Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - Printable Version +- VietBest (https://vietbestforum.com) +-- Forum: Tôn Giáo (https://vietbestforum.com/forum-18.html) +--- Forum: Phật Giáo (https://vietbestforum.com/forum-19.html) +--- Thread: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" (/thread-15675.html) |
RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2021-10-27 Trung Bộ Kinh 9 "Chánh Tri Kiến"
https://www.saigon.com/anson/uni/u-kinh-trungbo/trung09.htm Chánh tri kiến có nghĩa là:
Nội dung Kinh (Sư Toại Khanh tóm lược): Ngài Xá Lợi Phất nêu rõ tất cả những vấn đề giáo lý quan trọng nhất và đề nghị một hướng đi căn bản nhất:
RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2021-10-27 Chúng sanh là Phật sẽ thành Mình coi tất cả chúng sanh là Phật nhưng mình cũng phải có sự cẩn trọng. Bởi Phật có những vị gần thành, có vị lâu thành.
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=YNnojGPEY98&abt=Ch%C3%A1nh+tri+ki%E1%BA%BFn RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2021-10-31 Phương Pháp Tránh Những Trường Hợp Chết Phi Thời Cái chết xảy ra do bốn nguyên nhân, là (1) thọ mạng đã mãn, (2) nghiệp lực chấm dứt, (3) sự kết hợp của hai nguyên nhân trên, và (4) cái chết phi thời do một nghiệp lực (là đoạn nghiệp – upacchedakakamma) – làm gián đoạn. Loại chết sau cùng (chết phi thời) ngày nay rất phổ biến vì hầu hết mọi người đều sống một cách liều lĩnh, khinh suất. Cẩu thả trong lối sống là nguyên nhân chính của những cái chết phi thời. Những ai muốn sống cho đến hết thọ mạng của mình cần phải giữ gìn cuộc sống với chánh niệm và trí tuệ. --ooOoo--
Cách Giúp Người Sắp Chết Trong Giờ Phút Lâm Chung
Theo: Chánh kiến và NghiệpKhi một người bị bệnh đang dần dần chết một cái chết tự nhiên, các vị thầy tổ, bạn bè và thân quyến của họ có thể giúp cho những đối tượng tốt xuất hiện trong thị lực của người sắp lâm chung ấy. Khi biết chắc rằng người bệnh không thể hồi phục được,
Như vậy, khi giây phút lìa đời đến gần, vào lúc người bệnh đang nhìn thấy ánh sáng và hoa quả cúng dường trước Đức Phật, ngửi mùi hương trầm ngào ngạt, nghe những lời pháp bảo, thì tử tâm sẽ phát sinh trước khi những đối tượng này biến mất. Vì lẽ đó những tư duy thiện của giây phút cuối cùng này thuộc về thiện nghiệp, người chết chắc chắn sẽ tái sinh vào những cảnh giới tốt. Bởi thế các vị thầy tổ, bạn bè và thân quyến phải có trách nhiệm giúp cho những đối tượng thiện xuất hiện đến tâm người sắp chết trong lúc họ vẫn còn khả năng hướng tâm mình vào những đối tượng này. Tác Giả: Ngài Ledi Sayadaw và Nhiều Tác Giả khác Chuyền ngữ sang tiếng Việt: Tỳ kheo Pháp Thông Tu Niem Xu. nguồn: thienvienphuocson.net ---------------------------------------------------------- Cám ơn sis Xí Xọn . http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=21862&pid=392223#pid392223 Post #8 RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2021-11-05 Định Nghĩa của Hướng Thượng ‘Hướng thượng’ nghĩa là
