Giáo hội Công giáo (cụ thể hơn gọi là Giáo hội Công giáo Rôma) là một giáo hội thuộc Kitô giáo, hiệp thông hoàn toàn với vị Giám mục Giáo phận Rôma, hiện nay là Giáo hoàng Phanxicô. Giáo hội Công giáo hiện là nhánh Kitô giáo lớn nhất, với trên một tỉ thành viên, chiếm hơn một nửa số Kitô hữu và 1/6 dân số thế giới.[1][2] Họ coi mình là giáo hội duy nhất do chính Chúa Giêsu Kitô (Kitô hay Cơ Đốc, trước đây phiên âm là Kirixitô đều mang nghĩa là "đấng được xức dầu")[3] thiết lập dựa trên các tông đồ của Chúa Giêsu, giáo hoàng là người kế vị tông đồ trưởng Phêrô, còn các Giám mục là những người kế vị các tông đồ khác. Dưới sự lãnh đạo của Giáo hoàng, Giáo hội Công giáo xác định nhiệm vụ của họ là truyền bá Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô, cử hành các bí tích - đặc biệt là Bí tích Thánh Thể - và thực hành bác ái.
Bà Maria cũng chiếm một vị trí quan trọng trong đức tin của người Công giáo. Họ tôn kính bà vì tin rằng bà nhận được những đặc ân của Thiên Chúamà không người phụ nữ nào khác có được: vô nhiễm nguyên tội, làm Mẹ Chúa Giêsu, đồng trinh trọn đời và hồn xác được lên thiên đàng.[4]
Được xem là một trong những tổ chức lâu đời nhất trên thế giới, Giáo hội Công giáo đã đóng vai trò nổi bật trong lịch sử nền văn minh Phương Tây. Đây cũng là tôn giáo được tổ chức lớn và chặt chẽ.[5][6] Ngày nay, Giáo hội Công giáo hoàn vũ được chia thành nhiều giáo phận ở nhiều quốc gia, thông thường là trên cơ sở lãnh thổ hành chính; lãnh đạo mỗi giáo phận là một vị giám mục chính tòa.
Công giáo là một thuật ngữ rộng được sử dụng đặc biệt trong ngữ cảnh Kitô giáo, xuất phát từ chữ Hy Lạp καθολικός (katholikos) có nghĩa "chung" hay "phổ quát". Như vậy thuật ngữ Công giáo hay Đại công trong tiếng Việt được dùng để dịch chữ καθολικός, catholicus hoặc catholique, với ý nghĩa đó là đạo chung, đạo phổ quát, đón nhận mọi người, chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào. Công giáo được dùng với một số nghĩa như sau:
Nhờ sự vâng phục của Ngôi Hai Thiên Chúa và Mẹ Maria, việc Nhập Thể đã được thực hiện. Con Thiên Chúa đã mặc lấy bản tính nhân loại, ở cùng nhân loại, để nhờ đó, con người được thông phần vào bản tính Thiên Chúa như lời chúng ta kêu xin trong lời nguyện nhập lễ: “Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho Ngôi Lời của Chúa mặc lấy xác phàm trong lòng Đức Trinh Nữ Maria để cứu độ loài người… Xin cho chúng con cũng được thông phần bản tính Thiên Chúa của Người”. Như thế, với mầu nhiệm Nhập Thể, Thiên Chúa đã hoàn tất lời hứa cách đó hơn 700 năm mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc một được trích từ sách ngôn sứ Isaia: “Này một trinh nữ sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và tên con trẻ sẽ gọi là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.
Kính thưa…
lễ Truyền Tin. Trước đây, vào thời Trung cổ và Cận đại, vì lòng yêu mến Đức Maria, người ta nhấn mạnh đến việc Truyền Tin cho Đức Maria, và cho rằng lễ này là lễ trọng về Đức Maria. Đây là một sự lầm lẫn làm biến dạng ý nghĩa ban đầu của ngày lễ. Chính vì thế, phụng vụ canh tân sau Công đồng Vatican 2 đã quay trở lại ý nghĩa nguyên thuỷ của ngày lễ, đó là ngày lễ được Giáo Hội lập ra để kính nhớ một trong ba mầu nhiệm chính trong đạo Công giáo chúng ta, mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Hai Thiên Chúa như câu xướng trước Phúc Âm nói rõ: “Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể và Người đã cư ngụ giữa chúng ta”.
