2018-06-10, 06:27 PM
Từ ENTROPY đến ĐẠO
From Entropy to the TAO
Mười hai năm trước, khi tôi gieo thuật ngữ “entropy xã hội” lên báo chí, tôi tự hỏi liệu độc giả có tán thành với mình hay không. Nhưng hôm nay tôi vui mừng nhận thấy khái niệm entropy đã được sử dụng rộng rãi trong xã hội hiện đại với nhiều ý nghĩa khác nhau, bao gồm cả ngụ ý xã hội học. Cuối cùng, entropy dẫn tôi tới những triết lý về ĐẠO.
Năm 2003, trong một bài báo đăng trên Văn Nghệ Trẻ Số Tết Quý Mùi, nhan đề “Từ chuyện chữ nghĩa, nghĩ về hai nền văn hóa”, lần đầu tiên tôi đã sử dụng thuật ngữ “entropy xã hội”, ám chỉ khái niệm entropy trong vật lý có thể dùng để mô tả những hỗn loạn ngày càng tăng trong xã hội loài người. Hồi ấy tôi chưa thấy ai “lạm dụng” khái niệm entropy một cách “phi vật lý” như thế, thậm chí tôi lo sẽ có người phản đối. Nhưng 12 năm sau, tôi ngạc nhiên khi thấy việc mở rộng khái niệm entropy sang lĩnh vực xã hội đã trở thành phổ biến, thậm chí entropy đã trở thành một thuật ngữ xã hội học, xuất hiện chính thức trên các từ điển uy tín.
Chẳng hạn:
Từ điển Dictionary of the English Language do Houghton Mifflin Harcourt xuất bản tại Mỹ năm 2011, đưa ra 5 định nghĩa của entropy, trong đó có định nghĩa sau đây: “Entropy: Inevitable and steady deterioration of a system or society” (Entropy: Sự suy thoái chắc chắn và không thể tránh khỏi của một hệ thống hoặc một xã hội)
Từ điển Random House Kernerman Webster’s College đưa ra 4 định nghĩa, trong đó định nghĩa thứ 4 viết: “Entropy: a state of disorder, as in a social system, or a hypothetical tendency toward such a state” (Entropy: một trạng thái hỗn loạn, như trong một hệ thống xã hội, hoặc một xu thế được cho là hướng tới một trạng thái như thế) [1*]
Vậy thuật ngữ “entropy xã hội” không có gì là cường điệu, mà là một khái niệm phản ánh thực tế xã hội, đáng được xem xét thảo luận. Tuy nhiên, muốn hiểu khái niệm đó một cách đầy đủ, nên bắt đầu từ ý nghĩa nguyên thủy của nó – entropy trong nhiệt động lực học (thermodynamics).
Rất nhiều người thường nghĩ rằng Nguyên lý Bất định của Cơ học Lượng tử là lý thuyết đầu tiên đề cập đến bản chất BẤT ĐỊNH và NGẪU NHIÊN của Tự Nhiên. Điều đó không đúng. Lý thuyết đầu tiên là ENTROPY. Hãy quay ngược cuốn phim lịch sử của tư tưởng bất định trong khoa học để thấy rõ điều này. Năm 1927, Nguyên lý Bất định của Cơ học Lượng tử ra đời, gây nên một cú sốc lớn nhất thế kỷ 20, làm mọi người giật mình nhận ra rằng Tự Nhiên hóa ra bất định hơn ta tưởng! Thuật ngữ “bất định” (uncertainty) lan truyền từ đó, như một tiếng chuông cảnh báo nhân loại hãy chỉnh đốn lại cách nhận thức. Thế giới không phải Chiếc đồng hồ Newton!
