Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Printable Version +- VietBest (https://vietbestforum.com) +-- Forum: Tôn Giáo (https://vietbestforum.com/forum-18.html) +--- Forum: Công Giáo (https://vietbestforum.com/forum-20.html) +--- Thread: Tân Ước - Một Giao Ước Mới (/thread-15336.html) |
RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2019-12-27 Thiên Chúa hứa trong Kinh Thánh qua lời của sứ thần : 28 Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” 30 Sứ thần liền nói: “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. 35 Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2019-12-27 (2019-12-27, 11:11 AM)Bee Wrote: Tại sao họ là vợ chồng danh chánh ngôn thuận là vợ chồng mà vẫn giữ lòng khiết tịnh cho nhau ? Phải chăng nhờ Ơn Thiên Chúa ? Nếu miệng bạn tin vào Thiên Chúa , Tin vào kinh thánh Nhưng lòng bạn lại nghi ngờ sự bảo bọc của Thiên Chúa - nghi ngờ lời hứa của sứ thần hứa Thiẻn Chúa sẽ bảo bọc Đức Mẹ thì hoá ra lòng bạn xa Chúa Chẳng khác nào bạn tin Thiên Chúa bằng môi miệng RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2019-12-27 THÁNH GIUSE LÀ MẪU GƯƠNG LAO ĐỘNG CẦN CÙ Đứng đầu gia đình thánh tại Nagiarét, thánh Giuse đã cần cù lao động, âm thầm thinh lặng và làm việc, đưa lại cho lao động một ý nghĩa cao sâu linh thánh. Thánh Giuse đã chấp nhận một công việc, một nghề tay chân: nghề thợ mộc. Với nghề thợ mộc, một nghề không có gì là vinh dự lắm trong xã hội Do Thái, thánh Giuse vẫn kiên trì phục vụ. Ngài làm việc với tất cả ý thức trách nhiệm của mình. Qua việc làm, qua nghề thợ mộc, thánh cả Giuse đã âm thầm chiêm ngắm mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô, Đấng đang sống nhờ nghề thợ mộc của Ngài. Nơi Nagiarét, thánh Giuse đã phục vụ hết mình: mồ hôi, sự mệt nhọc và lòng hy sinh, quảng đại cố gắng của thánh Giuse đã mặc cho lao động một ý nghĩa tốt đẹp. Chúa Giêsu trong gia đình thánh Nagiarét đã học nơi thánh Giuse sự cần mẫn lao động, đã học nơi Mẹ Maria sự kiên nhẫn, đơn sơ phục vụ trong những công việc gia đình hết sức tầm thường nhưng là những công việc của đời thường, là những lao công của cuộc đời con người. Khởi đi từ gia đình Nagiarét, người Kitô hữu trên khắp thế giới cũng được mời gọi yêu mến lao động dù là lao động chân tay hay lao động trí óc. Tất cả đều được gọi mời gắn liền với thánh cả Giuse, quan thầy và là Đấng bảo trợ của giới lao động. Trong một thế giới đan xen ánh sáng và bóng tối, trong một thế giới văn minh tuyệt đỉnh, lao động dù trí óc, chân tay hay kỹ thuật máy móc điện tử vẫn luôn cần thiết. Sự im lặng: nói ít, làm với hết khả năng, với óc sáng tạo luôn được đề cao, trân trọng. Thánh Giuse đã im lặng để phục vụ, để làm việc. Sự thinh lặng nội tâm của Ngài luôn có một ý nghĩa quan trọng. Thánh Giuse đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm: làm việc với đức tin , với lòng yêu mến. Trong năm thánh hoá gia đình, việc lao động cũng cần được mọi gia đình xem xét lại vì cuộc đời của từng con người liên kết với công ăn việc làm của mình. Gia đình có đủ ăn, đủ mặc, gia đình có bảo đảm được vật chất, kinh tế của mình, đời sống tâm linh mới tốt hơn. Thánh Giuse đã nêu gương cần lao, đã biến gia đình Nagiarét thành trường