VietBest
Phản biện xã hội - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Main Room (https://vietbestforum.com/forum-1.html)
+--- Forum: Chính Trị (Politics) (https://vietbestforum.com/forum-10.html)
+--- Thread: Phản biện xã hội (/thread-23024.html)



RE: Phản biện xã hội - 005 - 2023-11-13

Hồi xưa Mỹ không có sự giúp sức của "Bà bom" (lời của Nam Lộc). Chứ thời nay nếu muốn, mấy anh Do Thái có thể mua bom phá địa đạo dưới lồng đất của bà Dương Nguyệt Ánh.  Shy



Chiến tranh địa đạo của Hamas gợi nhớ về Việt Cộng
Pham
[Image: 2.-Hamass-Tunnel-Warfare-Harks-Back-to-t...t-Cong.jpg]
Khi lực lượng Israel bước xuống những địa đạo ở Gaza, mọi cuộc tấn công dưới lòng đất đều có tác động ở trên mặt đất.

Nguồn: Joe Buccino, “Hamas’s Tunnel Warfare Harks Back to the Viet Cong,” Foreign Policy, 01/11/2023
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng


Israel đang bắt đầu tiến hành các chiến dịch trên bộ ở Gaza. Khi Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tiếp cận Thành phố Gaza từ phía bắc và phía đông, nhiều nhà phân tích quân sự Mỹ dự báo sẽ có giao tranh đô thị khủng khiếp, đồng thời nhắc đến những bài học cay đắng của Quân đội và Thủy quân Lục chiến Mỹ ở Iraq, bao gồm cả cuộc chiến đi đến từng nhà ở Fallujah hồi tháng 11/2004, và cuộc bao vây kéo dài 9 tháng để giải phóng Mosul khỏi Nhà nước Hồi giáo vào năm 2016 và 2017. Dù những so sánh này có thể đem lại một số hiểu biết về mức độ phức tạp của chiến tranh đô thị, nhưng chúng không tính đến những phức tạp gia tăng mà Israel đang phải đối mặt ở Gaza. Cuộc chiến của IDF sẽ khó khăn và kéo dài hơn Trận Fallujah lần thứ hai và bạo lực hơn chiến dịch Mosul.
Mê cung địa đạo rộng lớn ở Gaza là một khía cạnh mà quân đội Mỹ không phải đối mặt trong các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Thật vậy, cuộc giao tranh dưới lòng đất đã bắt đầu: Hôm thứ Ba, Israel nói rằng lực lượng của họ đã tiến vào mạng lưới địa đạo rộng lớn của Hamas và tấn công các chiến binh ở đó. Để tìm ra phép so sánh phù hợp hơn trong lịch sử chiến đấu của Mỹ đối với loại chiến tranh này, chúng ta cần đi xa hơn về quá khứ – đến Chiến tranh Việt Nam.
Xuyên suốt Chiến tranh Việt Nam, hệ thống địa đạo của Việt Cộng, đặc biệt là ở huyện Củ Chi của Thành phố Hồ Chí Minh (khi đó là Sài Gòn), đã đóng một vai trò quan trọng trong bi kịch khủng khiếp của cuộc xung đột. Nằm ở vùng ngoại ô nông thôn của thủ đô Việt Nam Cộng hòa, địa đạo Củ Chi dài hơn 400 km là một mê cung với những lối đi chật hẹp và những cạm bẫy được che giấu khéo léo, thường hoàn toàn chìm trong bóng tối.
Ưu thế của Mỹ về máy bay ném bom, pháo binh, súng cối, và các khả năng khác đã trở nên vô ích vì các mê cung dưới lòng đất, cho phép quân du kích có thể phục kích quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hoà đang hoang mang trên mặt đất rồi nhanh chóng biến mất. Các địa đạo, được xây dựng thủ công từ thời Chiến tranh Đông Dương vào cuối những năm 1940, đã được dùng làm nơi ở, kho tiếp tế, và căn cứ chỉ huy. Chúng trở thành một môi trường chiến đấu vô hình, và quan trọng là không có sẵn đối với lính Mỹ và lính miền Nam. Chúng đã làm cho cuộc chiến trên mặt đất trở nên khó khăn hơn gấp nhiều lần. Đến năm 1968, hệ thống địa đạo của Việt Cộng đã trở thành biểu tượng cho trải nghiệm nghiệt ngã của Mỹ ở Việt Nam: Dưới lòng đất, lợi thế kỹ thuật của quân đội Mỹ dần biến mất, thay vào đó, họ phải chiến đấu trong không gian chật hẹp, xa lạ, bằng dao và đèn pin. Những hệ thống địa đạo này đã dẫn đến việc tuyển chọn một nhóm lính Mỹ, Australia, New Zealand và Việt Nam Cộng hoà, gọi là “chuột địa đạo” (tunnel rats), những người được huấn luyện để chiến đấu ở khu vực cực kỳ nguy hiểm dưới lòng đất. Chỉ một phần rất nhỏ quân đội Mỹ ở Việt Nam – khoảng 700 người – phục vụ trong đơn vị này.
Địa đạo ở Gaza có sự tương đồng về mặt chiến lược và chiến thuật với Củ Chi. Giống như ở Việt Nam, những công trình ngầm này đã được xây dựng từ rất lâu trước khi Hamas giành quyền kiểm soát khu vực vào năm 2007, và được dùng vào nhiều mục đích khác nhau. Sự tinh vi và tính đa dụng của chúng sẽ khiến IDF phải vất vả. Có những địa đạo được Hamas dùng để tuồn vũ khí khuất khỏi tầm nhìn của máy bay không người lái của Israel. Những địa đạo khác là tuyến đường thương mại tạo ra doanh thu từ hàng hóa buôn lậu qua biên giới Gaza với Ai Cập. Có các trung tâm chỉ huy và kiểm soát, kho đạn dược, và cả khu nhà ở. Nhưng điều đáng lo ngại nhất đối với Israel là các địa đạo chiến đấu. Chúng đóng vai trò then chốt trong các chiến dịch như vụ bắt giữ binh sĩ Israel Gilad Shalit vào năm 2006, khi phiến quân sử dụng một địa đạo để tiến vào Israel, gần cửa khẩu biên giới Kerem Shalom. Sau khi bị bắt cóc, Shalit đã mất hút trong những địa đạo này và bị giam giữ hơn 5 năm – một bằng chứng khác cho thấy địa đạo mang lại lợi thế phòng thủ lớn đến mức nào, và có thể làm thất bại những nỗ lực của Israel nhằm tiêu diệt các chiến binh Hamas và giải cứu con tin còn sống. (Tuy nhiên, hôm thứ Hai, IDF thông báo rằng họ đã giải thoát được một binh sĩ Israel trong cuộc tấn công vào phía bắc Gaza, một trong khoảng 240 con tin mà Hamas bắt giữ trong cuộc tấn công vào Israel ngày 7/10.)
2,2 triệu cư dân Palestine ở Gaza, hầu hết là dân thường, từ lâu đã phải sống trong cảnh khó khăn do các cuộc phong tỏa, thách thức kinh tế, và bạo lực thường xuyên bùng phát. Phần lớn là người thất nghiệp và nghèo khó, họ, giống như tất cả mọi người, khao khát chủ quyền, quyền tự quyết, và một cuộc sống không xung đột. Mạng lưới địa đạo, dù mang tính chiến lược về mặt quân sự đối với Hamas, nhưng cũng là biểu tượng cho những điều mà một số người Palestine sẵn sàng làm để đảm bảo an ninh và khả năng kháng cự của mình.
