Posts: 4,671
Threads: 153
Likes Received: 2,032 in 871 posts
Likes Given: 528
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
(2022-04-22, 09:54 PM)JayM Wrote: Tháng Tư Đen tới làm gợi nhớ hình ảnh của những người lính VNCH đã chiến đấu bảo vệ quê hương VN. Họ sẽ mãi mãi là anh hùng của tôi.
Gần gũi nhất vẫn là những anh hùng với bộ áo trận ở quê tôi. Cậu K mỗi khi về phép là xum họp vui đùa với lũ trẻ con trong xóm. Tôi với lũ trẻ con hợp với mấy con của cậu vây quanh để được bế bổng lên. Trí nhớ mơ hồ, cái làng nhỏ hiền hoà với những con người chất phát đơn sơ, tưởng như chiến tranh sẽ không màng tới. Nhưng rồi, đùng một cái, chỉ trong một vài tuần, tin dữ dồn tới cho ba gia đình trong làng. Ba đám tang của ba người lính trẻ hào hùng đã liều thân chiến đấu bảo vệ cho quê hương làng mạc. Cậu K cùng với chú T, chú C ra đi, dể lại ba goá phụ trẻ và những mái đầu xanh vô tội mồ côi cha.
Hiểu biết thô thiển của tôi, nhìn lại chiến tranh VN cũng như hiện thời Ukraine. Những lời trơ trẽn láo khoét dưới chiêu bài hoà bình trong chiến tranh VN, họ kết tội phía VNCH, nhưng họ cố tình chọc cho cặp mắt họ mù loà, trái tim họ chai đá để họ không thấy rằng cộng sản Bắc Việt đã đạp đổ hiệp định Geneva 1954 khi mang quân vượt sông Bến Hải đánh phá miền Nam VN.
Hiện thời, cũng những luận điệu tráo trở tru tréo "hoà bình", đổ thừa cho Ukraine, khi Putin là kẻ khát máu, tính đánh lừa dư luận nước Nga cho sự xâm lăng, giết dân lành nước Ukraine của hắn.
Cám ơn JayM đã có những giây phút trải lòng chân thật.
Posts: 4,671
Threads: 153
Likes Received: 2,032 in 871 posts
Likes Given: 528
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
Được biết Trăng Tàn Trên Hè Phố được nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sáng tác đầu thập niên 1960 tặng một người bạn thân thiết là quân nhân VNCH nhà thơ Xuân Dưỡng trú quân tại Đà Nẵng, khi Phạm Thế Mỹ dạy học nơi đó.
Các tâm tình thời chiến như giọt sương đầu cành. Gặp gỡ, chia ly, hội ngộ đều được trân quý bởi sự sống chết được phó mặc cho định mệnh. Mời ACE thưởng thức nhạc phẩm qua trình bày ấm áp của Vô Danh sau đây:
Posts: 6,883
Threads: 133
Likes Received: 4,805 in 2,030 posts
Likes Given: 2,329
Joined: May 2021
Reputation:
67
(2022-04-22, 09:12 PM)JayM Wrote: Bởi đó, có thấy đám côn đồ chóp bu vc tụi nó nhận lỗi sửa sai đâu. Đã vậy tụi nó còn vơ vét tài sản quốc gia, tham nhũng cướp của rồi cho con cái tụi nó tẩu tán tiền ăn cướp ra ngoại quốc sống đời xa sỉ. "Ghét cs và thân cộng" không phải là "quá khích hay cực đoan" gì đâu, khi tụi nó vẫn chà đạp hiếp đáp ăn cướp của dân rồi đi bợ đít tụi quan thầy Nga/Trung cộng của tụi nó.
Jay.
Posts: 6,883
Threads: 133
Likes Received: 4,805 in 2,030 posts
Likes Given: 2,329
Joined: May 2021
Reputation:
67
(2022-04-23, 12:20 AM)005 Wrote: "....
Tà dương khuất trong sương là mỗi lần ngóng chờ.
