Mời Ngoại Đạo vô đây
Có những người đàn bà đi qua đời mình và để lại dấu ấn không bao giờ quên. Xem ra mày cũng có một người đàn bà như vậy. Tao cũng có. Mỗi lần nhớ đến là thấy như lòng còn ngẩn ngơ buồn. Có lẽ người khác họ cho rằng đàn ông là những kẻ bạc tình, coi lời hứa như những dòng sông nhỏ, nhưng có biết đâu thật sự có những mối tình tuy không là trăm năm nhưng ước hẹn vẫn muốn là muôn kiếp sau. Kệ, mình hiểu mình là được, đàn bà lắm khi cũng cũng xem lời hứa là những dòng sông nhỏ, nhưng mình mong chờ gì kia chứ? Buổi sáng bắt đầu bằng những dòng sến sẩm...

Reply
Hơn mười năm rồi. Thời gian qua nhanh thật. vân chưa mở lòng ra để đón nhận cái mới, bởi dư âm của cái cũ còn quá đẹp cứ phảng phất quanh mình. Mỗi khi qua cái chốn cũ hẹn hò, qua cái quán cafe cũ vẫn thấy hình dáng em hiện về ám ảnh mình.

Ngày chia xa em có bảo, anh biết tìm em ở đâu mà, chỉ một dòng tin nhắn, một lời mới gọi, em sẽ đến... Vậy mà hơn mười năm mình vẫn im lặng, cách nhau nửa vòng trái đất tuy xa nhưng tin chắc em sẽ về, nhưng thôi. Đường dài hạnh phúc, cầu chúc cho người vậy. Cứ bảo thầm trong lòng, con đường em đi đó, đúng dấy em ơi, nếu chúng mình có thành giai ngẫu, chắc gì ta đã, thoát ra đời khổ đau, nhỉ?.

Tại mài làm tao nhớ, ai biểu bỏ mấy cái bài nhạc ở bên kia lên làm chi, làm như "dịch cúm" Hồ Hoàng Yến hát nhạc Trúc Hồ, lây qua bên này.  Shy





CHO ĐẾN CUỐI CUỘC ĐỜI.

Nhạc sĩ: Trúc Hồ.
Ca sĩ: Quốc Khanh & Hồ Hoàng Yến.


Một mai khi em xa vắng, Anh sẽ ra sao, một mình.
Một mai khi em xa vắng, Anh biết sẽ làm sao, Buồn lắm người ơi,
Đi về một mình lẻ loi, Bên đời chẳng còn có ai...

Một mai khi em xa vắng, Anh sống ra sao, một mình.
Một mai khi em xa vắng, Ai sẽ cùng anh, chia sớt buồn vui.
Không còn giận hờn dễ thương, Không còn đợi chờ đón đưa,
Không còn ...

Cho đến cuối cuộc đời, Anh vẫn mãi một lòng,
Cây lá có đổi màu, Tình mãi trong xanh.

Cho đến cuối cuộc đời, Anh vẫn mãi thật lòng,
Yêu em, hơn cả đời anh...

Một mai khi em xa vắng, Anh sẽ ra sao, một mình.
Một mai khi em xa vắng, Biển khóc vì em, Nắng chết vì em.
Mưa buồn từng giọt hắt hiu, Âm thầm từng ngày khóc thương,
Âm thầm ...

Cho đến cuối cuộc đời, Anh vẫn mãi một lòng.
Cây lá có đổi màu, Tình mãi trong xanh.
Cho đến cuối cuộc đời, Anh vẫn mãi thật lòng,
Yêu em, hơn cả đời anh...

Một mai khi em xa vắng, Anh sẽ ra sao, một mình.
Một mai khi em xa vắng, Biển sẽ là anh, Mang sóng vỗ về em.
Âm thầm, từng ngày sóng ru.
Âm thầm, từng ngày sóng ru.
Âm thầm ....

Một mai... khi em xa vắng...

.........................................................