Địa đạo ở Gaza có từ cuối những năm 1990. Sang đầu những năm 2000, chúng đóng vai trò là con đường buôn lậu hàng hóa và vũ khí giữa Gaza và Ai Cập, bên dưới một đường biên giới kém kiên cố hơn ngày nay. Khoản đầu tư của Hamas vào những địa đạo này – phần lớn do Iran tài trợ – là minh chứng cho giá trị của chúng. Một địa đạo được phát hiện cách đây một thập niên, đi sâu vào Israel tận 2.4 km, và cần 10 triệu USD cùng 800 tấn bê tông để xây dựng. Sau cuộc xung đột Gaza năm 2014, khi IDF phát hiện ra nhiều địa đạo kiểu này trong Chiến dịch Protective Edge, Israel đã triển khai các biện pháp nhằm hạn chế việc sử dụng vật liệu xây dựng sản xuất bởi Israel để xây dựng địa đạo. Bất chấp những biện pháp này, nền kinh tế dưới lòng đất vẫn phát triển mạnh, với nhiều loại vật liệu sẵn có để xây dựng thêm địa đạo mới.
Trong khi các địa đạo của Việt Nam nằm trải dài trên một khu vực rộng lớn, thì địa đạo ở Gaza lại tập trung thành một khu vực nhỏ hơn nhiều, dẫn đến một mật độ cao hơn và phức tạp hơn. Chưa kể, phần lớn đất ở ven biển Gaza mềm hơn đất ở miền đông nam bộ Việt Nam. Như nhiều nhà phân tích đã chỉ ra, cuộc chiến ở Fallujah và Mosul có giới hạn. Nhưng giao tranh trong các địa đạo ở Gaza sẽ rất ngột ngạt. Hamas sẽ có mọi lợi thế, đặc biệt là vì IDF vẫn chưa xác định được tổng chiều sâu và chiều rộng của mạng lưới địa đạo. Một số ước tính cho thấy có hơn 480 km địa đạo bên dưới Gaza. Với những địa đạo đủ sâu và rộng để xe máy có thể di chuyển, nằm cách mặt đất tận 35 m, năng lực kỹ thuật và khả năng đầu tư chiến lược của Hamas trong nhiều thập niên đã được chứng minh rõ ràng. Thách thức ở đây là cả về thể chất và tâm lý. Giống như lính du kích trong địa đạo của Việt Cộng, một kẻ thù có khả năng lao ra khỏi mặt đất rồi nhanh chóng biến mất dưới lòng đất sẽ giành được lợi thế tâm lý bằng cách gây ra nhầm lẫn và hoang tưởng.
Mạng lưới địa đạo càng trở nên quan trọng nếu xét đến bối cảnh dân sự của Gaza. Sự hiện diện của dân thường – đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, và người già – cũng như nhân viên cứu trợ và máy quay tin tức khiến bất kỳ chiến dịch quân sự quy mô lớn nào cũng chứa đầy rủi ro về mặt đạo đức và chính trị. Không rõ có bao nhiêu người Palestine ở Gaza là chiến binh Hamas. Số phận của các chiến binh và thường dân gắn liền với nhau, khiến cái giá phải trả cho mỗi quyết định tác chiến của Israel cao hơn đáng kể. Cuộc đấu tranh trên mặt trận quan điểm cũng đầy thách thức như các trận đánh trên chiến trường, bởi mọi giao tranh và mỗi ngày chiến đấu đều sẽ được các nhà phân tích, các nhân vật quốc tế, và các nhóm nhân quyền mổ xẻ một cách tỉ mỉ. Như những gì đã được chứng minh từ bản tin sai lệch của các phương tiện tin tức quốc tế lớn về vụ nổ ngày 17/10 tại Bệnh viện Ả Rập Al-Ahli – dựa trên các tuyên bố của cơ quan y tế do Hamas kiểm soát, vốn đổ lỗi cho Israel – giờ đây thật dễ dàng để lan truyền và sửa đổi các sự kiện, số liệu thống kê, và hình ảnh để gây nhầm lẫn hoặc đánh lừa phần lớn khán giả. Các phân tích quan trọng từ New York Times và BBC cho thấy tình huống xoay quanh vụ nổ vẫn chưa rõ ràng, dù bằng chứng hiện có cho thấy nguyên nhân là do tên lửa bắn nhầm từ Gaza.
Khi họ bước vào một chiến dịch trên bộ ở Gaza vốn sẽ có ảnh hưởng lan rộng khắp khu vực, Israel cần học cách điều hướng một cuộc xung đột vốn đã phức tạp với những cân nhắc cho tương lai. Trong những tuần tới, các nhà lãnh đạo ở Cairo, Amman, Riyadh, Abu Dhabi, và Doha sẽ lên án Israel một cách mạnh mẽ. Khi những video khủng khiếp về thương vong dân sự xuất hiện từ Gaza, người dân Ả Rập sẽ yêu cầu các nhà lãnh đạo của họ công khai đưa ra phán quyết và trừng phạt đối với Israel. Vì vậy, Israel nhất định phải duy trì sự ủng hộ mạnh mẽ của các nước ủng hộ chính, là Mỹ và Liên minh châu Âu.
Cuộc chiến trên bộ ở Gaza sẽ kéo dài nhiều tháng, nếu không muốn nói là nhiều năm. Trong thời gian tới, cam kết của Israel đối với luật pháp quốc tế, nhân quyền, và xây dựng hòa bình sẽ rất quan trọng trong việc định hình quan điểm của Mỹ và châu Âu. IDF phải dựa vào bộ máy quan hệ công chúng của mình, biện minh cho từng cuộc tấn công và từng hành động trên trường quốc tế, ứng phó với từng sai lầm một cách trung thực và minh bạch. Các địa đạo chạy bên dưới các khu vực đông dân cư ở Gaza sẽ khiến cả hai nhiệm vụ – hạn chế thương vong cho dân thường và chiến thắng trên mặt trận quan điểm – trở nên khó khăn gấp bội. Chúng đòi hỏi phải giám sát kỹ càng cuộc giao tranh trong địa đạo, đẩy nhiều binh sĩ của IDF vào nguy hiểm hơn, nhằm giảm khả năng gây thương vong dân thường ở Gaza.
Chiến dịch trên bộ sẽ là một chiến dịch khó khăn. Ngoài các địa đạo, IDF sẽ phải đối mặt với những điều kiện chiến đấu tồi tệ nhất: những ngôi nhà vốn là bẫy nổ, những trường học thực chất là cơ sở quân sự, và những nhà thờ Hồi giáo kiêm kho trữ vũ khí. Hamas đang sử dụng dân thường làm lá chắn sống và bệnh viện làm trung tâm chỉ huy. Ngoài ra, những kẻ thù cố thủ dưới lòng đất còn đang giam giữ con tin – một yếu tố phức tạp khác trong một tập hợp các điều kiện khó chịu đến mức không thể tưởng tượng được.
Những điểm tương đồng về mặt lịch sử như Chiến tranh Việt Nam và giao tranh đô thị ở Fallujah và Mosul mang lại những hiểu biết quan trọng nhưng chúng vẫn không thể phản ánh đầy đủ những gì đang chờ phía trước. IDF phải đối mặt với một kẻ thù hùng mạnh ẩn sâu trong lòng đất, đồng thời phải vượt qua bài kiểm tra về đạo đức và vị thế của Israel trên trường thế giới. Các địa đạo ở Gaza tượng trưng cho một mô hình chiến tranh mới, nơi mọi cuộc tấn công dưới mặt đất đều có tác động ở trên mặt đất. Trong những tháng tới, khi thế giới theo dõi sát sao, Israel sẽ phải đối mặt với hai trận chiến: một chống lại kẻ thù cố thủ trong địa đạo và một trong không gian thông tin toàn cầu.
Joe Buccino là nhà phân tích tại Ủy ban Đổi mới Quốc phòng, cựu giám đốc truyền thông tại Bộ Tư lệnh Trung Đông Mỹ, và là đại tá Quân đội Mỹ đã nghỉ hưu, với 5 lần được điều động tới Trung Đông trong sự nghiệp quân sự.


