Suy nghĩ về Đưa ông táo về trời... - Printable Version +- VietBest (https://vietbestforum.com) +-- Forum: Main Room (https://vietbestforum.com/forum-1.html) +--- Forum: Nấu Ăn / Nhà Bếp (Cooking / Kitchen) (https://vietbestforum.com/forum-2.html) +--- Thread: Suy nghĩ về Đưa ông táo về trời... (/thread-2550.html) Pages:
1
2
|
Suy nghĩ về Đưa ông táo về trời... - Mimo - 2018-02-08 Mm đọc bài này thấy hay hay, post lên cho các bạn đọc chơi. Có nên để ông Táo nằm yên trong cổ tích? Nhà ngoại tôi ngày đó có ba bàn thờ, bàn thờ Phật, bàn thờ ông bà và bàn thờ ông Táo. Bàn thờ Phật cao nhất, luôn có hoa và trái cây. Bàn thờ ông bà cứ lư đồng, đôi chân đèn..Còn bàn thờ ông Táo thì có đôi đèn dầu nhỏ bằng kim loại, mà cứ đến Tết lại được rước ra cùng bộ chân đèn, lư hương để chà đánh sáng bóng. Rồi bà đi chợ, mang về những tờ giấy đỏ cắt dán tỉ mỉ, dán quanh cái trang thờ đó..Nói ông Táo vui thì gia đạo vui. Không biết nhà khác thế nào, nhà ngoại tôi kính trọng ông Táo lắm. Tôi nhớ nhất là khi mẹ tôi sinh em, đưa em về nhà bà đều bế ra bàn thờ ông Táo, lấy bụi tro quệt vào trán rồi lẩm bẩm khấn vái. Tôi hỏi thì mẹ giải thích: ông Táo quý trẻ con, bảo vệ gia đình, nên con trẻ mới về nhà phải đi gặp ông Táo để ông bảo trợ. Hồi nhỏ con cũng vậy.. Không biết tôi ngày nhỏ thế nào, nhưng em tôi có thời gian khóc đêm. Mỗi lần thế bà ngoại lại kêu ông Táo đuổi tà ma quỷ quái, rồi thắp nhang khấn vái .. Rồi ngoại tôi đi xuất cảnh. Mẹ tôi đưa mọi thứ mà bà thờ cúng về nhà mình, trong đó có bài vị ông Táo.. Tôi cũng thấy mẹ thắp nhang thành kính, có gì cũng vái ông Táo..Ngày 23 đưa ông táo về trời, bà lại nấu chè ỷ cúng, cùng hoa, trái cây và các loại giấy mà ngoài chợ gọi là Cờ Bay Ngựa Chạy.. Đó cũng là ngày mà gia đình chúng tôi bắt tay vào việc nấu nướng, dọn dẹp. Để nguyên căn nhà đều sạch đẹp từ trong ra ngoài.. Để tưng bừng đón Tết với tủ đầy ắp thức ăn. Với quần áo mới, với đi chơi và nghỉ Tết.. Rồi thời gian qua nhanh, chúng tôi túi bụi đi học rồi đi làm, ba mẹ cũng lớn tuổi, được khuyến khích lấy dưỡng sinh, du lịch, họp mặt bạn bè làm niềm vui. Căn nhà sau mấy lần xây sửa, cái trang thờ ông Táo lạc đi đâu mất. Mà khi đó cũng không ai để ý. Rồi bếp sau này cũng khác đi, không còn bếp củi, than, dầu hôi..mà là bếp gaz. Rồi hạn chế cháy nổ. Thêm bàn thờ cao quá, nên việc thắp nhang cúng bái quá nhiều cũng tiết chế bớt. Rồi trong nhà ai cũng thân ai nấy lo. Ba mẹ tôi thường nấu rất ít vì người già cũng làm biếng ăn. Thêm vào trong nhà lúc nào cũng đầy bột dinh dưỡng, gạo lức, yến...nên căn bếp hiếm khi đỏ lửa. Ngay cả khi nhà có đám tiệc, giỗ, chúng tôi cũng chỉ đặt nấu nhanh gọn. Tết thì cận ngày ba mươi mới nghỉ. Nên đón Tết là ngủ li bì.. Cái nghi lễ cúng đưa ông Táo, rước ông táo cùng ông bà về ăn Tết ban đầu là do quá bận nên..quên. Dần dà thì lãng quên luôn. Sau đó chỉ còn cúng giao thừa với ít trái cây. Bày mâm cơm cúng ông bà vào sáng mùng một .. Ông Táo không còn hiện hữu.. Nếu còn có, thường chỉ là trong câu chuyện cổ tích Việt Nam và trong chương trình Táo Quân trên