Hồi Hướng và Phước Được Cho Không Biếu Không Trưa này có một đám tang, sư trụ trì kêu tôi giảng. Tôi có nhắc lại định nghĩa chữ hồi hướng thôi. Tôi muốn noí rằng mình muốn nhận được phước hồi hướng của người ta thì lúc còn sống phải có cái lòng mình ok, sẵn sàng. Quan trọng lắm. Giống như mưa thì không phân biệt, đất, cỏ thấm nhưng chỗ miếng plastic thì không thấm nước mưa được. Miếng plastic không thấm vì nó đã không sẵn sàng. Hồi mình còn sống, lòng mình không sẵn sàng thì khó lắm. Tôi nói này các vị hoan hỷ. Tính theo giờ ở Mỹ bây giờ có rất nhiều chùa đang làm khóa lễ đại chúng, kể cả Bắc Tông. Họ đang làm lễ, đang cầu nguyện “Nhất thiết giới chúng sanh...” trong đó có mình rồi, mà vì cái lòng mình không sẵn sàng. Đêm hôm đang ngủ mà cảm thấy lòng cô độc lẻ loi thì nhớ là bên VN đang trai tăng, người ta đang tụng Kinh ở bển “Chúng sanh ba giới bốn loài ...” trong đó có mình rồi. Cái lòng mình bất cứ lúc nào chỉ cần biết đang có người hồi hướng đến nhất thiết chúng sanh là trong đó có mình rồi. Cho nên lúc nào, tôi nói là every time trong ngày, lúc nào mình muốn có phước cũng được hết. Mình biết hiện giờ là đang có rất, rất là nhiều người đang hồi hướng cho mình, 24/24 chớ tôi không nói là 12 hay 18/24 trên trái đất hình bầu dục này. Tôi dám nói như vậy. Đó là chưa nói những người tu tại gia. Họ đi làm về tối họ cũng tụng, cũng hồi hướng cho mình. Có đó mà lòng mình không có nhận. Cho nên bất cứ lúc nào mình muốn là có thêm phước, free, phước free đó. Phước free là sao? Tức là mình nghĩ bây giờ người ta đang hồi hướng cho mình là tự nhiên mình vui. Mà rất nhiều người chớ không phải một hai người. Trong đó có những vị hòa thượng ngồi thiền rồi họ xả cho mình; Mà mình không nhận vì sao? Vì lòng mình là một miếng plastic mưa xuống không rớt vô được. Lúc sống mình tập mở lòng ra thì lúc chết mình mới mở lòng ra được. https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=urvWVuSlw_M&abt=%C4%90%E1%BA%A1i+kinh+s%C6%B0+t%E1%BB%AD+h%E1%BB%91ng RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2021-11-15 Đức Phật Vĩ Đại Đức Phật vĩ đại là vì:
Chư Phật Cực Kỳ Lợi Lạc Chư Phật hiếm nhưng mà lại cực kỳ lợi lạc vì:
Ý Nghĩa của Tam Bảo
Khi tâm trì trệ, cần làm gì ?
Bí quyết trau dồi một thiện pháp nào đó
Cần giữ Thiện Pháp Chánh Niệm vì
Làm phước Khi chưa có biết đạo: Làm phước:
Giới cấm thủ Giới cấm thủ là chấp chặt vào cái đường lối hành trì
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=1KCeoNCm6yc&abt=Kinh+An+Ban+Th%E1%BB%A7+%C3%9D RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2021-11-19 Duyên Sinh và Duyên Hệ Duyên sinh dạy cho ta biết vì đâu ta có mặt trên đời, và nhờ các điều kiện. Duyên hệ dạy cho ta biết mối liên quan giữa các điều kiện ấy với nhau. https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=RFOub0UMdgQ&abt=Duy%C3%AAn+H%E1%BB%87+v%C3%A0+Con+%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng+Tu+Ch%E1%BB%A9ng Luật Duyên Hệ Duyên cũng là luật thiên nhiên được Đức Phật khám phá ra, và sau khi khám phá ra Ngài làm hiển lộ bằng cách giảng giải cho chúng sinh biết. Luật Duyên Hệ Duyên là luật tinh vi, chi ly hơn hai Luật Nghiệp Báo và Luật Duyên Sinh.