Sến súa gì cũng kệ tía đi, nhiều người khô cằn trong tâm hồn đến mức chả  còn tý nước nào để sến, lo gì.. Hôm nay tau ăn chay, nói chay giống thằng Lãng, thề chỉ nghe nhạc thôi. Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
Reply
Ai bảo đàn ông không biết chung tình, phải không? Người ta cứ hay nhìn cái bề ngoài chớt nhả của một người để đánh giá này nọ nhưng thật sự họ không thấy được tận sâu trong trái tim của người đàn ông vẫn thấp thoáng những nỗi đau không nguôi. Cũng không hẳn cái người đàn bà họ nhớ nhung đó có những phẩm giá nổi bật hơn người, hay có sắc đẹp chim sa cá lặn. Có khi họ còn biết ngươi đàn bà đó có những cái xâu xa, hay thua kém những người đàn bà khác đi qua trong đời họ. Chỉ là cái chất xúc tác tạo ra bởi họ, cái men yêu đương làm họ ngây ngất mà họ không tìm thấy ở người khác. Cái đó làm họ nhớ hoài, yêu mãi. Họ sẵn sàng tha thứ những lỗi lầm, mù quáng đến ngu muội trong mắt người ngoài. Và chúng ta, những tên đàn ông khờ dại, sống mãi với những mối tình bất diệt!

Reply
Các chuyện tình mà Đạn mài lở đăng bên kia, đã đăng ở đây chưa vậy? hình như tao chưa đọc thì phải. Vì trong đó tao đọc 1 đoạn, ngứa miệng muốn nói vài câu mà không biết mày đăng chưa nên không dám trích lại (dù đã save lại trước khi mod xoá Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c )

Reply
(2020-02-26, 01:53 PM)BaEch Wrote: Các chuyện tình mà Đạn mài lở đăng bên kia, đã đăng ở đây chưa vậy? hình như tao chưa đọc thì phải. Vì trong đó tao đọc 1 đoạn, ngứa miệng muốn nói vài câu mà không biết mày đăng chưa nên không dám trích lại (dù đã save lại trước khi mod xoá Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c )

Rollin Rollin

Công nhận mài nhanh tay thiệt, tao lỡ tay có chút xíu mà mài chụp được rồi. 

Bài đó tau tính đăng ở đây chơi cho vui, nhưng viết rồi tự nhiên đâm ra suy nghĩ, nên hay không nên đăng. Bởi người đó mài chắc biết họ vì họ biết mài rành hơn tau,  cũng có khi đang còn đu cái dây điện khác nguồn với tụi mình, sợ lỡ người ta có đi ngang qua đây mà thấy thì kỳ lắm. Lịch sử thì nên nói về những năm 1930 trở về trước, còn mới quá thì chưa nên bàn luận, mài đã từng dặn tụi tau như thế, nên tao chưa đăng thui. Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
Reply
(2020-02-26, 02:08 PM)Ngoại đạo. Wrote: Rollin Rollin

Công nhận mài nhanh tay thiệt, tao lỡ tay có chút xíu mà mài chụp được rồi. 

Bài đó tau tính đăng ở đây chơi cho vui, nhưng viết rồi tự nhiên đâm ra suy nghĩ, nên hay không nên đăng. Bởi người đó mài chắc biết họ vì họ biết mài rành hơn tau,  cũng có khi đang còn đu cái dây điện khác nguồn với tụi mình, sợ lỡ người ta có đi ngang qua đây mà thấy thì kỳ lắm. Lịch sử thì nên nói về những năm 1930 trở về trước, còn mới quá thì chưa nên bàn luận, mài đã từng dặn tụi tau như thế, nên tao chưa đăng thui. Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Tao có đọc qua và tao chả biết mày nói đến ai hết. Tao đã nói là tao có trí nhớ hơi kém, vã lại, chuyện ở ĐT thì tao nghe quá nhiều, thật giả lung tung, nên nghe tai này ra tai kia, chả nhớ lại là bao. Nhiều khi nghe 1 member kể chuyện, có câu chuyện tau chứng kiến 100% mà còn nghe khác hẳn đi, chỉ biết thở dài. Đôi lúc thầm nghĩ, chắc câu chuyện về bản thân mình nó cũng ly kỳ lắm lắm, họ mà tưởng tượng thì ôi thôi, có trời biết nó đi tới đâu. Đúng là chuyện online.

Reply
[Image: 16194948-1043374632437851-9213571250487089127-n.jpg]


TẢN MẠN CHIỀU CUỐI NĂM.

