PhongVien007
2018-09-30, 02:04 AM
http://news.fullerton.edu/2018su/manta-r...earch.aspx
https://twitter.com/fabblab?lang=en
Từ cá đuối, Tiến Sĩ Misty Paig-Trần thuộc CSU Fullerton khám phá hệ thống lọc nước mới
Đằng-Giao/Người Việt
September 29, 2018
Tiến Sĩ Misty Paig-Trần (phải) và Nghiên Cứu Sinh Raj Divi trong phòng thí nghiệm xem xét mẫu 3D mang cá đuối. (Hình: Matt Gush/CSU Fullerton)
FULLERTON, California (NV) – Dưới sự cố vấn của Tiến Sĩ Misty Paig-Trần, nhóm nghiên cứu tại Đại Học CSU Fullerton khám phá hệ thống lọc nước mới mẻ khi tìm hiểu về giống “Manta Ray,” một loại cá đuối khổng lồ, chiều ngang hơn 6 mét, nặng trên 500 kg.
Nói với phóng viên nhật báo Người Việt, bà Paig-Trần giải thích: “Hệ thống lọc nước này khác với mọi hệ thống lọc khác, vì khi tạp chất lọt vào hệ thống, nó văng ra, lọt vào bộ phận sàng lọc khác và được chế biến thích hợp.”
Bà mượn lời một đồng tác giả: “Tiến Sĩ James Strother giải thích hay nhất. Ông nói, ‘Hệ thống lọc của cá đuối ‘Manta Ray’ rất độc đáo. Nước thấm qua hệ thống theo luồng xoáy, quẹo gắt trước khi xuyên qua lưới lọc. Tạp chất cứng không thể quẹo gắt nên rơi vào thành chắn, văng ra chỗ khác chứ không vào lưới lọc. Vì vậy, kết quả là hệ thống lọc luôn luôn sạch vì không bị tắc nghẽn.”
Nhờ cuộc tìm hiểu cá đuối “Manta Ray,” nhóm nghiên cứu nhận thấy cá đuối ăn mồi nhỏ cũng như nhiều phiêu sinh vật (Plankton) rất nhỏ, nhỏ hơn đầu cây bút chì, dùng mang lọc (Gill Rakers) để sàng lọc thức ăn, kể cả cá nhỏ, tôm cua, ốc.
Cái đuối “Manta Ray” trong đại dương. (Hình: Wikepedia)
Kết quả cuộc nghiên cứu được công bố hôm 26 Tháng Chín trong tạp chí Science Advances, cho thấy cá đuối có thể gạn lọc được số lượng cặn bã lớn từ nước biển một cách mau lẹ bất ngờ mà không nghẽn.
Nghiên Cứu Sinh Raj Divi nói: “Nghiên cứu cách gạn lọc của cá đuối giúp chúng tôi thiết kế hệ thống lọc nước tại những nơi xa xôi với giá rẻ, giảm thiểu bệnh tật.”
Divi là trưởng nhóm tác giả hồ sơ nghiên cứu nhan đề “Cách Ăn Của Manta Ray, Một Hệ Thống Sàng Lọc Không Tắc Nghẽn.” Bà Paig-Trần, phó giáo sư khoa Sinh Học, và ông Strother, phó giáo sư sinh học tích hợp (integrative biology) tại Đại Học Oregon, cùng là đồng tác giả.
Bà Paig-Trần kể: “Lúc đầu chúng tôi tưởng rằng ‘Manta Ray’ chỉ có hệ thống lọc giống như cái rổ, giữ thức ăn lại, thải nước ra ngoài. Nhưng sự thực về cách cá đuối lựa thức ăn từ nước biển khác xa.”
Là người nghiên cứu cá đuối hơn 10 năm, bà tiếp: “Kết quả của chúng tôi cho thấy cá đuối ‘Manta Ray’ có cách sàng lọc mà chúng tôi gọi là ‘Ricochet Filter’ để lựa chọn thức ăn từ nước. Thức ăn vào miệng, văng khỏi phần gạn lọc, rơi vào thực quản trong lúc nước theo đường khác, thoát theo mang cá. Rất phức tạp và độc đáo.”
Bà tiếp: “Chuyện này rất lớn, đứng trên quan điểm kỹ thuật.”
Mô hình 3D hệ thống ‘ricochet,’ nghiên cứu từ mang cá đuối. (Hình: Matt Gush/CSU Fullerton)
Hiện giờ, nhóm nghiên cứu chưa có ý định phát triển khám phá này thành ứng dụng thực tế. Giai đoạn này phải mất từ năm đến mười năm nữa để hoàn tất hệ thống lọc nước này. Các nhóm nghiên cứu khác có thể học hỏi từ kết quả này và áp dụng vào những phát minh tối tân hơn.
Bà Paig-Trần nghiên cứu cá đuối “Manta Ray” từ lúc bà còn là sinh viên hậu đại học (2007-2012).
