác sĩngười Anh xuất hiện. Sau khi khám rất kỹ bằng những phương tiện sẵn có thời bấy giờ, bác sĩ nói:
- Đúng là sốt rét cấp tính, mức độ nguy hiểm rất cao. Nhưng tôi có cách trị liệu và thằng bé sẽ hồi phụckhông lâu!
Gandhi hỏi:
- Ngài sẽ trị liệu bằng cách nào?
Bác sĩ trình bày ngắn gọn:
- Tôi sẽ chích một mũi thuốc đặc trị đem từ nước Anh do các công ty Y Dược uy tín sản xuất đã được cầu chứng tại Tòa gần đây.
Gandhi thưa:
- Tôi có thể biết được thứ thuốc này làm bằng nguyên vật liệu nào hay chăng?
- Được.
Vừa nói, bác sĩ vừa rút trong cặp ra một lọ thuốc lớn, bên ngoài có dán nhãn hiệu và công thức bào chế, công dụng, liều lượng vân vân và trao cho Gandhi.
Gandhi đọc nhiều lần rất kỹ. Cuối cùng ông nói với bác sĩ:
- Thưa ngài, rất tiếc. Thứ thuốc này không thể chích vào cơ thể con tôi. Tại sao? Nó có chứa huyết thanh của con bò và tủy xương loài cừu, cho nên dù bất cứ lý do nào cũng không thể tùy tiện đem vào cơ thể chúng ta được!.
Bác sĩ thở dài:
- Tôi biết đại nhân đây là một người ăn chay kiến cố nên không thể ăn uống bất cứ xác sinh vật nào. Nhưng đây không phải là ăn uống mà là chích vào nên chẳng vi phạm luật tôn giáo chi cả.
- Không phải là vi phạm luật tôn giáo mà là gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho niềm tin bất hoại của chúng tôi. Cơ thể con người là điện thờ của đấng thiêng liêng, cho nên chúng ta phải giữ hoàn toànthanh khiết – nếu bây giờ chúng ta cho chích vào cơ thể những thứ ô uế, là làm một điều ghê tởm không thể tưởng tượng được. Ngài xem xét lại giùm cho. Có thể còn có những giải pháp nào khả dĩ tốt đẹp hơn chăng?
Bác sĩ lắc đầu:
- Không! Bệnh sốt rét ác tính như đứa bé mắc phải, thì chỉ có phương cách trị liệu này! Và phải sử dụngthứ thuốc đặc trị này thì đứa bé mới hy vọng sống sót. Không còn cách nào khác!
Bà Kasturba bỗng níu áo Gandhi mà van xin:
- Tui lạy ông, cứ chích cho con đi, bao nhiêu tội lỗi thì mình tui xin gánh vác tất cả!
Bác sĩ ra về trong nỗi thất vọng trong khi hai vợ chồng Gandhi sừng sộ và cãi vã lẫn nhau không dứt, bác sĩ nói khi đi ngang ngưỡng cửa:
- Đứa bé sẽ chết nếu đại nhân cứ cố chấp vào niềm tin xưa cũ của mình!
Gandhi chợt nghĩ ra một điều gì, bèn nói với vợ:
- Hay là… chúng ta thư hỏi thằng bé, xem nó quyết định như thế nào?
Bà Kasturba gật đầu:
- Đúng rồi! Sự sống là của nó cho nên chúng ta hãy xem nó quyết định ra sao rồi hãy tính!
Hai vợ chồng đến bên giường bệnh, và hỏi:
- Bây giờ cha và mẹ chờ đợi quyết định của con. Chích hay không?
Thằng bé nhìn lên khoảng không trước mặt, nói quyết liệt:
- Con chỉ tin vào Ba và con muốn để cho Ba định đoạt!
Bà vợ ngỡ ngàng! Còn Gandhi vô cùng bối rối. Đứa con đã đặt gánh nặng lên vai người cha. Ông trầm ngâm một lát, rồi bảo:
- Còn một cách duy nhất là: Chúng ta hãy cầu nguyện để xem ý muốn của đấng thiêng như thế nào?
Nói xong ông vội vã đi vào phòng trong, nơi đây ông đã thiết kế một gian để thờ tự tuy nhỏ nhắn nhưng rất trang nghiêm để mọi người đến cầu nguyện hàng ngày.
Trước bàn thờ trống không, chẳng có bất cứ hình ảnh hoặc ngẫu tượng nào, vì Gandhi quan niệm rằng: Chân lý tối thượng, hoặc Đấng Thiêng Liêng là luôn luôn vô hình, vô trụ xứ nhưng vô sở bất tại, và ở trong tất cả. Ông sửa soạn lại y phục cho đàng hoàng bởi vì mình luôn luôn đối diện với Ngài nghĩa là với Chân lý hằng cửu. Và Thánh Gandhi đã cầu nguyện đại khái như là:
- Tôi tìm giàu sang trong thế giới này, Ngài là sự giàu sang duy nhất mà tôi tìm kiếm được, tôi xin cung hiến bản thân tôi cho Ngài.
Tôi đi tìm một ai để yêu thương, Ngài là người yêu thương nhất mà tôi tìm kiếm được, tôi xin dâng hiến bản thân tôi cho Ngài.
- Không có gì cho tôi cả. Bất luận công việc ấy tốt hay xấu, sang hay hèn, hoặc vô quan hệ... tôi đều không cần đến. Tôi xin dâng hiến tất cả cho Ngài. Tôi xin thề rằng, đem phó thác cuộc đời cho Đấng Vô Hình Siêu Nhiên tất cả và chẳng có đòi hỏi bất cứ điều chi… !
Bà Kasturba đi theo, quỳ xuống sau lưng chồng và cả hai đều thành tâm đặt tất cả tâm hồn lên không gian vô tận, nơi ấy Đấng Vô Hình đang ngự trị.
