VietBest
Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Tôn Giáo (https://vietbestforum.com/forum-18.html)
+--- Forum: Phật Giáo (https://vietbestforum.com/forum-19.html)
+--- Thread: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" (/thread-15675.html)

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23


RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2021-12-23

Vì sao Phật Tử cần hiểu 24 duyên hệ?

Khi không được nghe cái này, bà con đọc 24 duyên rất là khó hiểu, rất là xa lạ. Khi học 24 duyên này được giải thích đàng hoàng, chúng ta sẽ nhận ra rất là nhiều chuyện.

  1. Chuyện thứ nhất, tôi chả là gì trong cuộc đời này nếu không có sự hỗ trợ của các điều kiện.
  2. Cái thứ 2, cái gì trên đời này cũng được có mặt nhờ sự giúp đỡ của vô số thứ khác, mà bản thân nó cũng là điều kiện để giúp đỡ cho cái khác có mặt. 
Cái gì trên đời này cũng là quả của cái khác, bản thân nó lại là nhân cho cái khác. Mình là con của má, nhưng mình lại là mẹ của con mình.

Chính vì ta hiểu con người trên đời này là sự giúp đỡ của bao nhiêu điều kiện, thì ta thấy mình chỉ là con số 0. Khi thấy mình là con số 0, mình sống bớt khổ tâm nhiều lắm. 

Khi là 1 cọng rơm, 1 tờ giấy thì từ lầu 10 rơi xuống không bị tổn thương. 

Phật dạy, sống trên đời này: 
  1. Con phải sống làm sao mà đối với trần cảnh con là 1 tấm lưới không bị gió nó cuốn. Gió thổi vào lưới nó bị sao ta, nó trớt quớt. 
  2. Con phải sống như là cái đầu kim: 6 căn như đầu kim, 6 trần như hột cải, hột cải không thể đứng trên đầu kim. 
  3. Con phải giữ 6 căn trên 6 trần như là nước trên lá sen, là nước đi đường nước mà sen đi đường sen. 
Có như vậy con mới được an lạc. Còn đàng này con dễ bị thọc, bị click quá nên con đau khổ suốt đời.


https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=RZky6BgYVEA&abt=H%E1%BB%97+T%C6%B0%C6%A1ng%2C+T%C6%B0%C6%A1ng+%C6%AFng+v%C3%A0+Quy%E1%BB%81n+Duy%C3%AAn




Phải học Luật Duyên Hệ Duyên cùng với Luật Duyên Sinh 

... chỉ khi áp dụng Luật Duyên Hệ Duyên vào Luật Duyên Sinh thì bạn mới có thể hiểu một cách đúng đắn Luật Duyên Sinh. Bởi vậy, bạn phải học Luật Duyên Hệ Duyên cùng với Luật Duyên Sinh. Đây là điều rất quan trọng.



Niết Bàn 

Luật Duyên Hệ Duyên dạy chúng ta rằng: Tất cả chúng sinh và tất cả vật vô tri trên thế gian này khởi sinh tùy thuộc vào điều kiện, không có cái gì khởi sinh mà không điều kiện. Bất kỳ cái gì khởi sinh, Vật Chất hay Tâm, phải có điều kiện cho nó khởi sinh. 

Trong Giáo Pháp của Đức Phật không có gì khởi sinh từ cái không, không có gì khởi sinh mà không có điều kiện. Đó là trên thế gian, nhưng ... 

... có một cái được Đức Phật dạy là không có điều kiện; đó là Niết Bàn. Niết Bàn không có điều kiện.


http://vietbestforum.com/editpost.php?pid=404563
p 36, post # 528


RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2021-12-27

Tín Hạnh Nguyện

Còn các bậc đại trí họ thấy rồi họ phát Bồ đề tâm, Bồ đề tín, Bồ đề hạnh rồi Bồ đề nguyện. Bất cứ việc gì muốn được cái gì thì phải có đủ ba cái Tín, Hạnh, Nguyện. 
  1. Bồ đề tín là một niềm thâm tín, chánh tín khít khao thiết tha. 
  2. Bồ đề hạnh là tu cái gì thuộc về Ba la mật thì tu hết.
  3. Bồ đề nguyện là sắt son không thay đổi. 
https://www.toaikhanh.com/videotext.php?vid=OKdxxwYiZFc&abt=Vi+di%E1%BB%87u+ph%C3%A1p


RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2022-01-11

Lỗi mình, lỗi người

Dễ thay thấy lỗi người,
Lỗi mình thấy mới khó,
Lỗi người, ta phanh tìm,
Như sàng trấu trong gạo.
Còn lỗi mình, che đậy,
Như kẻ gian dấu bài.