Khi phóng viên Người Việt xin bà một lời khuyên cho sinh viên, bà nói: “Không phải khoa học quan trọng nào cũng bắt nguồn từ nghiên cứu về con người. Dự án này khởi sự từ những quan sát cách ăn của một loài động vật. Đừng ngại phải bắt đầu từ cơ bản. Đó là chỗ chúng ta tìm được những giải pháp thú vị cho thế giới.” (Đằng-Giao)
https://twitter.com/fabblab?lang=en
Từ cá đuối, Tiến Sĩ Misty Paig-Trần thuộc CSU Fullerton khám phá hệ thống lọc nước mới
Đằng-Giao/Người Việt
September 29, 2018
Tiến Sĩ Misty Paig-Trần (phải) và Nghiên Cứu Sinh Raj Divi trong phòng thí nghiệm xem xét mẫu 3D mang cá đuối. (Hình: Matt Gush/CSU Fullerton)
FULLERTON, California (NV) – Dưới sự cố vấn của Tiến Sĩ Misty Paig-Trần, nhóm nghiên cứu tại Đại Học CSU Fullerton khám phá hệ thống lọc nước mới mẻ khi tìm hiểu về giống “Manta Ray,” một loại cá đuối khổng lồ, chiều ngang hơn 6 mét, nặng trên 500 kg.
Nói với phóng viên nhật báo Người Việt, bà Paig-Trần giải thích: “Hệ thống lọc nước này khác với mọi hệ thống lọc khác, vì khi tạp chất lọt vào hệ thống, nó văng ra, lọt vào bộ phận sàng lọc khác và được chế biến thích hợp.”
Bà mượn lời một đồng tác giả: “Tiến Sĩ James Strother giải thích hay nhất. Ông nói, ‘Hệ thống lọc của cá đuối ‘Manta Ray’ rất độc đáo. Nước thấm qua hệ thống theo luồng xoáy, quẹo gắt trước khi xuyên qua lưới lọc. Tạp chất cứng không thể quẹo gắt nên rơi vào thành chắn, văng ra chỗ khác chứ không vào lưới lọc. Vì vậy, kết quả là hệ thống lọc luôn luôn sạch vì không bị tắc nghẽn.”
Nhờ cuộc tìm hiểu cá đuối “Manta Ray,” nhóm nghiên cứu nhận thấy cá đuối ăn mồi nhỏ cũng như nhiều phiêu sinh vật (Plankton) rất nhỏ, nhỏ hơn đầu cây bút chì, dùng mang lọc (Gill Rakers) để sàng lọc thức ăn, kể cả cá nhỏ, tôm cua, ốc.
Cái đuối “Manta Ray” trong đại dương. (Hình: Wikepedia)
Kết quả cuộc nghiên cứu được công bố hôm 26 Tháng Chín trong tạp chí Science Advances, cho thấy cá đuối có thể gạn lọc được số lượng cặn bã lớn từ nước biển một cách mau lẹ bất ngờ mà không nghẽn.
Nghiên Cứu Sinh Raj Divi nói: “Nghiên cứu cách gạn lọc của cá đuối giúp chúng tôi thiết kế hệ thống lọc nước tại những nơi xa xôi với giá rẻ, giảm thiểu bệnh tật.”
Divi là trưởng nhóm tác giả hồ sơ nghiên cứu nhan đề “Cách Ăn Của Manta Ray, Một Hệ Thống Sàng Lọc Không Tắc Nghẽn.” Bà Paig-Trần, phó giáo sư khoa Sinh Học, và ông Strother, phó giáo sư sinh học tích hợp (integrative biology) tại Đại Học Oregon, cùng là đồng tác giả.
Bà Paig-Trần kể: “Lúc đầu chúng tôi tưởng rằng ‘Manta Ray’ chỉ có hệ thống lọc giống như cái rổ, giữ thức ăn lại, thải nước ra ngoài. Nhưng sự thực về cách cá đuối lựa thức ăn từ nước biển khác xa.”
Là người nghiên cứu cá đuối hơn 10 năm, bà tiếp: “Kết quả của chúng tôi cho thấy cá đuối ‘Manta Ray’ có cách sàng lọc mà chúng tôi gọi là ‘Ricochet Filter’ để lựa chọn thức ăn từ nước. Thức ăn vào miệng, văng khỏi phần gạn lọc, rơi vào thực quản trong lúc nước theo đường khác, thoát theo mang cá. Rất phức tạp và độc đáo.”
Bà tiếp: “Chuyện này rất lớn, đứng trên quan điểm kỹ thuật.”
Mô hình 3D hệ thống ‘ricochet,’ nghiên cứu từ mang cá đuối. (Hình: Matt Gush/CSU Fullerton)
Hiện giờ, nhóm nghiên cứu chưa có ý định phát triển khám phá này thành ứng dụng thực tế. Giai đoạn này phải mất từ năm đến mười năm nữa để hoàn tất hệ thống lọc nước này. Các nhóm nghiên cứu khác có thể học hỏi từ kết quả này và áp dụng vào những phát minh tối tân hơn.
Bà Paig-Trần nghiên cứu cá đuối “Manta Ray” từ lúc bà còn là sinh viên hậu đại học (2007-2012).
Khi phóng viên Người Việt xin bà một lời khuyên cho sinh viên, bà nói: “Không phải khoa học quan trọng nào cũng bắt nguồn từ nghiên cứu về con người. Dự án này khởi sự từ những quan sát cách ăn của một loài động vật. Đừng ngại phải bắt đầu từ cơ bản. Đó là chỗ chúng ta tìm được những giải pháp thú vị cho thế giới.” (Đằng-Giao)