Suốt cả đêm như vậy, dẫu mệt nhọc thì nghỉ vài chút rồi lại cầu nguyện tiếp tục, khi phát ra tiếng, khi thầm thì, khi thì cầu nguyện trong thinh lặng. Trong khung cảnh tịch mịch của gian nhà nhỏ, người ta chỉ nghe những âm thanh nho nhỏ, huyền bí vang lên liên tục mặc dù đôi khi tưởng chừng đứt đoạn.
Trời sáng. Đã qua một ngày mới. Thánh Gandhi quá mệt nhọc bỗng ngủ gật một chốc nhưng ông cố gượng dậy để tiếp tục cầu nguyện. Bên cạnh là bà Kasturba ngủ quên vừa tỉnh giấc. Hai người sực nhớđến đứa con, vội vã đi ra phong ngoài.
Kỳ diệu làm sao! Thằng bé đã tỉnh táo và khỏe khoắn, nói nhỏ:
- Ba mẹ hãy xem: con đã hết sốt rồi!
Gandhi vội đưa tay lên trán thằng bé:
- Đúng vậy, con đã dứt cơn sốt. Cảm tạ Ơn Thiêng Liêng đã đến và đã ra tay hành động!
Ông thánh của xứ sở Ấn Độ vô cùng vui sướng vì Đấng Siêu Nhiên đã đáp ứng hoài vọng của mình. Và đại nhân Gandhi không quên trở lại bàn thờ đấng thiêng liêng để tiếp tục cầu nguyện thêm nữa với tâm hồn tri ân không có xiết kể.
* * *
Đọc câu chuyện đến đây, người viết cảm thấy xấu hổ và thấy niềm tin đối với Tam Bảo và với đạo Phậtvẫn còn yếu ớt, non kém. Chúng tôi hành trì nhưng vẫn chưa kiên cố và còn lười nhác, ham chơi, ham viết lách vân vân. Tôi ăn chay nhưng chưa quyết liệt. Trước đây, ai tặng sữa Ensure hoặc Nước Tổ Yến… cũng tỉnh bơ chấp nhận và dùng ngay bất chấp mọi cảnh giác. Ai có mời đi ăn cưới cũng tự nhiênngồi vào bàn mặn, cụng vài ly bia – không dám từ chối mặc dù mình biết rõ rằng: “Kẻ nào biết từ chối thì nghĩa là kẻ ấy có sức mạnh dồi dào ở bên trong!” – Cho nên tôi thú thật rất ốt dột (xấu hổ) khi thấy Gandhi quả thật là một người quyết liệt đối với đức tin. Ngài thà chết nhưng vẫn giữ niềm tin tới cùng! Xứng đáng làm gương mẫu cho những người tập tễnh tu hành – và trước nhất là mẫu mực cho chính tôi, không phải ai khác!
Còn tiêp
RE: Tâm Linh Thiên Hạ Sự - Nonregister - 2018-05-08 Quên Thầy
Ngày kia, có một người đi tìm thầy học đạo. Gặp một người hướng dẫn, ông này căn dặn: - Hãy kiên tâm ngồi tịnh nơi đây. Đúng năm nữa sẽ gặp mặt Thầy. Năm sau, ông ấy đến hỏi: - Đã gặp Thầy chưa? - Thưa, đã gặp. - Vậy, cứ tịnh thêm năm nữa, sẽ nghe thầy dạy đạo cho. Năm sau, ông ấy đến hỏi: - Đã nghe Thầy truyền đạo chưa? - Thưa đã được Thầy truyền rồi. - Vậy bây giờ hạy tịnh thêm năm nữa, đến khi nào không còn nghe Thầy nói nữa, bấy giờ anh mới chứng được đạo. Lời bàn: Lời nói cuối cùng của người hướng dẫn quả rất bất ngờ đối với phần đông những kẻ xưa nay đi tìm Đạo vẫn có thành kiến "Không thầy đố mầy làm nên" Thầy, dưới hình thức một người đã đắc Đạo, những sách vở kinh truyện, những giáo điều tôn giáo, luân lý... Trong con đường tìm Đạo tuy cần, nhưng chỉ cần lúc ban đầu mà thôi. "Có" Thầy, nhưng rồi phải "quên" Thầy và sau cùng "mất". Thầy thì mới chứng được Đạo. Aurobindo Ghose có nói "thầy là một cần thiết", Thầy cũng là một trở ngại". Ông thầy giỏi là người không có đệ tử, tức là người đã giúp cho đệ tử mình không cần dùng đến mình nữa. Ở Thiên Đức Sung Phù sách Trang Tử có viết: "Khổng Tử dường như chưa phải là bậc chí nhân! Ông ta làm gì mà đông đệ tử thế? Vậy chứ ông không biết rằng đối với bậc chí nhân, có nhiều đệ tử là tự tạo cho mình có nhiều gông cùm xiềng xích sao? Người đệ tử phải thoát khỏi ông Thầy, mà ông Thầy cũng phải thoát khỏi đệ tử của mình mới là người đắc Đạo" Ngày kia Phật chỉ trăng nói với đệ tử: "Kìa là mặt trăng, nhìn theo ngón tay ta mà thấy. Nhưng đừng quên: Ngón tay ta không phải là mặt trăng". Có thấy ngón tay, có nhìn theo ngón tay, và có quên ngón tay... thì mới thấy trăng Mỗi người của chúng ta giống một cái chuông, mà ông Thầy của chúng ta cũng là một cái chuông. Nhờ hiện tượng cộng hưởng mà tiếng chuông của ta nổi lên cùng tiếng chuông của ông Thầy, nhưng tiếng chuông của ta không phải là tiếng chuông của Thầy. Cho nên ta mới nói "đồng thinh tương ứng". Cũng như mắt trời gọi ánh sáng giúp cho trăm hoa đua nở, nhưng cây nào trổ hoa nấy. Cái Cười Của Thánh Nhân. Thu Giang Nguyễn Duy Cần. VNTHUQUAN.NET RE: Tâm Linh Thiên Hạ Sự - Nonregister - 2018-05-09 Súc Tích Và Sức Mạnh.