Nếu như mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi dạy cho chúng ta bài học về sự hiệp nhất trong tình yêu, và mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô ghi khắc vào tâm trí chúng ta hình ảnh sống động về một tình yêu tự hiến, thì mầu nhiệm Nhập Thể hôm nay là một mẫu gương cho chúng ta về sự vâng phục.
1. Sự vâng phục của Đức Kitô:
Trước hết, đó là sự vâng phục của Đức Kitô. Đây là một sự vâng phục căn bản và nền tảng để nhờ đó công trình cứu độ được khởi đầu. Sự vâng phục này đã được thánh Phaolô tóm tắt rất hay trong một ca vãn gởi tín hữu thành Philip: “Ngài, phận là phận của một vì Thiên Chúa, nhưng Ngài đã không nghĩ phải giành cho được chức vị đồng hàng cùng Thiên Chúa… Ngài đã hạ mình thấp hèn, trở thành vâng phục cho đến chết, và là cái chết thập giá!” (Pl 2, 6-8). Như thế, người con mà Đức Maria sắp sinh ra không những là con của Mẹ trong tư cách là một con người, nhưng còn là Con Thiên Chúa như lời thiên sứ truyền tin: “Đấng Bà sẽ sinh ra là Đấng Thánh và được gọi là Con Đấng Tối Cao”. Hay nói theo cách nói của phụng vụ qua các lời nguyện trong Thánh lễ hôm nay, thì người con đó vừa là “Thiên Chúa thật và là người thật”. Như thế, việc Nhập Thể của Ngôi Hai là kết quả một sự vâng phục hoàn toàn của Con đối với Thánh ý Chúa Cha.
Đây không phải là một sự vâng phục miễn cưỡng nhưng là một sự vâng phục hoàn toàn trong tự do như lời tác giả thư Do thái chúng ta vừa nghe: “Khi đến trong thế gian, Chúa Giêsu phán: “Lạy Chúa, này con xin đến để thi hành thánh ý Chúa”. Chính Chúa Giêsu trong cuộc đối thoại với các môn đệ tại bờ giếng Giacóp cũng đã tuyên bố: “Lương thực của Ta là làm theo ý Đấng đã sai Ta” (Ga 4, 34). Và tác giả thư Do thái còn khẳng định: chính nhờ sự vâng phục này, Đức Kitô trở thành một của lễ có giá trị tuyệt đối đến muôn đời trước mặt Thiên Chúa, tác giả viết: “nhờ việc hiến dâng Mình Chúa Giêsu Kitô một lần là đủ”. Vâng, Đức Kitô chỉ hiến dâng thân mình một lần là đủ đem lại ơn cứu độ cho muôn người thuộc mọi thời đại, bởi lẽ “của lễ hy tế, của lễ hiến dâng, của lễ toàn thiệu và của lễ đền tội, Chúa không muốn, cũng không nhận, mặc dầu được hiến dâng theo lề luật”.
Thiên Chúa có thể vâng phục sao ?
Làm sao sự vâng phục của Đức Kitô có thể hợp với niềm tin vào thần tính của Ngài? Vâng phục là hành vi của ngôi vị, không phải của bản tính. Và ngôi vị của Đức Kitô, theo đức tin, là ngôi vị của Con Thiên Chúa. Thế Thiên Chúa lại có thể vâng phục chính mình sao? Ở đây, chúng ta đi vào trọng tâm sâu xa nhất của mầu nhiệm Kitô học. Mầu nhiệm này là như thế nào?
Ở Vườn cây dầu, Đức Giêsu thưa với Chúa Cha: “Xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mc 14,36). Vấn đề hoàn toàn nằm ở chỗ xem ai là “con”, ai là “cha”, ai nói lời fiat và nói lời này cho ai.