đào tạo công ăn việc làm với tất cả lòng tin yêu. Chúa Giêsu cũng đã xuất thân trong gia đình Nagiarét, đã chấp nhận một công việc và làm cho việc lao động tràn đầy ý nghĩa. Mẹ Maria cũng đã làm việc nội trợ với tất cả ý thức, với tất cả lòng tin yêu của mình. Mừng lễ thánh Giuse thợ 01 tháng 5, xin thánh cả Giuse cầu thay nguyện giúp để mọi người, mọi gia đình luôn yêu mến công việc của mình vì những công việc chân chính sẽ giúp cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa. Lạy Thiên Chúa tạo thành trời đất, Chúa đã muốn cho con người lao động để tiếp tục công trình của Chúa. Xin nhận lời thánh cả Giuse chuyển cầu, cho chúng con biết noi gưong Người để lại là chu toàn nhiệm vụ Chúa đã giao phó, hầu được hưởng niềm vui Chúa đã hứa cho tôi tớ trung thành (Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Giuse thợ). RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2019-12-27 b. Bước thứ hai (c. 30-34) Sứ thần xác chuẩn ơn huệ nhưng không Chúa ban cho Mẹ : « Bà được đẹp lòng Thiên Chúa », và sau đó, loan báo sứ mạng mà Thiên Chúa muốn trao cho Mẹ : « Này đây bà sẽ thụ thai… ». Như thế, ơn huệ luôn đi đôi với sứ mạng ; và đó chính là cung cách hành xử của Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ, trong lịch sử Hội Dòng và trong hành trình ơn gọi của mỗi người chúng ta. Sứ mạng thụ thai, hạ sinh con trai, vốn là « Con Đấng Tối Cao », là sứ mạng quá lớn, lớn hơn tất cả những gì Mẹ có và Mẹ là. Vì thế, Mẹ không thể không nêu câu hỏi, và câu hỏi của Mẹ chất chứa một ngăn trở, cũng rất lớn : « Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng ? » Chính ở nhịp thứ hai này của cuộc đối thoại, mà chúng ta cảm nhận được Đức Mẹ thật sống động, thật mạnh mẽ và cũng thật lý sự nữa. Vì thế, Mẹ thật gần gũi với chúng ta, vì can đảm đặt câu hỏi, nêu ra khó khăn và trở ngại đối với lời mời gọi của Thiên Chúa. Còn có một điều bất ngờ lớn lao nữa, mà chắc chắn lúc này, Mẹ chưa hình dung ra hết được, bởi vì Mẹ sẽ phải khám phá ra từ từ, đó là cách Đức Giê-su trở nên cao cả, trở nên Con Đấng Tối cao, và nhất là cách Ngài thừa kế ngai vàng vua Đa-vít. Biến cố Đức Giêsu giáng sinh trong máng cỏ, việc dâng Hài Nhi cho Đức Chúa trong Đền Thờ và nhất là lời tiên tri của ông cụ Simeon : « một lưỡi gươn sẽ đâm thâu tâm hồn bà », sẽ hướng Mẹ tới con đường Thập Giá của Con Mẹ. Sứ mạng Chúa muốn trao cho chúng ta, khi mời gọi chúng ta đi Đức Ki-tô trong đời sống dâng hiến, luôn luôn vượt qua khả năng của chúng ta. Như khi Đức Giê-su mời gọi : « Thì chính anh em hãy cho họ ăn đi ». Hay như kinh nghiệm của Thánh Phaolô : « Đã ba lần tôi xin Chúa cho thoát khỏi nỗi khổ này. Nhưng Người quả quyết với tôi: Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối » (2Cr 12, 8-9). Mẹ thật gần gũi với chúng ta, vì can đảm đặt câu hỏi, nêu ra khó khăn và trở ngại đối với lời mời gọi của Thiên Chúa. Chúng ta cũng được Chúa ban ơn huệ để thi hành sứ mạng, chúng ta hãy ca đảm, giống như Mẹ, dãi bày cho Chúa nghe những khó khăn và trở ngại của chúng ta : « việc ấy xẩy ra thế nào được ? » RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2019-12-27 (2019-12-27, 11:19 AM)Bee Wrote: Thiên Chúa hứa trong Kinh Thánh qua lời của sứ thần : Vì sao Thiên Chúa chọn trinh nữ Maria để làm mẹ cho Chúa Gie Su ? Vì Trinh nữ sống 1 đời sống hiền lành và biết vâng lời Thiên Chúa , cô đã làm đẹp lòng Thiên Chúa , muốn làm đẹp lòng Thiên Chúa quả nhiên không phải ai ai cũng có thể làm , Hỡi đấng đầy ân sủng , Thiên Chúa ở cùng bà . Như thế nào được gọi là đấng đầy ân sủng ? phải là 1 người có phước , ăn ở hiền lành ngay thẳng và không phạm tội . Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà , và quyền năng đấng tối cao sẽ rợp bóng trên bà , Nếu giả sử là bạn , bạn được 1 diểm phúc được diện kiến sứ thần của Thiên Chúa và sứ thần cho bạn biết nếu bạn không phạm tội ở trần gian thì bạn sẽ được tham sự bàn tiệc cùng Thiên Chúa trên thiên đàng thì bạn có dại dột mà tham lam tội lỗi trần gian mà bỏ nước trời không ? hơn thế nữa , Mẹ Maria được Chúa bảo bọc quan phòng vì thế cuộc đời của Mẹ tràn ngập ân sủng của Thiên Chúa thì chẳng ma quỷ nào có thể cám dỗ được Mẹ , vì Thiên Chúa luôn thắng sự dữ của Ma quỷ . Vì thế Đức Mẹ được tôn vinh là người phụ nữ diểm phúc nhất . RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2019-12-29 Phải chăng Maria đính hôn với Giuse vì ''ước mơ'' con của ''hai người'' sẽ là Đấng Cứu Thế? ''Vui lên, hỡi ƠN ĐẦY, Chúa ở cùng Nàng!'' (Lc 1,28) I- Phần dẫn nhập Có người nói: ''Trong Tân Ước, KHÔNG CÓ bằng chứng Trinh Nữ Maria KHẤN giữ mình đồng trinh BỞI VÌ, khi đã ĐÍNH HÔN với Giuse, DƯƠNG NHIÊN Nàng muốn CÓ CON với CHÀNG và ƯỚC MƠ con trai (CỦA hai người) có thể là ĐẤNG CỨU THẾ.'' Nhắm trả lời cho lập luận ở trên, trước khi nêu BẰNG CHỨNG trong Kinh Thánh và ý kiến của mình, tôi xin ghi lại ý nghĩa của Thánh Danh Giêsu là THIÊN-CHÚA-CỨU: DIEU-SAUVEUR. Do đó, ở Israel, một số người thích đặt tên có NGHĨA ẤY cho con mình. II- Bằng chứng trong Cựu Ước Isaya 7, 14 ''Này, TRINH Nữ SẼ thụ THAI, sinh MỘT con trai và nàng sẽ đặt tên cho con trai ấy là Emmanuel, nghĩa là THIÊN-CHÚA-ở-cùng-chúng-ta.'' Đó là Lời Chúa, qua Ngôn Sứ, phán với Nhà Đavít và hứa cho họ một dấu chỉ. Dấu ấy NGƯỢC tự nhiên: Trinh Nữ MÀ thụ thai, tức là Con Trai trong dạ Trinh Nữ KHÔNG do việc phối hợp giữa nam và nữ! Hơn thế nữa, Con Trai tương lai ấy CHẲNG phải THỌ TẠO, mà LÀ Thiên-Chúa-ở-giữa-chúng-ta! Không lẽ, khi đọc Isaya 7,14, Maria CHẢ hiểu được NHƯ THẾ? Xin thưa: Nàng hiểu! Bởi lẽ Nàng đã từng đọc Sáng Thế Ký, nhất là đoạn 18,14 về Thiên Chúa TOÀN NĂNG! Cho nên, lập luận rằng ''Nàng MUỐN có con VỚI chàng và ƯỚC MƠ con trai (của hai người) có thể là ĐẤNG CỨU THẾ'' là điều không tưởng, TRÁI với Kế Hoạch TÂN Sáng Thế, là CHẲNG hiểu Mầu-Nhiệm-Thánh-Gia-Thất có Giuse là Cha Nuôi, là Thánh-Tổ-Phụ-Quan-Thầy-của-Giáo-Hội. RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2019-12-29 III- Bằng chứng trong Tân Ước A- Matt.1, 22-23 ''Mọi sự xảy ra để ứng nghiệm Lời Chúa phán với Ngôn Sứ: ''Này, TRINH Nữ SẼ thụ THAI và sinh MỘT con trai và người ta sẽ gọi Ngài là Emmanuel, nghĩa là THIÊN-CHÚA-ở-cùng-chúng-ta.'' Được Thánh Linh dẫn dắt, Tông Đồ Matthêô mới viết như trên làm bằng chứng Ứng Nghiệm Lời Chúa và khẳng định rằng Con Trai ĐÃ sinh ra LÀ Thiên Chúa! Như vậy, thật là PHẠM THƯỢNG khi lập luận rằng Maria MUỐN có con VỚI Giuse để người con ấy có thể sẽ là Đấng