VietBest

Full Version: Đức Mẹ Trọn Đời Đồng Trinh
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Pages: 1 2
Có tác phẩm nào nói tới tuổi của cụ Giuse không?

Dĩ nhiên còn nhiều ngụy thư khác nói tới Giuse. Xét về tuổi thì có tác phẩm tựa đề “Tiểu sử của Giuse thợ mộc” xuất phát từ Ai cập vào khoảng thế kỷ IV-V, thuật lại những giây phút cuối đời của Người. Theo đó, Giuse qua đời lúc 111 tuổi. Tại sao lại già quá như vậy? Theo cha Benoit, nguyên giám đốc học viện thánh kinh ở Giêrusalem, thì tại vì Giuse trong Cựu ước qua đời lúc 110 tuổi, nên Giuse trong Tân ước phải cho cao hơn 1 tuổi. Cuộc đời của thánh Giuse diễn ra như sau: người lập gia đình lúc 40 tuổi; và sống với bà này được 49 năm, sinh được bốn trai hai gái. Như vậy, khi vợ mất thì cụ đã được 89 tuổi rồi; và ở vậy được một năm thì cụ được lệnh phải lấy cô Maria lúc đó mới có 12 tuổi. Hai năm sau thì cô Maria có thai. Và cụ qua đời khi Chúa Giêsu lên 19 tuổi. Và để cho tình sử thêm mặn mà thì tác giả thêm rằng trước khi nhắm mắt, thánh Giuse đã xin lỗi đức Maria bởi vì đã có lúc nghi ngờ người bạn của mình khi thấy bụng lớn.

Như vậy, nếu chuyện thánh Giuse già bạc đầu là do các ngụy thư đã bịa ra chứ không dựa theo chứng tích lịch sử, thì các hoạ sĩ tân thời có thể vẽ thánh Giuse trẻ trung tí chút có được không?

Như đã nói ở đầu, các nhà hoạ sĩ không phải là nhiếp ảnh viên, nên họ muốn vẽ thế nào là tùy sở thích của họ. Chúng ta đã thấy rằng các truyền kỳ về thánh Giuse lão bộc đã ra đời nhằm giải quyết vấn nạn về các anh em của Chúa Giêsu. Ngày nay, khoa chú giải kinh thánh tìm cách giải thích cách khác (anh em theo nghĩa là anh em họ), nên không cần tới giả thuyết anh em cùng cha khác mẹ nữa. Ngoài ra cũng nên biết là ngay từ thời Trung cổ, thánh Toma Aquinô đã bác bỏ những truyền kỳ đó, và quả quyết rằng thánh Giuse trinh khiết suốt đời (Summa Theol. III, q.28, a.3, ad 5m). Nhiều bức tranh cũng cho thấy thánh Giuse cầm cây bông huệ tượng trưng sự trinh khiết. Tuy nhiên, có lẽ nhân đức mà truyền thống đề cao hơn cả nơi thánh Giuse là sự vâng lời trong thinh lặng. Hình như tại Việt Nam cũng có bài ca “Giuse người âm thầm”: thực sự chúng ta không biết gốc tích của Người; như một nhân vật phụ trên sân khấu; xong việc rồi, thì Người rút lui vào hậu trường biệt tăm.

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.
:rose4: :rose4:
Kitô giáo là đạo của tâm hay đạo của trí?

:rose4: Innocent Innocent Innocent

Nhiều người nói rằng các tôn giáo ở Đông phương chú trọng đến tâm, còn Kitô giáo đặt nặng cái “trí”,với khá nhiều đạo lý và cơ chế. Nhận xét đó có đúng không?