Từ điển Random House Kernerman Webster’s College đưa ra 4 định nghĩa, trong đó định nghĩa thứ 4 viết: “Entropy: a state of disorder, as in a social system, or a hypothetical tendency toward such a state” (Entropy: một trạng thái hỗn loạn, như trong một hệ thống xã hội, hoặc một xu thế được cho là hướng tới một trạng thái như thế) [1*]
Vậy thuật ngữ “entropy xã hội” không có gì là cường điệu, mà là một khái niệm phản ánh thực tế xã hội, đáng được xem xét thảo luận. Tuy nhiên, muốn hiểu khái niệm đó một cách đầy đủ, nên bắt đầu từ ý nghĩa nguyên thủy của nó – entropy trong nhiệt động lực học (thermodynamics).
[1] – ENTROPY LÀ GÌ?
Rất nhiều người thường nghĩ rằng Nguyên lý Bất định của Cơ học Lượng tử là lý thuyết đầu tiên đề cập đến bản chất BẤT ĐỊNH và NGẪU NHIÊN của Tự Nhiên. Điều đó không đúng. Lý thuyết đầu tiên là ENTROPY. Hãy quay ngược cuốn phim lịch sử của tư tưởng bất định trong khoa học để thấy rõ điều này. Năm 1927, Nguyên lý Bất định của Cơ học Lượng tử ra đời, gây nên một cú sốc lớn nhất thế kỷ 20, làm mọi người giật mình nhận ra rằng Tự Nhiên hóa ra bất định hơn ta tưởng! Thuật ngữ “bất định” (uncertainty) lan truyền từ đó, như một tiếng chuông cảnh báo nhân loại hãy chỉnh đốn lại cách nhận thức. Thế giới không phải Chiếc đồng hồ Newton!
Nhưng Nguyên lý Bất định không phải là lý thuyết đầu tiên đưa ra cảnh báo đó. Nếu cho cuốn phim chạy ngược về năm 1890, ta sẽ thấy lời giải Bài toán Ba Vật thể của Henri Poincaré trên tạp chí Acta Mathematica, trong đó khẳng định các hệ động lực học phức tạp có thể rơi vào tình trạng hỗn độn, không thể tiên đoán được. Nhưng nhân loại không hiểu những tư tưởng lạ lùng đó. Mãi đến năm 1963, khi Edward Lorenz công bố Hiệu ứng Con Bướm, người ta mới giật mình nhận ra rằng bản chất hỗn độn thực ra đã được Poincaré khám phá ra từ năm 1890 rồi. Hỗn độn thực ra là một biểu hiện của bất định nói chung.
Nhưng năm 1890 cũng không phải là lần đầu tiên khoa học đề cập đến bản chất bất định và ngẫu nhiên. Hãy cho cuốn phim tiếp tục chạy ngược về khoảng giữa thế kỷ 19, khi các nhà khoa học quan tâm đến chuyển động Brown. Đó chính là lúc khoa học bắt đầu tiếp xúc trực tiếp với các quá trình bất định, hỗn độn, bởi chuyển động Brown là chuyển động của các phân tử bên trong chất lỏng và chất khí – những chuyển động tự do, hỗn loạn, ngẫu nhiên, bất định.
Vật chất càng loãng, các phân tử càng tự do hơn, hỗn loạn vô trật tự hơn, tức là phân tử chất khí chuyển động tự do và hỗn loạn hơn phân tử chất lỏng. Trái lại, phân tử của chất rắn không chuyển động tự do, mà dao động quanh những vị trí cân bằng, chúng liên kết với nhau theo một trật tự xác định, làm cho vật chất trở nên rắn chắc, có hình thù rõ ràng. Hình dạng của vật chất được xác định bởi mức độ tự do của các phân tử. Mức độ tự do càng cao thì hình dạng càng không rõ ràng. Một khối sắt hình lập phương bị nung chảy sẽ không còn hình dạng xác định nữa. Nếu tiếp tục nấu, nó sẽ bay hơi và hình thù hoàn toàn biến mất. Quá trình biến dạng ấy cũng là quá trình biến đổi trạng thái.
