VietBest

Full Version: Phật Giáo Đạo Và Đời - Văn bản Phật giáo cổ đại của Hàn Quốc được công nhận Di sản
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Đức Dalai Lama: Không sử dụng tôn giáo để tạo bè nhóm


GNO - "Tôn giáo là một công việc cá nhân. Chủ nghĩa dân tộc tạo ra sự hẹp hòi. Hãy suy nghĩ về nhân loại và sự an lạc". Đây là thông điệp mà Đức Dalai Lama đưa ra hôm thứ Tư (10-1) vừa qua. 





[Image: dalailama1.jpg]

Đức Dalai Lama thăm một trường tiểu học



Thông điệp được đưa ra ở thành phố Pune nhân khai mạc hội nghị giáo viên quốc gia lần thứ hai được tổ chức bởi MIT School of Government tại Đại học Hòa bình Thế giới MIT ở Pune (Ấn Độ). 



Ngài nói về sự cần thiết để hồi sinh nền học thức của Ấn Độ. Ngài cho biết: "Trong thế kỷ 21, giáo dục là chìa khóa nhưng phải bao gồm việc giảng dạy về đạo đức, làm thế nào để đối phó với những cảm xúc hơn là làm cho thế hệ trẻ quá thiên về vật chất". 



Về cuộc đụng độ Koregaon Bhima, nhà lãnh đạo tinh thần nói: "Bất kể tôn giáo nào mà một người theo, đó là vấn đề cá nhân. Chúng ta không nên huy động hoặc tạo ra các nhóm và dán nhãn bất cứ ai như chúng ta là Phật tử, chúng ta là người Hồi giáo hay chúng ta là người Hindu". 



Ngài kêu gọi các nhà khoa học đảm bảo rằng với nền giáo dục khoa học, thế hệ trẻ được dạy từ bi, trung thực và cách tha thứ. Đức Dalai Lama nói thêm: "Chúng ta là con người và chúng ta cần phải ghi nhớ điều này. Đức Phật cũng dạy rằng lý trí và trải nghiệm quan trọng hơn đức tin mù quáng". 



Ngài ủng hộ động cơ phúc lợi toàn cầu và kêu gọi mọi người không giới hạn quan điểm của họ đến ranh giới quốc gia. "Quá nhiều chủ nghĩa dân tộc cũng tạo ra những vấn đề. Chúng ta phải nghĩ về đất nước như là một đóng góp cho việc biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn. Chúng ta phải đẩy mạnh sự thống nhất", Đức Dalai Lama nói thêm. 



Ngài nói: "Tôi là một người đàn ông 83 tuổi. Thế hệ của tôi đã qua. Chính thế hệ và chính trách nhiệm của các bạn sẽ tạo ra một thế giới hạnh phúc và an lành". 





Văn Công Hưng (theo The Times of India)

GNOL
Mỹ: Sử dụng chánh niệm để giúp học sinh học tốt


GNO - Trường trung học có thể gây căng thẳng cho thanh thiếu niên, từ chương trình học đến các công việc bán thời gian và các mối quan hệ. Để giúp thanh thiếu niên giải quyết tất cả những căng thẳng này, một số nhà giáo dục đang sử dụng chánh niệm - một kỹ thuật thiền định thế tục bắt nguồn từ Phật giáo. 


[Image: mindfulness.jpg]

Các giáo viên có thể dành vài phút ở mỗi lớp cho học sinh thực hành chánh niệm - một nhà giáo dục nói



Amy L. Eva, một chuyên gia về nội dung giáo dục cho Greater Good Science Center tại Đại học California-Berkeley, cho biết chánh niệm là một cách chú ý đến khoảnh khắc hiện tại mà không phán xét. Theo thời gian, các cá nhân phát triển khả năng tách rời khỏi bất cứ điều gì họ đang lo lắng. Điều đó có thể đặc biệt quan trọng đối với những học sinh lo lắng về điểm số. 



Eva nói rằng chánh niệm không liên quan trực tiếp với việc nâng cao trình độ học vấn, nghiên cứu cho thấy nó có thể làm giảm lo lắng và nâng cao sự chú ý. 



Allison Kammerman, 19 tuổi, hiện là sinh viên tại trường Đại học Virginia, nói: "Tôi rất thích chánh niệm". Khi cô còn học tại trường trung học Woodson ở Virginia, cô giáo dạy tiếng Anh đã hướng dẫn lớp học của cô qua các buổi tập chánh niệm hàng tuần từ 10 đến 15 phút. Giáo viên của cô sẽ yêu cầu học sinh tìm một vị trí thoải mái để ngồi, sau đó yêu cầu học sinh cố gắng tập trung vào cơ thể - không phải là suy nghĩ. 



Nỗ lực này là một phần của chương trình chánh niệm ở trường, bà Mary Beth Quick, giáo viên thiền và chánh niệm tại Virginia, người đã hướng dẫn sáng kiến này cho biết. Kammerman nói rằng cô ấy rất bận rộn ở trường trung học, nhưng những buổi tập chánh niệm đã cho cô thời gian để tập trung vào bản thân mình. 



Eva lưu ý rằng chánh niệm không phải là liệu pháp chữa lành cho tất cả, việc thực hành có thể giúp tất cả người tham gia - kể cả giáo viên - cảm thấy sống động hơn, tập trung, chú ý lẫn nhau và tham gia vào lớp học. Các nhà giáo dục quan tâm đến việc kết hợp chánh niệm vào các trường trung học có thể làm theo 3 bước sau để bắt đầu. 



Bước 1. Khám phá chánh niệm: Giáo viên cần phải trải nghiệm chánh niệm trước khi họ có thể truyền kỹ thuật này cho học sinh, Eva nói. 



Một lựa chọn là trang web Mindful Schools, cung cấp các khóa học trực tuyến cho giáo viên, cô nói. Ngoài Greater Good Science Center tại Đại học California-Berkeley, Trung tâm Nghiên cứu Nhận thức có Thẩm định của Đại học California-Los Angeles và Trung tâm Chánh niệm Đại học California-San Diego cũng cung cấp tài nguyên cho giáo viên, Eva nói. 



Cô cũng khuyên các giáo viên nên khám phá những cuốn sách như "Chánh niệm cho giáo viên: Các kỹ năng đơn giản cho bình an và năng suất trong lớp học" của Patricia Jennings và "Phương thức giáo dục có ý thức: Nuôi dưỡng hạnh phúc trong giáo viên và học viên" của Daniel Rechtschaffen. 



Bước 2. Xem xét cách đưa chánh niệm vào lớp học: Quick, giáo viên yoga và chánh niệm Virginia nói rằng các giáo viên có thể kết hợp chánh niệm thông qua các buổi hướng dẫn chính thức từ 1 đến 3 phút chính thức. 



Trong thời gian này, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh để ý những gì đang xảy ra với hơi thở, suy nghĩ và tâm trí của mình - và bảo họ tập trung vào một điều cụ thể để cho cơ thể và trí não được nghỉ ngơi. 



Hoặc giáo viên có thể thực hiện chánh niệm không chính thức, cô lưu ý. Ví dụ, nếu học viên có vẻ tản mát, giáo viên có thể yêu cầu họ dừng lại và dành 30 giây chú ý đến hơi thở hoặc âm thanh trong phòng.



Bước 3. Thiết lập một chương trình chánh niệm: Eva nói rằng chánh niệm có hiệu quả tốt nhất như một kinh nghiệm duy trì. Ngoài lớp học, cô còn cho biết các trường học có thể thiết lập chương trình chánh niệm chính thức trong các tiết tư vấn, phòng nghiên cứu, các khóa học độc lập hoặc các lớp chăm sóc sức khoẻ. 



Cô ấy đề nghị các trường học nên có một giáo viên hướng dẫn cách thực hành chánh niệm. 



Tại trường trung học Woodson trong vài năm qua, các giáo viên như thế này đã hướng dẫn cả học sinh và giáo viên thực hành chánh niệm 25 phút mỗi tuần trong 8 tuần lễ, Quick nói, cho phép họ phát triển các kỹ năng cần thiết để tiếp tục thực hành một mình. Cô nói rằng trường đã kết thúc những khóa học này vào năm 2017, chánh niệm đã trở thành một phần của văn hóa trường học. 



Cựu sinh viên Woodson Kammerman nói rằng cô vẫn tiếp tục sử dụng chánh niệm trong trường đại học và cô đề nghị tất cả các giáo viên trung học hãy thử kỹ thuật thiền này. 