Trong tác phẩm viết hồi đầu thế kỷ XX (The Mystical Element of Religion, London 1908), ông Friedrich Von Huegel nhận xét rằng tôn giáo nào cũng bao gồm ba chiều kích cốt yếu là: giáo lý, cơ chế và huyền bí. Ba chiều kích này tương ứng với ba quan năng của con người: lý trí (giáo lý), ký ức và giác quan (phụng tự cơ chế), ý chí và hành động (huyền nhiệm). Có thể mỗi tôn giáo đề cao đến một chiều kích này hơn hai chiều kích kia, nhưng điều lý tưởng là duy trì sự hài hoà giữa cả ba. Tôi không muốn so sánh Kitô giáo với các tôn giáo Đông phương để xem bên nào thiên về tâm bên nào thiên về trí, nhưng thiết tưởng tốt hơn là chúng ta hãy tìm hiểu vai trò của “tâm” trong Kitô giáo.
Kitô giáo là đạo của “tâm” bởi vì nhấn mạnh đến bác ái yêu thương, phải không?

Có lẽ do ảnh hưởng của văn hoá Tây phương, chúng ta coi trái tim như là biểu hiêụ của tình yêu. Nhưng trong nhiều nền văn hoá cổ điển, trái tim không phải là cơ quan tình yêu mà là của cái gì khác nữa. Chẳng hạn như trong tiếng Việt, người ta đặt tình yêu ở trong lòng chứ không ở trong tim (Yêu em, anh để trong lòng), từ đó mới có chuyện “đau lòng xót dạ”. Ngày nay chúng ta nói rằng khi hồi hộp thì tim đập thình thình; nhưng đó là ngôn ngữ của y khoa cận đại, còn ngôn ngữ bình dân nói “sốt ruột” (và đôi khi lây ra cả gan nữa). Trong văn hoá Do thái cũng vậy, biểu tượng của tình cảm là lòng dạ, ruột gan, chứ không phải là trái tim. Và chúng ta đừng nên quên rằng Kinh thánh được viết theo não trạng của người Do thái.
Đối với người Do thái, trái tim là biểu tượng của cái gì?

Cũng tương tự như trong văn hoá Đông phương, trái tim là biểu tượng cho phần chính yếu nhất trong con người, phần vừa sâu thẳm vừa riêng tư nhất trong con người. Chúng ta đừng quên các từ ngữ “trung tâm” hoặc “trọng tâm” được áp dụng không chỉ cho con người mà còn cho bất cứ thực thể nào khác. Trái tim tượng trưng cho phần cao quý nhất của con người, tức là ý chí tự do quyết định điều phải điều trái, cũng tựa như “lương tâm” trong từ ngữ Hán Việt. Tiếc rằng cái “tâm” có lúc “lương” mà cũng có lúc “bất lương”. Không lạ gì mà các ngôn sứ Cựu ước không ngừng kêu gọi con người hãy “thay đổi con tim”, nghĩa là biến đổi cái tâm “bất lương” để trở lại cái tâm “lương”. Những ai đọc Giờ Kinh phụng vụ đều quen thuộc với hai đoạn văn tiêu biểu của trào lưu đó. Đoạn văn thứ nhất là thánh vịnh 51 đọc vào Kinh Sáng các ngaỳ thứ 6, trong đó vịnh gia xin Chúa “tạo nên một trái tim trong sạch” (bản dịch thoát là “tấm lòng trong trắng”). Đoạn văn khác nữa là thánh thi trích từ chương 36 của ngôn sứ Êdêkiel (Kinh Sáng thứ 7 tuần IV), trong đó chính Chúa hứa sẽ thay “trái tim đá bằng trái tim thịt” (dịch thoát là “trái tim biết yêu thương”). Trong bối cảnh tương tự, ngôn sứ Giêrêmia (chương 31 câu 34) so sánh sự khác biệt giữa giao ước cũ và giao ước mới trong tương lai dưới hình ảnh luật “khắc trên đá” và luật “khắc trong tim”.
Ai làm cho một kẻ nhỏ tin vào Thầy vấp phạm, (tức là làm hư hại đền-thờ-thân-xác người khác), thì thà lấy cối đá cột vào cổ người ấy rồi xô xuống biển còn hơn” (Lc 17, 1-2).

Thánh Phao-lô cũng quả quyết: “Ai phá huỷ Đền Thờ Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ huỷ diệt người ấy” (I Cor 3, 13-17).