(Pháp cú 252)


RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2022-01-11

Kinh Tăng Chi số 043 - Liên Tục Suy Tưởng

Đời sống này ngắn lắm, chúng ta chỉ nên làm những chuyện cần thiết. Vì thế, không cần phải đảnh lễ chào hỏi quá nhiều.

--ooOoo--

Trong Kinh Đức Phật dạy chúng ta có những cái điều sau đây mà chúng ta phải liên tục suy tưởng mỗi ngày, nếu chúng ta tin Phật, học Phật và hành theo lời Phật, đó là người tu Phật liên tục nhớ rằng mỗi ngày khi mà thức giấc, cái tâm niệm đầu tiên là phải nhớ đến 5 điều sau đây, và trong suốt một ngày một đêm sau đó, cứ quởn là phải nhớ đến 5 điều sau đây:

1. Ta chắc chắn phải già nếu ta không chết trẻ,
2. ta chắc chắn phải bệnh, bệnh ít bệnh nhiều chứ không ai không có,
3. ta chắc chắn sẽ phải chết, 
4. chắc chắn là ta sẽ lìa xa những người, những vật, những nơi chốn mà mình thương thích,
5. ta hoàn toàn là người chịu trách nhiệm 100% tất thảy những gì ta nói, làm và suy tư trong từng phút giây. (Tôi nhắc lại trong từng phút giây chứ không phải là trong từng giờ, trong từng ngày, trong từng tháng, trong từng năm.)

https://www.toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/Paltalk%202018/KTC.Kinh%20T%C4%83ng%20Chi%20s%E1%BB%91%20043


--ooOoo--


Thế Tôn lời dạy tỏ tường
Năm điều quán tưởng phải thường xét ra:

1/ Ta đây phải có sự già,
Thế nào tránh khỏi lúc qua canh tàn.

2/ Ta đây bệnh tật phải mang,
Thế nào tránh khỏi đặng an, mạnh lành.

3/ Ta đây sự chết sẵn dành.
Thế nào tránh khỏi tử sanh đến kỳ.

4/ Ta đây phải chịu phân ly,
Nhơn vật quý mến ta đi biệt mà.

5/ Ta đi với nghiệp của ta,
Dù cho tốt xấu tạo ra tự mình,
Theo ta như bóng theo hình,
Ta thọ quả báo phân minh kiết tường.





RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2022-01-14

Đức Phật Siêu Việt và Vĩ Đại

Mỗi khi nói đến chữ Phật, chúng ta phải hiểu: Phật là một đấng hoàn toàn Giác Ngộ. Đức Phật là đấng Toàn Giác

  1. Một trong những nghĩa của Toàn Giác ở đây là phải Giác Ngộ bằng nỗ lực của chính mình, bằng khả năng của chính mình, không có sự hỗ trợ của một người nào, một vị trời nào. Đây là đặc tính vĩ đại của một vị Phật. 
  2. Đức Phật là người hoàn toàn trong sạch. Tâm hoàn toàn trong sạch cũng là một đặc tính vĩ đại của Ngài.
  3. Một đặc tính khác của Đức Phật là Chánh Biến Tri, có nghĩa là hiểu biết tất cả mọi sự, không giới hạn. Nhờ vậy, Đức Phật biết một cách chính xác cần phải dạy cái gì, dạy như thế nào, và lúc nào cần dạy. 
Pháp
  1. Không làm việc ác nào
  2. Vun bồi các việc lành
  3. Thanh lọc tâm ý
Đó là lời chư Phật dạy.

Thanh lọc tâm ý qua Giới Định Tuệ .  Giới sinh Đinh. Định sinh Tuệ . 

Tuệ có nghĩa là thấy rõ bản chất thật sự của sự vật, và do đó hiểu rõ được Tứ Diệu Đế.

Tăng

Tăng là những vị cống hiến nhiều thời gian của mình vào việc học tập và thực hành giáo pháp. Tăng, Ni có nhiều điều kiện thuận lợi hơn người cư sĩ trong việc nghiên cứu, học hỏi, thực hành và duy trì Pháp Bảo. 


https://theravada.vn/phat-phap-can-ban-phan-1-gioi-thieu/


RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2022-01-17

Chánh Tư Duy là Chánh Hướng Tâm

Yếu tố Chánh Tư Duy đã hài hòa trong sự thực hành hay hài hòa với các yếu tố khác vào lúc Giác Ngộ như thế nào?