Trong Paṭṭhāna, có hai mươi bốn Duyên hay điều kiện hay hai mươi bốn cách thức sự vật liên hệ với nhau hay điều kiện với nhau. Hai hiện tượng Nhân và Quả:
Tại sao vòng sanh tử đáng sợ ?
http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=15534&page=36 Posts #526-528, p 36 RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2021-11-24 Duyên Hệ và Con Đường Tu Chứng (posts #622-624, p 42) Pháp môn tuệ quán chính là kỹ thuật sống thường nhật . Duyên sinh dạy cho ta biết vì đâu ta có mặt trên đời, và nhờ các điều kiện. Duyên hệ dạy cho ta biết mối liên quan giữa các điều kiện ấy với nhau. Vòng sanh tử đáng sợ vì:
1. Buổi đầu còn muốn đuổi muốn mời: còn có Thiện - Ác - Buồn – Vui. 2. Tu đến một lúc không còn mời không còn đuổi, chỉ còn Sanh và Diệt. Đại Bi là gì ? Giúp được thì giúp, bất kể bản thân. Đó mới là Đại Bi. 5 hạng người trên thế gian:
Vô gián duyên: Từng mắt xích duyên khởi mà mình học mấy ngày nay nó cũng thúc đẩy nhau bằng sự liên tục. Tu hành có nghĩa là:
Tiền sanh duyên: là lực đẩy của cái trước, nó tác động cho cái sau được có mặt. Hậu sanh duyên: là lực đẩy của cái sau nó tác động cho cái trước được có mặt. Những gì mà you làm ngay bây giờ, dầu là một câu nói thôi, you không có ngờ là nó sẽ để lại một cái hậu quả cho cái tiếp theo, và đồng thời nó có thể vừa là nhân mà nó vừa là quả. Vô hữu duyên: là nhờ vào sự vắng mặt của cái A mà cái B mới có mặt. Sự có mặt của một hạnh lành là nó sẽ xóa sổ nhiều cái xấu. Câu sanh duyên: là nhờ cái sự xuất hiện đồng thời của A và B mà cả hai mới đủ điều kiện có mặt. Hiện hữu duyên: là nhờ sự có mặt của cái này thì cái kia mới có mặt, như nhờ có những hạnh lành này mà các hạnh lành khác mới có cơ hội phát triển . Thiền duyên: là lực đẩy . Lực đẩy có được từ việc đốt cháy hay xóa bỏ cái gì đó, gồm có 7 cái lực, 7 sức đốt: Tầm – Tứ - Hỷ - Lạc – Định – Ưu – Xả. Nghiệp duyên: là lực đẩy của chủ ý trong mọi hành động lớn nhỏ. Đạo Duyên: Mỗi phút trôi qua, dầu muốn dầu không ta cũng đang kín đáo, âm thầm có mặt trên một con đường dẫn về đâu đó, tùy cái nội dung của giây phút đang sống (thích, ghét, không thích không ghét). Cái thích và ghét ấy được gọi là Đạo Duyên. Học Thuộc Lòng Cứ học như con nít vậy: trước hết là
Nhân Quả
Tu Tứ Niệm Xứ là có lúc tu với nhân, có lúc tu với quả. Là sao ? Tu với nhân :
Còn tu qua quả là sao, là
- Tu là quan sát mình đang sống với What và How, How Long, và How Much. - Tu là giữ lại cái cần và bỏ đi cái thừa. RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2021-11-26 Cách Bớt Thù Oán Trong Cuộc Sống Có ba cách:
Post # 953 RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2021-11-29 Suy nghĩ “Cái trong nắm tay luôn nhỏ hơn cái trong vòng ôm. Cái trong vòng ôm luôn nhỏ hơn cái trong tầm mắt. Cái trong tầm mắt luôn nhỏ hơn cái trong suy nghĩ.” https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=orBnYFjv_3w&abt=Thi%E1%BB%81n+Duy%C3%AAn+v%C3%A0+%C4%90%E1%BA%A1o+Duy%C3%AAn RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2021-11-29 Duyên Toàn bộ thế giới này được thiết lập và cấu tạo trên một cái chữ duyên. Không có một thứ gì trên đời này ngẫu nhiên mà có, mọi thứ có được dựa vào vô số điều kiện . Ta gọi các điều kiện ấy là duyên. Duyên gồm có 2 thứ đó là duyên trợ sinh và duyên trợ lực.
RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2021-12-02 Bát Chánh Đạo
Tam học:
Thân - Khẩu - Ý:
Chánh Kiến:
Chánh Niệm:
--ooOoo--
Biết có 3 :
--ooOoo--
Như vậy cái biết có ba : Biết bằng thức có sáu, biết bằng tưởng có ba, và biết bằng trí có ba. Đúng chưa ? Thì cái biết bằng tưởng có ba là : mình đã học rồi, là biết bằng dục tưởng. Hồi nãy tôi có hỏi là trong ba cái biết đó mình sống bằng cái biết nào ? Cái thức và tưởng. Vậy trong ba cái tưởng ta sống nhiều bằng cái tưởng nào ? Bằng dục tưởng. Khi học vậy mình mới thấy mình nhục đúng không ? Mình lựa cái gì thấp mình xài không à. Có học mình mới thấy mình tào lao cỡ nào. Còn mình không học, làm được gì mình cũng tưởng mình hay.
Khi học giáo lý rồi mình mới thấy kinh dị. Kinh dị ở chỗ là : Mình đã sống ở cái thế giới thấp kém, rẻ tiền cỡ nào.
Tụi Tây phương nó có câu hay lắm : Người không đọc sách là người đáng sợ, nhưng kẻ đọc một cuốn sách đáng sợ hơn. Thà nó dốt nó không biết cái khỉ gì hết, nó có mặc cảm. Cái thứ nó thấy ba mớ nó thấy nó hay mới ghê chứ. RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2021-12-06 Khổ Trong Đạo Phật Đa phần Phật tử mình hiểu sai chữ Khổ trong Đạo Phật. Vì họ hiểu Khổ là cái gì đó làm cho mình khó chịu. Họ rất khó chịu khi họ nghe nói «Đời là bể khổ » Đời có vị ngọt, đời có vị đắng, mà tại sao nói đời là bể khổ ? Vì họ hiểu sai, họ hiểu quá cạn chữ khổ trong Đạo Phật. Khổ nó có hai,
Còn khổ tình trạng là sao ? "Bây giờ một kiểng hai quê", khổ thiệt. Có hiểu chữ Khổ này không ? Một kiểng hai quê là sao ta ? Một thân mà phải chia đôi á. Hoặc là, trời đất ơi, hai con nhỏ bạn nó mời đi party cùng một lúc, giờ sao ta ? Bỏ đứa này, theo đứa kia. Khổ thiệt. Cái khổ đó là khổ tình trạng. Mình được mời đi ăn tiệc, mà có gì đâu mà khổ. Nhưng mà bản thân cái sự khó xử đó là khổ. Cho nên chữ Khổ trong Đạo Phật có hai nghĩa, một là khổ kiểu cảm giác, hai là khổ tình trạng. Phải hiểu như vậy đó, thì mới hiểu Đời là bể khổ. Còn mình hiểu cái kiểu khổ là cái gì đó làm cho thân tâm khó chịu đó là pain, là suffering, là nghèo. Khổ có ba.