Thu Giang Nguyễn Duy Cần
Ở một xứ kia, rất xa... có một ngọn núi rất cao. Trên miền núi, có những đường suối chảy rất trong ban đ êm cũng còn thấy nhấp nhô ánh sáng dưới đáy... Cái trạng thái đặc biệt ấy, làm cho hai người lữ khách đi lạc vào khu vực ấy, để ý. Muốn khám phá cái trạng thái huyền bí ấy, mấy người này lấy tay mò dưới đáy và bốc lên một bụm cát để xem. Một người la lên: - Ý... vàng đây anh. - Phải, vàng. - Rồi, anh sau này, vẫn ngồi lẳng lặng suy nghĩ. Anh trước, thì lo hốt lên đổ xuống, chơi một hồi cho đã, đứng dậy, chùi tay và thở ra, than: - "Thật vậy, đấy là chất vàng. Nhưng mà, nó có lợi gì cho mình. Anh không thấy, vàng ở đấy, chỉ là những cái mạt rất nhỏ, có thấm vào đâu mà để ý tới nó cho tốn công vô ích". Anh ngồi suy nghĩ trả lời: - Không. Mình phải thủng thỉnh mà bòn từ chút, rồi hiệp lại mới nên một thỏi chớ. - Thôi anh! Tôi không phải đem cái đời của tôi chôn nơi chốn hoang sơn cùng thuỷ cốc này. Tôi muốn làm giàu một cách nhanh chóng kìa. Người ta quyết chắc với tôi rằng ở ngoài những miền biển kia có rất nhiều giống thú lạ, da nó rất quí. Anh cũng dư biết tôi là một tay thiện xạ, bá phát bá trúng. Tôi sẽ bắt đầu đi vào con đường tôi đã nói. - Tôi cũng biết như anh vậy. Nhưng mà, tôi cũng biết cái phần số dành sẵn cho những thợ săn mạo hiểm và khinh suất, lơ đễnh đi vào chỗ đầy nguy hiểm mà không dè trước. Anh nên biết, nơi đấy là một chỗ đồng hoang cỏ cháy: không có một cái suối, có một bóng cây. Vì dầu anh có thể thâu thập đặng rất nhiều tấm da quí giá đến thiên kim vạn lượng đi nữa, trước khi anh bị sự đói, khát nó vật ngã anh, anh liệu có thể một mình chở cả kho tàng ấy đi về tới quê hương xứ sở anh không? - Tôi đây, cũng là một tay thiện xạ như anh. Tôi đây, tôi cũng biết ham muốn cách làm giàu nhanh chóng như anh. Nhưng mà. Anh sẽ thấy, tôi vui lòng ở lại đây, đi bòn từ miếng vàng vụn, nhất định không đem tấm thân này xông pha trong cuộc nguy hiểm, mà tôi biết trước, sẽ đem lại cho ta toàn là những điều bất lợi. - Anh là một người nhát gan. - Không, tôi là tín đồ của Điềm Đạm, tôi biết suy nghĩ sâu xa. - Còn tôi, tôi là một người can đảm, tôi không cần suy nghĩ đắn đo gì cả. - Anh lầm. Anh chỉ là một người nhiệt hứng nhất thời, nghĩa là một người táo bạo mà thôi. - Vậy, thì anh không chịu theo tôi phải không? Anh sẽ hối hận khi thấy tôi sau này dẫy đầy của quí. - Than ôi! Tôi vẫn sợ sẽ không còn thấy được mặt nhau nữa, vì tôi đã thấy trước, anh đã lăn mình vào hố sâu vực thẳm... Ở lại một mình, sau khi đã hết sức trầm tư mặc tưởng, anh đứng dậy, một cách quả quyết, tự bảo: "Thôi! Bây giờ là tới thời kỳ hành động". Anh đốn cây, bẻ lá về làm một cái chòi tạm, và kiếm những cách để nuôi sống bằng hoa quả... Anh đan rổ và rây để đãi vàng. Mỗi ngày anh làm việc một cách nhẫn nại, từ sớm tới trưa, từ trưa tới chiều... không chút sờn lòng. Nay một chút, mai một chút... và cứ mãi thế. Vàng của anh góp lại, vừa đủ cho anh mang đi, anh mới lần mò trở về quê cũ. Ba ngày ròng rã, sớm đi tối nghỉ, anh đi gần tới ven biển. Bỗng xa xa, anh thấy dạng một vật sù sù... Phát nghi, anh lần đến... thì ra một đống xương người giữa những tấm da thú lạ. Nhìn kỹ những mảnh áo quần, cung tên, quả quyết là của người bạn cũ. Có lẽ anh đã không thể chịu nổi với những giày vò thống khổ của đói, khát, nóng, lạnh, với những trường hợp cừu thù nó vây quanh anh, nó rình rập từng chặng đường rong ruổi của anh, những cái mà người bạn điềm tĩnh của anh trước kia, đã suy nghĩ biết trước. Trái lại người bạn của anh, ngày nay đã nghiễm nhiên là một anh giàu có hằng vạn, thế lực rất to tát là thế nào, chỉ vì khéo điềm tĩnh, nhẫn nại, khéo thực hành những nguyên tắc anh đã dự định: Súc tích và sức mạnh. Cái Dũng Của Thánh Nhân Vnthuquan.net RE: Tâm Linh Thiên Hạ Sự - Nonregister - 2018-05-21 Tokiyori, một tay đánh kiếm có danh, sức mạnh ít người địch nổi, thế mà hờ cơ bị đánh phải một bạt tai, vẫn thản nhiên không biết giận, thật lòng tự chủ của ông đã đến bực! Ông tự thú: "Trước kia tôi vẫn tưởng tôi là người đại dũng, lúc mà trong tay cầm mấy vạn tinh binh đánh Nam dẹp Bắc; trước tôi không có một người nào dám cản đường. Thế mà khi phải bị đánh một bạt tai, tôi trấn tĩnh được ngay, quả tim tôi không đập mạnh, lòng tôi yên lặng như không có việc gì, bấy giờ, tôi mới cảm thấy cái khí độ hùng dũng trước kia, sánh với bây giờ, rất còn nhu nhược, hèn thấp đến bực nào. Tự chủ được cái lòng tự đại của mình mới là đại dũng đó".