Chú Giải, giải thích rằng: Chánh Tư Duy đã đặt tâm trên đối tượng Niết Bàn vào lúc Giác Ngộ, đưa tâm vào đề mục Niết Bàn hay đưa tâm đến chỗ lấy Niết Bàn làm đối tượng. Nếu bạn hiểu về Vi Diệu Pháp, bạn sẽ dễ hiểu những điều tôi hướng dẫn. 

Theo Vi Diệu Pháp, Chánh Tư Duy là tâm sở Tầm (vitakka: áp đặt hay hướng tâm vào đối tượng). Tâm sở Tầm, (vitakka) có đặc tính đưa tâm đến đối tượng. Do yếu tố Tầm mà tâm đi đến đối tượng hay tâm đụng vào đối tượng, hoặc tâm leo lên đối tượng. Như vậy, Chánh Tư Duy (hay đúng hơn Chánh Hướng Tâm) là tâm sở đưa tâm đến đối tượng. Nếu tâm sở này không đưa tâm đến đối tượng, thì tâm sẽ không kinh nghiệm được đối tượng, và do đó tâm sẽ không thấy hay hiểu biết đối tượng. Như vậy, điều thiết yếu là Chánh Tư Duy đưa tâm đến đối tượng. Một khi tâm ở trên đối tượng thì sẽ có Chánh Kiến. Do đó, muốn cho Chánh Kiến khởi sinh thì điều thiết yếu là phải có Chánh Tư Duy (hay Chánh Hướng Tâm) đưa tâm đến đối tượng.

Như vậy, Chánh Tư Duy thật ra không có nghĩa là tư duy hay suy nghĩ; dầu cho đó là những suy nghĩ thiện như: Suy nghĩ về sự Dứt Bỏ, suy nghĩ về Từ Ái (mettā), suy nghĩ về tâm Bi Mẩn (Karunā). Trong thực hành Chánh Tư Duy là một tâm sở có khả năng đưa tâm đến đối tượng. 

Ngay cả trong khi đang hành thiền, nếu Chánh Tư Duy không đưa tâm đến đối tượng thì tâm sẽ không ở trên đối tượng, và tâm sẽ không biết: đây là Vật Chất, đây là Tâm, đây là khởi sinh, đây là hoại diệt v.v… Như vậy, Chánh Tư Duy hay Chánh Hướng Tâm là một yếu tố rất quan trọng trong Bát Chánh Đạo, hay là một yếu tố rất quan trọng trong tám yếu tố. 

Thật vậy, Chánh Tư Duy là một yếu tố rất quan trong, nhờ nó mà Chánh Kiến khởi sinh; bởi thế hai tâm này tạo thành một nhóm. Đó cũng là lý do tại sao người ta nói: Chánh Tư Duy nằm trong nhóm Chánh Kiến.

Bát Chánh Đạo

A/ TUỆ HỌC:

1/ Chánh Kiến:

Chánh Kiến có nghĩa là 
  1. hiểu biết về Khổ, 
  2. hiểu biết về nguyên nhân của khổ, 
  3. hiểu biết về sự chấm dứt khổ, và 
  4. hiểu biết về con đường đi đến nơi dứt khổ. 
2/ Chánh Tư Duy (Chánh Hướng Tâm):

Chánh Tư Duy thật ra không có nghĩa là tư duy hay suy nghĩ . Khi đang hành thiền, nếu Chánh Tư Duy không đưa tâm đến đối tượng (Tầm) thì tâm sẽ không ở trên đối tượng, và tâm sẽ không biết . Như vậy, Chánh Tư Duy là Chánh Hướng Tâm, nhờ nó mà Chánh Kiến khởi sinh; bởi thế hai tâm này tạo thành một nhóm.


B/ GIỚI HỌC:

3/ Chánh Ngữ:

Chánh Ngữ là ngăn ngừa Tà Ngữ .

4/ Chánh Nghiệp:

Chánh Nghiệp có nghĩa là nguyện ngăn ngừa gìn giữ, thu thúc để không phát sinh sự sát sinh, trộm cắp, tà dâm. Đó là giữ giới

5/ Chánh Mạng:

Chánh Mạng có nghĩa là tránh xa những nghề nghiệp không chân chánh


C/ ĐỊNH HỌC:

6/ Chánh Tinh Tấn:

  1. ngăn ngừa những bất thiện tâm chưa sinh khởi, 
  2. loại trừ những bất thiện tâm đã sinh khởi, 
  3. khởi sinh những thiện tâm chưa sinh khởi, 
  4. phát triển những thiện tâm đã sinh khởi.
7/ Chánh Niệm:

Niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp, nhưng không phải thực hành cùng lúc, chỉ chú tâm đến đối tượng đang xuất hiện trong hiện tại và nổi bật mà thôi.