Nhửng ai xúc phạm tới dang Thánh của Đức Mẹ ... không nhửng phá huỷ đền thờ thân xác chính mình .... 

Mà còn xúc phạm tới đền thò của hội thánh chính là Đức Mẹ . 
mỗi người chúng ta hãy nhìn thật sâu vào nội tâm kín ẩn của mình để truy tìm những điều làm cho chúng ta ra nhơ uế và quyết tâm thanh tẩy tâm hồn, …

Chúa Giê-su là Đấng rất hiền lành và Ngài cũng là mẫu mực của sự hiền lành như lời Ngài mời gọi: “Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng” (Mt 11, 29).

Khi bị người đời phê phán là người mất trí (Mc 3, 21), là kẻ nói phạm thượng (Mt 9, 3), là người lấy phép của tướng quỷ mà trừ quỷ (Mt 9, 34), là người bị quỷ ám (Ga 7,20), là người dại dột … Chúa Giê-su vẫn bình thản như không.

Nhất là trong cuộc thương khó, dù bị lăng nhục và hành hạ đủ điều, bị chế nhạo đủ cách, Chúa Giê-su vẫn nín lặng và thản nhiên. Khi chịu đóng đinh vào thập giá với những cơn đau khủng khiếp, Chúa Giê-su chẳng những không oán hận mà lại còn cầu xin Chúa Cha tha thứ cho kẻ hành hạ và đóng đinh Ngài.

Tóm lại, Chúa Giê-su là Đấng rất dịu hiền và rất bao dung khiến người ta nghĩ rằng Ngài không bao giờ nổi giận.
Đức Maria, người nữ vâng phục

Chúng ta hãy chiêm ngắm Đấng là hình ảnh sống động của sự vâng phục, Đấng không những noi gương Người Tôi Trung vâng phục, mà còn cùng với Ngài sống vâng phục.

Thánh Irênê viết: “Song song với Chúa, người ta cũng thấy Đức Trinh Nữ Maria vâng phục, khi Người nói: ‘Này tôi đây là nữ tỳ của Chúa. Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói’. Vì cũng như Evà, khi bất tuân, đã trở thành nguyên nhân tử vong cho chính mình và cho toàn thể nhân loại, cũng vậy Đức Maria…khi vâng phục, đã trở thành nguyên nhân cứu độ cho chính mình và cho toàn thể nhân loại”. Thần học về Giáo hội có phần suy tư riêng về Đức Mẹ (Những gì đang nói nằm trong số phác thảo đầu tiên của môn Thánh Mẫu học).

Chắc chắn Đức Mẹ cũng vâng phục cha mẹ mình, vâng phục lề luật, vâng phục Giuse. Nhưng Irênê không nghĩ tới những sự vâng phục này, nhưng nghĩ tới sự vâng phục của Mẹ trước lời Thiên Chúa. Sự vâng phục của Mẹ tương phản với sự bất tuân của Evà. Nhưng Evà đã không vâng phục ai? Không phải cha mẹ (Evà không có cha mẹ), không phải chồng mình hay một luật thành văn nào đó (chưa có). Chính là Evà đã không vâng phục Thiên Chúa.

Cũng như lời Fiat của của Đức Maria, theo Phúc âm Luca, được đặt song song với lời Fiat của Đức Giêsu trong Vườn cây dầu (x. Lc 22,42), thì theo Irênê, sự vâng phục của Evà mới cũng được đặt song song với sự vâng phục của Ađam mới.

Trong cuộc đời trần gian, chắc chắn Mẹ đã nghe hoặc đọc thánh vịnh 142/143, trong đó có câu này: “Điều đẹp ý Ngài, xin dạy con thực hiện”. Chúng ta cùng nhau hướng về Mẹ mà lặp lại ý của lời cầu nguyện trên: “Lạy Mẹ Maria, xin dạy chúng con thi hành điều đẹp ý Chúa, như Mẹ đã làm xưa”.
Pages: 1 2