Sưu tầm các món chay - Printable Version +- VietBest (https://vietbestforum.com) +-- Forum: Main Room (https://vietbestforum.com/forum-1.html) +--- Forum: Nấu Ăn / Nhà Bếp (Cooking / Kitchen) (https://vietbestforum.com/forum-2.html) +--- Thread: Sưu tầm các món chay (/thread-24487.html) |
RE: Sưu tầm các món chay - Chân Nguyệt - 2024-01-24 Lấy bông vạn thọ làm cà rem https://m.youtube.com/shorts/MacIONAJgaQ Sửa bông giấy. https://m.youtube.com/shorts/vUNFvMKPRks .. .. RE: Sưu tầm các món chay - Chân Nguyệt - 2024-01-26 Lẩu khổ qua đón Tết https://m.youtube.com/watch?v=EhWECiuwXU8 .. RE: Sưu tầm các món chay - Chân Nguyệt - 2024-01-30 Ớ bột https://m.youtube.com/shorts/dXGejkazdXE RE: Sưu tầm các món chay - Chân Nguyệt - 2024-01-31 Bánh men Ấn Độ? https://m.youtube.com/shorts/tT4oLk02PW4 .. RE: Sưu tầm các món chay - Chân Nguyệt - 2024-02-01 Các món chay đón Tết https://m.youtube.com/watch?v=2eJRmrhmf0g .. RE: Sưu tầm các món chay - Chân Nguyệt - 2024-02-01 Thứ ba, 21/10/2014, 00:11 (GMT+7) Thơm giòn bánh khoai mì nướng than Chiếc bánh được nướng chín vàng ươm tỏa hương thơm nức, ăn kèm là nước cốt dừa béo ngậy càng làm tăng thêm sức hấp dẫn cho món ăn.
Nguyên liệu: Advertisement - 450 g khoai mì củ (sắn) - 150 g đậu xanh cà - 85 g đường cát trắng - 1 thìa canh sữa đặc - 200 ml nước cốt dừa pha sẵn - 2 tép đầu hành lá - 1 chén canh bột năng - 2 thìa canh đường, 1/4 thìa cà phê muối Cách làm: Advertisement - Đậu xanh hấp chín, xay nhuyễn. Khoai mì bỏ vỏ, ngâm trong nước lạnh khoảng vài giờ đồng hồ rồi rửa sạch, đem hấp chín. - Xay hoặc tán nhuyễn khoai mì. Cho đậu xanh, sữa đặc, đường, bột năng, nước cốt dừa làm sẵn vào trộn đều, sau đó để bột nghỉ trong khoảng vài phút. - phần còn lại coi ở link https://ngoisao.vnexpress.net/thom-gion-banh-khoai-mi-nuong-than-3094307.html .. .. RE: Sưu tầm các món chay - Chân Nguyệt - 2024-02-02 Cúng ông Táo bằng cá chép kiểu mới HÀ NỘIThay cho cá chép sống hoặc cá vàng mã, mâm lễ cúng ông Táo của nhiều gia đình xuất hiện cá chép làm từ thạch rau câu, xôi, chè trôi nước, bánh bao hoặc chả. Ngày cuối tháng 1, chị Đặng Thùy, 39 tuổi ở quận Nam Từ Liêm chuẩn bị một mâm cỗ chay để tiễn ông Táo vè trời. Mâm lễ của gia đình chị năm nay không có ba con cá chép sống như tục lệ mà được thay thế bằng đĩa thạch rau câu tạo hình cá. Tiền vàng mã và ba bộ mũ áo giấy cũng bị lược bỏ. Chị Thùy cho biết những thay đổi này do chị không muốn sát sinh, chán cảnh vừa thả cá xuống hồ đã có người chờ kích điện hoặc giăng lưới. Đốt vàng mã vừa lãng phí vừa ô nhiễm môi trường. Xem toàn màn hình Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của chị Phạm Hòa ở quận Hà Đông hôm 2/2. Ảnh: Hòa Phạm Advertisement Sáng 2/2 (ngày 23 tháng Chạp), chị Phạm Hòa, 37 tuổi, ở quận Hà Đông dành hai tiếng để chuẩn bị một mâm cỗ cúng gồm gà, nem, giò, cá lăng rang muối, rau xào, hỏi, canh mọc. Riêng cá chép được thay bằng đôi bánh cá, xôi xanh hoa sen và thạch thanh long đỏ hình cá để cúng ông Táo. Thói quen không cúng và thả cá chép được chị Hòa duy trì 13 năm nay, từ khi lập gia đình. Chị