8/ Chánh Định:

Chánh Định có nghĩa là 4 tầng thiền (Jhana):
  1. tầng thiền thứ nhất, 
  2. tầng thiền thứ nhì, 
  3. tầng thiền thứ ba, 
  4. thiền thứ tư.
cho thiền Định và cho 4 Đạo Tâm .


https://theravada.vn/phat-phap-can-ban-phan-i-bat-chanh-dao/


RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2022-01-25

Luật Nhân Quả:

Ngài U Silananda dạy Luật Nhân Quả gồm 3 phần:
  1. Luật Nghiệp Báo: posts #731-740, p 49-50
  2. Lý Duyên Sinh: posts #741-742, p 50
  3. Luật Duyên Hệ Duyên: posts # 526-528, p 36
Phải là một vị Phật Toàn Giác mới biết đến sự hiện hữu của Luật Nhân Quả và có khả năng khai sáng chúng ta .  Nếu không, chúng ta sẽ giải thích hoặc đoán chừng có một vị Thượng Đế nào đó cho chúng ta sự sống hoặc cho rằng mọi sự ngẫu nhiên mà thành .

12 Nhân Duyên:

1/ Ngài U Silananda viết cuốn sách dạy riêng về 12 nhân duyên được tìm thấy tại:
https://theravada.vn/muoi-hai-nhan-duyen-dan-nhap/
https://theravada.vn/book/muoi-hai-nhan-duyen-pa%e1%b9%adicca-samuppada-thien-su-u-silananda/
2/ Ngài Piyadassi, posts #483-483, p 33
3/ Ngài Narada, posts #490-491, p 33


RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2022-01-25

Bốn pháp hỗ trợ 

  1. Niệm Tâm Từ (post #747, p 50)
  2. Niệm Ân Đức Phật, 
  3. Niệm Cơ Thể Ô Trược, và 
  4. Niệm  Sự Chết
https://theravada.vn/phat-phap-can-ban-phan-i-thien-tu-ai-niem-tam-tu/


RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2022-01-31

Tam Quy


Bạn gặp một tu sĩ của tôn giáo khác, vị này không phải bà con của bạn, vị này cũng không phải thầy của bạn, bạn cũng chẳng sợ hãi gì vị này, nhưng bạn nghĩ rằng: đây là một người tu hành, dù thuộc tôn giáo khác đi nữa cũng đáng cho ta kính trọng nên bạn đảnh lễ vị đó.  Như vậy bạn có đứt Tam Quy không? 

Chú Giải không giải thích điều này, bạn muốn làm sao thì tùy bạn, bạn phải tự quyết định lấy.  Tôi nghĩ rằng: bao lâu bạn không xem người này là vị thầy có thể dẫn dắt mình ra khỏi vòng luân hồi sinh tử thì bạn sẽ không đứt Tam Quy, hoặc bạn không xem người này là vị thầy dạy bạn hành thiền, giúp bạn thoát khỏi những phiền não trong tâm thì bạn không đứt Tam Quy


Cách sử dụng lợi tức theo lời Phật dạy

1/ Cách chia làm 4 phần:

Chắc các bạn đã biết Đức Phật dạy cách sử dụng lợi tức của mình một cách tốt đẹp bằng cách phân chia thành nhiều phần.  Phần đầu tiên để sử dụng cho cuộc sống của mình, phần thứ hai và thứ ba để dùng làm vốn buôn bán làm ăn.  Phần thứ tư để dành phòng khi trái gió trở trời hoặc gặp hoạn nạn.  Như vậy bạn phải chia lợi tức của bạn thành bốn phần.  Hai mươi lăm phần trăm để tiêu xài cho mình và gia đình, năm mươi phần trăm để phát triển việc làm ăn.  Hai lăm phần trăm còn lại bỏ vào trong ngân hàng để phòng ngừa khi gặp điều gì bất trắc.  

2/ Cách chia làm 5 phần:

Nhiều khi Đức Phật dạy tiền của kiếm được nên chia làm năm phần.  Phần đầu tiên để nuôi sống chính mình (bỏ vào lỗ trống), phần thứ hai để phụng dưỡng cha mẹ (trả nợ cũ), phần thứ ba để nuôi dưỡng con cái (cho vay nợ mới), phần thứ tư để dành phòng thân (đào lỗ để dành), phần thứ năm để bố thí cúng dường, giúp đỡ người bị bệnh tật tai nạn, thiên tai (rải trên mặt đất).  


https://theravada.vn/phat-phap-can-ban-ii-hai-loai-quy-y/ 


RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2022-02-06

abc wrote:

Phật có dạy cách sử dụng tài sản cho người tại gia , điển hình như kinh Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt , bạn phải học mới không hiểu lầm
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong31.htm

  1. cái gì cũng buông được , không phải buông là không có, buông theo cái nghĩa không dính mắc , phụ thuộc , luỵ 
  2. chỉ có cái mình cần, không phải cái mình muốn.
----------

Thanks-sign-smiley-emoticon


RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2022-02-06

Ôn lại bài cũ:

Xả ít, vui ít.
Xả nhiều, vui nhiều.
Xả tất cả, vui trọn vẹn.