Thu Giang Nguyễn Duy Cần RE: Tâm Linh Thiên Hạ Sự - Nonregister - 2018-05-21 PHÒNG SỰ BẤT NGỜ
"Lao, một tên để tử rất nhiệt tâm đeo đuổi theo con đường tận thiện của Điềm Đạm, nhưng chưa vượt qua khỏi giai đoạn háo thắng, nóng nảy. Một buổi kia đến tìm tôi: "Sư phụ con đã nghe theo lời giáo huấn của Sư phụ và hằng ngày luyện tập. Nay con có thể tự hào là đã thành thục rồi. Con đã làm chủ lấy con rồi. Con hôm nay đến đây, bái yết Sư phụ, là để cho Sư phụ thấy rõ nơi con cái kết quả ấy.
Này con, con hãy coi chừng, đừng vội vàng mà sa vào cái tật háo thắng tự phụ. Con nên biết rằng: Điềm đạm là cái hạnh tối cao, siêu thoát. Muốn được nó, bất kỳ một trở lực nào hết sức lớn lao hay hết sức nhỏ nhặt.
Thưa Sư phụ, con đã biết lẽ ấy rồi. Con bây giờ, sẵn lòng chờ đợi Sư phụ thử con, bất kỳ là bằng cách nào.
Con chắc chắn như vậy? Con chắc sẽ thắng tất cả mọi cảm xúc, không chút nao lòng phải chăng?
Con chắc như vậy, và con chắc chắn rằng: bầu trời thăm thẳm kia đổ nát trên đầu con, cũng không làm cho lòng con nao núng nữa.
Được! Vậy con hãy lại ngồi trên chiếu kia, và cứ lẳng lặng làm thinh mà đợi thầy thử con. Thầy sẽ xem coi con có thể chịu nổi một cuộc thí nghiệm ghê gớm này không!
Tôi bèn kêu Châu Ly vào và dặn nhỏ nó vài lời, làm cho nó tỏ vẻ kinh khủng. Sau đó tôi nói lớn lên:
Thôi con hãy lại ngồi gần bên sư huynh con. Sẵn cơ hội con sẽ học thêm một bài học khác.
"Lao, là con nhà giàu sang quyền quí. Nó mặc một bộ đồ quí giá, tay áo dài, thêu kim tuyến. Ngồi xếp bằng chiếu, những tà áo trải trên mặt chiếu rất đẹp".
Châu Ly, vâng lệnh tôi, đi ngay lại bên mình Lao, rồi làm bộ như vô ý, đạp đôi giày dơ lên trên áo dài của Lao, và ngồi phịch lên đó. Nhưng Lao, không đợi cho nó có kịp thời giờ ngồi lên trên, đã vội vàng đẩy mạnh anh ấy nhào hớt ra ngoài xa và nói: "Thằng vô ý thế nào!". Gương mặt Lao đã lộ vẻ giận dữ.
Tôi bèn giơ tay lên bảo: "Thôi, không cần phải thí nghiệm thêm nữa, con đã hai lần phạm lỗi: thứ nhất, con đã bị hoàn cảnh trái nghịch buộc con phải thốt ra lời; thứ nhì, con bị sự nóng giận lôi cuốn con và làm chủ lấy con.
Đấy là hai cái lỗi trọng nhất, đối với một tín đồ của Điềm đạm. Nhưng cũng còn một cái lỗi thứ ba này, mà con không khéo tránh: con để cho người ta, xuất kỳ bất ý làm chao động lòng con. Con không biết phòng sự bất ngờ.
Thầy biết dư: nếu có đao phủ thủ bước vô, hăm he con bằng ngọn gươm sắc lẻm của nó, cũng không làm mất đặng sự bình tĩnh của con. Nghe báo cáo một cái tin rất dữ, hoặc nghe trời sắp tan vỡ như tro bụi, chưa ắt đã làm cho con nao núng. Khi thầy nói với con chờ đợi một cuộc thí nghiệm ghê gớm, là thầy dụng ý làm cho tâm trí con tưởng tượng trước sẽ gặp những cuộc chấn động to tát như thế. Nhưng con đâu có dè, lại bị phải một sự cỏn con đáng buồn cười như thế kia, nó đánh úp làm cho mất cả công phu điềm tĩnh của con đi. Từ đây con nên nhớ kỹ bài học này".
Cái Dũng Của Thánh Nhân
Thu Giang Nguyễn Duy Cần.
Vnthuquan.net
RE: Tâm Linh Thiên Hạ Sự - Nonregister - 2018-06-17 vua trao giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã cố công. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một.
Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo.
Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào.
Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc trên một tảng đá. Trong bụi cây, một con chim mẹ đang làm tổ. Ở đó, mặc cho bầu trời kia sấm chớp giận dữ trút mưa, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ vẫn an nhiên trên tổ của mình… Bình yên thật sự!
Ta chấm bức tranh này! – Nhà vua tuyên bố.
Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc, gian nan vất vả. Bình yên có nghĩa ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp, ta vẫn cảm nhận được sự yên tĩnh nơi tâm mình. Đó mới chính là ý nghĩa bình yên thật sự. TLBM RE: Tâm Linh Thiên Hạ Sự - Nonregister - 2018-08-21 Một người có hai chiếc chậu lớn để khuân nước. Một trong hai chiếc chậu có một vết nứt, vì vậy khi khuân nước từ giếng về nhà, nước trong chậu chỉ còn một nửa. Chiếc chậu còn nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không thể hoàn thành nhiệm vụ. Một ngày nọ, chiếc chậu nứt nói với người chủ: - Tôi muốn xin lỗi ông! - Ngươi xấu hổ về chuyện gì? - Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông! - Không đâu, khi đi về ngươi hãy chú ý đến những luống hoa bên vệ đường. Quả thật, dọc hai bên đường là những luống hoa thât rực rỡ. Cái chậu nứt cảm thấy vui vẻ một lúc, nhưng rồi về đến nhà nó cũng chỉ còn phân nửa nước. - Tôi xin lỗi ông! - Ngươi không chú ý rằng, hoa chỉ mọc bên đường, phía của ngươi thôi sao? Ta đã biết vết nứt của ngươi và đãtận dụng nó. Ta gieo những hạt giống hoa bên vệ đường phía bên ngươi và trong những năm qua ngươi đã vun tưới cho chúng. Ta hái những cánh hoa đó để trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi, nhà ta không ấm cúng và duyên dáng thế này đâu. Mỗi một con người chúng ta đều là một cái chậu nứt. Hãy khéo vận dụng vết nứt của mình và tôn trọng vết nứt của người. RE: Tâm Linh Thiên Hạ Sự - Nonregister - 2018-08-27 Chị là Oshin – người giúp việc nhà cho một ông chủ ngoài ngũ tuần, rất giàu có. Đêm xuống, xong việc, vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn. Hôm ấy, chủ nhà có lễ lớn, mời nhiều bạn bè, quan khách đến dự tiệc đêm. Ông chủ bảo: - Hôm nay việc nhiều, chị có thể về muộn hơn không? - Thưa được ạ, có điều đứa con trai nhỏ quá, ở nhà tối một mình lâu sẽ sợ hãi. Ông chủ ân cần: - Vậy chị hãy mang cháu đến cùng nhé. Chị mang theo con trai đến. Đi đường chị bảo với nó rằng: - Mẹ sẽ cho con đi dự tiệc đêm. Thằng bé rất háo hức. Nó đâu biết mẹ mình làm Oshin là như thế nào! Vả lại, cũng không muốn cho nó phải sớm hiểu sự khác biệt giữa người giàu kẻ nghèo. Chị âm thầm mua hai chiếc xúc xích. Quan khách đến nhà mỗi lúc một đông. Ai cũng lịch sự. Ngôi nhà rộng và tráng lệ… Nhiều người tham quan, đi lại, trò chuyện. Chị rất bận, không thường xuyên để mắt được đến đứa con nhếch nhác của mình. Sợ hình ảnh nó làm hỏng buổi lễ của mọi người, cuối cùng chị tìm được cách: đưa nó vào ngồi trong phòng vệ sinh của ông chủ… Đó có vẻ như là nơi yên tĩnh và không ai dùng tới trong buổi tiệc đêm nay. Đặt hai miếng xúc xích vừa mua để vào chiếc đĩa sứ, chị cố lấy giọng vui vẻ nói với con: - Đây là phòng dành riêng cho con đấy. Nào, tiệc đêm bắt đầu! Chị dặn con cứ ngồi yên trong đó đợi chị đón về. Thằng bé nhìn “căn phòng dành cho nó” thật sạch sẽ thơm tho, đẹp đẽ quá mức như chưa từng được biết. Nó thích thú vô cùng, ngồi xuống sàn, bắt đầu ăn xúc xích được đặt trên bàn đá có gương và âm ư hát… Tự mừng cho mình. Tiệc đêm bắt đầu. Người chủ nhà chợt nhớ đến chú bé, gặp chị đang trong bếp và hỏi. Chị trả lời ấp úng: - Không biết nó đã chạy đi đằng nào… Ông chủ nhìn chị làm thuê như có vẻ giấu diếm điều gì khó nói. Ông lặng lẽ đi tìm… Ngang qua phòng vệ sinh nghe thấy tiếng trẻ con hát vọng ra, ông mở cửa, ngây người: - Cháu núp ở đây làm gì ? Cháu biết đây là chỗ nào không ? Thằng bé hồ hỡi: - Đây là phòng ông chủ nhà dành riêng cho cháu dự tiệc đêm. Mẹ cháu bảo thế. Nhưng cháu muốn có ai ngồi đây cùng ăn với cháu cơ! Ông chủ nhà thấy sống mũi mình cay xè, cố kềm nước mắt. Đã rõ tất cả mọi chuyện, ông nhẹ nhàng ngồi xuống nói ấm áp: - Con hãy đợi ta nhé. Rồi ông quay ra bàn tiệc bảo với mọi người hãy tự nhiên vui vẻ. Vì ông bận tiếp một người khách đặc biệt của buổi tối hôm nay. Để một chút thức ăn trên cái đĩa to và mang xuống phòng vệ sinh, ông gõ cửa phòng lịch sự. Thằng bé mở cửa. Ông bước vào: - Nào, chúng ta cùng ăn tiệc trong căn phòng tuyệt vời này nhé! Thằng bé vui sướng lắm. Hai người ngồi xuống sàn vừa ăn ngon lành vừa chuyện trò rả rích, lại còn cùng nhau nghêu ngao hát nữa… Mọi người phát hiện nên liên tục có khách ân cần đến gõ cửa phòng vệ sinh, chào hỏi hai người rất lịch sự và chúc họ ngon miệng. Thậm chí còn có nhiều người cùng ngồi xuống sàn hát những bài hát vui của trẻ nhỏ… Tất cả đều thật chân thành, ấm áp! Nhiều năm tháng qua đi… Cậu bé đã thành đạt, trở nên giàu có, vươn lên tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Nhưng không bao giờ quên bữa tiệc đặc biệt trong nhà vệ sinh và luôn giúp đỡ những người nghèo khó chăm chỉ. Một điều quan trọng đã hình thành trong nhân cách của anh ta. Ông chủ nhà giàu có năm xưa đã vô cùng nhân ái, trân trọng và bảo vệ tình cảm của một đứa bé 5 tuổi như thế nào… Có lẽ đây là điều thú vị để mỗi một chúng ta suy gẫm! Tất cả chúng ta ai cũng đều bắt đầu từ tâm hồn nguyên thủy của đứa bé tinh khôi. Theo thời gian, mọi thứ trong đời hằn lên làm cho tâm hồn ấy bị méo mó, tạo nên mọi thứ sang hèn, sai đúng... Từ đây, con người ngày càng trở nên rối ren, phức tạp, bày biện quá nhiều những thứ để rồi mang lại đau khổ cho nhau. Với trí tuệ sáng suốt và một tâm hồn tinh khôi, hồn nhiên, trong trắng ban sơ của một đứa bé, chỗ nào chẳng phải là nơi hạnh phúc, an bình! RE: Tâm Linh Thiên Hạ Sự - Nonregister - 2018-09-04 Một gia đình gồm hai vợ chồng và bốn đứa con. Dịp hè, cùng đi nghỉ mát ở một bãi biển. Bọn trẻ rất thích tắm biển và xây những tòa lâu đài trên cát. Bố mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, dõi nhìn các con vui đùa không quá xa ngoài kia phía trước mặt.
Thế rồi họ chợt trông thấy một bà cụ già nhỏ nhắn, ăn mặc xuềnh xoàng, trên tay cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại. Tóc bà đã bạc trắng, bị gió biển thổi tốc lên càng làm cho khuôn mặt nhăn nheo của bà thêm khó coi. Bà cụ đang lẩm bẩm một điều gì đó, dáo dác nhìn rồi thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt những thứ gì đó trên bãi biển, bỏ vào cái túi.
Hai vợ chồng cùng vội chạy ra gọi con lại, căn dặn chúng phải tránh xa người đàn bà khả nghi kia. Dường như họ cố ý nói to cho bà ta nghe thấy để bà nên đi chỗ khác kiếm ăn.
Cụ già không biết có nghe thấy gì không giữa tiếng sóng biển ì ầm, chỉ thấy bà cứ từ từ tiến về phía họ. Thế rồi cụ dừng lại, nhìn thấy đứa trẻ dễ thương đang ngơ ngác nhìn mình, bà mỉm cười với họ nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờ ngó đi chỗ khác, bà cụ lại lẳng lặng làm tiếp công việc khó hiểu của mình. Còn cả gia đình kia thì chẳng hứng thú tắm biển nữa, họ kéo nhau lên quán nước phía trên bãi biển.
Trong lúc chuyện trò với người phục vụ bàn ăn cùng những khách hàng trong quán, hai vợ chồng quyết định hỏi thăm xem bà cụ khả nghi kia là ai và họ… sững sờ: Bà cụ ấy là người dân ở đây, từng có một đứa cháu ngoại bán hàng rong trên bãi biển, vô tình đạp phải một mảnh chai rồi bị nhiễm trùng, sốt cao, đứa bé bị bệnh uốn ván. Từ dạo ấy, thương cháu đến ngẩn ngơ, bà cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển, tìm nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc hòn đá sắc nhọn. Mọi người hỏi lý do thì bà đáp mà đôi mắt ước nhòe: “Ồ, tôi chỉ làm một việc nhỏ thôi ấy mà, để các cháu bé có thể vui chơi trên bãi biển mà không bao giờ bị chết như đứa cháu đáng thương của tôi!”.
Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng bà cụ đã đi rất xa rồi. Bóng bà chỉ còn là một chấm nhỏ trên bãi biển vắng người khi chiều đang xuống…
Người ta chỉ nhận ra giá trị của một con người khi mà một mai thức giấc, người ấy không còn bên cạnh chúng ta nữa. Hối hận, tiếc nuối có còn kịp, có còn lợi ích gì không?
“Có những lúc ta vội vàng,
Bỏ quên những thảm cỏ xanh bên đường.”
Có thể là một người mẹ bình dị, lặng thầm chắc chiu từng chút lo lắng cho mình, có thể là một người cha hy sinh cả cuộc đời nhưng không nói, cũng có thể là một người quét dọn sân trường mỗi ngày cho chúng ta một không gian sạch sẽ, thoáng mát mỗi khi đến trường… Trong đời có biết bao tấm lòng trĩu nặng vì mình như thế, nhưng vì những suy nghĩ non trẻ bồng bột, những ảo tưởng viễn vông, xa rời thực tế mà chúng ta cứ ngỡ là cao siêu, xem thường những giá trị lặng thầm vì mình đó. Cho đến khi mọi thứ phơi bày, những ảo tưởng cao vợi kia trở nên trống phộc, mọi thứ vuột khỏi tầm tay, thất vọng vô bờ, lúc này mới nghĩ về cha mẹ, mới tìm lại những giá trị bình dị nhưng sâu xa sát bên cạnh mình mà hằng ngày chúng ta không hề ngó ngàng tới, có còn kịp nữa hay không?