/* nguồn: https://vietluan.com.au/110077/chien-tranh-dia-dao-cua-hamas-goi-nho-ve-viet-cong/


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2023-11-13

(2023-11-09, 12:42 PM)005 Wrote: Mấy tên "lãnh đạo" Hamas này sống trong xa hoa trong khi dân Palestine ở Gaza bần cùng. 

Hamas leaders worth staggering $11B revel in luxury — while Gaza’s people suffer
[Image: NYPICHPDPICT000071945656.jpg?quality=75&strip=all]
[Image: NYPICHPDPICT000045284024.jpg?resize=1064...&strip=all]

While their people languish in poverty and are treated as human shields, the leaders of Hamas live billionaire lifestyles.
The terror group’s three top leaders alone are worth a staggering total of $11 billion and enjoy a life of luxury in the sanctuary of the emirate of Qatar. 
The emirate has long welcomed the leaders of the terror group and installed them in its luxury hotels and villas at the same time as it hosts a vast American military presence.
Now US Rep. Andy Ogles (R-Tenn.) is sponsoring a bill that would strip Qatar of its status as a key US ally, The Post has learned, unless it kicks out the Hamas leadership.
The terrorist group, which is responsible for the antisemitic Oct. 7 massacre of more than 1,400 innocent civilians and soldiers in southern Israel, continues to hold over 200 hostages in Gaza.
Hamas runs an office in Qatar’s capital, Doha, and leaders Ismail Haniyeh, Moussa Abu Marzuk and Khaled Mashal maintain a luxurious lifestyle.

They have been seen at its diplomatic club, photographed on private jets, and traveled widely.

The leadership would have been there for the 2022 soccer World Cup.