Khi sân, không xả.

Luật Nghiệp Báo rất công bình.

--ooOoo--

(Quán 5 triền cái) Jack Kornfield - Obstacles are Part of the Path (post #801, p 54)

Watch carefully for it. 
  1. Notice how it begins and what precedes it.
  2. Notice if there is a particular thought or image that triggers this state. 
  3. Notice how long it lasts and when it ends. 
  4. Notice what state usually follows it. 
  5. Observe whether it ever arises very slightly or softly. 
  6. Can you see it as just a whisper in the mind? See how loud and strong it gets. 
  7. Notice what patterns of energy or tension reflect this state in the body. 
  8. Become aware of any physical or mental resistance to experiencing this state. 
  9. Soften and receive even the resistance. 
  10. Finally sit and be aware of the breath, watching and waiting for this state, allowing it to come, and observing it like an old friend.
jackkornfield.com


RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2022-02-10

Giáo lý Duyên Khởi dạy về 

  1. nguyên lý nhân quả và 
  2. tam tướng của vạn hữu và đồng thời cũng 
  3. vạch ra con đường giải thoát sinh tử


Thường kiến

Thường kiến gồm có 3 trường hợp tiêu biểu: 
  1. Tin vào một cái tôi vĩnh cửu
  2. Tin vào một đấng bề trên tối thượng toàn quyền sinh sát
  3. Tin vào một cứu cánh thoát khổ nào đó đi ngược lại lý nhân quả


Đoạn kiến

Đoạn kiến gom gọn trong 3 trường hợp: 

  1. Ahetukaditthi vô nhân kiến cho rằng mọi thứ ngẫu nhiên mà có, không do nhân quả gì hết
  2. Akiriyaditthi vô hành kiến cho rằng thiện ác giống hệt nhau chỉ là hành động mà thôi, mỗi người có thể tha hồ sống và hành động theo ý thích. 
  3. Natthikaditthi vô hữu kiến cho rằng những gì mình không thể chứng minh, không thấy biết được thì là không có thật chẳng hạn như các vấn đề nhân quả báo ứng, luân hồi tái sinh, sự hiện hữu của Thánh nhân, của các loài khuất mặt.


Tám ngàn tỉ nhân duyên

Khi mà mình thường trực sống trong cái nhận thức mọi thứ do duyên giả hợp mà có thì cái thái độ của mình trong cuộc đời này đối với các trần cảnh chắc chắn sẽ khác đi. Tôi nhắc lại nếu mình chỉ nhận thức trên kinh nghiệm sách vở chữ nghĩa thì từ chương thì nó giúp mình không được nhiều lắm so với người không biết gì thì có đó, nhưng so với 1 hành giả thì chưa thấm.

Phải là 1 hành giả phải sống trong quán chiếu trong nhận thức thường xuyên, thường trực để thấy rằng mình là đồ lắp ráp, mọi thứ do duyên mà có. Duyên đây tới 1 tỷ duyên chứ không phải 3 duyên 5 duyên mà tới 1 tỷ duyên. Tôi đã nói không biết bao nhiêu lần cái duyên mà trong kinh kể là kể đại khái, còn duyên thực tế mà chúng ta quán chiếu nó nhiều lắm. Chỉ đưa cái tay lên cầm tách trà hớp 1 ngụm thôi thì nó có tới 8 ngàn tỉ nhân duyên mình mới hớp được cái ngụm trà đó. Không biết các vị còn nhớ cái đó không?

Muốn hớp được 1 ngụm trà phải có vô số nhân duyên chứ còn 8 ngàn tỉ là ít nha. Ví dụ như bây giờ trong 1 xứ sở như Sirya hay là Iraq, các vị nghĩ coi có thể bình tâm thanh thản mà ngồi uống trà hay không? Tôi thì không rồi đó. Tôi dứt khoát là không bởi vì tôi không biết nó nổ lúc nào. Rồi bây giờ tôi 1 vợ 3 con ở tại VN mà bây giờ biển bị nhiễm độc như vậy bà xã tôi không biết đi chợ ăn cái gì, thì quý vị tưởng tượng tôi là 1 người chồng 1 người đàn ông 1 vị gia trưởng, 1 trụ cột trong gia đình, tôi có thể bình tâm ngồi uống trà hay không? Quý vị làm được, tôi không làm được.