"Không phải quá khó khi bỏ ra 5 hay 10 phút ngoài giờ học của bạn, một lần, hai lần một tuần để giúp học sinh của bạn", cô nói. "Đối với những người trong chúng tôi, những người có kinh nghiệm chánh niệm, bạn thực sự có thể nhìn thấy một sự khác biệt". 





Văn Công Hưng (theo US News)

GNOL
Trải nghiệm cuộc sống ở chùa nhân sự kiện thế vận hội

GN -  “Ngay cả giữa một mùa đông lạnh giá, thì việc trải nghiệm cuộc sống ở chùa vẫn có giá trị tuyệt vời, đặc biệt trong khung cảnh toàn bộ ngôi chùa bị tuyết trắng bao phủ”. 


[Image: PGNN926.png]

Du khách tham gia làm việc trong chương trình thực tập cuộc sống thiền môn tại chùa Woljeong, Gangwon


Lời khuyến khích hấp dẫn 


Hàng chục ngàn cổ động viên thể thao khắp thế giới sẽ tập trung về Pyeongchang, Hàn Quốc, để cùng tham gia cổ vũ cho Thế vận hội mùa đông 2018 sẽ diễn ra vào tháng 2 tới. Trong đó, phần lớn khách phương xa sẽ chọn hình thức cư trú truyền thống. 


Nhưng tại sao phải đặt một phòng khách sạn nào đó khi bạn có thể sống trong khung cảnh nhẹ nhàng của một ngôi chùa Phật giáo? 


Các đơn vị lữ hành tại Hàn Quốc đang khuyến khích du khách chọn việc trải nghiệm cuộc sống của họ trong chùa như là một phần của kế hoạch lưu trú trong suốt thời gian đến với Thế vận hội. Việc làm này nhằm mục đích tiếp cận và tìm hiểu nền văn hóa Phật giáo Hàn Quốc, thực tập cuộc sống tu hành giống chư Tăng cũng như tận hưởng không khí an lành chốn núi rừng. 


Hơn 30 ngôi chùa Phật giáo ở Hàn Quốc luôn sẵn sàng mở cửa để chào đón du khách và trong đó ít nhất có 5 ngôi chùa tọa lạc tại tỉnh Gangwon, nơi Thế vận hội mùa đông sẽ diễn ra. 


“Đôi khi chúng ta cần thiết phải trốn khỏi cuộc sống bận bịu hàng ngày và hòa nhập tâm thức, cơ thể của mình với thiên nhiên”, trang website chính thức của Thế vận hội mùa đông Pyeongchang khuyến cáo. “Một trong những cách làm tốt nhất cho việc này là trải nghiệm cuộc sống trong chùa. Nếu được như vậy, đây là phương pháp hoàn hảo nhất để phục hồi lại tinh thần và cơ thể của mỗi người”. 


Theo David A. Mason, một giáo sư người Mỹ chuyên khoa du lịch Hàn Quốc tại Đại học Sejong (Seoul), đối với mọi người trên thế giới, mỗi khi đề cập đến Hàn Quốc, họ thường suy nghĩ đến sự căng thẳng quân sự với Triều Tiên, âm nhạc K-pop hay các thương hiệu toàn cầu như Samsung, Hyundai. 


Giáo sư Mason có thời gian hơn 30 năm sống tại Hàn Quốc và là một trong những thành viên của Hội đồng hỗ trợ việc tạo dựng chương trình thử nghiệm cuộc sống ở chùa được triển khai thành công ở đất nước này. 


“Với chương trình trải nghiệm cuộc sống ở chùa, mỗi người có thể tìm thấy một thế giới rất khác, rất cân bằng của Hàn Quốc: Những tác phẩm hội họa tuyệt đẹp nhưng đơn giản, các hoạt động nhẹ nhàng và an lành của những buổi thiền trà, các ngọn núi đẹp,… và nhờ thế, tâm hồn được khai sáng tại những nơi có hàng ngàn năm lịch sử.


Lịch trình một ngày ở chùa được bắt đầu vào lúc 4 giờ sáng, du khách phải thức dậy tham gia các khóa tụng niệm với tiếng chuông, tiếng trống du dương. 


Du khách cũng có thể thực tập thiền Phật giáo hoặc các sinh hoạt mang tính truyền thống khác như: học cách làm hoa sen, in lịch gỗ, nấu ăn - thức ăn ở đây có cơm, rau và được nấu vừa đủ ăn nên không tạo ra sự hoang phí. Đi bách bộ thư thả trong rừng chùa cũng là một hoạt động được khuyến khích. 