In contrast, most of the population of more than 2 million in the Gaza Strip, which Hamas has ruled since 2007, live in abject poverty.
Haniyeh, 61, the head of Hamas’ politburo, was prime minister of all Palestinian territory following elections in 2006, although he was booted from office a year later.
He continued to rule the Gaza Strip until 2017 before ending up in Qatar.

Haniyeh, a father of 13 who presides over one of the world’s wealthiest terrorist groups, is worth more than $4 billion.


He has been photographed with his two adult sons, Maaz and Abdel Salam, living the high life in luxury hotels in Qatar and Turkey, according to a recent social media post from the Embassy of Israel in the US.

Last week, Haniyeh traveled to Iran to meet with Supreme Leader Ayatollah Ali Khamenei.

Iran is a longtime sponsor of Hamas.

Last month, the Four Seasons hotel in Doha said he was not one of its guests after calls for Bill Gates, who owns a controlling stake in the chain, to kick him out.

It did not address whether he had previously stayed there.

Among its high-end offerings are suites with sea views starting at $900 a night.

The Hamas leader’s son Maaz Haniyeh is known as “the father of real estate” in Gaza for his collection of villas and buildings.
He lives a playboy lifestyle in Turkey, and this year obtained a Turkish passport, according to Israel Today.

Haniyeh Sr. also has Turkish citizenship, according to reports.

Abu Marzuk, 72, a senior Hamas political leader who heads its “international relations office,” is estimated by the Israeli government to be worth $3 billion.

He has a master’s degree in construction management from Colorado State University and was detained in New York when US immigration authorities found his name on a terrorist watch list in 1995.
And Mashal, 67, who issued a global threat against Jews after the Oct. 7 atrocities, is worth more than $4 billion, according to the Israeli government.

The presence of the Hamas leaders in Qatar has long been justified by the emirate as part of its support for turning the terror group into “a responsible governing power,” according to a report from the Foundation for the Defense of Democracies.

The country provides Hamas with between $120 million and $480 million per year, according to the October report by the Washington, DC-based nonprofit that studies foreign policy.
“These funds benefit Hamas leaders directly through payroll and kickback schemes and indirectly through social services and government operations that help Hamas maintain political control over Gaza,” the report said.

Qatar is also home to the Al Jazeera news channel, which the report alleges “spreads antisemitism, anti-Americanism and incitement to violence throughout the Arab world.”

“Qatar is Hamas and Hamas is Qatar,” Yigal Carmon, president of the Washington, DC-based Middle East Media Research Institute, said in an interview with The Post in Israel.
But moves to force action on Hamas are ramping up in DC.

Ogles’ bill would strip Qatar of its special status in the top tier of America’s non-NATO allies alongside Israel, Taiwan, South Korea, Australia and Japan.

Ogles told The Post Tuesday, “As Hamas terrorists continue to wreak havoc on the lives of innocent Israeli civilians, the United States must ensure there is no ally supporting them. Sadly, the State of Qatar is still funding and supporting Hamas as its leadership enjoys political refuge in Doha.”
The country has had the special status since last year, but Ogles’ move would make it conditional on removing Hamas.

Along with hosting Hamas, Qatar is also one of the most important military bases for the US in the Middle East.

It is home to US Central Command’s forward base in the Middle East at the giant Al Udeid air base, which itself is vital to Air Force operations in the Gulf.
Qatar is not the only source of Hamas’ cash. The group also took in nearly $400 million in the last two years from the UN, which does not recognize Hamas as a terrorist organization.
The United Nations Relief and Works Agency provided Hamas with $380 million since 2021, according to the FDD.

Much of that cash came from the Biden administration, which has provided $1 billion to the UNRWA since 2021.

/* src: https://nypost.com/2023/11/07/news/hamas-leaders-worth-11bn-live-luxury-lives-in-qatar/


Binh sĩ Hamas tố cáo những thủ lĩnh cấp cao đã đưa họ vào chỗ chết
Pham
Minh Sang
[Image: anh-man-hinh-2023-11-09-luc-072220.png]

Thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh (trái) và Thủ lĩnh Hamas Yehya Al-Sinwar

Một thông tin gây sốc khi mới đây một chỉ huy của Hamas nói với tờ Daily Mail của Anh rằng, các thủ lĩnh Hamas là Ismail HaniyehYahya Sinwar đã “tiêu diệt” các cấp thấp hơn của phong trào khủng bố bằng cách ra lệnh tấn công Israel vào ngày 7/10.

Người chỉ huy, tự xưng là Abu Mohammed, nói với tờ Daily Mail trong một cuộc phỏng vấn rằng, kế hoạch ban đầu của họ chỉ là bắt cóc một số binh sĩ Israel. Nhưng mệnh lệnh của các nhà lãnh đạo quân sự Hamas đã thay đổi vào phút cuối, và thay vào đó mà vụ thảm sát đã diễn ra như những gì chúng ta đã thấy vào hôm ngày 7/10.

Nói về động cơ tiết lộ nội dung trên, chỉ huy quân Hamas tên Abu Mohammed nói rằng: “Lý do chúng tôi lên tiếng là vì chúng tôi muốn nói với thế giới là Gaza thân yêu của chúng tôi đang bị bắn phá. Và vấn đề là từ mệnh lệnh của những lãnh đạo của chúng tôi.”


Người chỉ huy này cũng chỉ ra một thực tế là, trong khi Haniyeh và các nhà lãnh đạo khác sống trong sự sung túc ở nước ngoài thì những binh sĩ như anh ta phải tự nuôi sống bản thân bằng những quả chà là và dầu ô liu.


Chỉ huy Abu Mohammed cũng cáo buộc thủ lĩnh Sinwar của họ đã “hành động như một chiến binh đường phố” khi những binh sĩ Hamas được yêu cầu “làm những gì họ thích” khi tấn công vào Israel.