truyền hình. Rồi một ngày, ông Táo bỗng dưng quay lại trong nhà chúng tôi qua việc nghỉ hưu của người chị lớn trong nhà.. Có lẽ do không có việc gì làm, nên cái năm đầu tiên của "thời nghỉ hưu" là chị tuyên bố vực lại truyền thống xưa. Bắt đầu là lễ cúng khởi động cho mùa cúng Tết: Cỗ cúng rước ông Công, ông Táo về trời chầu Ngọc Hoàng. Với cái âu đầy cá chép con để mang đi thả ra sông hay kênh. Về mâm cỗ nào gà luộc, nào xôi chè, bánh mứt...Rồi áo mão, cờ lọng, vàng bạc, ngựa giấy...Để các ông bà ăn no, ngọt miệng về tấu Thiên đình cho trơn tru, nói toàn điều tốt, hay...sau đó là cúng các ngày khác trong Tết. Dĩ nhiên, cái gì quá sẽ không hay. Hai đứa em là chúng tôi có cảm giác là cái mâm cỗ ấy, nó như của hối lộ ông Táo. Mà xưa kia, trong cái thời của bà ngoại, chỉ là dĩa trái cây, bình hoa, chút thèo lèo, ít bánh kẹo. và vài tờ giấy in chữ gọi là cờ bay ngựa chạy.. Cúng tiễn ông Táo với người xưa, có thể chỉ là một sự nhắc nhở: Đã sát Tết. Còn chuyện ông Táo về trời trình tấu Ngọc Hoàng, cũng chỉ là cách người xưa dùng tâm linh khuyên con người đừng làm điều xấu.. Chứ thế kỷ 21, làm gì còn Ngọc Hoàng Thượng Đế.. Nên chúng tôi nói rằng: Thay vì bày mân cỗ cúng linh đình, hãy biến thành mâm cơm liên hoan sum vầy cuối năm, để cả nhà ngồi lại bên nhau. Cùng bàn chuyện dọn nhà dẹp cửa, cùng nhau đón Tết, vui Tết.. Để ông Táo trở thành một nét văn hóa ngày giáp Tết, chứ không biến thành vị thần linh chuyên nghe ngóng ghi chép, cuối năm làm một chuyến về trời để "méc" chuyện xấu tốt của gia đình.. Nhưng chị cứ khư khư: Còn nhiều nghi lễ nữa. Tỉ như là sau khi ông Táo về chầu trời, phải hóa vàng bài vị cũ của ông, mua bài vị mới, để ông về nhìn thấy sẽ vui, sẽ phù hộ.. Không thể cho phép truyền thống mai một.. Ba mẹ tôi đều lớn tuổi, chỉ mong tuổi già an vui. Việc thờ cúng ông Táo cũng là do kế thừa truyền thống. Có lúc xao lãng vì con cái quá bận, nên cũng không thúc ép, vì ông bà cũng biết: Có những tục lệ mang tính truyền thuyết. Và đến lúc nào đó sẽ trở thành sắc màu văn hóa, mang tính nghi thức hơn là ép buộc.. Nên vì cớ gì mà mua dây cột vào mình. Với những việc như cổ cúng linh đình, khấn vái xì xụp, rồi đốt thật nhiều vàng mã để ông Táo đi chầu thiên đình cho thật trơn tru.. Nhưng xem ra chị lớn vẫn chưa thuận. Ngẫm cũng khó, khi có những truyền thống đã thành tiềm thức, và vẫn còn những ý thức thích trộn lẫn giữa văn hóa và mê tín.. Như có người: Cúng ông Táo là sau 12h ngày 23 tháng Chạp. Có người nói cúng vào buổi sáng 23, rồi người khác lại là trưa 23, chiều 23. Rồi thắp một tuần hương, hai tuần hương.. Cúng mặn hay cúng chay.. Có lẽ, với Tết Việt Nam, hãy để ông Táo sống mãi trong kho tàng cổ tích, trong câu chuyện sự tích ông đầu rau.. Để Tết là vui trong an bình, nghỉ ngơi. Chơi Tết hơn là cúng bái. RE: Suy nghĩ về Đưa ông táo về trời... - Mimo - 2018-02-08 Câu chuyện tác giả kể khá chi tiết làm mm nhớ mỗi lần cúng đưa ông táo về trời là có thèo lèo đậu phọng. Mỗi lần đến ngày này là lòng rộn ràng vì còn 7 ngày nữa là tết rồi. Thật ra "Đưa ông táo về trời" là