Nhìn theo phía chân mây đợi chuyến xe xưa về chưa.
Nếu hay chăng người ơi, chốn xa xôi chàng trai
còn đem yêu thương rắc lên muôn vạn oán hờn.
Nếu mai đây về, cũng trên chuyến tàu hoàng hôn.
Người đi về nơi xa, nàng ở phương cũ vẫn ngóng đợi vào những buổi chiều khi tà dương bắt đầu xuống và mờ khuất trong sương. Bao nhiêu buổi chiều hoàng hôn như vậy đã đi qua nhưng bóng chàng thì vẫn xa tít mù khơi, và chuyến tàu hoàng hôn của năm xưa vẫn chưa thể trở về. Câu hát: “Chốn xa xôi chàng trai còn đem yêu thương rắc lên muôn vạn oán hờn” là những lời ca tuyệt mỹ nhất để nhắc đến một người chinh nhân
..."
(* trích từ Hoàn cảnh sáng tác bài “Chuyến Tàu Hoàng Hôn” (Minh Kỳ & Hoài Linh): “Tà dương khuất trong sương là mỗi lần ngóng chờ…” chiê)
Thật vậy, trong hoàn cảnh chiến tranh của đất nước, sự chia ly và mất mát vốn dĩ là những đoạn đường bi thảm nhất, là cái giá mà chúng ta phải trả. Mời ACE cùng tiếng hát tràn đầy cảm xúc, đặc biệt của Hoa Mắc Cỡ trong nhạc phẩm dưới đây nhân dịp tưởng niệm Tháng Tư Đen:
Hoa Mắc Cở hát hay quá.
Posts: 675
Threads: 16
Likes Received: 804 in 334 posts
Likes Given: 964
Joined: Jun 2020
Reputation:
27
(2022-04-23, 12:35 AM)005 Wrote: Đọc tâm sự của Tà Cô Cô, thời bác hồ mà không làm cháu ngoan bác hồ là Tà rồi. Không phải Xà nữa.
Bên Đức từ tháng 10 năm 1989, Đông Đức và Tây Đức thống nhất. May mắn là ngược với Việt Nam. Cả nước Đức không bị nhuộm đỏ.
Xem tin và đọc báo Đức mới thấy, xã thịt chủ nghĩa rập khuôn bạn ơi. Họ chỉ có một sách lượt thôi. Cũng thiếu niên tiền phong, cũng khăn khiếu cũng chào y hệt như lính.
Hình ảnh thời Đông Đức cũ, thấy y hệt VN không. Một sách đó.
Anh Năm ơi, mấy xứ sở cờ-sờ này y hệt nhau, mà hồi xưa LL thấy hình ảnh các Thiếu Sinh Quân cũng quàng khăn hén, nhưng khi họ sinh hoạt thôi phải hong? Còn cái khăn này cứ sáng nào cũng phải thắt mà xứ mình nóng nực, cả ngày tòn ten đỏ rực, LL nhớ là sau giờ tan học, các nam sinh chạy về nhà, phi thân leo qua hàng rào luôn chứ, lúc đó tháo tuốt ra nhét vô túi quần, hôm sau lấy ra hối hả mang trước giờ chào cờ, nhăn nhúm như miếng giẻ rách. (LL lấy cái hình ra để tiết kiệm giấy )
Sáng thứ Bảy ghé vào nghe Chuyến Tàu Hoàng Hôn của Hoa Mắc Cở hát hay quá, dịu dàng mướt rượt hà, hát thêm nha Hoa ơi, LL chờ nghe vài bài bolero nữa nè.
Anh Vô Danh hình như ít hát nhạc bolero hén, giọng anh hao hao anh Năm nên hai anh chuyên trị dòng nhạc thính phòng là hợp nhất, nhưng với Trăng Tàn Trên Hè Phố, anh hát ngọt ngào như lời kể chuyện đầy cảm xúc tình bạn thời chiến.