Còn bậc trung căn, họ đến với Đạo vì cái khổ tế hơn một chút. Có nghĩa là khi họ thấy một cái hoa héo, họ thấy một sự tan rã của gia đình, gia đình mình hoặc gia đình người khác là họ đi tu. Hạng thứ ba là hạng thượng thừa. Họ thấy cái sự vô nghĩa của đời sống là họ đã đi tu. Họ thấy sự lệ thuộc các điều kiện là họ đã đi tu. Kinh nói có bốn hạng ngựa:
Dễ Ngươi Dễ ngươi gồm có ba nghĩa :
Lấy Vợ Là Hoa Hậu Nhiều khi mình thấy người ta lấy vợ hoa hậu mình thấy ham, nhưng mà biết lấy bả về, bả ăn rồi dũa móng không cũng chết luôn. Người không biết chuyện thì thích tùm lum. Biết chuyện rồi, cái gì cũng oải. https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=cDdxF91xgwg&abt=Duy%C3%AAn+H%E1%BB%87+v%C3%A0+Duy%C3%AAn+Sinh RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2021-12-09 Ba Mặt Trận An Toàn Tui sợ cái chuyện thuyết pháp chung chung. Rồi đem 3 cái đề tài an toàn, đề tài gia đình rồi có hiếu, đạo vợ chồng, đạo thủy chung, người ta nghe người ta khoái dữ lắm.
Tui đảm bảo ăn ngập mặt không hết, mà đạo Phật càng ngày càng lún xuống. Mà nó khổ, nói đúng nó chém mình. Quả Duyên Ðời sống chúng ta được trải nghiệm qua Nhân và Quả . Cái gì chúng ta đang hưởng bây giờ là Quả của Nhân đời trước . Bản thân nó là Quả, nhưng nó lại là điều kiện tuyệt vời cho Nhân đời sau . Những gì ta có bây giờ từ sức khoẻ, tiền bạc, điều kiện kinh tế xã hội, tình cảm hết thảy những cái đó đều là Quả và là điều kiện cho Nhân mới . Mình có thể không tin, nhưng rất tiếc đó là sự thật . Chúng ta phải nương theo đó mà hành thôi . Vật Thực Duyên Toàn bộ vũ trụ gồm trời đất và chúng sinh trong đó, với cả 2 thứ tinh thần và vật chất đều luôn tồn tại và vận hành với sự nuôi dưỡng của các thứ dưỡng tố. Đức Phật nhắc đến 4 thứ thực phẩm, nuôi sống muôn loài muôn vật:
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=uV0STu-GYFk&abt=Qu%E1%BA%A3+Duy%C3%AAn+v%C3%A0+v%E1%BA%ADt+Th%E1%BB%B1c+Duy%C3%AAn RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2021-12-15 Đặc Điểm Của Phật Giáo Có mấy thầy có mấy đề tài cứ nói hoài . Cứ Vu Lan có cái vụ Hiếu quất hoài vậy đó. Rồi dâng y thì quả báo dâng y kathina chơi hoài. Rồi Phật đản thì ba cái vụ ý nghĩa Đản Sanh thành đạo cứ làm hoài. Cứ nói suốt mấy chục năm trời. Cứ Vu Lan, Phật Đản, dâng y. Cứ bổn cũ soạn lại soạn riết rồi Phật tử nó thấy pháp sư vừa nhấp môi cái là Phật tử họ biết nói cái gì rồi. Nhiều người họ biết. Mà lạ lắm. Cứ nhào vô cúng dường, nhào vô để mà nuôi dưỡng bao nhiêu thế hệ. Tôi biết tôi nói cái này tôi đang đụng chạm đến rất nhiều, nhưng mà trong Tăng Già phải có một ông dám nói, dấu như mèo dấu phân riết rồi khổ quá, thì phải xì ra chứ. Mà cứ dấu hoài, bao nhiêu thế hệ mà cứ tiếp tục tu trong cái lối mòn như vậy, mà tôi nói nó hơi nặng nha, có cái câu nó hơi kỳ: “Trâu quen