Chiều 27 tết. Một mình lang thang ra một quán café gần bờ kè, nhìn thiên hạ tất bật qua lại. Một cách giảm stress, chiêm nghiệm những được mất trong một năm đã qua. Cũng chẳng có gì vui lắm.
Kế bên quán café vĩa hè ấy là một xe mỳ gõ. Hai vợ chồng chị chủ quán, hai đứa con. Cô chị trạc mười hai mười ba, dáng ốm yếu phụ mẹ bưng bê cho khách, thằng bé con lên bốn lên năm ngồi nhìn với khuôn mặt nhăn nhó. Chắc ai cũng bận rộn với công việc, không ai hỏi han nó nên nó hờn nó giận.
 
Tôi chợt để ý đến con bé gái đang ngồi ăn mỳ một mình. Nó đen đúa, gầy gò, vai mang một cái túi nhỏ. Nó ăn chậm rãi, bưng tô mỳ lên húp từng miếng một, gắp lát thịt lên, nhìn thật rõ vào miếng thịt, đưa lên mũi hít hà rồi mới cho vào miệng. Và nhai thật chậm rãi. Nó đang thưởng thức vị ngọt của lát thịt trong tô mỳ gõ vốn chẳng nhiều nhặn gì. Nhìn cách nó ăn tôi lặng người đi xúc động. Bởi tôi thấy hình ảnh của tôi ngày xưa, những ngày cơ cực cũ. Người giàu dùng cơm đưa thức ăn vào miệng, nhà nghèo dùng thức ăn đưa cơm vào bụng. Một lát thịt, một miếng cá nhỏ xíu có thể cõng cả tô cơm, thế nên nó rất quý. Tuổi trẻ của tôi ngày xưa bao giờ cũng dành cái quý giá ấy đến những giây phút cuối cùng. Khi không còn miếng cơm nào trong tô chúng tôi mới ăn đến cái món xa xỉ ấy. Nhai để hiểu cái vị ngọt ấy được đánh đổi bởi bao nhiêu giọt mồ hôi của người cha, bao nhiêu giọt nước mắt của người mẹ.

Mẹ nó, người đàn bà ốm yếu ngồi cạnh nhìn nó ăn. Đứa bé nhỏ nhất đang nằm ngủ thiếp trên tay chị. Chắc chắn nó còn quá bé để biết ăn, biết nhai. Nó sẽ được uống những dòng sữa ngọt của mẹ. Cái thân thể gầy còm nhom ấy chắc chắn sẽ dành hết sức mình mà sản sinh ra những dòng sữa, không nhiều và chưa chắc đã ngon nhưng tôi tin nó rất ngọt.
 
Tôi khẽ gọi chị chủ quán, nhờ chị hỏi người mẹ đó có muốn ăn một tô không, tôi sẽ trả tiền cho cả hai. Hai người trao đổi gì đó với nhau rồi người mẹ đưa mắt nhìn qua tôi, một cái gật đầu, một nụ cười rụt rè thay cho lời cám ơn. Tô mỳ mang ra, chị sớt một phần cho con bé rồi cả hai cắm cúi ăn.

Và những bất ngờ cứ tiếp tục diễn ra trước mắt tôi. Một anh công nhân áo quần còn loang vết dầu mỡ vừa ăn xong đứng lên kín đáo lại lại gần xe mỳ, đưa hẳn tờ năm chục ngàn rồi quày quả bỏ đi sau khi thì thì thầm vào tai chị chủ quán, vừa nói vừa chỉ tay vào ba mẹ con chị bán vé số. Tôi hiểu hành động đó. Anh ấy nhờ chị chủ quán trao số tiền thừa đó cho ba mẹ con chị kia. Anh sinh viên ngồi ăn ở góc xa khi đứng lên đã kín đáo dúi vào tay con bé một tờ tiền. Hai thằng bé con ngồi ăn bàn bên cạnh thì thầm vào tai nhau, rồi thằng bé áo vàng cũng trao cho con bé một tờ tiền. Tất cả diễn ra trong im lặng, tế nhị.
 
Khi đi ngang qua chỗ tôi ngồi, cả hai mẹ con chị gật đầu chào. Con bé đó còn cười với tôi một cái. Giống nụ cười của cô bé bán diêm trong một bộ phim hoạt hình đã xem. Tự nhiên tôi thấy hạnh phúc thật gần gũi.

MH.
Reply
(2020-02-28, 07:31 AM)Ngoại đạo. Wrote:
...
...

TẢN MẠN CHIỀU CUỐI NĂM.

 Giống nụ cười của cô bé bán diêm trong một bộ phim hoạt hình đã xem. Tự nhiên tôi thấy hạnh phúc thật gần gũi.