Posts: 6,883
Threads: 133
Likes Received: 4,805 in 2,030 posts
Likes Given: 2,329
Joined: May 2021
Reputation:
67
(2022-04-23, 10:41 AM)lưu ly phố Wrote: Anh Năm ơi, mấy xứ sở cờ-sờ này y hệt nhau, mà hồi xưa LL thấy hình ảnh các Thiếu Sinh Quân cũng quàng khăn hén, nhưng khi họ sinh hoạt thôi phải hong? Còn cái khăn này cứ sáng nào cũng phải thắt mà xứ mình nóng nực, cả ngày tòn ten đỏ rực, LL nhớ là sau giờ tan học, các nam sinh chạy về nhà, phi thân leo qua hàng rào luôn chứ, lúc đó tháo tuốt ra nhét vô túi quần, hôm sau lấy ra hối hả mang trước giờ chào cờ, nhăn nhúm như miếng giẻ rách. (LL lấy cái hình ra để tiết kiệm giấy )
Sáng thứ Bảy ghé vào nghe Chuyến Tàu Hoàng Hôn của Hoa Mắc Cở hát hay quá, dịu dàng mướt rượt hà, hát thêm nha Hoa ơi, LL chờ nghe vài bài bolero nữa nè.
Anh Vô Danh hình như ít hát nhạc bolero hén, giọng anh hao hao anh Năm nên hai anh chuyên trị dòng nhạc thính phòng là hợp nhất, nhưng với Trăng Tàn Trên Hè Phố, anh hát ngọt ngào như lời kể chuyện đầy cảm xúc tình bạn thời chiến.
Thiếu Sinh Quân theo anh phai nhớ mang máng thường là con cháu của quân nhân và tự nguyện muốn học thì xin vô và anh phai chỉ nhớ có 1 trường ở Vũng Tầu thì phải.
Có Hướng Đạo cũng quàng khăn nhưng đó là tổ chức ngoài đời không dính líu gì tới nhà trường.
Còn học sinh đâu có bị bắt buộc phải vào đội hay đoàn khỉ khô gì. Học sinh miền Nam đâu có học kiểu "xã A giết 50 tên giặc Mỹ, xã B tiêu diệt 73 tên Ngụy hỏi có bao nhiêu tên Mỹ Ngụy bị giết", học sinh miền Nam được lớn lên tới Tuổi Ngọc, Tuổi Hoa được giáo dục làm người hiền (và đó cũng là một trong những lý do làm miền Nam thua cuộc)
Posts: 4,671
Threads: 153
Likes Received: 2,032 in 871 posts
Likes Given: 528
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
(2022-04-23, 10:59 AM)phai Wrote: Học sinh miền Nam đâu có học kiểu "xã A giết 50 tên giặc Mỹ, xã B tiêu diệt 73 tên Ngụy hỏi có bao nhiêu tên Mỹ Ngụy bị giết",
Chỉ có mấy thằng điên Việt cộng mới chính trị hoá đầu độc trẻ con bằng mọi cách. Khiếp, vậy mà cũng có mấy thằng già khùng khùng theo chúng mới là lũ điên nặng hơn nữa.
Posts: 1,516
Threads: 6
Likes Received: 201 in 94 posts
Likes Given: 289
Joined: Oct 2020
Reputation:
26
(2022-04-23, 12:32 PM)005 Wrote: Chỉ có mấy thằng điên Việt cộng mới chính trị hoá đầu độc trẻ con bằng mọi cách. Khiếp, vậy mà cũng có mấy thằng già khùng khùng theo chúng mới là lũ điên nặng hơn nữa. học sinh cờ u tú của đảng và nhà nước
https://postimg.cc/N5Y3kHvk
Posts: 5,424
Threads: 44
Likes Received: 3,381 in 1,718 posts
Likes Given: 2,587
Joined: Mar 2021
Reputation:
27
Tháng Tư, tháng của nắng ấm, của những nụ mầm bắt đầu vươn lên. Tháng của lời nguyện cầu thì thầm sau những ngọn nến tăng dần được thổi tắt, và tháng để nghe thấy kỷ niệm quê hương trổi dậy. Thấm thía hơn khi nghe những bài hát về tháng Tư Đen. Tôi nhớ đến cha, và những người bạn của ông, đã vĩnh viễn ra đi. Những bài hát đó, họ thường ngân nga khi có dịp họp mặt cuối tuần trên vùng đất tự do. Một thời để nhớ, một thời để tự hào và một thời đã hy vọng ngày Việt Nam thoát ách Cộng sản không xa. Rất tiếc, ước mơ của những người lính Việt Nam Cộng Hoà mãi mãi là mơ ước.