Hòa giải thích nơi sống không gần sông, hồ, nhiều khu vực nước bẩn, không thể phóng sinh nên quyết định cúng xôi tạo hình cá, bánh hoặc thạch tạo hình cá để thuận tiện, mâm cỗ thêm màu sắc. Quyết định này được bố mẹ hai bên ủng hộ, sau đó các cụ cũng làm theo. "Tôi quan niệm cúng lễ là thành tâm, cố gắng chuẩn bị tươm tất nhất có thể. Riêng một số tục lệ có thể thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh", chị Hòa nói. Advertisement Top 10 Places To Visit In Austria 00:31 / 06:02 Copy video url Play / Pause Mute / Unmute Report a problem Language Share Vidverto Player [/url] [url=https://vidverto.io/] Chị Minh Ngọc ở phường Ngọc Thụy, quận Long Biên cho biết vài năm gần đây bắt đầu cúng xôi cá hoặc bánh thạch. "Các sản phẩm phỏng hình cá chép cúng vào 23 tháng Chạp rất đẹp và bắt mắt, sau khi thắp hương xong có thể xin thụ lộc. Đây cũng là món ăn các bạn bé nhà tôi rất yêu thích nên bản thân cũng ưu tiên lựa chọn", chị Ngọc nói. Con chị Minh Ngọc đứng lễ sau khi cùng mẹ làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo tại nhà riêng ở quận Long Biên, hồi cuối tháng 1. Ảnh: Đỗ Minh Ngọc Số gia đình tại Thủ đô chọn cúng cá chép làm từ xôi, thạch, bánh trôi hoặc chả như gia đình chị Đặng Thùy, Phạm Hòa hay Minh Ngọc không ít. Khảo sát của VnExpress từ đầu tháng 1 các dịch vụ cung cấp sản phẩm có hình cá chép được quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội. Riêng các chợ truyền thống bày bán mặt hàng này khoảng hai tuần nay. Bà Trần Phương Nga, nghệ nhân văn hóa ẩm thực làng nghề Việt Nam, cho biết nhu cầu làm cá chép cúng ông Công ông Táo từ thạch và các sản phẩm khác xuất hiện khoảng 3-4 năm nay và có xu hướng ngày càng phổ biến. "Nguyên nhân là nhiều gia đình ở thủ đô không gần ao hồ, khó thả cá hoặc lo bị đánh bắt, kích điện. Một số người sau khi phóng sinh lại vứt túi nilon bừa bãi trên vỉa hè, dưới sông hồ gây ô nhiễm. Trong khi các dòng bánh thạch cá chép sau khi cúng có thể thụ lộc, làm món tráng miệng, chống ngán", bà Nga nói. Bên cạnh việc sáng tạo các kiểu dáng thạch cá mới đáp ứng nhu cầu của người dân, bà Nga cũng làm thêm các khuôn làm thỏi vàng bày trí cùng. Nghệ nhân cho rằng việc làm thỏi vàng từ thạch khi cúng có thể thay cho vàng mã, thuận tiện cho các gia đình sống ở chung cư không gian chật chẹp, phòng chống cháy nổ, tránh láng phí. Mâm cỗ chay cúng 23 tháng Chạp có thạch cá chép được chị Đặng Thùy ở quận Nam Từ Liêm thực hiện cuối tháng 1. Ảnh: Đặng Thùy Từng chia sẻ trên VnExpress, nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Trần Đình Sơn cho biết, tết ông Công ông Táo đã có lịch sử mấy nghìn năm với mục đích sâu xa là nhắc nhở mọi người biết sống theo đúng luân thường, đạo lý. Tuy nhiên ngày nay cuộc sống hiện đại chuộng hình thức, khoe mẽ làm làm phai nhạt các giá trị truyền thống. Hàng năm đến dịp này lại dậy sóng việc đốt vàng mã tràn lan và phóng sinh bừa bãi. Theo ông Sơn, hóa vàng và thả cá là hai tập tục dân gian đã có từ lâu. Người dân được hóa vàng theo quy định của nhà nước. Tuy nhiên không nên hóa vàng theo kiểu đốt quá nhiều làm ô nhiễm môi trường. Quan niệm dân gian là thả cá chép cung cấp phương tiện cho ông Táo về trời. Còn thả cá trong nhà chùa là phóng sinh. Việc phóng sinh không có gì xấu nếu là cứu những con vật quý, các con vật sắp bị giết thịt về tự nhiên. Việc thả những loài vật, nhất là loài gây hại môi trường hoặc thả cá bừa bãi, xả rác ra môi trường là không đúng với quan điểm dân gian, cũng như nhà Phật. Quỳnh