Giáo sư Mason thông tin thêm, mặc dù không gian của chùa Hàn Quốc khá yên tĩnh, nhưng nếu sống ở những ngôi chùa tọa lạc trong núi sâu vào mùa đông giá lạnh thì sẽ không thể thoải mái như vào mùa thu hoặc mùa xuân, ngoại trừ những người thích khung cảnh mùa đông. 


“Nhưng ở một khía cạnh khác, có được một trải nghiệm khá đặc thù và an lành trong một không gian văn hóa truyền thống của Hàn Quốc có lẽ sẽ là kỷ niệm đáng nhớ nhất của mỗi du khách đến với xứ sở Kim chi”, Giáo sư Mason khẳng định. 


Làm sống lại Phật giáo Hàn Quốc 


Ý niệm để cho du khách nước ngoài trải nghiệm cuộc sống trong chùa ban đầu vốn không được sự đồng thuận của tông phái Tào Khê, tông phái mang tính đại diện cho Phật giáo truyền thống Hàn Quốc. Theo Giáo sư Mason, chư tôn giáo phẩm lãnh đạo tông phái e ngại đến hình ảnh những người nghiện rượu, quá khích, cổ vũ bóng đá đến từ châu Âu có thể đốt chùa bất cứ lúc nào. 


Nhưng Giáo sư Mason và những thành viên còn lại của Hội đồng hỗ trợ được thành lập bởi nguyên Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung, đều mong muốn đưa ra sáng kiến mới về du lịch, qua đó thuyết phục tông phái khởi xướng chương trình này nhằm mục đích đưa Phật giáo đến gần du khách và mọi người hơn. Đây cũng là cách truyền bá những giá trị nhân bản của Phật giáo và văn hóa truyền thống Hàn Quốc. 


Hơn 500 năm qua, Phật giáo Hàn Quốc có dấu hiệu đi xuống, phần lớn các nhà sư đều phải thực tập cuộc sống xuất gia tại các tu viện nằm sâu trong các khu rừng và xa cách với những tiến bộ của khoa học, xã hội. 


“Nhưng vào cuối thế kỷ XX, những con đường lên chùa bắt đầu được lót đá, điện được kéo đến (và hiện tại là internet, điện thoại viễn thông với các tiện nghi khác của cuộc sống), tự viện trở thành nơi lý tưởng để tu dưỡng thân tâm bởi tọa lạc ngay trong các công viên quốc gia, công viên của tỉnh hoặc những địa danh có khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp”, Giáo sư Mason nhận định. 


Du khách nước ngoài hiện tại không chỉ tiếp nhận những điều bổ ích từ chương trình mà theo đánh giá của nhiều người, việc trải nghiệm cuộc sống trong chùa còn là “một cách làm thư thái tâm hồn rẻ nhất” để có thể giảm tải stress do lối sống vật chất nơi đô thị gây ra. 


Chương trình trải nghiệm cuộc sống trong chùa do Chính phủ Hàn Quốc phát khởi và vận động thực hiện. Đến năm 2005, chương trình này được tông phái Phật giáo Tào Khê đảm nhận sau vài năm do các cơ quan nhà nước điều hành. Theo Giáo sư Mason, đây chính là một ví dụ điển hình của việc “các hoạt động truyền bá Phật giáo được tiến hành bởi chính tổ chức Phật giáo. Nếu nhà nước hay các tổ chức tài chính có tham gia hỗ trợ thì việc giữ nguyên các giá trị ban đầu đều là trọng trách của tự thân tổ chức Phật giáo”. 


Bảo Thiên (theo NBC)

GNOL
Người Dalit bang Gujarat sẽ chuyển đổi sang Phật giáo


GNO - Những người Dalit thuộc khu vực Una (bang Gujarat, Ấn Độ), bao gồm cả gia đình, bị đánh đập công khai vào tháng 7-2016, đang chuyển đổi sang đạo Phật như một dấu hiệu phản đối sự phân biệt đối xử và tàn bạo của các đẳng cấp khác. 