Người chỉ huy này cũng nói thêm rằng, liên lạc với văn phòng chính trị của Hamas đã bị mất, Abu Mohammed nói rằng “Chúng tôi không biết phải đi theo hướng nào tiếp theo. Chúng tôi không biết phải đi con đường nào. Họ (những thủ lĩnh Hamas) đã tiêu diệt chúng tôi”.


Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant gần đây đã nói về sự mất kết nối giữa ban lãnh đạo Hamas và các cấp thấp hơn của nhóm quân này. Ông nói rằng, thủ lĩnh Sinwar đã hoàn toàn bị cắt đứt khỏi phần còn lại của tổ chức và cơ cấu chỉ huy của Hamas đang sụp đổ.


/*src.: https://vietluan.com.au/110074/binh-si-hamas-to-cao-nhung-thu-linh-cap-cao-da-dua-ho-vao-cho-chet/


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2023-11-14

Đọc bản tin này thấy buồn cười. Chưa có quốc gia nào xuất cảng con cái trong nhà đi ở đợ, đi làm thuê làm mướn giá rẻ mà còn tự hào là vượt chỉ tiêu. Lũ cộng sản Việt Nam này khốn nạn thật.



Việt Nam ước tính năm nay tái lập kỷ lục về số người đi lao động ở các nước

[Image: 01000000-c0a8-0242-2fbd-08dbe52149f1_w1023_r1_s.jpg]
Một nhóm người lao động xuất khẩu của Việt Nam tại một sân bay.

Có tới gần 133 nghìn người Việt Nam được đưa đi làm việc ở nước ngoài trong 10 tháng đầu năm 2023, với số người lao động nữ chiếm gần 30%, Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV) và Tạp Chí Tài Chính đưa tin mới đây, dẫn thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Cục cho hay con số cụ thể là 132.645 người, bao gồm 44.669 phụ nữ. Với con số đó, Việt Nam vượt hơn 20% mục tiêu về xuất khẩu lao động đặt ra cho năm 2023, đó là đưa được 110 nghìn người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, vẫn theo các bản tin hôm 7 và 12/11 của VOV và Tạp Chí Tài Chính.

Tin cho hay Nhật Bản vẫn là nước hàng đầu về tiếp nhận người lao động Việt Nam với 67.550 người. Đứng thứ hai là Đài Loan, nơi đã nhận 50.862 người Việt. Ở vị trí số ba là Hàn Quốc, nước này tuyển dụng 5.973 người lao động Việt, trong đó có 272 lao động nữ. Trung Quốc cũng nằm trong số các thị trường lao động sử dụng nhiều người Việt khi tiếp nhận 1.669 người.

Các nước Hungaria, Singapore, Romania, Ba Lan, Ả rập Xê út và một số nước khác cũng có nhiều người Việt Nam đến làm việc, vẫn theo các bản tin.

Chỉ riêng trong tháng 10, có hơn 21,1 nghìn người đi lao động ở nước ngoài, Cục Quản lý lao động ngoài nước dẫn lại số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp và cho hai cơ quan báo chí biết.

VOV tường thuật rằng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đưa ra dự kiến là đến hết năm 2023, có thể Việt Nam sẽ lại đạt đỉnh về đưa số lượng người đi làm việc ở nước ngoài của năm 2009 là 153.000 người lao động.

Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng, Cục Quản lý lao động ngoài nước, nói với VOV rằng “Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, nhiều quốc gia và thị trường có mong muốn tiếp nhận lao động Việt Nam với thỏa thuận mới”.

Ông nêu ra việc các nước phát triển rơi vào tình trạng dân số suy giảm và già hóa, bên cạnh đó, sau đại dịch, nhu cầu phát triển, phục hồi kinh tế của các nước cũng đang rất mạnh, vì vậy, “họ rất thiếu nhân lực”, theo lời ông.

Vị phó cục trưởng nhấn mạnh rằng “Đây là cơ hội cho chúng ta tiếp tục duy trì và ổn định thị trường lao động ngoài nước, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài”.

Trong hàng chục năm nay, Việt Nam thực hiện chính sách đưa người lao động tới các nước đối tác để giải quyết một loạt vấn đề gồm tạo công ăn việc làm, giảm sức ép về việc làm trong nước, học hỏi nâng cao tay nghề, cải thiện đời sống của người lao động và gia đình họ, và thu ngoại tệ về cho đất nước.

Một số cơ quan báo chí như Dân Trí, VietnamNet từng nêu vấn đề trong những năm gần đây rằng người Việt ra nước ngoài với vị thế “làm thuê”, “nhân công giá rẻ” và đến nay tình hình vẫn chưa có gì thay đổi.

Các báo chỉ ra rằng đến 70-80% những người đi xuất khẩu lao động để kiếm một số vốn rồi trở về nước với tâm thế là đi làm thuê tiếp, chỉ có một số ít thực hiện được khẩu hiệu truyền miệng “đi làm thuê, về làm chủ”.
Bên cạnh đó, như VOA từng làm phóng sự điều tra và một số báo trong nước đã tường thuật, trong số những người Việt đi làm thuê ở nước ngoài, không ít người có trình độ văn hóa thấp, kém ngoại ngữ nên đã bị lừa gạt, xâm hại, ngược đãi hay bị bóc lột ở xứ người.

/* nguồn:  https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-uoc-tinh-nam-nay-tai-lap-ky-luc-ve-so-nguoi-di-lao-dong-o-cac-nuoc/7354334.html


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2023-11-15

Putin bị truy nã, al-Assad bị truy nã. Giờ chỉ còn Tập, Kim và Trọng nữa là đủ bộ ngũ quỷ.