https://vnexpress.net/cung-ong-tao-bang-ca-chep-kieu-moi-4707953.html... 24 RE: Sưu tầm các món chay - Chân Nguyệt - 2024-02-02 . RE: Sưu tầm các món chay - Chân Nguyệt - 2024-02-05 Danh mục món ăn
3 cách làm miến trộn chay thơm ngon không dính, không nhão đơn giản tại nhà [/url] 14851 lượt xem [url=https://www.dienmayxanh.com/vao-bep/cach-lam-mien-tron-chay-thom-ngon-khong-dinh-khong-nhao-2160#boxRating] Ngoài bún, phở, hủ tiếu,... thì miến là một món đặc trưng của người Việt Nam. Hôm nay, hãy cùng Điện máy XANH vào bếp thực hiện ngay món miến trộn chay đặc biệt để cả nhà cùng thưởng thức nhé! Xem nhanh
1. Miến trộn chay
Miến dong 200 gr Rau bó xôi 100 gr Nấm bào ngư 100 gr Cà rốt 500 gr Nấm mèo khô 2 cái Gia vị thông dụng 10 gr(nước tương/đường/dầu hào/hắc xì dầu/hạt nêm/mè rang) Cách chọn nguyên liệu tươi ngon
[/size] Cách chế biến Miến trộn chay
Trộn miến Cho vào chảo 1 muỗng canh nước tương, 1/2 muỗng canh dầu hào, 1/2 muỗng canh hắc xì dầu, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh nước lọc rồi trộn đều, nấu cho tan hỗn hợp. Kế đến cho vào chảo 1 ít dầu ăn, trộn đều. Sau đó, cho miến vào và trộn đều để miến thấm gia vị. Tắt bếp, chọn 1 dĩa to và múc miến ra dĩa. Tiếp theo, cho cải bó xôi, cà rốt, nấm mèo, nấm bào ngư lên phía trên và sắp xếp sao cho đẹp mắt. Cuối cùng rắc lên một ít mè rang ở giữa đĩa miến Thành phẩm Khi ăn bạn dùng đũa trộn đều lên và thưởng thức. Bạn sẽ cảm nhận được trong miến có vị thanh mát của rau củ, nấm và vị thơm thơm, béo béo của mè rang.Hãy cùng thực hiện ngay cho cả nhà cùng thưởng thức món miến trộn chay thơm ngon này nhé! em ngay bếp ga âm đang giảm giá CỰC SỐC RE: Sưu tầm các món chay - Chân Nguyệt - 2024-02-05 Miến trộn nấm đông cô chay
Miến 100 gram Nấm đông cô 50 gram Nấm mèo 30 gram Chả lụa chay 50 gram Cà rốt 50 gram Cải thìa 50 gram Đậu hũ chiên 30 gram Hành Boaro 3 cây Gia vị 1 ít(dầu hào chay/ nước tương/ hạt nêm chay/ đường/ tương ớt) Dụng cụ thực hiện Cách chọn mua nấm đông cô ngon Đối với nấm khô Bạn nên chọn loại nấm đông cô chắc, không bị đứt gãy, màu sáng và không có vết mốc. Nên chọn mua nấm ở cơ sở uy tín, nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Tránh mua nấm khô có mùi hôi, xuất hiện các vết thâm hay các đốm nâu, hoặc bị đen. Đối với nấm tươi
Hình nguyên liệu [/size] Cách chế biến Miến trộn nấm đông cô chay
RE: Sưu tầm các món chay - Chân Nguyệt - 2024-02-05 Miến trộn chay (Công thức được chia sẻ từ Tiktok Bếp chay XANH)
Miến dong 200 gram Chả chay 1/2 cây Đậu hủ trắng 150 gram Nấm mèo 20 gram Rau muống 100 gram Giá 50 gram Hành Boaro 2 cây Đậu phộng 40 gram Gia vị thông thường 10 gram(nước tương/đường/tiêu xay/ớt xay/hạt n Hình nguyên liệu Cách chế biến Miến trộn chay (Công thức được chia sẻ từ Tiktok Bếp chay XANH)