Như vậy thì chuyện xã hội, chuyện chính trị, chuyện tôn giáo bây giờ về Phật pháp Phật giáo trong đạo mình có nhiều tai tiếng, mình là 1 người Phật tử mình nghe mình có vui hay không? Sức khỏe của mình, mình bị nhức đầu chóng mặt, nhức răng, đau lưng, bác sĩ nghi ngờ mình bị sạn thận, nghi ngờ mình bị xơ gan, nghi ngờ mình bị siêu vi B, A gì nè. Thì với những cái đó quý vị có thể bình tâm mà ngồi uống từng ngụm trà, rung chân làm thơ hay không? Tôi thì không nha.

Cho nên vợ con phải OK, gia đạo OK, xã hội OK, đất nước OK, khu vực OK, rồi tài chánh phải OK. Dĩ nhiên chữ OK ở đây là quý vị phải hiểu mỗi người có kiểu OK riêng nhưng mà tối thiếu nó phải OK ở mức độ nào đó tôi mới có thể ngồi uống trà được nha.

Cho nên khi 1 hành giả tuệ quán họ quán chiếu họ thấy ồ thì ra đây là ý muốn giơ tay, từ ý muốn này mình mới giơ tay mình lên ý muốn là DANH, cái tay giơ lên là SẮC. Trước khi giơ tay là cái gì ta? Là ngứa, cái ngứa đó là KHỔ THỌ, cái muốn gãi đó là TÂM THAM, rồi từ tâm tham đó nó mới dẫn đến chuyện là tôi muôn gãi, rồi tôi muốn gãi mới dẫn đến chuyện là cái đầu tôi mới cử động tôi mới xê dịch, tôi mới nhúc nhích bàn tay, bắt đầu tôi gãi, gãi nó đã chính là TÂM THAM. Ngứa là SÂN nhưng cái đã là THAM.



https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=kOO8cH8nMGA&abt=Kinh+Ph%E1%BA%A1m+V%C3%B5ng


RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2022-02-22

Sư Toại Khanh giảng

Hai điều tâm niệm:

  1. Mọi thứ đều do duyên mà có,
  2. rồi cũng do duyên mà mất. 
https://youtu.be/BdBacGWl_Dk


Năm Giới và Địa Ngục 

Vi  phạm 5 giới cũng đủ để đẩy ta vào địa ngục.

https://youtu.be/YCeyOTqm7Fk


Thiện và Bất Thiện

Sự có mặt của tâm thiện đã là an lạc, khoan nói đến báo ứng của đời sau .
Sự có mặt của tâm hờn giận sản si bản thân nó là đau khổ, chưa nói đến báo ứng đời sau .

Người ta đối xử tệ bạc với mình là nhân xấu của người ta, và là quả xấu của mình . Hãy để mọi việc dừng lại ở đấy .

https://youtu.be/YCeyOTqm7Fk


RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2022-03-05

Sư Giác Đẳng Giảng 10 Kiết Sử  (post #787, p 53)

(Ngũ triền cái là năm màn ngăn che làm cho con người không thấy được tâm mình tham lam, sân hận, trảo cử, hôn trầm, nghi ngờ. Năm triền cái là chướng ngại chính cản trở sự thành công trong hành thiền và phát tuệ giải thoátgồm tham dục; sân hận; hôn trầm-thuỵ miên; trạo cử-hối quá; và nghi ngờ)

Kiết sử nghĩa là dây trói buôc.
10 kiết sử: 10 sợi dây trói buộc chúng sanh trong Tam Giới, gồm 
  1. thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, 
  2. dục ái, sân
  3. sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, phóng dật và vô minh. 
Các tầng thánh:
  1. Sơ quả, là vị thánh Tu đà hườn đoạn trừ được 3 kiết sử đầu là thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ
  2. Nhị quả, là vị thánh Tư đà hàm giảm nhẹ dục ái và sân
  3. Tam quả, là vị thánh A na hàm đoạn trừ được dục ái và sân
  4. Tứ quả,  là vị thánh A la hán đoạn trừ 5 kiết sử còn lại (sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, phóng dật, vô minh) 

MƯỜI KIẾT SỬ 

Thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ là 3 cái nhìn sai về cuộc sống .