RE: Tâm Linh Thiên Hạ Sự - Nonregister - 2018-09-14 Bí quyết đó là gì? 10% cuộc đời là những gì xảy đến với bạn. 90% cuộc đời là do phản ứng của bạn đối với những chuyện xảy ra đó Thế nghĩa là sao? Giờ hãy thử xét một ví dụ: Bạn đang dùng điểm tâm cùng với gia đình. Con gái làm đổ cà phê lên áo bạn. Chuyện đó xảy ra bất chợt, bạn không thể kiểm soát được. Điều xảy ra tiếp sau đó là phản ứng thuộc quyền quyết định của bạn. Bạn mắng cháu. Cháu phát khóc. Bạn trách cả vợ mình đã đặt tách cà phê quá gần rìa bàn. Hai người bắt đầu cãi nhau một hồi. Bạn đùng đùng bước lên lầu thay áo. Khi trở xuống, con bạn vẫn còn khóc, chưa ăn xong để đi học. Cháu bị lỡ chuyến xe đưa rước. Vợ bạn phải hối hả đi làm. Bạn đi nhanh ra xe, đưa con gái đến trường. Sợ trễ, bạn chạy xe vượt tốc độ cho phép. Sau khi chịu phạt nặng, bạn đưa con tới trường trễ hết 15 phút. Con bạn chạy nhanh vào lớp không kịp chào bạn. Bạn đến văn phòng trễ 20 phút, lại thấy mình bỏ quên chiếc cặp ở nhà. Ngày của bạn đã bắt đầu một cách thật khủng khiếp. Chuyện càng lúc càng tệ hại tiếp tục xảy ra. Buổi chiều bạn buồn chán trở về nhà để thấy vợ con không vui vẻ đón mừng mình như ngày hôm trước. Tại sao bạn có một ngày buồn chán như thế? A. Tại tách cà phê chăng? B. Tại con gái bạn chăng? C. Tại người cảnh sát à? D. Do bạn gây ra đấy chứ? Câu trả lời đúng là D. Bạn đã không làm chủ được cái 90% thuộc quyền phản ứng của mình. Cách phản ứng chỉ trong năm giây của bạn đã tạo nên một ngày bất hạnh. Bạn cũng đã có thể phản ứng một cách khác. Khi tách cà phê đổ, cháu bé muốn khóc, bạn đã có thể nói: "Không sao đâu con, lần sau con nên cẩn thận hơn một chút". Bạn nhẹ nhàng lên lầu thay áo và mang theo chiếc cặp. Bạn xuống nhà vừa kịp vẫy tay chào lại cháu bé lên xe đưa rước. Bạn đến văn phòng sớm năm phút và vui vẻ chào các đồng nghiệp buổi sáng. Có lẽ sếp cũng khen bạn về một ngày làm việc có hiệu quả. Hãy nhớ rằng phản ứng của bạn rất quan trọng. Chuyện bất ngờ xảy ra chỉ chiếm 10%, quyết định phản ứng của bạn chiếm tới những 90%. Hãy nhớ và áp dụng bí quyết 90/10 cho mọi việc xảy ra trong ngày, bạn sẽ thấy cuộc đời bạn tốt hơn thật nhiều. Chúc các bạn thành công. RE: Tâm Linh Thiên Hạ Sự - Nonregister - 2018-09-27 Viết bởi Nyogen Senzaki
Gessen là một ông sư nghệ sỹ. Trước khi ông bắt đầu một bức vẽ hay bức họa ông luôn luôn đòi hỏi phải được trả tiền trước, và tiền công của ông thì cao. Ông được người ta biết đến như là "Nghệ Sỹ Keo Bẩn." Một cô nàng kỹ nữ có một lần đặt ông thực hiện một bức họa. "Cô có thể trả được bao nhiêu tiền?" Gessen hỏi. "Ông muốn đòi bao nhiêu cũng được," cô gái trả lời, "nhưng tôi muốn ông làm công việc ở trước mặt tôi." [url=http://www.buddhistedu.org/viet/index.php/kh%E1%BA%A3o-c%E1%BB%A9u/van-hoc/cau-chuyen-nha-thien-1]BD RE: Tâm Linh Thiên Hạ Sự - Nonregister - 2018-11-11 Cụ già tu mướn Thiền sư Bạch Ẩn ở Nhật Bản có một tục gia đệ tử. Người này thường đến than thở rằng cha của y dù tuổi đã cao, vẫn cứ mải mê làm việc kiếm tiền chứ chẳng chịu tu niệm gì cả. Mỗi lần y nhắc nhở thì ông cụ quả quyết: "Nếu chuyện tu hành mà té tiền té bạc thì hãy nói với ta, bằng không thì đừng hòng!".
Hôm nọ, nghe xong nỗi băn khoăn của người đệ tử, Thiền sư Bạch Ẩn bảo: "Chiều nay con về bảo với cha con rằng: Hòa thượng Bạch Ẩn bận bịu công việc quá đỗi nên không thể tu hành như ý muốn được. Ngài nhờ con tìm một người tu mướn. Cứ mười chuỗi niệm Phật là một quan tiền. Cần chọn người tuổi cao như cha. Người làm mướn có thể lãnh tiền mỗi ngày hoặc hàng tuần cũng được" Người đệ tử y lời về thưa với cha mình. Nhận thấy rằng đây là một công việc làm ăn té tiền té bạc hẳn hoi, ông lão sốt sắng nhận lời. Thêm vào đó, ngoài mười xâu chuỗi niệm Phật ăn tiền, ông còn hoan hỷ khuyến mãi biếu không cho Hòa thượng hai xâu nữa.