RE: Sưu tầm các món chay - Chân Nguyệt - 2024-02-05
RE: Sưu tầm các món chay - Chân Nguyệt - 2024-02-05 Bên trong nhà hàng Chay thực dưỡng giữa lòng TP HCM OM Eatery là nhà hàng chay theo đuổi phong cách thực dưỡng, mang cây xanh vào nhà kèm những mùi hương thư giãn từ xả, hoa cho khách dùng bữa. Xem toàn màn hình OM Eatery nằm giữa trung tâm quận 1, xung quanh là các địa danh như chợ Tân Định, nhà thờ Tân Định, đường Đinh Công Tráng, khu vực ẩm thực lâu đời, bánh xèo... khách bộ hành có thể kết hợp tham quan và trải nghiệm ẩm thực. Nhà hàng sở hữu thiết kế không gian phủ cây xanh tạo cảm giác thân thiện với thiên nhiên, yên bình, thoáng mát. Vật liệu gỗ, mây, đất nung, đá tự nhiên... cũng khiến thực khách đến đây thoải mái, ấm cúng hơn. Hương thơm cũng là điểm nhấn khi bước chân vào nhà hàng chay này. Mùi xả, chanh quyện với các loài hoa phảng phất khắp không gian giúp thực khách dùng bữa thư thái hơn, đồng thời tạo nét đặc trưng riêng cho OM Eatery. Lý giải về tên gọi, đại diện nhà hàng cho biết, OM trong câu chú "OM Mani padme hum" nghĩa là chúc bình an, cũng tượng trưng cho "ôm" - tình thương, sự thấu hiểu, vị tha. Ngoài ra, trong ẩm thực Việt Nam, các món om như om dưa, om cà tím… cũng là nguồn cảm hứng cho tên gọi nhà hàng. Advertisement Thực đơn tại OM Eatery đa dạng món ăn từ Việt Nam đến Á - Âu, như soup nấm truffle, kale salad xốt thơm, pate saffron, sâm tiềm đại bổ, lẩu sâm đông trùng, bánh xèo, bánh khọt, cơm chiên vị Huế, chuối om nghệ… Đặc biệt, nhà hàng còn có các món kết hợp Á – Âu được sáng tạo bởi đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp như cơm trái dừa đút lò, cuốn gạo lứt trái bơ, nấm bào ngư sốt mắm ngò, phở nấm thố đá... Với hơn 80 món ăn trong thực đơn, đội ngũ đầu bếp OM Eatery luôn cố gắng chế biến công phu, tỉ mỉ để món ăn tới thực khách được trọn vẹn nhất. Nguyên liệu chế biến được tinh tuyển từ địa phương và nhập khẩu theo quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo vệ sinh và độ tươi ngon. Trong đó, rau củ quả đầu vào của OM Eatery được đội ngũ sáng lập tuyển chọn từ các nhà cung cấp rau sạch, từ nông trại đảm bảo tiêu chuẩn cao nhất. Bên cạnh đó, bếp trưởng sẽ kiểm tra lại tình trạng nguồn nhập hàng mỗi ngày, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào luôn trong tình trạng hoàn hảo nhất, trước khi tiến hành chế biến. Advertisement Top 10 Places To Visit In Austria 00:08 / 06:02 Copy video url Play / Pause Mute / Unmute Report a problem Language Share Vidverto Player [/url] [url=https://vidverto.io/] Với quy trình sáng tạo, chế biến món ăn theo tiêu chuẩn cao, anh Nguyễn Phương Tiến - nhà sáng lập OM Eatery quan niệm, ăn chay là một trải nghiệm ẩm thực kiểu mới, một lựa chọn lối sống lành mạnh. "Lối sống lành mạnh đơn giản là bắt đầu từ thói quen nạp ít các nguồn đạm động vật. Thay vào đó là dinh dưỡng từ thực vật, đặc biệt từ sâm, nấm quý và các loại thảo dược", vị đại diện nói. Nhà hàng cũng cố gắng thay