Ngày xưa, người ta thấy có hai giải đáp khác nhau, tùy theo cách khai triển Kitô học.
Theo trường phái Alexandria, người thưa là Ngôi Lời, với tư cách là ngôi vị nhập thể, nói lời xin vâng theo ý Thiên Chúa muốn, mà ý muốn này Ngài lại có chung với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Người nói lời xin vâng và người nghe lời xin vâng, cả hai là cùng một ý muốn, nhưng được xét trong hai tình trạng khác nhau : trong tình trạng Ngôi Lời nhập thể và trong tình trạng Ngôi Lời vĩnh cửu. Sự kiện xẩy ra nơi Thiên Chúa hơn là giữa Thiên Chúa và con người. Sở dĩ thế vì khi ấy, người ta chưa hoàn toàn chấp nhận có một ý muốn nhân loại và tự do nơi Đức Giêsu.
Cách giải thích của trường phái Antiokia đáng lưu ý hơn. Các tác giả của trường phái này cho rằng, để có thể có sự vâng phục, phải có một chủ thể vâng phục và một đối tượng vâng phục. Đâu có ai vâng phục mình bao giờ? Hơn nữa, sự vâng phục của Đức Kitô đối lại với sự bất tuân của Ađam. Sự vâng phục của Đức Kitô nhất thiết là sự vâng phục của một con người là Ađam mới, và, với tư cách này, có thể biểu thị cả nhân loại. Như vậy, người thưa Xin vâng là con người Giêsu, người nghe lời thưa là chính Thiên Chúa, Đấng mà Đức Giêsu vâng phục.
Tuy vậy, cách giải thích của trường phái Antiokia cũng có một lỗ hổng nghiêm trọng. Nếu lời thưa Xin vâng của Đức Giêsu ở Vườn cây dầu chủ yếu là lời của một con người, cho dù con người này kết hợp không thể tách rời với Con Thiên Chúa, làm sao nó có thể có một giá trị phổ quát giúp cho mọi người được nên công chính? Như vậy, Đức Giêsu giống như một kiểu mẫu tuyệt vời về sự vâng phục, hơn là như một “nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người” (Dt 5,9).
Vấn đề chỉ được giải quyết nhờ sự tiến triển của khoa Kitô học, đặc biệt nhờ công trình của thánh Maximô Người Tuyên Tín, và nhờ Công đồng Constantinopoli III. Thánh Maximô nói : người thưa Xin vâng không phải là con người nói với Thiên Chúa (trường phái Antiokia), cũng không phải là Thiên Chúa trong tư cách ngôi vị nhập thể nói với chính mình trong tư cách Ngôi vị vĩnh cửu (trường phái Alexandria). Người thưa là Ngôi Lời nhập thể, thưa lời Xin vâng nhân danh ý muốn nhân loại tự do mà Ngài đã đảm nhận. Còn nghe lời thưa là ý muốn của Ba Ngôi, mà Ngôi Lời có chung với Chúa Cha.
Nơi Đức Giêsu, Ngôi Lời vâng phục Chúa Cha trong tư cách con người. Tuy nhiên khái niệm vâng phục không biến mất, và Thiên Chúa, trong trường hợp này, cũng không vâng phục chính mình, vì giữa người thưa và người nghe còn có bản tinh con người và ý muốn tự do của con người.
Thiên Chúa đã vâng phục với tư cách con người. Do đó ta hiểu vì sao quyền năng phổ quát của ơn cứu độ lại hàm chứa trong lời thưa Xin vâng của Đức Giêsu. Đây là hành vi nhân loại của Thiên Chúa, một hành vi vừa của Thiên Chúa vừa của con người. Nói theo kiểu một Thánh vịnh, thì chữ Xin vâng này thật sự là một “Núi đá độ trì tôi” (Tv 95,1). Chính nhờ sự vâng phục này mà mọi người được nên công chính.
Đức Giêsu vâng phục Chúa Cha
Đức Giêsu luôn vâng phục Chúa Cha trong mọi hoàn cảnh và biến cố của đời Ngài.