[Image: dalits.jpg]

Người Dalit trong một cuộc biểu tình ở New Delhi



Các cuộc chuyển đổi có thể sẽ được tổ chức vào ngày 14-4, ngày sinh của biểu tượng Dalit, Tiến sĩ Babasaheb Ambedkar. 



Vasrambhai Sarvaiya, một trong năm thanh thiếu niên Dalit, đã bị đánh công khai tại làng Mota Samadhiyala của Una Taluka, nói: "Rất rõ ràng, người Dalit vẫn đang bị phân biệt đối xử ngay cả sau những phản ứng và phản đối của cộng đồng. Chúng tôi chọn 2 ngày: 26-1 và 14-4". 



Anh nói thêm hàng trăm người Dalit từ các làng lân cận sẽ gia nhập cùng gia đình anh trong việc chuyển đổi sang Phật giáo. 



Mavjibhai Sarvaiya, Tổng thư ký Rashtriya Dalit Maha Sangh, nói: "Hành động tàn bạo và phân biệt đối xử với người Dalit không phải là điều mới mẻ đối với Gujarat và Saurashtra. Một năm trước, người Dalit của thành phố Bhavnagar đã lên kế hoạch chuyển đổi với số lượng khổng lồ sang Hồi giáo. Hiện tại, người Dalit ở gần Una đang có kế hoạch chuyển đổi sang Phật giáo, bởi vì họ không nhận được công lý trong các tòa án và đang bị các thành viên của các giai cấp khác đối xử bất công". 



Bang Gujarat đã chứng kiến các cuộc biểu tình lan rộng của người Dalit vào tháng 7-2016 khi một nhóm người Dalit bị đánh đập. Vụ việc xảy ra tại làng Moti Samadhiyala ở Saurashtra vào ngày 11-7-2016. 



Sau vụ việc, hàng trăm người Dalit của Ghogha Taluka ở quận Sauveterra thuộc Bhavnagar đã gặp gỡ và quyết định chuyển sang Hồi giáo. Dưới biểu ngữ của Rashtriya Dalit Maha Sangh, người Dalit tập hợp lại và gửi một bản ghi nhớ cho người lãnh đạo quận thể hiện mong muốn chuyển đổi sang Hồi giáo. 



Người Dalit thuộc Ghogha Taluka nói rằng họ không có quyền trong Ấn giáo và thường xuyên bị phân biệt đối xử bởi các thành viên của các cộng đồng và các đẳng cấp cao khác. 





Văn Công Hưng (theo News18)


http://giacngo.vn/phatgiaonuocngoai/2018/01/11/57E49A/
Đề nghị dùng Thiền định để giảm bớt tội phạm


GNO - TT.Buddharakkhita, một vị sư Phật giáo Uganda và nhà sáng lập Trung tâm Phật giáo Uganda, đã đưa ra lời kêu gọi nghiêm túc cho người dân Jamaica thực hành thiền định để giảm mức độ tội ác bạo lực ở quốc đảo Caribe này, nơi ghi nhận có ít nhất 1.600 vụ giết người vào năm 2017. 





[Image: jamaica.jpg]

TT.Buddharakkhita trao đổi về thiền Chánh niệm tại đài phát thanh với thính giả Jamaica



"Khi bạn thiền định nó có thể thay đổi con người, vì vậy thiền chánh niệm sẽ làm giảm xung đột và tỷ lệ tội phạm ở Jamaica", TT.Buddharakkhita nói với báo Người Quan sát Jamaica trong một cuộc phỏng vấn khi đến thăm đất nước này với tư cách là khách mời của cộng đồng Miến Điện tại Jamaica. 



Trong thời gian lưu trú của mình, TT.Buddharakkhita đã thuyết pháp ở New Kingston, khu thương mại của thủ đô, từ ngày 17 đến 29-12. Thầy cũng xuất hiện trên các chương trình truyền hình để thuyết giảng vào ngày 19 và 21-12. Chuyến hoằng pháp này do Hiệp hội Phật giáo Nguyên thủy của Jamaica tổ chức.



Sinh ra trong một gia đình Thiên chúa giáo ở Uganda vào năm 1966, TT.Buddharakkhita được đặt tên là Steven Kaboggoza. Thượng tọa bắt đầu thực tập thiền từ năm 1993. Năm 2002, thầy được thọ giới theo truyền thống Theravada tại Trung tâm thiền Tathagata ở San Jose (California, Mỹ). Hiện tại thầy dành nhiều thời gian để đi khắp thế giới để thuyết pháp và dạy thiền. Thầy cũng là tác giả cuốn sách Planting Dhamma Seeds: The Emergence of Buddhism in Africa (Hiệp hội Sasana Abhiwurdhi Wardhana, 2006), kể về câu chuyện tôn giáo và tinh thần của mình ở các cộng đồng châu Phi. 