đổi định kiến ăn chay là đơn điệu, ăn nhạt, nguyên liệu cơ bản như tinh bột, đậu hũ, ít dinh dưỡng… OM Eatery mong muốn tạo ra món chay mà người ăn mặn cũng hài lòng, có thể thưởng thức trọn vị. Do đó, các đầu bếp tại đây khéo léo kết hợp gia vị, nguyên liệu tinh tuyển cùng kỹ thuật nấu nướng, sáng tạo cách trình bày ấn tượng. Món ăn tại OM Eatery ra đời là kết hợp giữa các yếu tố: hương, sắc, vị. Xem tiếp ở link này . ..https://vnexpress.net/ben-trong-nha-hang-chay-thuc-duong-giua-long-tp-hcm-4708324.html. RE: Sưu tầm các món chay - Chân Nguyệt - 2024-02-05 Sáng 5/2 (tức 26 tháng Chạp), bà Mỹ Quyên, quận Bình Tân, chạy xe lên chợ mua bánh trái lựu, xép và đồ trang trí bàn thờ. Các loại bánh này thường bán theo cân, giá khoảng 300.000 đồng/kg. "Tôi mua 6 bánh trái lựu cho cả họ hàng cúng giao thừa, hết nửa triệu đồng. Với người hoa, mấy bánh này không thể thiếu trong dịp Tết Âm lịch", vị khách 65 tuổi nói. Ở gian hàng kế bên, chị Nguyễn Thị Thu Vui, quận 5, mua tám cái bánh đường có hình trái đào về cúng Tết với giá hơn một triệu đồng. "Chồng tôi người Hoa nên mấy năm nay đều ra chợ này mua sắm đồ cúng Tết", chị Vui nói. Advertisement Top 10 Experiences Of My Life 01:16 / 13:08 Copy video url Play / Pause Mute / Unmute Report a problem Language Share Vidverto Player [/url] [url=https://vidverto.io/] Bấm để lật ảnh sau/trước Bánh đường cũng là mặt hàng bán chạy ngày Tết, giá từ 40 đến 120.000 đồng một cái. Bánh làm từ những khối đường ngọt có nhiều màu sắc, thường có thỏi vàng, hình rồng, đào tiên, quýt, bưởi, hoa sen... Bánh tổ có hình dáng dẹp tròn được làm từ bột nếp với đường rồi hấp chín, thường có hai màu trắng và vàng được in chữ đỏ ở mặt trên. Bánh có giá khoảng 25.000 - 100.000 đồng một cái tuỳ kích thước. Gọi theo tiếng Hoa thì bánh tổ tên là bánh dính, để gia đình cùng ăn sẽ gắn kết với nhau. Bên cạnh đó, tên bánh còn đồng âm với "niên cao" có nghĩa là năm mới tốt đẹp hơn. Vì thế, món này không thể thiếu trong mâm cúng năm mới của người Hoa. Bánh phát tài có chất liệu dạng xốp giống bánh bông lan. Nguyên liệu chính là bột gạo lên men, được nướng cho đến khi xòe thành bốn múi như bông hoa. Tên bánh trong tiếng Hoa cũng là một từ đồng âm khi vừa diễn tả quá trình hình thành của bánh "nở ra", đồng thời cũng là "phất lên". Bánh cúng dịp năm mới để cầu sự thịnh vượng, may mắn trong công việc. Bấm để lật ảnh sau/trước Trong chợ còn bán thêm bánh đào tiên, bánh bao cũng là những món đồ cúng dịp năm mới của cộng đồng người Hoa ở TP HCM. Theo tiểu thương, một tuần trước Tết người mua bán tấp nập trên đường Phùng Hưng. Tuy nhiên, khoảng thời gian nhộn nhịp nhất là ngày 30 Tết, trước thời khắc giao thừa Xem tiếp ở link này https://vnexpress.net/cho-banh-truyen-thong-nguoi-hoa-o-sai-gon-nhon-nhip-ngay-tet-4708943.html .. RE: Sưu tầm các món chay - Chân Nguyệt - 2024-02-06 Món xôi đen vừa ngon vừa bổ có thể bạn chưa biết Thứ năm, 29/09/2016, 22:09 GMT+7 Xôi đen là món ăn quen thuộc trong ngày lễ Thanh Minh tảo mộ hàng năm của dân tộc Sán Dìu nổi tiếng với độ dẻo, thơm, và bổ dưỡng cho sức khỏe.