1. Thân kiến: cái nhìn liên hệ đến Ngã .
"Ngũ uẩn là ta, ta là ngũ uẩn. Ở trong ngũ uẩn có ta và trong ta có ngũ uẩn”. Thí dụ khi nghe ai nói nặng xúc chạm tự ái ta thấy tức giận, nhưng nếu người khác bị xúc phạm không phải là ta thì không sao. Điều đó có nghĩa là ‘cảm thọ là ta, ta là cảm thọ, trong cảm thọ có ta’. 

  1. Khi nó thuộc về ta thì ta có cảm giác khác: có thân kiến ở trong ngũ uẩn 
  2. Nếu nó của người khác thì ta có cảm giác khác: không có thân kiến ở trong ngũ uẩn.
Ví dụ: Sắc uẩn (đẹp, xấu), thọ uẩn (phản ứng khi gây gổ), tưởng uẩn (Việt Nam có 4000 năm văn hiến), hành uẩn (đúng, sai, cộng sản, tư bản), thức uẩn (nghe, ngửi, nếm, đụng): Ta chấp cái này của mình, cái kia của mình, nhưng thực sự, không phải vậy .

a/ 'Ngũ uẩn là ta’: Ngũ uẩn đáng lẽ nó là một thế giới khách quan nhưng ta biến nó thành thế giới chủ quan. Quí Phật tử đi chùa lâu nói chùa này là chùa của mình, mấy sư này là sư của mình --> chủ quan thay vì khách quan .

b/ 'Ta là ngũ uẩn’  tức là một sự áp đặt lên đó. Thí dụ ta thấy người khác lấy lá cờ VN làm cái gì đó thì ta thấy quan niệm về ngã tính chúng ta áp đặt ngay lập tức. Tức lúc đó không phải ‘ngũ uẩn là ta’ mà là ‘ta là ngũ uẩn’.

c/ 'Ở trong ngũ uẩn có ta và trong ta có ngũ uẩn' tức là chúng ta nói lên sự hàm chứa. Ta không nắm thế giới này trọn vẹn nhưng trong đó có cơ sở của ngã tính. Như quí vị sống ở Houston, quí vị không thể nói Houston là tôi được. Nhưng đi đâu mà quí vị nghe ai chê Houston không ra gì là quí vị giận, là tự ái vì ‘ở trong đó có ta’. Mà quí vị nghe người ta chửi thành phố Atlanta hay Miami thì ta không thấy gì, vì ‘ở trong đó không có ta’. Đó cũng là thân kiến.


(Xem thêm: Sư Pháp Chất - Diệt trừ thân kiến (#70-79) pp 5-6)

2. Hoài nghi: Hoài nghi kiết sử là trạng thái không có định hướng. Nếu không biết phải làm gì thì mình đừng làm gì hết; nhưng thực tế khi chúng ta không biết phải làm gì thì ta làm rất nhiều thứ. Khi nào ta tìm được hướng đi rõ rệt thì ta có thể ta ngồi trong im lặng hơn là vẫy vùng như vậy

Lúc đó chúng ta mới hiểu ý nghĩa chữ ‘hoài nghi’ và tại sao đức Phật nói đó là sự cột trói trong cuộc đời. Vì chúng ta chạy ngược chạy xuôi làm rất nhiều việc trong cuộc đời là vì ta không biết cái chân giá trị thực sự của cuộc sống là gì, cái hướng nào là hướng nên đi, nên ta cứ mãi như vậy.

3. Giới cấm thủ:  Khi tin điều gì nhưng thiếu chánh kiến, ta có giới cấm thủ .


4 và 5. Dục ái và sâncó nghĩa là "thích và không thích" . Cần chứng quả hai bậc (Tư đà hàm và A na hàm) mới diệt được hai kiết sử này . Thích thì chụp lấy, không thích thì đẩy ra . Nếu không có gì để nắm lấy hoặc buông bỏ thì ta sẽ cảm thấy đời sống trống vắng .

6 – 7. Sắc ái và vô sắc áiSắc ái và vô sắc ái là trạng thái vốn để thay thế dục áiMột vị đã đoạn dục ái thường rơi vào tình trạng còn bám víu sắc ái và vô sắc ái. Bám víu cái gì tế nhị, cái gì thuộc về ý niệm mà chính những thứ này vẫn tiếp tục ràng buộc ta.

Mục tiêu sau cùng của chúng ta là sống trong tất cả nhưng không đắm nhiễm tất cả thì chắc chắn phải vượt qua sắc ái và vô sắc ái.

8. Ngã mạnNgã mạn là sự so sánh (hơn, thua, bằng):  

Trường hợp 1: Hơn người và tự cho mình hơn / bằng / thua người:
1) Hơn ỷ hơn.
2) Hơn ỷ bằng.
3) Hơn ỷ thua.