Tôi rời Việt Nam gần 41 năm, và chưa lần quay về thăm lại. Những tháng ngày sống ở xứ người dài hơn ở quê hương.Thời thơ ấu của tôi nơi đó, là thời gian hạnh phúc nhất, bao quanh ông bà, cô chú và bà con dòng họ.
Cha tôi mang cấp bậc đại úy khi miền Nam thất thủ. Mẹ nói tánh cha thẳng quá, không được lòng cấp trên nên không cho thăng cấp khi được đề nghị, có lẻ nhờ thế, sau 1975, cha không bị lưu đày ra miền Bắc.
Nơi làm việc đầu tiên của cha là Quân Y Viện Ban Mê Thuột. Kỷ niệm ở Ban Mê Thuột, trong trí nhớ non nớt của tôi, là cái xích đu dã chiến cột trên cây tầm giuộc chua ơi là chua, chiếc xe jeep nhà binh chở gia đình, bạn bè đi du ngoạn khi rảnh rổi, và ly sữa thật ngon trong trường các Sơ. Mẹ nấu cơm tháng cho các chú bác ở cùng nhà còn độc thân. Mẹ kể, chú Hân hay cõng tôi trên vai mỗi buổi chiều. Tôi nói với chú, khi con lớn, con sẽ lấy chú làm chồng (thì ra cái máu đa tình đã có trong tôi từ cái tuổi bé tí teo chưa biết tình yêu là gì ). Ngày tôi lớn thì chú đã ra người thiên cổ. Để tưởng niệm chú, tôi lấy tên chú đặt cho con gái thứ hai của tôi. Mười năm trước, tôi có cơ hội gặp lại bác Huy khi viếng thăm tiểu bang bác định cư và làm việc, bác là một trong những người ở cùng gia đình tôi lúc đó. Bác đã mất trước cha 1 năm.
1970, cha xin thuyên chuyển về Quân Y Viện Gò Công. Thời gian đó, các cậu dì về ở chung trong căn nhà mướn khá rộng rãi. Cuộc sống êm đềm trôi qua cho đến gần ngày Sài Gòn thất thủ, những người bạn của cha trong tỉnh đều di tản, cha nói, chắc không sao đâu, đất nước sẽ hòa bình, chúng ta cùng là người Việt Nam, cha không muốn đi. Có ai ngờ...Chúng tôi, như bao nhiêu gia đình khác ở miền Nam, bắt đầu chuỗi ngày nước mắt nhiều hơn nụ cười, chia ly tiếp nối chia ly. Sau ngày mất miền Nam, một đêm, họ đến nhà mời cha đi. Hôm sau, loa thông báo sẽ xử bắn cha với cả lố tội. Lúc đó, mới biết được những người từng quen biết là Việt Cộng nằm vùng. Ở một tỉnh lỵ nhỏ, chuyện dân nằm vùng không ít, nhưng không khỏi ngỡ ngàng khi biết được. Bên mẹ có nhiều bà con tập kết về, mẹ chỉ có 24 tiếng chạy lên Sài Gòn tìm người cứu cha thoát án tử hình. May mắn cha thoát nạn, nhưng không thể thoát khỏi vụ học tập cải tạo. Cha cầm theo ít quần áo, hẹn ngày về là ba ngày hay một tuần, tôi không nhớ rõ. Vậy mà bẵng đi 3 năm trời. Lần đi thăm nuôi đầu tiên ở Cao Lãnh, tôi bật khóc khi thấy cha, tên cán bộ la lên, không được khóc. Tôi không nhớ tại sao gia đình tôi được mời ở lại dự buổi cơm liên hoan với toàn trại buổi chiều hôm đó, chắc có sự nhúng tay của mẹ. Sau này mẹ kể, những cai tù hay xin mẹ cái đài (radio), món này