Sở dĩ xôi có màu đen vì được đồ cùng với lá sau sau, một loại cây rừng không phải dễ tìm, phải mất nhiều thời gian mới gom đủ lá để nấu xôi. Người dân tộc Sán Dìu sẽ lên núi lượm những lá sau sau ngon nhất đem về để nấu xôi. Lá sau sau dùng làm nguyên liệu nấu xôi phải là lá bánh tẻ, thơm phức, chọn những chiếc lá đủ tiêu chuẩn để xôi có màu đen đẹp mắt. Món xôi đen hấp dẫn Khi thời tiết bắt đầu ấm dần, trên rừng, những cây sau sau lan tỏa hương thơm, thú mùi hương rất đỗi thân quen với người dân tộc. Cây sau sau vươn cao, lá thường có 3 cánh hoặc 5 cánh, theo kinh nghiệm của người dân thì lá sau sau 5 cánh thì khi làm xôi sẽ có hương vị ngon hơn. Sơ chế lá sau sau không hề khó, chỉ cần băm nhỏ, giã đều tau rồi ngâm nước để ra nhựa sau đó lấy gạo nếp ngâm với dung dịch nhựa sau khoảng 10 tiếng đồng hồ phải đảm bảo sau đó gạo có màu xanh thẫm. Lá sau sau dùng làm xôi đen Tour du lịch Tam Đảo | Khách sạn Vĩnh Phúc[/size] Khi đồ xôi có thể thêm nước cốt dừa để hương vị đậm đà nhưng không nên cho nhiều quá vì sẽ át mất mùi hương của lá sau sau. Hạt xôi càng chín càng đen bóng lại, đơm ra đĩa bày lên mâm cỗ trông rất đẹp mắt. Ăn một miếng xôi có thể cảm nhận mùi thơm của lá rừng. Người dân tộc ở Vĩnh Phúc thường lấy lá sau sau vào tháng 3 để làm xôi bởi thời điểm này hái lá sau sau là ngon nhất. Xôi đen để lâu vẫn dẻo thơm và càng đen bóng. Và do lá sau sau có chất đặc trưng nên làm cho xôi không bị thiu, có thể để nhiều ngày vẫn sử dụng được. Thế nên với người Sán Dìu thì xôi đen là thức ăn dự trữ cho những chuyến đi xa, đi rừng sâu, đi làm nương, tảo mộ. Trong ngày Tết thanh minh của người Sán Dìu món ăn này không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của người dân tộc Sán Dìu ở nơi đây. Món xôi đen Tam Đảo[/size] [size=undefined]Xem tiếp ở link này [/size] [size=undefined]https://dulichvietnam.com.vn/mon-xoi-den-vua-ngon-vua-bo-co-the-ban-chua-biet.html#google_vignette[/size] [size=undefined]...[/size] Cây này mọc dài dài trong vài khu phố, chắc xuân tới mình bẻ thử mớ má để nấu xôi đen coi ra sao ?? Lá của blue berry củng nấu thành xôi đen, lá đâu mà bẻ ? |