phong tục tập quán dân gian về truyền thuyết chuyện cái lò than có 3 trụ tượng trưng cho ông táo và 2 bà vợ (í mèn, sao nghe quen quen ). Nhà nào cũng có cái bàn thờ nho nhỏ ở góc bếp, lúc nào cũng có ít trái cây. Ngày nay bên VN giờ có tiền nên họ cúng kiếng tán loạn để "lo lót ông táo" tâu tốt cho gd họ. Thì cái này trở thành mê tín dị đoan. Thấy đưa ông táo về trời -23 tháng chạp - là Tết... tết.... tết.... sắp đến rồi RE: Suy nghĩ về Đưa ông táo về trời... - guest1221 - 2018-02-08 (2018-02-08, 05:56 PM)Mimo Wrote: Câu chuyện tác giả kể khá chi tiết làm mm nhớ mỗi lần cúng đưa ông táo về trời là có thèo lèo đậu phọng. và Mino cũng biết TONIGHT là cúng đưa ông Táo về trời .... RE: Suy nghĩ về Đưa ông táo về trời... - Mimo - 2018-02-08 (2018-02-08, 06:24 PM)Nguest1221 Wrote: và Mino cũng biết TONIGHT là cúng đưa ông Táo về trời .... Mm biết TODAY too. RE: Suy nghĩ về Đưa ông táo về trời... - Tofu - 2018-02-08 Chị nghĩ chi còn thế hệ mình may ra còn giữ lề lối của các Cụ thôi em , thế hệ con cái mình , nhất là không ở gần cộng đồng Tết nhất gì rồi cũng lu mờ dần thôi , nhất là Tết mình nhiều phong tục quá , biếu xén nhau nhất là toàn đồ ăn không .tụi mình theo mà còn ái ngại nữa kìa , như chiều qua đi làm về chị ghé vô Bảo Hiên Rồng Vàng nơi bán hàng Tết cũng khá là bảo đảm từ xưa đến giờ , mà chị đi tới đi lui không biết sắm gì cho Anh , Chị ..vi` quay đi quay lại toàn đồ ngọt ..người nào cũng không bị cao mau , thì bị đường , răng lung lay ..mua mứt bí thì ngọt , mứt dừa thì răng lợi không có sức mà nhá ..người ăn chay , ăn mặn ...nghĩ món mua mà đau cái đầu luôn RE: Suy nghĩ về Đưa ông táo về trời... - DesertFlower - 2018-02-08 DF nhớ hồi nhỏ, sau khi cúng, Me DF biểu tụi DF bưng ba ông Táo lên cái Am công cọng, bỏ 3 ông ở đó Me DF có gởi cho DF 3 ông nhỏ nhỏ như ngón tay, nhưng nếu DF đưa 3 ông đi rồi, thì lấy đâu ra 3 ông Táo mới, nên DF cứ dựng 3 ông nơi bếp :) RE: Suy nghĩ về Đưa ông táo về trời... - Anh_Điếc - 2018-02-08 Thiệt là khổ, tin ba chuyện tào lao chẳng có một chút mô goại là khoa học hết ... Trời ơi là trời ... Anh Điếc noái hoài noái mãi không chịu nghe ... Ui chao ... Mệt quá đi ... vẫn biết đó là truyền thống cổ hủ của VN nhưng niếu thấy LẠC HẬU thì dẹp dẹp dẹp hết ... chậc chậc ... Tin ba cái trò chi mô thiệt là vô hậu quá đi . Trên chùa, các sư các thầy mô có làm lễ, cúng vái, tiễn đưa ông Táo về trời mô nah ? Rứa thì tại răng các Phật Tử trong đây không bắt chước các thầy trong chùa hả ? RE: Suy nghĩ về Đưa ông táo về trời... - DesertFlower - 2018-02-08 (2018-02-08, 08:21 PM)Anh_Điếc Wrote: Thiệt là khổ, tin ba chuyện tào lao chẳng có một chút mô goại là khoa học hết ... Trời ơi là trời ... Anh Điếc noái hoài noái mãi không chịu nghe ... Ui chao ... Mệt quá đi ... vẫn biết đó là truyền thống cổ hủ của VN nhưng niếu thấy LẠC HẬU thì dẹp dẹp dẹp hết ... chậc chậc ... Tin ba cái trò chi mô thiệt là vô hậu quá đi . nghe rôi.....khổ quá ............ :thayghet: RE: Suy nghĩ về Đưa ông táo về trời... - Mimo - 2018-02-08 - Chị Tofu, thế hệ Sau mình có nhớ đền tết là hên lắm rôi. Thiệt mấy món ăn tết của mình toàn là cao đường như bánh , mứt..., cao mở như thịt kho, thịtt đông, tré...tại cái thời đó mình còn nghèo nó thèm làm Sao mấy món ngọt ngào, mở màng...giồng như bên đây cái gì cũng chocolate.. :78: -Chị DF dị là 3 ông táo hở chị, vậy mà em nhớ 1 ông 2baf chớ :face-with-tears-of-joy4: - O Điếc có những cái thuộc về truyền thuyết như chuyện ông trăng, chị Hằng, chú Cuội ở Fall festival thì nó sẽ tồn tại vĩnh viễn trong ký ức của đời này qua đời nọ. Đó là phong tục tạp quán thôi, còn bày vẽ đủ thứ cúng kiếng như ở trên là mê tín dị đoan. :rolleyes: RE: Suy nghĩ về Đưa ông táo về trời... - Tofu - 2018-02-08 (2018-02-08, 08:11 PM)DesertFlower Wrote: DF nhớ hồi nhỏ, sau khi cúng, Me DF biểu tụi DF bưng ba ông Táo lên cái Am công cọng, bỏ 3 ông ở đó Chắc gia đình em Ông Bà Cha mẹ nho phong nề nếp lắm ha , người Huế mà ..hồi xưa anh bạn trai của chị cũng người Huế , má ơi ..mẹ chị cứ sợ chị sẽ làm dâu con của họ là mẹ chị sẽ bị mắng vốn dài dài RE: Suy nghĩ về Đưa ông táo về trời... - DesertFlower - 2018-02-08 (2018-02-08, 09:11 PM)Tofu Wrote: Chắc gia đình em Ông Bà Cha mẹ nho phong nề nếp lắm ha , người Huế mà ..hồi xưa anh bạn trai của chị cũng người Huế , má ơi ..mẹ chị cứ sợ chị sẽ làm dâu con của họ là mẹ chị sẽ bị mắng vốn dài dài Em cứ bị la hoài, hư quá, ngủ sớm, gà chưa lên chuồng em đã ngủ, làm sao đi làm dâu Cái thời Liên Xô qua, em mua được cái áo đầm dài, Me em cũng nói con gái không mặc như vậy Tối 9 giờ mà còn ngồi tụm 5 tụm 3 nơi cây điện đường, là vô Me em quất tét đít nói chung là gò bó lắm, em đi vượt biên, tự do quá đã :face-with-tears-of-joy4: (2018-02-08, 09:10 PM)Mimo Wrote: :78: Chị đâu biết ông hay bà, chị dỡ chuyện cúng kiến lắm RE: Suy nghĩ về Đưa ông táo về trời... - Anh_Điếc - 2018-02-08 (2018-02-08, 09:04 PM)DesertFlower Wrote: nghe rôi.....khổ quá ............ :thayghet: ...Hi hi hi ... Anh Điếc chọc bên ni thì gặp toàn tiên nữ trả lời dể thương như SurgarBabe, Desertflower, qua Vf anh Điếc chọc Tư Khoai ... Ui chao ... Bị ổng bới mả bới mồ lên luôn ... Hớ hớ ... RE: Suy nghĩ về Đưa ông táo về trời... - DesertFlower - 2018-02-08 (2018-02-08, 09:18 PM)Anh_Điếc Wrote: ...Hi hi hi ... Anh Điếc chọc bên ni thì gặp toàn tiên nữ trả lời dể thương như SurgarBabe, Desertflower, qua Vf anh Điếc chọc Tư Khoai ... Ui chao ... Bị ổng bới mả bới mồ lên luôn ... Hớ hớ ... hihihi ...tự nhiên tụi DF trở thành "tiên nữ" Cám ơn anh Tư Khoai :high-five-smiley-emoticon: RE: Suy nghĩ về Đưa ông táo về trời... - Tofu - 2018-02-08 (2018-02-08, 09:15 PM)DesertFlower Wrote: Em cứ bị la hoài, hư quá, ngủ sớm, gà chưa lên chuồng em đã ngủ, làm sao đi làm dâu Đúng rồi , không những bị ăn chổi lông gà mà con nghe tế đầy tai í chứ .. Sang đâY là chim được sổ lồng ha Yes , sự tích Táo Quân là 2 ông , 1 bà ..giống như chuyện huyền thoại , truyền tai nhau chứ có ai kiểm chứng đâu RE: Suy nghĩ về Đưa ông táo về trời... - SugarBabe - 2018-02-08 nhà em ko co' đưa ông tao' ba em thì hay cúng sao hay tam tai thôi.... |