Pháp ban hành lệnh bắt Tổng thống Syria Bashar al-Assad

[Image: 7126a4a9-2612-4d64-b46f-d39bc278be4e_cx0...3_r1_s.jpg]
Tổng thống Syria Bashar al-Assad được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp đón ở Hàng Châu
Các thẩm phán Pháp đã ban hành lệnh bắt Tổng thống Syria Bashar al-Assad, anh trai ông là Maher al-Assad và hai quan chức cấp cao khác của Syria do họ đã sử dụng vũ khí hóa học bị cấm nhắm vào thường dân ở Syria, một nguồn tin tư pháp cho biết hôm 15/11.

Lệnh bắt này – vốn đề cập đến cáo trạng đồng lõa với tội ác chống nhân loại và đồng lõa với tội ác chiến tranh – xảy ra sau cuộc điều tra hình sự về các cuộc tấn công hóa học ở thị trấn Douma và quận Đông Ghouta hồi tháng Tám năm 2013, giết chết hơn 1.000 người.

Đây là lệnh bắt giữ quốc tế đầu tiên được ban hành đối với nguyên thủ Syria. Quân đội của ông Assad đã đáp trả các cuộc biểu tình bùng phát vào năm 2011 bằng sự đàn áp tàn bạo mà các chuyên gia Liên Hợp Quốc cho là tội ác chiến tranh.

Đây cũng là lệnh bắt quốc tế đầu tiên liên quan đến vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Ghouta, Mazen Darwish, luật sư và là nhà sáng lập Trung tâm Truyền thông và Tự do Ngôn luận Syria (SCM), cơ quan đệ trình vụ kiện ở Pháp, cho biết.

Syria phủ nhận họ đã sử dụng vũ khí hóa học nhưng một cuộc điều tra chung trước đó của Liên Hợp Quốc và Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học cho thấy chính phủ Syria đã sử dụng chất độc thần kinh sarin trong một cuộc tấn công hồi tháng 4 năm 2017 và đã nhiều lần sử dụng chlorine làm vũ khí.

“Tổng thống Syria phải chịu trách nhiệm cho nhiều tội ác ở Syria – nhưng chỉ với loại vũ khí này – khí độc sarin – thì không thể bỏ qua về sự dính líu của ông ấy,” Darwish nói với Reuters, lưu ý rằng cuộc tấn công này bắt buộc phải được sự phê chuẩn của tổng thống với tư cách là tư lệnh các lực lượng vũ trang.

Lệnh bắt các nguyên thủ quốc gia đương nhiệm là hiếm xảy ra vì họ thường được hưởng quyền miễn trừ truy tố. Tuy nhiên, theo luật pháp quốc tế, quyền miễn trừ đó có một số ngoại lệ nếu nguyên thủ đó bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại hay diệt chủng.

Tòa Hình sự Quốc tế hiện có hai lệnh bắt nguyên thủ quốc gia: một là nhằm vào Tổng thống Nga Vladimir Putin và một dành cho cựu Tổng thống Sudan Omar al-Bashir.

Ông Assad đã bị hầu hết các nước trong khu vực và phần còn lại của thế giới xa lánh trong hơn một thập kỷ, với một vài chuyến công du hiếm hoi tới Nga và Iran kể từ khi chiến tranh bùng nổ ở Syria vào năm 2011.

Chuyến thăm của ông tới Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hồi năm ngoái báo hiệu sự tan băng trong quan hệ song phương và sau đó là một loạt các hoạt động ngoại giao sau trận động đất chết chóc hồi đầu năm ở Syria.

Kể từ đó, ông đã được chào đón trở lại Liên đoàn Ả Rập và đi công du đến tận Trung Quốc.

Lệnh bắt cũng đã được tống đạt đến ông Ghassam Abbas, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học (SSRC), cơ quan thành lập chương trình vũ khí hóa học của Syria, và Bassam al-Hassan, người đứng đầu cơ quan an ninh và liên lạc.

Anh trai của Assad, ông Maher, bị coi là đồng lõa trong vai trò là người đứng đầu sư đoàn thiết giáp Đệ Tứ.

/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/phap-ban-hanh-lenh-bat-tong-thong-syria-bashar-al-assad/7356169.html


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2023-11-17

Hay à nha.

 



Hàn Quốc nhắm mục tiêu cấm ăn thịt chó

[Image: 7BEE5576-3255-41EA-A1C0-28ADA13E4A8F_cx0...3_r1_s.jpg]
Một nhà hoạt động vì quyền động vật Hàn Quốc nằm trong cũi để phản đối tập quán ăn thịt chó; Seoul, 11/8/2017.


Hàn Quốc đặt mục tiêu sẽ cấm ăn thịt chó và chấm dứt những tranh cãi về một tập quán lâu đời trong bối cảnh nhận thức về quyền động vật ngày càng tăng lên, một nhân vật đứng đầu về chính sách trong đảng cầm quyền cho biết hôm thứ Sáu 17/11.

Tập quán ăn thịt chó của người Hàn đã bị người nước ngoài chỉ trích vì việc này bị xem là tàn ác, và gần đây cũng vấp phải sự phản đối ngày càng tăng ở trong nước, đặc biệt là từ thế hệ trẻ.

Yu Eui-dong, người đứng đầu về chính sách của Đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền, phát biểu tại một cuộc họp với các quan chức chính phủ và các nhà hoạt động vì quyền động vật: “Đã đến lúc chấm dứt những mâu thuẫn xã hội và tranh cãi xung quanh việc tiêu thụ thịt chó bằng cách ban hành một đạo luật đặc biệt để chấm dứt việc đó”.

Yu nói rằng chính phủ và đảng cầm quyền sẽ đưa ra một dự luật trong năm nay để thực thi lệnh cấm, đồng thời nói thêm rằng với sự ủng hộ của lưỡng đảng, dự luật sẽ được thông qua ở quốc hội.

Bộ trưởng Nông nghiệp Chung Hwang-keun phát biểu tại cuộc họp rằng chính phủ sẽ nhanh chóng thực hiện lệnh cấm và trợ giúp tối đa có thể được để những người trong ngành sản xuất thịt chó đóng cửa hoạt động kinh doanh của họ.

Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee là người lớn tiếng chỉ trích việc tiêu thụ thịt chó và cùng với chồng bà, Tổng thống Yoon Suk Yeol, đã nhận nuôi những con chó hoang.

Các dự luật chống thịt chó trước đây đã thất bại vì sự phản đối của những người trong ngành và vì có những lo lắng về sinh kế của nông dân và chủ nhà hàng.

Lệnh cấm được đề xuất hiện nay sẽ bao gồm thời gian ân hạn ba năm và trợ giúp tài chính cho các doanh nghiệp chuyển đổi ra khỏi ngành này.

Ăn thịt chó là tập quán lâu đời ở bán đảo Triều Tiên và được coi là cách để xua tan cái nóng mùa hè.

Nhưng tập quán này đã giảm mức độ phổ biến đi rất nhiều so với trước đây ở Hàn Quốc, mặc dù một số người lớn tuổi vẫn ăn và được phục vụ trong một số nhà hàng.

Các nhóm bảo vệ quyền động vật hoan nghênh khả năng sẽ có lệnh cấm. Tổ chức Humane Society International (Xã hội Nhân đạo Quốc tế) nói trong một tuyên bố: “Một giấc mơ trở thành hiện thực đối với tất cả chúng ta, những người đã vận động hết mình để chấm dứt sự tàn ác này”.

Theo dữ liệu của chính phủ, Hàn Quốc có khoảng 1.150 trại nuôi chó, 34 lò mổ, 219 công ty phân phối và khoảng 1.600 nhà hàng phục vụ thịt chó.

Một cuộc thăm dò của Gallup Korea năm ngoái cho thấy 64% phản đối việc tiêu thụ thịt chó. Theo kết quả khảo sát, chỉ có 8% số người được hỏi đã ăn thịt chó trong năm qua, giảm từ mức 27% hồi năm 2015.

/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/han-quoc-nham-muc-tieu-cam-an-thit-cho/7359278.html


RE: Phản biện xã hội - TiểuHồLy - 2023-11-17

Thanks Ngũ CaCa đã đăng mấy cái news về tụi Hamas. Tulip4 

THL đọc đâu đó có nói Hamas aka khủng bố đương thời, thu thuế cao của những nhà buôn ở Dải Gaza. Rứa mà có nhiều người vẫn biểu tình và nghĩ là Hamas lo lắng giúp đỡ cho dân Palestine vì áp dụng theo câu, "Don't push them to the edge"; có ai pushing họ đâu, chỉ là họ muốn làm bá chủ nhưng không đủ sức nên bám vào những dây trầu bà mà leo.


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2023-11-18

Đầu gối sang ngang
 Cú né lỡ làng.  Lol







RE: Phản biện xã hội - 005 - 2023-11-18

(2023-11-17, 08:48 PM)TiểuHồLy Wrote: Thanks Ngũ CaCa đã đăng mấy cái news về tụi Hamas. Tulip4 

THL đọc đâu đó có nói Hamas aka khủng bố đương thời, thu thuế cao của những nhà buôn ở Dải Gaza. Rứa mà có nhiều người vẫn biểu tình và nghĩ là Hamas lo lắng giúp đỡ cho dân Palestine vì áp dụng theo câu, "Don't push them to the edge"; có ai pushing họ đâu, chỉ là họ muốn làm bá chủ nhưng không đủ sức nên bám vào những dây trầu bà mà leo.

 Chín chống chín không biết bao giờ dứt. Không ai chịu bỏ đi, chứ thật ra cả thế giới hùn lại mua cái đảo nào đó còn to hơn Gaza và West Jordan cho người Palestines ở thì chắc là xong chuyện. Nhưng hai bên đều nói đất của mình. Và kẹt thêm nữa là cả hai dân tộc không hiểu nhau, họ không nói cùng thứ tiếng nên không bao giờ thông cảm cho nhau. 

Hổm rày cả hai bên vẫn dội bom nhau. Con tin vẫn còn bị bắt giữ thì bên Do Thái cứ càn quét.  Và người cứ bỏ mạng. Disappointed-face4


RE: Phản biện xã hội - TiểuHồLy - 2023-11-18

(2023-11-18, 01:30 AM)005 Wrote:  Chín chống chín không biết bao giờ dứt. Không ai chịu bỏ đi, chứ thật ra cả thế giới hùn lại mua cái đảo nào đó còn to hơn Gaza và West Jordan cho người Palestines ở thì chắc là xong chuyện. Nhưng hai bên đều nói đất của mình. Và kẹt thêm nữa là cả hai dân tộc không hiểu nhau, họ không nói cùng thứ tiếng nên không bao giờ thông cảm cho nhau. 

Hổm rày cả hai bên vẫn dội bom nhau. Con tin vẫn còn bị bắt giữ thì bên Do Thái cứ càn quét.  Và người cứ bỏ mạng. Disappointed-face4

Chắc phải đỗ thừa do cái nghiệp đến thời dân hai nước phải trả, há Năm? Cả hai nhà cầm quyền; 1 thì cứ lâu lâu lấy cây chọt; 1 thì bị chọt hoài tức quá vỡ bờ. Nếu thế giới hùn lại mua đất cho dân Palestines ở thì cũng không ngăn cản tuyệt đối hận thù vốn đã ăn sâu tận xương tuỷ của hai nước đâu Năm. Thời xưa chiến tranh giữa Cộng Hoà và Cộng Sản đỡ hơn vì dân vẫn yêu thương mảnh đất chôn nhau cắt rún. Ly thấy sự tàn phá nhà cửa và chết chóc của bombs mà xót xa. Hình như Mỹ có kêu gọi ngừng bắn và tránh tàn sát dân lành, nhưng nhà cầm quyền Do Thái không quan tâm, chỉ muốn sang bằng tụi khủng bố, phải không Năm?