món kia, để cha được chuyển vào nhà bếp làm việc, khỏi phải đi chăn bò. Còn nhớ ao cá tra ở trại tù là cầu xí. Cái vòng tròn người ăn cá, cá ăn phân tiếp diễn. Thời buổi đói khát, có ăn là may rồi. Trong buổi văn nghệ giúp vui chiều liên hoan đó, tôi đã hát bài Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, (nếu không có kết cuộc của tháng Tư Đen, bài hát tôi nên hát là "em ước mơ, mơ gì tuổi 12, tuổi 13", đoán được tuổi tôi rồi chứ ). Nghĩ lại, không biết sao tôi lại có can đảm đứng lên hát trước bao nhiêu người. Tôi còn nhớ mình đã hát với cả tâm hồn, không phải vì bài hát, mà có lẻ cảm xúc nhìn những người trai một thời oanh liệt, đang chịu cảnh tù đày trả thù một cách vô lý. Lòng tôi không có hận thù, chỉ có thương cảm. Nhớ có lần đi xem đại nhạc hội, mẹ đã khóc khi thấy nhạc sĩ Nhật Trường hát bài này. Tôi hỏi sao mẹ khóc. Mẹ nói, thấy thương Nhật Trường phải hát những bài tình ca khô khan của Việt Cộng, có lẻ mẹ nhớ ba và một thời đã qua.
Trong ba năm đó, mẹ và anh em tôi trở về sống với ông bà cô chú ở Saigon. Chúng tôi may mắn vì cuộc sống không đến nỗi quá tệ. Mẹ tôi đúng là một người đàn bà giỏi, nhanh nhẹn xoay sở, xông pha ngoài chợ trời lo kinh tế gia đình.
1978, cha được thả về, và ông nội cũng từ giã cõi trần sau mười mấy năm nằm một chỗ vì đột quỵ.
1979, đại gia đình lần lượt rời Việt Nam bằng đường bán chính thức hoặc do cô tôi bảo lãnh, sau mấy lần bị gạt hết chút vốn liếng dành dụm còn lại.
Mẹ, em và tôi đã từng vượt biên 2 lần nhưng không thành. Còn nhớ lần đầu xuống ghe nhỏ, núp trong bóng đêm, một ông la tôi mặc cái áo như phát sáng trong bóng tối, còn mẹ phải bóp miệng em út mới 2t khi nó khóc. Mẹ cho em uống thuốc ngủ, mẹ sợ nó khóc, những người trên ghe giết em vì sợ bại lộ. Cũng may, chúng tôi chưa ra tàu lớn thì phải trở về. Những chiếc ghe nhỏ kia đều bị bắt. Rồi nạn hải tặc bùng phát, các cô chú không muốn ba mẹ con tôi vượt biên vì quá nguy hiểm. Cuối cùng, 1981, chúng tôi được lên danh sách bất ngờ bay sang Bỉ quốc như một phép lạ, nơi bà nội và các cô chú đã định cư trước. Cám ơn những tấm lòng nhân ái của người bản xứ thuộc hội Công giáo, đã giúp đỡ lo lắng cho ba mẹ con chúng tôi thật nhiều, từ căn nhà, quần áo, thức ăn, việc làm, và cả chuyến nghỉ hè thư giản. Ở đó một năm, chúng tôi sum họp cùng cha và anh em bên Mỹ.
Thành phố tôi đến là một thành phố nhỏ cách Baton Rouge, bang Louisiana, 2 tiếng lái xe, vỏn vẹn vài gia đình Việt Nam cùng nghề với cha. Cuộc sống xứ người buồn kinh khủng. Trường học cho tôi một giáo viên riêng dạy kèm tiếng Mỹ. Tôi bắt đầu học ABC như thuở mới lên ba.