Cứu Thế!!! B- Luca 1- ''Vui lên, hỡi ƠN ĐẦY, Chúa ở cùng Nàng!'' (Ave Gratia Plena, Dominus tecum! Réjouissez-vous, Pleine Grâce, Le Seigneur est avec vous!'' (Lc 1,28) a- Tính từ ĐẦY là bổ từ của (qualifier of ) Danh Từ ƠN, chẳng hạn: Trăng đầy / pleine lune. b- ''Chúa Ở CÙNG Nàng'' là điều KHẲNG ĐỊNH, khác với lời CHÚC của Linh Mục hay Phó Tế: ''Chúa ở cùng anh-chị-em.'' (Que Le Seigneur SOIT avec vous! The Lord BE with you!) ''SOIT, BE'', chứ KHÔNG phải ''EST, IS'' như trong câu mà Thiên Sứ chào Trinh Nữ! c- ''Chúa ở cùng Nàng'' TỪ khi Nàng LÀ thai nhi cho đến lúc Truyền Tin và sẽ ở HỮU HÌNH trong DẠ NÀNG và với Nàng MÃI MÃI. Cho nên Nàng được gọi là ƠN ĐẦY, khác với Eva năm xưa. 2- ''Nàng bối rối VÌ cách XƯNG HÔ ấy và suy nghĩ lời CHÀO đó có nghĩa gì.'' (Lc 1,29) ''Bối rối'' là đúng Vì Nàng chỉ là Nữ Tỳ của Chúa! Vì thế, Nàng SUY NGHĨ về ý nghĩa lời chào dành cho mình: kẻ tự nhận là bất xứng. Nhưng Chúa đã BIỆT TUYỂN Nàng giữa nữ giới như trong Lời Kinh của Giáo Hội dâng lên Mẹ: ''Cảm tạ Thánh Mẫu Maria vì Mẹ từ thuở CHƯA CÓ trời-đất, Chúa Trời ĐÃ CHỌN LÀM MẸ CHÚA TRỜI, vì Mẹ trước hết, các Thánh Tiên Tri ƯỚC TRÔNG THẤY Mẹ đầu THAI trong DẠ...'' RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2019-12-29 3- ''Maria, đừng sợ; vì Nàng ĐÃ ĐƯỢC Ân Sủng của Thiên Chúa.'' (Lc 1,30)) a- Nàng sợ, KHÔNG phải vì nghĩ đến Giuse, mà VÌ CHẲNG mơ xa trong khi Nàng là thiếu nữ nhà quê, nghèo nàn, chất phác, đơn sơ, KHIÊM NHƯỢNG, làm sao DÁM ước như Lời Chúa: ''Vui ca lên nào, thiếu nữ Xi-on vì Đấng Cứu Chuộc rất oai hùng đến NGỰ TRONG nhà ngươi!'' b- Không những TRONG NHÀ Nàng, mà còn TRONG DẠ Nàng! Chỉ có Thiên Chúa TOÀN TRI TIỀN ĐỊNH, AN BÀI cho nàng, mà Nàng đâu ngờ!!! c- Vị ngữ (prédicat) ''ĐÃ ĐƯỢC Ân Sủng của Thiên Chúa'' có nghĩa là Nàng ĐÃ được Chúa an bài qua Danh Hiệu: ƠN ĐẦY! ''Đức Mẹ thông Ơn Thiên Chúa'' là vậy! ƠN có ĐẦY thì Mẹ mới thông ban cho chúng ta. Chẳng hạn: Nghe tiếng Mẹ chào, thai nhi Gioan Tẩy Giả nhảy mừng. Thấy Mẹ, Bà Êlidabét reo lên: ''Bởi đâu mà tôi được Mẹ Chúa đến nhà?'' Mẹ trao Chúa cho Tiên Tri Ximêon ẵm để ông ta thấy Ơn Cứu Rỗi! Nếu Trinh Nữ đã nuôi ảo mộng con-chung-của-nàng-và-Giuse may ra có thể sẽ là Đấng Cứu Thế THÌ bà Êlidabet đã KHÔNG nói: ''Em có phúc hơn mọi người nữ và (cho nên) TRÁI trong dạ em cũng được phúc. '' Như vậy, việc Trinh Nữ đính hôn với Chàng ''nằm'' trong ''Mầu-Nhiệm-Thánh-Gia-Thất'' vốn khác hẳn chuyện vợ-chồng của phàm nhân!!! RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2019-12-29 4- ''Điều ấy SẼ xảy ra LÀM SAO? VÌ TÔI CHẲNG BIẾT ĐẾN ĐÀN ÔNG NÀO CẢ!'' a- Trạng từ nghi vấn (LÀM SAO) là cách hỏi để biết Thiên Chúa SẼ CHO ''thành sự'' THẾ NÀO Lời của Thiên Sứ ''giống như'' Lời của Tiên Tri, chứ KHÔNG phải Nàng hồ nghi hay chẳng tin! b- Liên từ VÌ là cách nêu LÝ DO, cũng HÀM Ý HỎI như ở trên. c- Sau khi nghe liên tiếp các câu khác, Nàng mới đưa ra SỰ THẬT. Xin đối chiếu ba cách dịch LÝ DO mà Chúa đã biết trước: ''Car je ne connais POINT D'homme. For I know NO man. Denn ich erkenne KEINEN Mann.'' d- Vị ngữ ''CHẲNG BIẾT ĐẾN ĐÀN ÔNG NÀO CẢ'' nói lên điều này: Maria ĐÃ KHẤN GIỮ MÌNH ĐỒNG TRINH TRỌN ĐỜI TRƯỚC KHI ĐƯỢC TRUYỀN TIN, chứ KHÔNG phải VÌ nghe Thiên Sứ báo