Vật chất có thể chuyển đổi từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng, rồi từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí, và ngược lại. Động lực thúc đẩy sự chuyển đổi là NHIỆT. Nhiệt là nguyên nhân thúc đẩy các phân tử chuyển động. Nhiệt càng lớn, chuyển động càng mạnh. Quá trình nấu chảy kim loại thực chất là quá trình thúc đẩy các phân tử kim loại chuyển động mạnh đến nỗi nó phá tung sợi xích liên kết giữa các phân tử, đẩy các phân tử vào tình trạng tự do, chuyển động hỗn loạn, vô trật tự. Nếu quá trình này được thúc đẩy tiếp tục, mức độ hỗn loạn vô trật tự tiếp tục tăng lên, đến một lúc nào đó kim loại lỏng sẽ biến thành khí, và về lý thuyết, khí kim loại có thể tan loãng dần đến mức gần như hư không. Đảo ngược quá trình này, nếu liên tục giảm nhiệt, các phân tử sẽ dao động yếu dần, đến một lúc nào đó, dao động sẽ ngừng lại, ngừng tuyệt đối, vật chất trở nên “cứng tuyệt đối”, nhiệt độ xuống tới mức thấp nhất, đó là độ 0 tuyệt đối.
Tóm lại, mức độ hỗn loạn của các phân tử có thể thay đổi tùy theo trạng thái của vật chất, và chính xác hơn, tùy theo nhiệt độ của vật chất. Đại lượng đo mức độ hỗn loạn vô trật tự của các phân tử được gọi là entropy. Nếu coi tập hợp các phân tử cấu tạo nên một lượng vật chất cụ thể là một hệ vật lý thì entropi là đại lượng đo mức độ vô trật tự của hệ vật lý đó. Khái niệm hệ vật lý có thể mở rộng cho một tập hợp nhiều vật thể. Hệ vật lý vĩ đại nhất là toàn vũ trụ.
Tóm lại, mức độ hỗn loạn của các phân tử có thể thay đổi tùy theo trạng thái của vật chất, và chính xác hơn, tùy theo nhiệt độ của vật chất. Đại lượng đo mức độ hỗn loạn vô trật tự của các phân tử được gọi là entropy. Nếu coi tập hợp các phân tử cấu tạo nên một lượng vật chất cụ thể là một hệ vật lý thì entropi là đại lượng đo mức độ vô trật tự của hệ vật lý đó. Khái niệm hệ vật lý có thể mở rộng cho một tập hợp nhiều vật thể. Hệ vật lý vĩ đại nhất là toàn vũ trụ.
Có thể can thiệp từ bên ngoài vào một hệ vật lý để làm tăng hoặc giảm entropi của hệ đó. Chẳng hạn, đun nước sôi là một sự can thiệp từ bên ngoài làm tăng entropi của nước. Băng ở Bắc Cực hay Nam Cực tan chảy thành nước là một quá trình tăng entropi của nước, nhờ sự “can thiệp” của Mặt Trời. Ngược lại, tủ lạnh là một chiếc máy làm giảm entropi của nước trong ngăn đá.
Một hệ không có sự trao đổi năng lượng với bên ngoài được gọi là một hệ kín. Điều lạ lùng là mọi hệ kín có xu hướng tăng entropy một cách tự phát. Nói cách khác, mọi hệ vật lý đóng kín có xu hướng biến đổi từ trật tự đến vô trật tự và ngày càng vô trật tự hơn. Chiều biến thiên ấy là đặc trưng cố hữu của tự nhiên, không thể đảo ngược. Đó chính là định luật thứ hai của nhiệt động lực học.
Có nhiều cách phát biểu định luật nói trên. Cách phát biểu của Stephen Hawking trong cuốn Lược sử Thời gian (A Brief History of Time) có lẽ là ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu nhất đối với tất cả mọi người. Ông nói: “Định luật đó nói rằng trong một hệ thống kín thì vô trật tự hay entropi, luôn tăng với thời gian. Nói cách khác, đó là một dạng của Định luật Murphy: mọi vật luôn tiến triển theo chiều xấu đi” [2*]
Một hệ không có sự trao đổi năng lượng với bên ngoài được gọi là một hệ kín. Điều lạ lùng là mọi hệ kín có xu hướng tăng entropy một cách tự phát. Nói cách khác, mọi hệ vật lý đóng kín có xu hướng biến đổi từ trật tự đến vô trật tự và ngày càng vô trật tự hơn. Chiều biến thiên ấy là đặc trưng cố hữu của tự nhiên, không thể đảo ngược. Đó chính là định luật thứ hai của nhiệt động lực học.