ngõ, chó quen đường”. Hiểu không? Chứ còn con người phải có hướng đi mới, chứ còn có đâu mà cứ nhiêu làm hoài mà không thấy thắc mắc. Nhiều người đau lắm. Ở ngoài là dược sĩ, bác sĩ mà đi vô theo sư phụ làm chuyện đó. Vui nhất là tu mà tụng chú, tụng những cái mình không hiểu. Nếu tính tổng thời gian một ngày tụng bao nhiêu thời công phu, mà mỗi thời công phu tốn bao nhiêu phút cho chú. Tổng cộng một đời tu năm chục năm thì mất bao nhiêu thời gian cho chú. Mà chú là cái mình không hiểu, thì nói rằng “Không hiểu nó mới linh” mới đau nữa. Điều đó đi ngược lại Phật pháp. 1. Giáo pháp của Đức Phật có một đặc điểm là “Ehipassiko” = “thách thức mọi thử nghiệm”, có nghĩa là ai thấy Đạo Phật kỳ kỳ cứ nhảy vô tìm hiểu. 2. Còn cái nữa là “Sanditthiko” đó là quan điểm thứ hai của Đạo Phật là Đạo Phật “đến để mà thấy”, mà phải tự mình thấy chứ không phải nhờ người khác nhai rồi mở bỏ miệng mình dùm, “san” là từ chữ “sayam” là “tự mình” (by yourself) sanditthiko là tự mình thấy. 3. Rồi cái nữa là: “Veditabbo Vinnuhi” cái đạo này là đạo dành cho người trí, không phải đạo dành cho người tin. Tại Sao Không Nên Gần Người Xấu Trong Kinh nói tại sao không nên gần người xấu, kể cả trường hợp ta là người tốt, là bởi vì: 1. Buổi đầu mình sống với họ bằng tâm thức đối kháng, có nghĩa là mình không đồng ý, 2. sau đó bằng tâm thức miễn cưỡng, 3. sau miễn cưỡng là thỏa hiệp, 4. sau thỏa hiệp là đồng thuận. Đồng thuận có nghĩa là cá mè một lứa, có lúc mình thấy nó hay hay. Việc Thiện Theo Phật Pháp, chỉ khi nào mình làm cái gì giúp cho người (hoặc chúng sinh hữu tình) thì cái đó mới thiện. Chân Như Nghĩa Là Gì? «Chân như» có nghĩa là «as it is» (nó như là, có sao thấy vậy không thêm bớt). https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=uExsol2zB_o&abt=Th%C6%B0%E1%BB%9Dng+C%E1%BA%ADn+Y+Duy%C3%AAn RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - LeThanhPhong - 2021-12-19 Bố Thí và Buông Bố Thí Kiểu Thả Diều vs. Bố Thí Kiểu Thả Cim Cho nên, trong Đạo Phật có một định nghĩa rất là đẹp, đó là : Bố thí trong Đạo Phật có hai trường hợp : 1. to give là Cho: Bố thí kiểu thả diều. 2. give up là Buông: Bố thí kiểu thả chim. To give là cho. Mà Give up là Buông. Bố thí kiểu thả diều và bố thí kiểu thả chim. 1. Bố thí kiểu thả diều là cho đi mà còn nấn níu, 2. Bố thí kiểu thả chim là cho đi là buông luôn. Thì sống trong đời sống, chúng ta nhớ: 1. cái gì ta giữ trong bàn tay nó ít hơn cái trong vòng tay, 2. cái trong vòng tay nó ít hơn cái trong tầm mắt, 3. cái trong tầm mắt nó ít hơn cái trong suy nghĩ. Và tu hành là tìm ra những khoảng rộng. Trời cao đất rộng mênh mông tội gì mình lại chim lồng cá chậu ? https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=Z99f7SPePDM&abt=Hi%E1%BB%87n+H%E1%BB%AFu+v%C3%A0+Ly+Kh%E1%BB%A9+Duy%C3%AAn |