sự việc TRỌNG ĐẠI mà Nàng đổi ý. e- Động từ ''KHÔNG BIẾT ĐẾN'' ở thể PHỦ ĐỊNH chắc nịch nhờ hai chữ này: NÀO CẢ (point d'; no; keinen) nêu rõ NGÔN HẠNH của Nàng là SỰ QUYẾT TÂM. g- Thì HIỆN TẠI của động từ PHỦ ĐỊNH ''không biết đến'' có NGHĨA: cho HÔM QUA, HÔM NAY, NGÀY MAI và SUỐT ĐỜI Nàng. Người Pháp gọi đó là ''présent vrai en tout temps'': Hiện tại ĐÚNG trong MỌI THỜI, kể cả cho người hôm nay đọc LỜI KHẤN của Nàng. Xin nêu ví dụ khác: ''Mặt trời mọc ở PHƯƠNG ĐÔNG. The sun rises in the east.'' h- Nếu MUỐN có CON NHƯ bao cặp vợ chồng khác, khi nghe Thiên Sứ truyền tin, Nàng bèn che giấu ước mơ ấy thì hóa ra Nàng CẢ GAN coi thường ĐẤNG BIẾT TRƯỚC ý định của Nàng. (Trong bài khác, tôi sẽ nêu LÝ DO việc đính hôn của Trinh Nữ và Thánh Giuse.) i- Trong bài ''Bằng chứng Mẹ Maria trọn đời đồng trinh'', tôi viết như sau: Giả như có ai (đương thời với Mẹ) hỏi Ngài sao chỉ có một mình con trai là Chúa Giêsu, Mẹ ''phải'' trả lời với thì HIỆN TẠI: ''Vì tôi KHÔNG biết đến đàn ông NÀO CẢ!'' RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2019-12-29 III- Phần kết ''Nếu'' Trinh Nữ MUỐN SINH con thì câu nêu LÝ DO KHẲNG ĐỊNH: ''Vì tôi KHÔNG biết đến đàn ông NÀO CẢ'' trở thành VÔ NGHĨA! ''Nếu'' Trinh Nữ ước mơ chuyện VỢ-CHỒNG (để, may ra, có con trai sẽ là Thiên Chúa Cứu Rỗi) THÌ nàng PHẠM THÊM nhiều tội khác: ba que, xảo trá, giả hình..., ngay cả đối với Thiên Chúa, còn nặng hơn tội Cain nói LÁO với Ngài: ''Con không biết!'' khi Ngài hỏi anh ta: ''Em ngươi đâu?'' ''Nếu'' quyết định ở đồng trinh ''TỪ KHI truyền Tin'' THÌ Mẹ CHỈ đồng-trinh-THỂ-LÝ. Quyết tâm ở đồng trinh KHI bắt đầu có trí khôn THÌ đó mới là đồng-trinh-HỒN-XÁC. Nơi Mẹ, cả HAI! Vì thế, Giáo Hội mới dạy trong Kinh Nhật Khóa: ''Rất Thánh Nữ Đồng Trinh trên hết các kẻ đồng trinh. Nữ Vương cách Thánh đồng trinh. Ông Thánh Giuse là Đấng thanh sạch giữ gìn Đức Nữ Đồng Trinh. Chúa Trời XUỐNG ƠN THỦ TIẾT ĐỒNG TRINH vì Mẹ cực tốt, Chúa Trời bề trên, dưới có bậc nào dám ví tày Mẹ!'' Giáo Hội còn dạy: ''Mẹ Thiên Chúa là Hôn Thê của Thánh-Giuse-rất-trinh-bạch.'' Thánh Nhân RẤT trinh bạch (très chaste) có nghĩa là Ngài giữ gìn sự TINH KHIẾT của thân xác, kiêng tất cả hành vi và mọi tư tưởng về tình dục. ''Nhờ Ngài mà muôn vật được tạo thành vì loài người chúng và để cứu rỗi chúng tôi'' thì chẳng lẽ Chúa Giêsu-Kitô KHÔNG ''làm nên'' được ''Tân Thánh Điện'' để Ngài NGỰ vào và Thánh Dưỡng Phụ Giuse rất tinh bạch cả hồn và xác để Chúa được ẵm, hôn, cưng chìu, nuôi nấng hay sao? Kinh cầu trong Nhật Khóa dạy: ''Ông Thánh Giuse là Đấng ân cần gìn giữ Chúa Kitô. Ông Thánh Giuse che chở kẻ giữ mình đồng trinh.'' Chẳng có SỰ THÁNH nào mà Chúa Giêsu không làm TRƯỚC được cho Mẹ và Dưỡng Phụ của Ngài VÌ Ngài Toàn Năng, phi thời gian và phi không gian. Đức Quốc, 14.7.2015 (Viết vào Ngày Quốc Khánh của nước Pháp.) Đaminh Phan văn Phước RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2020-01-03 (2019-12-27, 09:03 PM)Bee Wrote: b. Bước thứ hai (c. 30-34) Tiếp .... c. Bước thứ ba (c. 35-37) Sứ thần rất coi trọng ngăn trở mà Đức Mẹ nêu ra ; vì thế, để thuyết phục, ngài đã không dựa vào điều gì khác, ngoài quyền năng riêng của Thiên Chúa. Chúng ta hãy dừng lại thật lâu để suy niệm từng lời của