RE: Phản biện xã hội - TiểuHồLy - 2023-11-18

(2023-11-18, 01:24 AM)005 Wrote: Đầu gối sang ngang
 Cú né lỡ làng.  Lol





Phải chừa con đường backup chứ Năm.  Smiling-face-with-halo4


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2023-11-19

(2023-11-18, 03:07 PM)TiểuHồLy Wrote: Phải chừa con đường backup chứ Năm.  Smiling-face-with-halo4

 Ở tuổi 67? Bên mình (Đức) phụ nữ tới 63 hết đi làm rồi. Bên Việt Nam phụ nữ chỉ 56 tuổi là hưu trí. Rolling-on-the-floor-laughing4 
 Cũng nên nghỉ ngơi chứ, làm việc hoài cả đời không hưởng thụ chi heng? Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2023-11-19

(2023-11-18, 03:05 PM)TiểuHồLy Wrote: Chắc phải đỗ thừa do cái nghiệp đến thời dân hai nước phải trả, há Năm? Cả hai nhà cầm quyền; 1 thì cứ lâu lâu lấy cây chọt; 1 thì bị chọt hoài tức quá vỡ bờ. Nếu thế giới hùn lại mua đất cho dân Palestines ở thì cũng không ngăn cản tuyệt đối hận thù vốn đã ăn sâu tận xương tuỷ của hai nước đâu Năm. Thời xưa chiến tranh giữa Cộng Hoà và Cộng Sản đỡ hơn vì dân vẫn yêu thương mảnh đất chôn nhau cắt rún. Ly thấy sự tàn phá nhà cửa và chết chóc của bombs mà xót xa. Hình như Mỹ có kêu gọi ngừng bắn và tránh tàn sát dân lành, nhưng nhà cầm quyền Do Thái không quan tâm, chỉ muốn sang bằng tụi khủng bố, phải không Năm?

 Mỹ không có kêu gọi ngừng bắn luôn, mà kêu gọi "ngừng bắn có cơn", nói đùa chứ là có những giờ trong ngày ngừng bắn. Một trạng thái nhân đạo, cho ai chạy thì chạy, ai lo ăn uống ngủ nghỉ thì ăn uống ngủ nghỉ. Như THL nói màu đỏ không tô chân đó, người Do Thái và người Palestine không hiểu nhau bắt đầu từ ngôn ngữ, hai dân tộc hoàn toàn khác nhau, làm sao có chuyện một giọt máu đào hơn ao nước lã. Thật ra, cá nhân 5 cũng mong Do Thái quét sạch Hamas, hòa bình lập lại với phe chính phủ Palestine hiện tại, nhưng Do Thái cũng phải nới lỏng chế độ áp đặt lên Gaza và West Jordan vì lẽ con giun xéo lắm cũng quằn.


RE: Phản biện xã hội - TiểuHồLy - 2023-11-19

(2023-11-19, 12:23 AM)005 Wrote:  Ở tuổi 67? Bên mình (Đức) phụ nữ tới 63 hết đi làm rồi. Bên Việt Nam phụ nữ chỉ 56 tuổi là hưu trí. Rolling-on-the-floor-laughing4 
 Cũng nên nghỉ ngơi chứ, làm việc hoài cả đời không hưởng thụ chi heng? Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Chắc cổ vừa làm vừa hưởng thụ đó Năm. Ở bên Mỹ này, mấy bác lớn tuổi đa số ở nhà không biết làm gì chỉ ra vô thì buồn lắm. Vả lại cổ mang nghiệp cầm ca mừ. Ủng hộ cổ hén Năm?  Smiling-face-with-halo4 THL thích cổ hát lắm, nhất là cải lương đa.  Thumbs-up4


RE: Phản biện xã hội - TiểuHồLy - 2023-11-19

(2023-11-19, 12:30 AM)005 Wrote:  Mỹ không có kêu gọi ngừng bắn luôn, mà kêu gọi "ngừng bắn có cơn", nói đùa chứ là có những giờ trong ngày ngừng bắn. Một trạng thái nhân đạo, cho ai chạy thì chạy, ai lo ăn uống ngủ nghỉ thì ăn uống ngủ nghỉ. Như THL nói màu đỏ không tô chân đó, người Do Thái và người Palestine không hiểu nhau bắt đầu từ ngôn ngữ, hai dân tộc hoàn toàn khác nhau, làm sao có chuyện một giọt máu đào hơn ao nước lã. Thật ra, cá nhân 5 cũng mong Do Thái quét sạch Hamas, hòa bình lập lại với phe chính phủ Palestine hiện tại, nhưng Do Thái cũng phải nới lỏng chế độ áp đặt lên Gaza và West Jordan vì lẽ con giun xéo lắm cũng quằn.

Khó vẹn cả đôi bề há Năm? Khổ cái là Hamas thiết lập địa đạo, muốn quét sạch thì phải lật tung lên cả đất trời. THL có nghe câu, "Thà giết lầm còn hơn bỏ sót", có lẽ chính quyền Do Thái đang dụng chiêu này. News nói là Hamas đã lật đổ quyền hành của chính phủ Palestine từ năm 2007 thì phải. Chứ trước đó ông lãnh tụ hiền lắm. Hiện tại thì Hamas in control of Dải Gaza, nếu muốn quét sạch Hamas thì Gaza và dân Palentine chịu cảnh gió tanh mưa máu. Ước gì the miracle hiển hiện, Năm há?


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2023-11-19

(2023-11-19, 01:44 AM)TiểuHồLy Wrote: Ủng hộ cổ hén Năm?  Smiling-face-with-halo4

 No way. Winking-face4 Mình cũng thích giọng hát của ca sĩ Hương Lan. Nhưng không ủng hộ Hương Lan mặt nào cả. 3 năm trước nghe bà ấy phát ngôn về chính trị trên facebook, nghe buồn .... !