Trước hết, Đức Giêsu đã vâng lời Cha từ bỏ “ngai vàng” để xuống thế nhập thể làm người sống giữa nhân loại (Pl 2,7). Ngài cũng tự nguyện vâng lời sinh ra trong thân phận nghèo hèn, túng thiếu “bọc tã, nằm trong máng cỏ” (Lc 1,12) để chia sẻ kiếp nghèo với từng người trong cõi nhân gian. Ngài vui nhận những giới hạn, chi phối về không gian, thời gian; cũng ăn, uống, làm việc, … như bao người khác. Đức Giêsu đã vâng phục Chúa Cha trong việc chấp nhận mọi khó khăn, gian khổ trong hành trình làm người và thực thi chương trình cứu độ: chạy trốn Hêrôđê (x. Mt 2,13), đối đầu với những cản trở, chống đối của phái Pharisêu (x. Mt 12, 2.10), ḅ khước từ, xua đuổi (x. Mt 8,34) , …
Tiếp đó, Đức Giêu dù vô tội nhưng vì vâng lời Cha, Ngài đã khiêm hạ xếp mình vào hàng tội nhân để xin Gioan làm phép rửa “Bây giờ cứ thế đã vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính” (Mt 3,15). Trong suốt quá trình rao giảng Tin Mừng, Đức Giêsu luôn vâng phục Cha qua việc chỉ nói và làm điều Cha muốn (x. Ga 5,19.30; Ga 8,26.28), Ngài không làm gì theo ý riêng mình mà hoàn toàn theo ý Cha, không bao giờ Đức Giêsu làm phật ý Cha, trái lại luôn làm hài lòng Cha “Đây là con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 17,5).
Đối với Đức Giêsu, ý Chúa Cha là lương thực, là lẽ sống của Ngài “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn Đấng đã sai Thầy” (Ga 4,34). Chính vì thế, có thể nói rằng Đức Giêsu đã vâng phục Chúa Cha trong mọi sự, mọi nơi, mọi lúc. Ngay cả trong những giây phút hấp hối kinh hoàng nhất, đau đớn nhất, dù phải đối diện với cái chết và dầu không muốn “Áp-ba, Cha ơi! Cha có thể làm được mọi sự, xin cho con khỏi uống chén này” nhưng Đức Giêsu vẫn luôn tìm vâng phục ý Cha “xin đừng theo ý Con, mà xin theo ý Cha” (Mc 14,36). Vâng lời Cha, Đức Giêsu đón nhận mọi đòn roi, cực hình kể cả những lời nhạo báng, chê bai nhục nhaơ nhất (x. Lc 23,35-38). Và cuối cùng, vâng lời Cha, Đức Giêsu đã chấp nhận án tử hình trên thập giá “vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,8), với lòng cậy trông tuyệt đối “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46).
b. Đức Giêsu vâng lời cha mẹ (Thánh Giuse và Đức Maria)
Dù là Con Thiên Chúa nhưng khi xuống trần gian thực hiện chương trình cứu độ, Đức Giêsu đã vâng lời làm người và “làm con của con người”. Trong tư cách là con, Đức Giêsu đã sống trọn tình vẹn nghĩa với cha mẹ Ngài là Thánh Giuse và Đức Maria. Ngài đón nhận tất cả tình yêu thương, sự nuôi nấng, dưỡng dục của cha mẹ và cứ thế lớn lên theo thời gian “Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nadareth và hằng vâng phục các Ngài” (Mt 2,51). Ngay cả khi đến tuổi trưởng thành, Đức Giêsu vẫn luôn là người con hiếu thảo, vâng lời. Chẳng hạn, tại tiệc cưới Cana dù chưa đến “giờ” của mình nhưng vâng lời Mẹ, Đức Giêsu đã làm phép lạ hoá nước lã thành rượu ngon đem lại niềm vui cho mọi người (x. Ga 2,1-12).
Như thế, có thể nói Đức Giêsu là người con hiếu thảo nhất, làm vui lòng cha mẹ nhất qua thái độ vâng lời trọn vẹn của Ngài.