Trường hợp 2: Bằng người và tự cho mình hơn / bằng / thua người:
4) Bằng ỷ hơn.
5) Bằng ỷ bằng.
6) Bằng ỷ thua.

Trường hợp 3: Thua người và tự cho mình hơn / bằng / thua người:
7) Thua ỷ hơn.
8) Thua ỷ bằng.
9) Thua ỷ thua.

(*) Cho mình hơn người / bằng người / thua người gọi là Ngã Mạn (Seyyomasmīti ādinā manatīti: Mano).

9. Phóng dật
  1. Phóng dật là trạng thái bay nhảy từ cảnh giới này sang cảnh giới khác, từ đối tượng này sang đối tượng khác.
  2. Dù sự thay đổi đó không tệ hơn hoặc không tốt hơn nhưng chúng ta vẫn muốn thay đổi.
10. Vô minh:
  1. Vô minh tức là có những giây phút trong đời sống mà chúng ta không nhìn thấy được khi ta không phát huy được chân thực trí. 
  2. Chân thực trí của mình giống như tấm kiếng có gì bị mờ mà không dùng được. 
  3. Đạo Phật diễn tả vô minh là những giờ phút chúng ta quên mình, không thấy được nhân quả của vấn đề, không thấy được thực tướng của vấn đề.
Mười kiết sử này nằm sẵn trong tâm mỗi chúng ta . Muốn cắt chúng rất khó .


RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2022-03-05

Đơn Vị Gốc (Dục Giới, Bốn Khổ Cảnh)

Khi mình có thấy sợ sanh tử thì mình mới bắt đầu nhàm chán sự có mặt ở đời này. Tôi đã nói không biết bao nhiêu lần có sanh về cõi nào đi nữa, sống lâu bao nhiêu đi nữa thì cũng có lúc mãn thọ. 

Mà mãn thọ là sao? 
Là nó hết còn sống ở đó nữa, nó trở về với đơn vị gốc . 

Có nhiều người trong room cứ tưởng cái đơn vị gốc là cái chữ tôi nói đùa, không phải, là có thiệt. 

Đơn vị gốc có nghĩa là (trừ ra Thánh nhân) còn lại hễ là phàm phu thì anh có đi đâu đi bao xa, cuối cùng anh phải trở về Dục Giới. Đó là luật. 

Và anh có đắc thiền gì hay không không cần biết mà anh mãn thọ rồi thì anh trở về Dục Giới này thì anh cũng phải tiếp tục sống với cái tâm dục giới nha. Đó là luật.

Và cái tâm Dục Giới ở đây đa phần thời gian trong 1 ngày là anh phải sống 90% tâm bất thiện – 12 tâm bất thiện, còn 8 tâm đại thiện nói cho vui thôi, chứ trong một ngày như vậy một người không biết đạo có được bao nhiêu lần sống bằng tâm thiện ?  Tiếc vô cùng! Đừng có tự gạt mình, đừng có tự dối lòng. Thật sự là hiếm hoi lắm, một ngày mình sống toàn là buông cái này bắt cái kia, không tham thì giận, không tham thì giận, không giận thì tham.

Cho nên 
  1. phiền não là đơn vị gốc, 
  2. cõi Dục Giới là đơn vị gốc và 
  3. Bốn khổ cảnh: địa ngục, a tu la, ngạ quỷ, bàng sanh nó là đơn vị gốc của đơn vị gốc. 
Có nghĩa là 
  1. Các cõi Dục Giới là đơn vị gốc của Tam Giới, 
  2. Bốn khổ cảnh là đơn vị gốc của Dục Giới. 
Gốc là sao? Có nghĩa là 
  1. anh đi đâu rồi cuối cùng anh cũng phải về đó dầu muốn dầu không anh cũng phải về . Cái đó gọi là gốc. 
  2. Cái đó là cố quận của anh, cái đó là quê cha đất tổ của anh, anh phải nhớ cái đó .
Đó là lý do tại sao mà mình ớn sanh tử, bởi vì đi đâu thì đi, cuối cùng vẫn phải trở về đơn vị gốc. 

Còn quý vị hỏi tôi tại sao, tôi chỉ trả lời 1 cách vắn tắt đó là 
  1. sức hút của phàm tánh, 
  2. sức hút của dòng luân hồi, 
  3. đó là sức hút tự nhiên nhiều đời nhiều kiếp 
  4. mình đã quen như vậy, nó trở thành quán tính rồi.
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=kOO8cH8nMGA&abt=Kinh+Ph%E1%BA%A1m+V%C3%B5ng