Giao kèo đã ký kết, ông cụ cứ đến chùa lãnh tiền hàng ngày. Về sau để khỏi mất thời giờ, cụ để dồn hàng tuần mới lãnh. Bẵng đi một thời gian không thấy cụ đến lãnh tiền. Người con theo lời dạy của Hòa thượng, cứ để cha già làm theo ý muốn. Ngoài ba bữa ăn, ông cụ ngồi ngay ngắn trước điện Phật… mà làm mướn. Cho đến một hôm, thấy cha mình cơ hồ đã ngưng lần chuỗi, mắt khép nhẹ, hơi thở điều hòa, nhẹ nhàng. Người con liền đến báo tin Hòa thượng hay. Thiền sư Bạch Ẩn đến tận nơi quan sát. Thấy cụ già có dáng người có hơi nghiêng, do tuổi tác chất chồng, nhưng mặt mũi hồng hào. Gương mặt ông phảng phất một niềm bình thản khinh an. Ngài nói khẽ với người con như một hơi gió thoảng: "Cha con đã nhập định". Thiền sư Bạch Ẩn đã dạy thiền cho ông cụ bằng cách ấy. (Theo Truyện cổ Phật giáo Nhật Bản) Bài học đạo lý́: Có một người cha đã đọc câu chuyện "Cụ già tu mướn" và thấy rằng đây là một câu chuyện rất hay! Thiền sư Bạch Ẩn (Hakuin Ekaku, 1685-1768) đã rất giỏi khi dùng phương tiện để đạt cứu cánh. Và người cha kia đã học theo cách này để dạy một cậu con trai mới vào lớp một, vì cậu ta không được chăm chỉ cho lắm, có thể nói là ham chơi nhiều hơn học. Người cha đã nói với con nếu có được một điểm 10, ông sẽ thưởng cho cậu một ngàn đồng. Nghe vậy cậu ta khoái quá, hăng say học quên cả chơi, ngày nào tối thiểu cậu ta cũng có được một hoặc hai điểm 10. Sau một học kỳ, cậu ta rất vui mừng vì đã biết đọc. Cậu hí hửng đem con heo đất đầy tiền thưởng tặng bố và nói một câu ngắn gọn: "Con không lấy tiền của bố nữa đâu!". Thế mới biết, để dẫn dắt một người mê quay về con đường tỉnh thức là rất khó, nhưng không phải không làm được. Điều quan trọng là phải có những bậc thầy giỏi như Thiền sư Bạch Ẩn. Thiền sư là người có trí tuệ, biết ông cụ đang say sưa mê mải kiếm tiền, chưa thích thú việc tu. Vì chưa tu học, cho nên ông cụ chưa biết những lợi lạc của việc tĩnh tâm tu niệm. Thiền sư đã nghĩ ra cách thuê tiền để cho ông cụ "tu mướn", vì ông đang thích tiền. Sau một thời gian "tu mướn" không lâu, ông cụ đã chuyển sang tu thật vì cảm nhận được nhiều điều lợi ích. Hiện nay, không ít những gia đình có các thành viên rất siêng năng tu học, nhưng những người khác lại chỉ lo kiếm tiền, không quan tâm đến chuyện tu tâm, dưỡng tánh. Tất nhiên, việc kiếm tiền phục vụ cho đời sống là quan trọng nhưng cũng không được xao lãng việc tu, nếu không ta sẽ rơi vào con đường bất thiện. Điều trăn trở của vị đệ tử trong câu chuyện trên cũng là niềm trăn trở chung cho rất nhiều người Phật tử. May sao còn có những ngôi chùa và không thiếu những vị thầy giỏi để có thể giúp cho chúng ta hóa giải những bài toán khó mà mỗi gia đình đang gặp phải như gia đình của vị đệ tử trong câu chuyện "Cụ già tu mướn" kia. RE: Tâm Linh Thiên Hạ Sự - Nonregister - 2018-12-03 Không muốn thành Phật
Đây là một mẩu chuyện thật của tôi. Cách đây hơn 20 năm, ngày đầu tiên tôi vào chùa chuẩn bị xuất gia, tôi thấy trên chánh điện chùa tôi có nhiều tượng Phật , Bồ tát và hộ pháp tạc bằng gỗ rất linh động, tượng phật Bổn sư chính giữa là to lớn hơn cả. Tượng này to hơn người thật. Tôi đăc biệt chú ý tượng này, nên mới hỏi một chú tiểu khác lớn hơn tôi 2 tuổi và tu lâu hơn tôi mấy năm (chính là chị ruột tôi): “tượng Phật đó là ai vậy chị? chị tôi trả lời: “tượng Phật đó là do người ta tu thành và biến thành tượng luôn”. Và, tôi đã tin điều này. Sáng hôm sau, tôi được sư trụ trì hướng dẫn lên chánh điện làm lễ phát nguyện xuất gia. Tôi được Người dạy phải nói theo những lời nguyện này: Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, con tên LMT, xin được xuất gia tu học với Pháp danh là Chúc Hội. Con là đệ tử đức Phật Thích Ca. Con nguyện tu hành tinh tấn, để mai mốt con thành Phật”. Lời phát nguyện của tôi rất mộc mạc và ngắn và gọn như vậy. Trong lời phát nguyện đó, tôi đặc biệt thích câu: “Con là đệ tử đức Phật Thích Ca". Sau cuộc lễ kết thúc, tôi vẫn ghi nhớ những lời phát nguyện vừa rồi. Ngẫm đi ngẫm lại, đầu óc thơ dại của tôi bỗng “phát hiện” ra một ý nhỏ xem chừng không ổn. Vì vậy, đến trưa hôm ấy, tôi len lén lên chánh điện quỳ trước Phật để xin “điều chỉnh lại”: lời phát nguyện hồi sáng: Con xin thưa với đức Phật, làm đệ tử đức Phật Thích Ca thì con chịu, nhưng xin đừng cho con thành Phật !”. Vì tôi nghĩ, nếu mình thành Phật rồi trở thành bức tượng ngồi hoài mỏi lưng và rất buồn chán. Bây giờ thì, tôi không sợ mình biến thành tượng gỗ, vì tôi chưa thành Phật. VA Beach, hè năm 2010 Chúc Hội |