[2] – ĐỊNH LUẬT THỨ HAI CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
Có nhiều cách phát biểu định luật nói trên. Cách phát biểu của Stephen Hawking trong cuốn Lược sử Thời gian (A Brief History of Time) có lẽ là ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu nhất đối với tất cả mọi người. Ông nói: “Định luật đó nói rằng trong một hệ thống kín thì vô trật tự hay entropi, luôn tăng với thời gian. Nói cách khác, đó là một dạng của Định luật Murphy: mọi vật luôn tiến triển theo chiều xấu đi” [2*]
Vũ trụ xét trên toàn thể là một hệ thống kín (vũ trụ không trao đổi năng lượng với bất kỳ một hệ thống nào khác bên ngoài vũ trụ). Vì thế entropi của toàn vũ trụ luôn tăng với thời gian. Nói cách khác, vũ trụ ngày càng vô trật tự. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết vũ trụ giãn nở. Theo lý thuyết này, vũ trụ giãn nở với gia tốc, có nghĩa là giãn nở ngày càng nhanh, và đến một lúc nào đó sẽ tan loãng thành hư không. Quá trình này không thể đảo ngược. Hawking cho rằng chiều giãn nở của vũ trụ trùng với chiều tăng của entropy, và cũng là chiều của thời gian. Cả ba chiều này đều có tính không thể đảo ngược. Có thể lấy chiều này để xác định các chiều kia. Theo tôi, hiện tượng vũ trụ giãn nở chính là biểu hiện của tính vô trật tự ngày càng tăng của vũ trụ. Đó là biểu hiện của định luật thứ hai của nhiệt động học trên phạm vi toàn vũ trụ.
Định luật ấy không chỉ đúng với toàn vũ trụ, mà đúng với tất cả các hệ thống kín bên trong vũ trụ. Mọi đồ vật xung quanh ta đều là những hệ thống kín của các phân tử cấu tạo nên chúng. Nếu để mặc chúng với thời gian, tức là không có sự can thiệp từ bên ngoài, tất cả các đồ vật rồi sẽ hư hỏng, cũ nát, hoen rỉ rồi tan biến. Sự sống cũng không nằm ngoài quy luật này – sinh vật già đi, rồi chết, thối rữa, tan hủy. Và quy luật ấy dường như cũng đúng trong các quá trình biến đổi xã hội và tinh thần của con người.
Tại sao có rất nhiều nền văn minh từng rực rỡ một thời, nay đều biến mất, chỉ còn để lại những di tích hoang phế? Chẳng hạn văn minh Angkor, văn minh Ai-cập, văn minh Maya, văn minh Atlantic, và cả nền văn minh gần với chúng ta nhất, đó là văn minh Nho giáo,…
Những ai đã đọc cuốn “Nho Giáo” của cụ Trần Trọng Kim, có lẽ đều khó cầm lòng khi đọc những dòng buồn da diết sau đây: “Một cái nhà rất đẹp, lâu ngày không ai sửa sang, để đến nỗi bị cơn gió bão đánh đổ bẹp xuống… Không gì nữa, thì ta cũng vẽ lấy cái bản đồ để người đời sau biết rằng cái nhà ấy khi xưa đẹp đẽ là thế” [3*]. Cái nhà ấy là văn hóa Nho giáo đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam đang lụi tàn trước sự xâm lấn của văn minh vật chất Tây phương.