MH.


Đọc những dòng tản mạn của mài xong liền nhớ ngay tới "tản mạn" của người này ...

Cái tình của dân Sài Gòn

Chiều đi làm về quá đói bụng, ghé tiệm xôi ở Nguyễn Văn Ðậu. Ðợi mua xôi, lấy điện thoại gọi cho đứa bạn, tự nhiên có thằng nhỏ đâu nhảy ra, làm giật cả mình:
– Chú ơi, đừng xài điện thoại ở đây, dễ bị giật lắm.
Mình gật gù, ờ ờ…
– Con biết chú không mua vé số đâu, nhưng nếu được, chú ủng hộ con 1 tờ thôi?
– Sao biết chú không mua? Cho 1 tờ đi – mình bảo.
– Dạ, con cảm ơn chú.
– Con ăn gì chưa, chú bao con hộp xôi nha.
Nó gật đầu, lí nhí cảm ơn.
– Cô ơi, phần xôi của con cô tách làm đôi để trong bịch ni-lông giúp. Nó dặn chị bán xôi.
– Ăn bịch ni-lông độc lắm – mình bảo.
– Tại nếu con xin thêm cái hộp thì tội cô bán xôi. Con để dành cho nhỏ em cũng đang bán vé số chắc chưa ăn gì.
– Chị, vậy cho thằng nhỏ thêm 1 hộp nữa nha, rồi tính cho em luôn.
Thằng nhỏ cầm 2 hộp xôi, rối rít cảm ơn rồi chạy vụt đi. Chị bán xôi góp chuyện:

– Nhìn vậy chớ có lòng lắm. Hôm rồi trời mưa to, thấy người ta bị tắt máy xe, nó lao ra phụ đẩy, cái rồi bị rớt xấp vé số xuống nước, thương gì đâu. Mười ngàn, em…

– Ủa, 3 hộp sao có 10 ngàn?
– Hổng có em tui cũng cho nó mà. Tính hộp của em thôi.
Tự nhiên nghe mắt cay cay… Cổ họng tôi như nghẹn lại…
Bởi vậy có bao giờ rời Sài Gòn được đâu. Lòng tin nhiều khi đặt có thể sai, có thể đúng, có thể bị phản bội… nhưng ở Sài Gòn muốn mất lòng tin cũng đâu có dễ!



Đọc xong hai "tản mạn" tự nhiên mắt tao cũng thấy mắt cay cay nhớ Sài Gòn vô vàn nhớ ... 

Cám ơn mài N.Đ
Reply
GG có mấy người bạn về VN cũng vài năm rồi. Trong 1 lần nói chuyện cô A kể VN mấy đứa nhỏ nghèo lắm, chạy theo xin tiền hoặc kèo nài bán vé số. Lần đầu tiên về nhỏ A định cho, nhỏ B nói đừng cho vì cho 1 đứa là cả đám nhào ra xin. Cô B bỏ mặc te te đi trước, cả đám nhỏ theo sau. Cô A nói nó (là cô B) cứ mặc kệ tụi con nít năn nỉ cứ năn nỉ, nó ngồi ăn tỉnh bơ. Kể xong rồi cô A cười thích thú.

GG chẳng thấy có chổ nào đáng cười và chẳng thấy làm sao và có thể nào nuốt được. Bổng dưng xét lại những người bạn của mình.
...
Keep your face always toward the sunshine,
and shadows will fall behind you
- Walt Whitman
[Image: caeb7acbb406d4a771315fc46fadb8c3_w200.webp]
Reply
(2020-02-28, 07:31 AM)Ngoại đạo. Wrote:
[Image: 16194948-1043374632437851-9213571250487089127-n.jpg]


TẢN MẠN CHIỀU CUỐI NĂM.

Chiều 27 tết. Một mình lang thang ra một quán café gần bờ kè, nhìn thiên hạ tất bật qua lại. Một cách giảm stress, chiêm nghiệm những được mất trong một năm đã qua. Cũng chẳng có gì vui lắm.
Kế bên quán café vĩa hè ấy là một xe mỳ gõ. Hai vợ chồng chị chủ quán, hai đứa con. Cô chị trạc mười hai mười ba, dáng ốm yếu phụ mẹ bưng bê cho khách, thằng bé con lên bốn lên năm ngồi nhìn với khuôn mặt nhăn nhó. Chắc ai cũng bận rộn với công việc, không ai hỏi han nó nên nó hờn nó giận.
 