sứ thần. Vì lời của sứ thần rất thuyết phục, thuyết phục đến độ, Đức Maria đã thốt ra lời « Xin Vâng » liều lĩnh, hướng đến rất nhiều thách đố, nguy nan và những điều bất ngờ. Trước hết, theo lời của Sứ Thần, Người Con Mẹ sẽ cưu mang và sinh ra, là hoàn toàn do quyền năng của Thiên Chúa và thuộc về Thiên Chúa : « Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, … ». Làm phát sinh sự sống, ở nơi mà loài người không thể làm gì được, đó chính là quyền năng sáng tạo của Thiên Chúa. Sứ thần Gabrien đến gặp Đức Maria, vào thời điểm bà Elizabeth có thai được sáu tháng ; vì thế, trong lời đối thoại với Đức Mẹ, sứ thần long trọng nêu ra trường hợp bà Elizabet để thuyết phục Đức Mẹ. Sự kiện bà Elizabet với cung lòng vừa hiếm muộn và vừa già cỗi nhưng lại mang thai, có ý nghĩa đặc biệt trong lời xin vâng của Mẹ và trong mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Lời Thiên Chúa : Trường hợp bà Elizabet nhắc nhớ Lịch sử cứu độ ; và lời xin vâng của Mẹ đặt trên nền tảng hành động của Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ. Lời xin vâng của Mẹ làm cho lịch sử cứu độ được hoàn tất : hoàn tất bao gồm hai chiều kích : liên tục nhưng mới mẻ. Người con bà Elizabet sinh ra sẽ gắn bó đến cùng với Người Con Mẹ Maria sinh ra. Như thế, Thiên Chúa có khả năng làm phát sinh sự sống ở nơi mà con người không còn hi vọng gì và không thể làm gì được nữa, bởi vì hai ông bà vừa hiềm muốn và vừa lớn tuổi. Và tuyệt tác này lại nhắc nhớ những tuyệt tác tương tự khác trong lịch sử cứu độ, đó là trường hợp các phu nhân hiếm muộn của các tổ phụ, mà vẫn cứ sinh con được, và tiêu biểu nhất là bà Sara, vợ của tổ phụ Abraham. Với Đức Maria, đó cũng là một tuyệt tác, nhưng là một tuyệt tác còn lớn hơn và là duy nhất: Mẹ sinh con không phải từ cung lòng già cỗi hay hiếm muộn, nhưng là từ cung lòng trinh nguyên. Các Giáo Phụ nhìn ra đây là hình ảnh diễn tả công trình sáng tạo của Thiên Chúa, bởi vì lúc khởi đầu, Thiên Chúa cũng làm phát sinh sự sống từ mặt đất trinh nguyên. Đó là vì, đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được. Và đây đã là Tin Mừng cho loài người của chúng ta rồi : đó là Thiên Chúa có thể làm phát sinh sự sống, và làm phát sinh sự sống viên mãn là Đức Kitô, ở nơi mà con người không còn hi vọng gì, ở nơi là tuyệt đối không thể đối với con người. Như thế mầu nhiệm Vượt Qua đã được loan báo ở đây rồi, nơi biến cố truyền tin, bởi vì Thiên Chúa sẽ làm trào vọt sự sống từ sự chết, trong mầu nghiệm Thương Khó và Phục Sinh của Đức Ki-tô. Chúng ta được mời gọi nhận ra hành động của Thiên Chúa trong lịch sử của Hội Dòng, của Tu Hội, của giáo xứ chúng ta, trong gia đình, trong cuộc đời và trong hành trình ơn gọi của chúng ta, để chúng ta có thể đi theo Đức Ki-tô và phục vụ cho sứ mạng của Ngài, không phải bằng sức lực và khả năng của chúng ta, nhưng quyền năng và sức mạnh của Chúa. Và biến cố Truyền Tin cũng bày tỏ cho chúng ta yếu tính của đời tu: đó là để cho Thiên Chúa làm phát sinh sự sống thần linh của Người, theo hình ảnh của Đức Ki-tô, ở nơi không thể, là thân xác trinh nguyên của chúng ta, theo cách thức mà Thiên Chúa đã thực hiện nơi Đức Maria. « Trinh nguyên », tiên vàn theo nghĩa thiêng liêng. « Trinh nguyên », tiên vàn theo nghĩa thiêng liêng (bởi vì trinh nguyên thể lý tuyệt đối là không thể và chỉ là vẻ bề ngoài), nghĩa là một con tim khát khao dành trọn cho một mình Chúa và tình yêu của Người. RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2020-01-04 3. Lắng nghe lời « Xin vâng » của Đức Maria (c. 38) Trong bản văn Hi-lạp của trình thuật Truyền Tin, thật ra không có từ « xin vâng », hay từ « vâng » trong bản dịch Tiếng Việt ở đây, nhưng chỉ có câu trả lời của Đức Mẹ : « Tôi đây là nữ từ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi như lời sứ thần nói » hay dịch sát hơn : « Tôi đây là nữ tì của Chúa, hãy xảy ra cho tôi theo như lời Sứ Thần ». Ngoài ra, « Xin Vâng » còn được đọc theo tiếng La-tinh là « Fiat » ; nhưng thực ra, « Fiat » có nghĩa là « ước gì xẩy ra », hoặc « hãy xẩy ra », cho tôi theo như lời của ngài. Vì thế, chúng ta vẫn cứ tiếp tục nói Đức Mẹ thưa « Xin Vâng », nhưng phải hiểu tiếng « Xin Vâng » của Mẹ là cả một câu trả lời khá dài và đầy ý nghĩa. Thật vậy, trong lời « Xin Vâng », Mẹ tự xưng mình là « nữ tì ». Chúng ta thường nghĩ ra nhiều tước hiệu cao vời dành cho Đức Maria ; nhưng Mẹ lại thích tự xưng mình, trong biến cố Truyền Tin và trong bài ca bất hủ Magnificat, là « Nữ Tì của Chúa » (Lc 1, 38), là « Phận nữ tì hèn mọn ». Chúng ta được mời gọi dõi theo một Đức Maria như thế đó. Không ở đầu ngoài lời nói này của Mẹ, chúng ta cảm thấy thật gần gũi với Mẹ. Vì chúng ta cũng như Mẹ, là nữ tì, là tôi tớ của Thiên Chúa. Sau đó, Mẹ nói « Hãy xảy ra cho tôi theo như lời của Sứ Thần nói ». Chúng ta hãy cảm nếm lòng tín thác tuyệt đối Mẹ dành cho Chúa qua lời nói này, bởi vì qua lời này, Mẹ cam kết từ bỏ quyền làm chủ đời mình ; và đó chính là ý nghĩa tận cùng của mọi ơn gọi, và nhất là của ơn gọi dâng hiến. Chúng ta được mời gọi đặt lời « xin vâng » của chúng ta, khi đón nhận Đức Ki-tô vào cuộc đời chúng ta và sống theo ơn gọi Chúa ban, trong lời « Xin Vâng » của Đức Mẹ. Cũng giống như Đức Mẹ, tiếng xin vâng ban đầu của chúng ta cần phải làm mới lại suốt đời, nhất là ở những khúc quanh quan trọng và trong thời gian tĩnh tâm, hay ở những lúc khó khăn thử thách lớn nhỏ trong hành trình ơn gọi. Trong những giai đoạn khó khăn thử thách lớn, có khi chúng ta được mời gọi thưa « xin vâng » mỗi ngày, bằng cách nhận lời « Xin Vâng » của Mẹ làm của mình, và lời « Xin Vâng » này có nghĩa là : « Con là nữ tì của Chúa, xin xảy ra cho con theo như Lời của Ngài. » * * * Xin Đức Mẹ đồng hành và phù hộ chúng ta với tình yêu hiền mẫu, để chúng ta cũng sống đến cùng lời « xin vâng » của chúng ta, giống như Mẹ ; và cùng với Giáo Hội trong lời nguyện của Giờ Kinh Sáng hôm nay, chúng ta thân thưa với Chúa : Như Đức Mẹ là bà Eva mới đã vâng nghe Lời Chúa, xin thực hiện những gì Chúa muốn làm cho chúng con. Vì lời Đức Mẹ chuyền cầu, xin Chúa thương nhận lời chúng con. Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2020-01-04 RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2020-01-04 (Mt 10,17-22) RE: Tân Ước - Một Giao Ước Mới - Bee - 2020-01-04 “Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết. Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em. “Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh cho người ta giết; cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát. SUY NIỆM Hôm qua, Giáo hội hân hoan kỷ niệm biến cố Giáng sinh của Đấng cứu độ nhân loại. Hôm nay chúng ta mừng kính vị thánh tử đạo đầu tiên đó là Stêphanô. Hôm qua, cả thế giới đã đổ dồn tâm trí về hình ảnh của một “hài nhi” nghèo nàn nhưng tuyệt đẹp nằm trong máng cỏ. Thì hôm nay chúng ta được chiêm ngưỡng tấm gương dám hy sinh đổ máu cho niềm tin mãnh liệt vào Đấng “hài nhi” đó của thánh Stêphanô. Có lẽ có rất nhiều lý do để mừng ngày lễ kính vị thánh tử đạo tiên khởi Stêphanô vào ngày thứ hai của tuần Bát Nhật Giáng Sinh trong lịch phụng vụ của Giáo hội. Một trong số lý do đó là muốn trực tiếp nhắn nhủ chúng ta về việc phó dâng chính cuộc sống của chúng ta vào một “hài nhi” được sinh ra ở Bê-lem. Vậy kết quả của việc phó dâng đó là gì? Chúng ta phải dâng lên Người mọi thứ, không giữ lại cho riêng mình bất kỳ điều gì, thậm chí điều đó đồng nghĩa với sự ngược đãi và hy sinh cả mạng sống của chúng ta nữa. Giữa bầu khí an bình và hân hoan của mùa Giáng sinh, biến cố tử đạo xuất hiện xem ra sẽ làm hụt hẫng và mất đi bầu khí này. Thế nhưng với con mắt của niềm tin, ngày lễ kính hôm nay góp phần làm tăng thêm sự long trọng và vẻ huy hoàng của biến cố Giáng sinh. Nó như muốn nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giáng Sinh cần mọi sự cộng tác đến từ chúng ta. Chúng ta phải sẵn sàng và quyết tâm dâng cả cuộc sống của mình lên Chúa mà không tính toán. Sự Giáng sinh của Đấng cứu thế mang ý nghĩa chúng ta phải phó dâng tất cả con người của mình và cam kết chọn Chúa trên hết mọi sự. Hơn nữa chúng ta phải thật sẵn sàng và tự nguyện để hy sinh mọi thứ cho Chúa Giê-su, luôn sống trong vị tha và niềm tin tưởng phó thác nơi ý hướng thần thiêng của Ngài. Chúng ta thường nghe rằng “Chúa Giê-su là ý nghĩa thật của mùa Giáng sinh” vì chính Ngài là lẽ phải của cuộc sống và là ý nghĩa để chúng ta dám dâng hiến cuộc đời này mà không chút tính toán. Hôm nay, bạn hãy ngẫm nghĩ về những đòi hỏi cộng tác của bạn cho sự ra đời của Đấng Cứu Thế. Trong bối cảnh trần tục, những “đòi hỏi” này có vẻ quá đáng. Thế nhưng trong viễn cảnh của đức tin, chúng ta nhận ra rằng Con Chúa giáng sinh làm người là một cơ hội vô cùng quý giá để cho chúng ta được dự phần vào sự sống mới của Người, và chẳng điều gì ở trần gian này có thể sánh nổi. Chính nhờ vào đức tin như vậy mà Đức Maria, thánh Giuse và thánh Stêphanô đã chẳng ngần ngại từ bỏ tất cả để xin vâng theo kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Và chúng ta cũng được mời gọi để làm theo như thế. Đó có thể là một sự từ bỏ quá khó khăn, nhưng hy sinh đó là đáng giá! Lạy Chúa Giê-su, trong bầu khí hân hoan vui mừng của mầu nhiệm Giáng Sinh, xin giúp con nhận biết một cách rõ ràng hơn nữa lời mời gọi của Chúa để con dám dâng hiến hoàn toàn con người của con cho vinh quang thánh ý của Chúa. Ước gì con có thể hiểu và thấu cảm được mầu nhiệm giáng sinh làm người của Chúa, nhờ đó con được tái sinh vào một sự sống mới, một sự sống của tự nguyện hiến dâng và trao ban. Ước chi con có thể bắt chước tình yêu mà thánh Stêphanô đã dành cho Chúa và để sống với tình yêu đó trong cả cuộc đời của con. Amen. |