Trong khi ở Jamaica, TT.Buddharakkhita cũng tìm cách xua tan sự hiểu lầm rằng người ta không thể vừa là một Phật tử vừa là một Kitô hữu cùng một lúc. Thầy nói: "Là người châu Phi, sinh ra ở châu Phi, theo truyền thống châu Phi và là một người theo đạo Cơ đốc, một người Thiên chúa giáo La Mã, tôi muốn kêu gọi các anh chị em của tôi ở Jamaica rằng là một người Cơ đốc không thể cản trở bạn thực hành thiền. Vì vậy, tôi kêu gọi người dân Jamaica tìm cách để nuôi dưỡng sự bình an nội tại để có thể vượt qua được khổ đau, căng thẳng và chuyển tải nó cho xã hội". 



TT.Buddharakkhita quan sát thấy rằng nếu các cộng đồng trong thành phố Jamaica có cơ hội để học thiền định, thì họ sẽ hiểu "kẻ thù" nội tại của họ và biến "tâm trí của mình thành một người bạn tốt" để họ biến đổi cuộc sống của bạn bè họ, người thân và cộng đồng nói chung. 



"Khi 1 người thiền định (dân số của Jamaica là 2,5 triệu người) thì có 1 người ít khổ đau. Nếu một người khác tiếp tục thiền định thì có 2 người, rồi 3 người, 5 người, ...", TT.Buddharakkhita giải thích. "Điều đó sẽ mất một thời gian dài. Chúng ta hãy xem cái này từ quan điểm thực tiễn: có thể mất 50 năm, nhưng 50 năm đã có 50 người không gặp trở ngại, đó là điều đầu tiên". 



"Nếu không có điều đó, bạn có thể dành nhiều tiền cho cảnh sát, quân đội với súng để ngăn ngừa tội ác, nhưng nó sẽ không có hiệu quả lắm. Điều có hiệu quả là bắt đầu từ bên trong và sau đó chúng ta thể hiện ra bên ngoài", thầy nói thêm. 



Để nhấn mạnh những lợi ích của việc thực hành thiền định, vị sư đáng kính đã trích dẫn một ví dụ về thủ đô Washington DC (Mỹ), nơi mà thầy khẳng định, tỷ lệ tội phạm đã giảm 25% từ hiệu quả của một sáng kiến thiền định - kết quả mà thầy khẳng định có thể được nhân rộng ở Jamaica. "Họ mang 100 người hành thiền đến Washington DC và tỷ lệ tội phạm giảm 50% xuống còn 25% ... đây là một bộ phim tài liệu", thầy nói. "Tôi chỉ cảm thấy rằng người Jamaica nói chung không biết nhiều về thiền". 





Văn Công Hưng (theo Buddhistdoor Global)

Giacngoonline.com
Nepan:
50.000 người sẽ trùng tuyên thông điệp của Đức Phật

GN - Dự kiến khoảng 50.000 người sẽ được sắp xếp tham gia chương trình trùng tuyên lại thông điệp và lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vào tháng tới tại thủ đô Kathmandu.


[Image: trungtuyenkinh.jpg]
Một Phật tử Nepal chiêm bái các tượng Phật tại Kathmandu

Hoạt động này được tổ chức quy mô, trang nghiêm và sẽ kết thúc vào ngày 10-2. Theo Ban Tổ chức, với số lượng 50.000 người cùng tham gia trùng tuyên lời dạy của Đức Phật, một kỷ lục thế giới mới chắc chắn được xác lập.

Hành giả tham gia chương trình đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, và trong dịp này cùng đưa ra thống nhất việc xác định Nepal là nơi Đản sinh của Đức Phật.

Đại diện Ban Tổ chức, ông Dipak Sharma Bajgain cho biết việc tổ chức nhằm mục đích duy nhất để quần chúng hóa và công bố Nepal như là vùng đất của triết học Phật giáo. Qua đó, kêu gọi mọi người chung tay truyền các thông điệp đầy nhân văn của Đức Phật đến toàn thế giới.