Viết thư cho nhỏ bạn thân, kêu nó gửi cho tôi tiếng mưa rơi trên mái tôn ngày xưa cũ, hay cánh phượng ép khô trong tập lưu bút tôi gửi lại quê nhà. Nhỏ bạn thân trả lời, làm sao tao gửi được cho mày tiếng mưa ở quê hương? Không bao lâu, nó qua đời vì bệnh ung thư máu. Tôi bắt đầu tập làm thơ và viết nhật ký. Tôi im lặng rút mình vào thế giới riêng, khi không còn ai để tâm sự. Mỗi Chuá Nhật, tôi đi bộ đến nhà thờ trong khuôn viên bệnh viện gần nhà để cầu nguyện, tìm an ủi trong những ngày tháng cô đơn nhất, lúc đó, tôi còn chưa biết làm dấu Thánh Giá sao cho đúng. Tôi chỉ biết Chúa và Mẹ Maria là nơi tôi có thể trải lòng. Đức tin là cái phao duy nhất giúp tôi vượt qua những tháng ngày thăng trầm dâu bể đổi thay trong đời. Cái Thánh giá được đặt lên vai, khi phép lạ Mẹ Maria cứu tôi sống lại, nặng dần theo thời gian. Bây giờ, quay đầu ôn quá khứ, tôi thấy mình đã quá may mắn so với nhiều người. Thử thách làm mình trưởng thành hơn, và biết nhìn vào chiếc ly nửa đầy để cảm nhận hạnh phúc.
Tạ ơn Chuá và Mẹ Maria!
Bốn mươi mốt năm trôi qua, tôi quên mất tiếng mưa rơi trên mái tôn ra sao, nhưng vẫn thấy yêu những cơn mưa ồ ạt đổ nơi đây. Hình ảnh quê hương đã nhạt nhòa trong trí nhớ. Tôi không nghĩ mình sẽ quay về thăm lại Việt Nam vì nhiều lý do. Chốn xưa hẳn chẳng còn dấu vết gì, kỷ niệm mãi mãi là kỷ niệm, dấu giữ trong ký ức, để những tháng Tư về phủi bụi thời gian.
Xin mượn những dòng này, kính dâng hương hồn cha, bác Huy, chú Hân và những người đã hy sinh phần đời cho hai chữ tự do và tương lai thế hệ sau.
Muôn vàn thương nhớ
Vài hình ảnh sưu tầm trên net về trường Quân Y VNCH
Vấn thế gian, tình là chi...
Posts: 13,367
Threads: 205
Likes Received: 1,633 in 756 posts
Likes Given: 1,761
Joined: Oct 2018
Reputation:
185
(2022-04-23, 01:20 PM)LýMạcSầu Wrote: Tháng Tư, tháng của nắng ấm, của những nụ mầm bắt đầu vươn lên. Tháng của lời nguyện cầu thì thầm sau những ngọn nến tăng dần được thổi tắt, và tháng để nghe thấy kỷ niệm quê hương trổi dậy. Thấm thía hơn khi nghe những bài hát về tháng Tư Đen. Tôi nhớ đến cha, và những người bạn của ông, đã vĩnh viễn ra đi. Những bài hát đó, họ thường ngân nga khi có dịp họp mặt cuối tuần trên vùng đất tự do. Một thời để nhớ, một thời để tự hào và một thời đã hy vọng ngày Việt Nam thoát ách Cộng sản không xa. Rất tiếc, ước mơ của những người lính Việt Nam Cộng Hoà mãi mãi là mơ ước.
....