Đó cũng chính là nỗi buồn của bài thơ “Ông Đồ” của cụ Vũ Đình Liên [4*] mà hầu hết chúng ta đều đã được học từ thủa nhỏ: “Mỗi năm hoa đào nở, Lại thấy ông đồ già, Bày mực Tàu giấy đỏ, Bên phố đông người qua…”. Lúc nhỏ tôi chỉ thấy vần điệu hay hay, chẳng hiểu bài thơ muốn nói gì. Vài chục tuổi đầu mới vỡ nhẽ ra rằng đó là nỗi đau lòng của cha ông mình khi phải chứng kiến sự suy tàn của những giá trị nhân bản từng được trân trọng, vun đắp, gìn giữ trong hàng ngàn năm trước đó.
Rồi đến lượt thế hệ tôi. Khi bắt đầu ngộ ra nghĩa lý của đời sống, tôi giật mình nhận ra sự dốt nát của thế hệ mình, một chữ của cha ông bẻ làm đôi không hề biết. Thế hệ trẻ bây giờ càng không biết. Đau nhất là họ thản nhiên không cần biết. Điều đó chứng tỏ di sản văn hóa của cha ông đã tan loãng thành hư không rồi. Nói cách khác, nền văn hóa của chúng ta đã bị gián đoạn, gãy đứt giữa đường rồi. Thậm chí ảnh hưởng tinh túy của văn hóa Pháp ở Việt Nam một thời nở rộ (1930 – 1945) nay cũng trở nên mờ nhạt gần như không còn nữa, nói gì đến văn hóa truyền thống xa xưa.
Nhìn sự suy tàn ấy bằng con mắt của nhà văn, nhà sử học, hay nhà xã hội học, thì đơn giản đó chỉ là chuyện thời thế đổi thay, xưa nay vẫn thế. Nhưng nhìn bằng con mắt của triết học thì đó là những biểu hiện của hiện tượng tăng “entropi xã hội”. Thật vậy, nền văn minh Tây phương xa xưa vốn tập trung ở Âu Châu, đến thế kỷ 17, 18, 19 nó phát tán mạnh ra toàn thế giới, lấn át và tiêu diệt nhiều nền văn minh bản địa khác. Đó là dấu hiệu của sự chuyển đổi từ trật tự sang vô trật tự trong các nền văn hóa. Sự suy tàn của các nền văn hóa từng rực rỡ một thời cũng đồng thời là sự suy tàn của các giá trị tinh thần và đạo đức. Điều đó trực tiếp gợi ý cho chúng ta suy ngẫm để đặt câu hỏi: Liệu định luật thứ hai của nhiệt động học, tức quy luật đi từ trật tự tới vô trật tự và ngày càng vô trật tự hơn có đúng với thế giới tinh thần của con người không? Tôi đã dằn vặt với câu hỏi đó từ những năm đầu của thập kỷ 2000.
Những ai đã đọc cuốn “Nho Giáo” của cụ Trần Trọng Kim, có lẽ đều khó cầm lòng khi đọc những dòng buồn da diết sau đây: “Một cái nhà rất đẹp, lâu ngày không ai sửa sang, để đến nỗi bị cơn gió bão đánh đổ bẹp xuống… Không gì nữa, thì ta cũng vẽ lấy cái bản đồ để người đời sau biết rằng cái nhà ấy khi xưa đẹp đẽ là thế” [3*]. Cái nhà ấy là văn hóa Nho giáo đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam đang lụi tàn trước sự xâm lấn của văn minh vật chất Tây phương.
Đó cũng chính là nỗi buồn của bài thơ “Ông Đồ” của cụ Vũ Đình Liên [4*] mà hầu hết chúng ta đều đã được học từ thủa nhỏ: “Mỗi năm hoa đào nở, Lại thấy ông đồ già, Bày mực Tàu giấy đỏ, Bên phố đông người qua…”. Lúc nhỏ tôi chỉ thấy vần điệu hay hay, chẳng hiểu bài thơ muốn nói gì. Vài chục tuổi đầu mới vỡ nhẽ ra rằng đó là nỗi đau lòng của cha ông mình khi phải chứng kiến sự suy tàn của những giá trị nhân bản từng được trân trọng, vun đắp, gìn giữ trong hàng ngàn năm trước đó.