Tôi chợt để ý đến con bé gái đang ngồi ăn mỳ một mình. Nó đen đúa, gầy gò, vai mang một cái túi nhỏ. Nó ăn chậm rãi, bưng tô mỳ lên húp từng miếng một, gắp lát thịt lên, nhìn thật rõ vào miếng thịt, đưa lên mũi hít hà rồi mới cho vào miệng. Và nhai thật chậm rãi. Nó đang thưởng thức vị ngọt của lát thịt trong tô mỳ gõ vốn chẳng nhiều nhặn gì. Nhìn cách nó ăn tôi lặng người đi xúc động. Bởi tôi thấy hình ảnh của tôi ngày xưa, những ngày cơ cực cũ. Người giàu dùng cơm đưa thức ăn vào miệng, nhà nghèo dùng thức ăn đưa cơm vào bụng. Một lát thịt, một miếng cá nhỏ xíu có thể cõng cả tô cơm, thế nên nó rất quý. Tuổi trẻ của tôi ngày xưa bao giờ cũng dành cái quý giá ấy đến những giây phút cuối cùng. Khi không còn miếng cơm nào trong tô chúng tôi mới ăn đến cái món xa xỉ ấy. Nhai để hiểu cái vị ngọt ấy được đánh đổi bởi bao nhiêu giọt mồ hôi của người cha, bao nhiêu giọt nước mắt của người mẹ.

Mẹ nó, người đàn bà ốm yếu ngồi cạnh nhìn nó ăn. Đứa bé nhỏ nhất đang nằm ngủ thiếp trên tay chị. Chắc chắn nó còn quá bé để biết ăn, biết nhai. Nó sẽ được uống những dòng sữa ngọt của mẹ. Cái thân thể gầy còm nhom ấy chắc chắn sẽ dành hết sức mình mà sản sinh ra những dòng sữa, không nhiều và chưa chắc đã ngon nhưng tôi tin nó rất ngọt.
 
Tôi khẽ gọi chị chủ quán, nhờ chị hỏi người mẹ đó có muốn ăn một tô không, tôi sẽ trả tiền cho cả hai. Hai người trao đổi gì đó với nhau rồi người mẹ đưa mắt nhìn qua tôi, một cái gật đầu, một nụ cười rụt rè thay cho lời cám ơn. Tô mỳ mang ra, chị sớt một phần cho con bé rồi cả hai cắm cúi ăn.

Và những bất ngờ cứ tiếp tục diễn ra trước mắt tôi. Một anh công nhân áo quần còn loang vết dầu mỡ vừa ăn xong đứng lên kín đáo lại lại gần xe mỳ, đưa hẳn tờ năm chục ngàn rồi quày quả bỏ đi sau khi thì thì thầm vào tai chị chủ quán, vừa nói vừa chỉ tay vào ba mẹ con chị bán vé số. Tôi hiểu hành động đó. Anh ấy nhờ chị chủ quán trao số tiền thừa đó cho ba mẹ con chị kia. Anh sinh viên ngồi ăn ở góc xa khi đứng lên đã kín đáo dúi vào tay con bé một tờ tiền. Hai thằng bé con ngồi ăn bàn bên cạnh thì thầm vào tai nhau, rồi thằng bé áo vàng cũng trao cho con bé một tờ tiền. Tất cả diễn ra trong im lặng, tế nhị.
 
Khi đi ngang qua chỗ tôi ngồi, cả hai mẹ con chị gật đầu chào. Con bé đó còn cười với tôi một cái. Giống nụ cười của cô bé bán diêm trong một bộ phim hoạt hình đã xem. Tự nhiên tôi thấy hạnh phúc thật gần gũi.

MH.

Câu chuyện dễ thương đầy tình người của dân Saigon. Thật sự là tao thấy nhớ Saigon quá. Năm nay đã định về rồi mà rốt cuộc cũng chưa về được, uổng ghê đi. Nhưng chắc chắn rồi cũng sẽ về thăm thôi, mấy chục năm rồi còn gì. Lúc đó sẽ hẹn mày và mấy người bạn DT gặp mặt, chắc là sẽ vui lắm.