Sầu viết hay quá đi
Posts: 6,883
Threads: 133
Likes Received: 4,805 in 2,030 posts
Likes Given: 2,329
Joined: May 2021
Reputation:
67
(2022-04-23, 01:20 PM)LýMạcSầu Wrote:
Nơi làm việc đầu tiên của ba là Quân Y Viện Ban Mê Thuột. Kỷ niệm ở Ban Mê Thuột, trong trí nhớ non nớt của tôi, là cái xích đu dã chiến cột trên cây tầm giuộc chua ơi là chua, chiếc xe jeep nhà binh chở gia đình, bạn bè đi du ngoạn khi rảnh rổi, và ly sữa thật ngon trong trường các Sơ. Mẹ nấu cơm tháng cho các chú bác ở cùng nhà còn độc thân. Mẹ kể, chú Hân hay cõng tôi trên vai mỗi buổi chiều. Tôi nói với chú, khi con lớn, con sẽ lấy chú làm chồng (thì ra cái máu đa tình đã có trong tôi cái tuổi bé tí teo chưa biết tình yêu là gì ). Ngày tôi lớn thì chú đã ra người thiên cổ. Để tưởng niệm chú, tôi đặt tên chú cho con gái thứ hai của tôi. Mười năm trước, tôi có cơ hội gặp lại bác Huy khi viếng thăm tiểu bang bác định cư và làm việc, bác là một trong những người ở cùng gia đình tôi lúc đó. Bác đã mất trước cha 1 năm.
Cha tôi
Bài viết của Sầu mênh mang nỗi buồn tháng Tư. Cảm ơn Sầu đã ghi lại những kỷ niệm của một thời rất xưa.
Chời ơi, có thể ba anh phai và ba Sầu biết nhau đó. Ba anh phai cũng đóng ở Ban Mê Thuột nhiều năm và BMT cũng là một phố núi cao đi dăm phút đã về chốn cũ nên mấy ông sĩ quan biết nhau là thường, nhất là má anh phai lúc ở BMT bị tai nạn xe cộ nặng lắm nên có nằm ở Quân Y Viện BMT khá lâu.
Ba Sầu đẹp trai nên chắc Sầu cũng đẹp .
Posts: 5,424
Threads: 44
Likes Received: 3,381 in 1,718 posts
Likes Given: 2,587
Joined: Mar 2021
Reputation:
27
(2022-04-23, 01:33 PM)Ech Wrote: Sầu viết hay quá đi
cám ơn anh Ếch
(2022-04-23, 01:40 PM)phai Wrote: Bài viết của Sầu mênh mang nỗi buồn tháng Tư. Cảm ơn Sầu đã ghi lại những kỷ niệm của một thời rất xưa.
Chời ơi, có thể ba anh phai và ba Sầu biết nhau đó. Ba anh phai cũng đóng ở Ban Mê Thuột nhiều năm và BMT cũng là một phố núi cao đi dăm phút đã về chốn cũ nên mấy ông sĩ quan biết nhau là thường, nhất là má anh phai lúc ở BMT bị tai nạn xe cộ nặng lắm nên có nằm ở Quân Y Viện BMT khá lâu.
Ba Sầu đẹp trai nên chắc Sầu cũng đẹp .
Cám ơn anh Phai Gia đình Sầu ở Ban Mê Thuộc hình như 1968-1970. không biết lúc đó ba mẹ anh Phai có ở đó không. Nếu có, chắc chắn là họ biết nhau.
Sầu giống ba nhất nhà, từ diện mạo đến tánh tình. Ba Sầu đẹp trai, đào hoa lắm
Vấn thế gian, tình là chi...
Posts: 5,424
Threads: 44
Likes Received: 3,381 in 1,718 posts
Likes Given: 2,587
Joined: Mar 2021
Reputation:
27
Vấn thế gian, tình là chi...
Posts: 6,883
Threads: 133
Likes Received: 4,805 in 2,030 posts
Likes Given: 2,329
Joined: May 2021
Reputation:
67
Posts: 4,723
Threads: 6
Likes Received: 1,203 in 768 posts
Likes Given: 1,621
Joined: Dec 2019
Reputation:
43
Tặng sư phụ , sư phụ viết hay quá.
|