Rồi đến lượt thế hệ tôi. Khi bắt đầu ngộ ra nghĩa lý của đời sống, tôi giật mình nhận ra sự dốt nát của thế hệ mình, một chữ của cha ông bẻ làm đôi không hề biết. Thế hệ trẻ bây giờ càng không biết. Đau nhất là họ thản nhiên không cần biết. Điều đó chứng tỏ di sản văn hóa của cha ông đã tan loãng thành hư không rồi. Nói cách khác, nền văn hóa của chúng ta đã bị gián đoạn, gãy đứt giữa đường rồi. Thậm chí ảnh hưởng tinh túy của văn hóa Pháp ở Việt Nam một thời nở rộ (1930 – 1945) nay cũng trở nên mờ nhạt gần như không còn nữa, nói gì đến văn hóa truyền thống xa xưa.
Nhìn sự suy tàn ấy bằng con mắt của nhà văn, nhà sử học, hay nhà xã hội học, thì đơn giản đó chỉ là chuyện thời thế đổi thay, xưa nay vẫn thế. Nhưng nhìn bằng con mắt của triết học thì đó là những biểu hiện của hiện tượng tăng “entropi xã hội”. Thật vậy, nền văn minh Tây phương xa xưa vốn tập trung ở Âu Châu, đến thế kỷ 17, 18, 19 nó phát tán mạnh ra toàn thế giới, lấn át và tiêu diệt nhiều nền văn minh bản địa khác. Đó là dấu hiệu của sự chuyển đổi từ trật tự sang vô trật tự trong các nền văn hóa. Sự suy tàn của các nền văn hóa từng rực rỡ một thời cũng đồng thời là sự suy tàn của các giá trị tinh thần và đạo đức. Điều đó trực tiếp gợi ý cho chúng ta suy ngẫm để đặt câu hỏi: Liệu định luật thứ hai của nhiệt động học, tức quy luật đi từ trật tự tới vô trật tự và ngày càng vô trật tự hơn có đúng với thế giới tinh thần của con người không? Tôi đã dằn vặt với câu hỏi đó từ những năm đầu của thập kỷ 2000.
Stephen Hawking đã gián tiếp trả lời rằng ĐÚNG là như vậy, khi ông coi định luật thứ hai của nhiệt động học như một dạng của Định luật Murphy – định luật cho rằng mọi thứ ngày càng xấu đi.
Trong lúc băn khoăn tiếp tục suy nghĩ về câu hỏi trên, tôi bất ngờ tìm thấy câu trả lời rất thú vị trong cuốn “Dưới Ánh Sáng của Thiền” (In the Light of Meditation) của Mike George, do GS Minh Chi dịch, NXB Hồng Đức xuất bản tại Việt Nam năm 2012. Trong cuốn sách này, Định luật Entropy (The Law of Entropy), tức định luật thứ hai của nhiệt động học, đã được diễn giải một cách tài tình là “Quy luật Tàn lụi”, một cách diễn giải rất sáng tạo, lột tả được bản chất của định luật thứ hai của nhiệt động lực học dưới con mắt xã hội học.
Trong lúc băn khoăn tiếp tục suy nghĩ về câu hỏi trên, tôi bất ngờ tìm thấy câu trả lời rất thú vị trong cuốn “Dưới Ánh Sáng của Thiền” (In the Light of Meditation) của Mike George, do GS Minh Chi dịch, NXB Hồng Đức xuất bản tại Việt Nam năm 2012. Trong cuốn sách này, Định luật Entropy (The Law of Entropy), tức định luật thứ hai của nhiệt động học, đã được diễn giải một cách tài tình là “Quy luật Tàn lụi”, một cách diễn giải rất sáng tạo, lột tả được bản chất của định luật thứ hai của nhiệt động lực học dưới con mắt xã hội học.