“Hoạt động được tổ chức là dịp để một lần nữa vinh danh các giá trị tâm linh và chuyển hóa mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã truyền bá”, ông Bajgain chia sẻ.

Hiện tại Ấn Độ đang giữ kỷ lục thế giới về số lượng người tham dự chương trình trùng tuyên thông điệp Đức Phật với sự tham gia của 46.660 người.

Trong một động thái chuẩn bị cho chương trình tại Nepal, tại thủ đô Kathmandu cuối tuần qua, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Mohan Bahadur Basnet công bố sẽ quyên góp một khoản tài chính cá nhân để hỗ trợ, giúp chương trình sắp tới được thành công.


Gia Trúc (theo The Himalayan Times
https://giacngo.vn/phatgiaonuocngoai/2018/02/04/52F290/
Văn bản Phật giáo cổ đại của Hàn Quốc được công nhận Di sản tư liệu thế giới

[Image: cut-hanquoc-7789.jpg]

Samguk-yusa (Tam quốc Di sự), một văn bản ra đời vào thế kỷ XIII được viết bởi nhà sư Phật giáo Hàn Quốc nổi tiếng Il-yeon.
Đây là một trong 3 văn bản lịch sử của Hàn Quốc được ghi vào danh sách Di sản tư liệu thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO (còn được gọi là Chương trình Ký ức Thế giới).

Cục Quản lý Di sản văn hóa Hàn Quốc vừa qua đã thông báo rằng Samguk-yusa và hai tư liệu khác nữa đã được công nhận là Di sản tư liệu thế giới trong một cuộc họp chính thức kéo dài ba ngày của Ủy ban Ký ức Thế giới về châu Á và Thái Bình Dương của UNESCO tại Andong, tỉnh Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc.
Hai di sản khác cũng được đưa vào danh sách là:


Naebang-gasa (내방가사: Nội phòng ca từ) là một tuyển tập tác phẩm văn học do những người phụ nữ viết vào cuối thời Joseon (1392-1910), ghi lại hiện thực cuộc sống của họ trong một xã hội do nam giới thống trị.


- Khoảng 220.000 tài liệu, ảnh và ấn phẩm liên quan đến nỗ lực làm sạch thảm họa tràn dầu xảy ra ở tỉnh Chungcheong Nam năm 2007. Các tài liệu mô tả sự hợp tác giữa khối nhà nước và tư nhân để khắc phục thảm họa môi trường.

Samguk-yusa (삼국유사) là một ghi chép lịch sử do nhà sư Phật giáo Il-yeon (Nhất Nhiên) biên soạn vào năm 1281 dưới triều đại Goryeo (918-1392). Cuốn sách bao gồm các câu chuyện Phật giáo, tài liệu lịch sử, truyền thuyết, văn hóa dân gian và các tài liệu khác liên quan đến thời kỳ Tam Quốc cổ đại (57 trước Tây lịch - 668 sau Tây lịch).
Cuốn sách được biên soạn thành 5 tập và 9 phần tại ngôi chùa Ingaksa.


Một số phần của Samguk-yusa tập trung vào sự phát triển của Phật giáo trong thời đại Tam Quốc; mô tả hình ảnh chùa chiền và Phật giáo; các câu chuyện về những nhà sư nổi tiếng thời đại Silla (57 trước Tây lịch - 935 sau Tây lịch); những câu chuyện về sự mầu nhiệm liên quan đến Phật giáo trong thời kỳ Silla; các câu chuyện về sự kính tín Tam bảo; truyền thuyết về các nhân vật nổi bật của Phật giáo; và những câu chuyện dân gian về lòng hiếu thảo và đạo đức Phật giáo.


Chương trình Ký ức thế giới (MoW) của UNESCO là một sáng kiến quốc tế nhằm bảo vệ di sản tư liệu của nhân loại không bị mất mát và hư hoại. Di sản tư liệu thế giới bao gồm bộ sưu tập các tài liệu, bản thảo, các loại hình truyền khẩu, tài liệu nghe nhìn và hồ sơ lưu trữ có giá trị. Danh sách khu vực của chương trình bao gồm các tư liệu hoặc tác phẩm có ảnh hưởng đến 5 khu vực trên thế giới.


Thiện Quang tổng hợp/Báo Giác Ngộ