Reply
(2020-02-28, 09:54 AM)BaEch Wrote:  Lúc đó sẽ hẹn mày và mấy người bạn DT gặp mặt, chắc là sẽ vui lắm.

Rồi lúc đó tụi mày ... gọi nhau sao? Như ở ĐT hay như ở đây  Wink
Reply
(2020-02-28, 10:11 AM)lãng*nhách Wrote: Rồi lúc đó tụi mày ... gọi nhau sao? Như ở ĐT hay như ở đây  Wink

Bên đây tao cũng gặp nhiều members. Lúc gặp nhau, hỏi tên thật rồi gọi nhau tên thật. Có điều, trí nhớ tao kém, nên gặp xong rồi tao lại quên mất ai là ai. Mà công nhận gặp nhau offline vui lắm. Có lần tao tổ chức một cuộc camping mấy chục mạng tham gia. Nhiều người từ các tiểu bang xa bay về. Đó là lần họp mặt ĐT vui nhất. Nếu mày có facebook account có thể request vào fb group để xem các hình ảnh, rất nhiều kỷ niệm. Ngay cả có hình ảnh mà kêu tao kể tên members ra thì tao cũng chỉ nhớ mang máng người này người kia. Những người mình gặp thường thì mình nhớ, còn những người mình chỉ gặp 1 lần thì tao chịu thua, không nhớ nổi. Người càng đẹp, càng phải xóa khỏi trí nhớ cho mau, kẽo khổ thân. Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Reply
(2020-02-28, 07:51 AM)lãng*nhách Wrote: Đọc những dòng tản mạn của mài xong liền nhớ ngay tới "tản mạn" của người này ...

Cái tình của dân Sài Gòn

......................................

Đọc xong hai "tản mạn" tự nhiên mắt tao cũng thấy mắt cay cay nhớ Sài Gòn vô vàn nhớ ... 

Cám ơn mài N.Đ

Cái người này mài nói ở trên cho tau tò mò một chút, là ai vậy?. Bởi tau biết cái tiệm xôi này, đường Nguyễn Văn Đậu nguyên là đường Ngô Tùng Châu ngày trước, nhà cũ của tau ở gần đó. Cho tau gởi lời chào thân ái. 

Thật ra thì tau công nhận, Sài gòn bây giờ không còn nhiều những cái tử tế như xưa, nhiều tệ nạn, nhiều cảnh cướp giựt, ra đường mạnh ai nấy chạy, đôi khi có bắt gặp một ảnh chướng tai gai mắt người ta cũng tặc lưỡi bỏ qua, không phải chuyện của mình. 

Nhưng nếu dõi mắt nhìn, ta vẫn thấy đâu đó còn phảng phất lại nhiều cái đẹp bình dị, chân thật của người Sài Gòn. Bài trên tau viết khi chính mình được chứng kiến, ba mẹ con chị bán vé số ấy chắc không phải dân SG chính gốc đâu, nhưng cần gì chuyện ấy nhỉ?. Tất cả tùy thuộc vào cặp mắt mình nhìn và trí nhớ mình nên lưu lại những gì thôi Lãng à. Thế nên tau cứ lưu lại cái đẹp, cái bình dị như anh bạn ở trên. Chỉ là tản mạn giữa dòng đời tất bật mà.

Một cái ngông của người Sài Gòn. Giữa lề đường, vác bình nước lọc và cái ly uống nước ra "chưng" chơi, ai làm gì được nhau.  

[Image: 20190615-170925.jpg]
Reply
(2020-02-28, 11:02 AM)Ngoại đạo. Wrote:
Cái người này mài nói ở trên cho tau tò mò một chút, là ai vậy?. Bởi tau biết cái tiệm xôi này, đường Nguyễn Văn Đậu nguyên là đường Ngô Tùng Châu ngày trước, nhà cũ của tau ở gần đó.  

Bạn thân của tao ở số 33 Ngô Tùng Châu Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Reply
(2020-02-28, 11:02 AM)Ngoại đạo. Wrote:
Cái người này mài nói ở trên cho tau tò mò một chút, là ai vậy?. Bởi tau biết cái tiệm xôi này, đường Nguyễn Văn Đậu nguyên là đường Ngô Tùng Châu ngày trước, nhà cũ của tau ở gần đó. Cho tau gởi lời chào thân ái. 

Người trên mạng thôi mài ơi.

https://baotreonline.com/doi-song/nhung-...gon.baotre
Reply