PhongVien007
2018-02-21, 02:25 PM
Cũng bánh chưng, nem rán, sao Tết ở Nhật thiếu mùi vị quê nhà?
17:21 15/02/2018
Bạn bè tổ chức Tết, an ủi nhau nơi xứ người nhưng không khí chẳng thể trọn vẹn khi xa gia đình.
Starbucks ồn ào bởi đủ thứ ngôn ngữ từ người khắp năm châu đổ về. Chật vật lắm, tôi mới kiếm được chỗ ngồi trong góc, cạnh giá sách lớn, cắm tai nghe và đọc cuốn Branding dày cộp dang dở từ tuần trước.
Giáp Tết, mẹ gọi điện khoe ở nhà đang gói bánh chưng, chuẩn bị nhiều hơn năm ngoái vì cậu em cũng sắp đi xa, sợ Tết năm sau không về được. Lướt Facebook, bạn bè thi nhau đăng hình chợ Tết, chuyện vé tàu, dọn dẹp nhà cửa đón xuân...
Tết đến, nhớ nhà không?
Đây là Tết thứ ba tôi xa nhà. Ở đất nước mà tôi đang sinh sống và học tập, người ta ăn Tết tây, nên ngày này diễn ra bình thường - lạnh giá, và bận rộn.
Thanh Huyền (áo trắng, ở giữa) ăn Tết cùng bạn bè. Ảnh: NVCC.
Câu hỏi "Tết đến có nhớ nhà không?" dễ khiến bất cứ du học sinh nào cũng phải thổn thức. Người mới xa nhà nhớ da diết, thậm chí khóc ròng trước những cuộc gọi video với gia đình. Người có thâm niên ăn Tết nơi đất khách như tôi lại chỉ thấy lòng hơi man mác, có thể đã quá quen với cảm giác này hoặc biết rằng dẫu có buồn thắt ruột cũng chẳng thể làm gì khác được.
Không thể về quây quần bên gia đình những ngày đầu năm mới là nỗi mất mát đối với cả người đi xa lẫn ở lại. Mọi người cồn cào trong nỗi nhớ, tha thiết, bồi hồi.
Các bạn du học sinh có thể chia sẻ bài viết, hình ảnh về Tết xa quê qua email: Giaoduc@Zing.vn
Những năm trước, mẹ gạt phăng, kêu về làm gì, Tết giờ chán lắm. Năm nay, bà thủ thỉ hỏi tôi giữa tháng 2 có bận học bận thi gì không, sắp xếp được thì về ăn bánh chưng với thịt kho tàu mẹ nấu.
Nghe câu trả lời từ tôi, mẹ im lặng và tuyệt nhiên không nhắc thêm lần nào nữa. Hai đứa em chẳng bao giờ nói toạc ra rằng thương chị, nhớ chị hay mong chị về chơi, nhưng từ sâu thẳm trong tôi biết chúng trân trọng những khoảnh khắc ở cạnh nhau đợt tôi về nước năm ngoái thế nào.
Cả ông bà, dì dượng, anh em họ hàng gần xa cùng những người bạn thân thiết đã ở cạnh tôi suốt những năm tháng niên thiếu thay nhau hỏi thăm, an ủi, dặn tôi cố gắng vì tương lai sau này, khiến tôi vừa có chút buồn vừa biết ơn sâu sắc.
Cùng bánh chưng, nem rán, nhưng Tết thiếu hương vị quê hương. Ảnh: NVCC.
Bên này không phải không có Tết, Hội du học sinh, bạn bè đồng hương cũng tổ chức tất niên quây quần bên nhau, có bánh chưng, thịt gà, nem rán... Tất nhiên, không khí chẳng thể nào so sánh được với "mùi Tết" ở Việt Nam. Nhưng chúng tôi coi đó là niềm an ủi, tự làm ấm lòng nhau giữa cái tiết trời lạnh giá nơi xứ người.
Để những Tết sau ngọt ngào hơn
Với những đứa con xa quê như tôi, Tết là thứ gì đó rất thiêng liêng, nét văn hóa dân tộc đáng trân trọng mà chúng tôi luôn tự hào khoe với bạn bè quốc tế. Dẫu cho Nhật Bản đi trước Việt Nam 100 năm về kinh tế hay khoa học công nghệ, tôi tin chắc Tết của người Nhật cũng không thể so sánh với Tết Việt mình.
Tôi từng hỏi sếp vì sao người Nhật lạnh lùng với nhau vậy, tại sao ngày Tết cũng không về nhà sum vầy?
Ông nói từ xa xưa, những võ sĩ Samurai vốn đã coi trọng sự nghiệp, đặt tự tôn quốc gia, tự trọng bản thân lên trên gia đình, tình cảm nhớ nhung quyến luyến. Tới ngày nay, giới trẻ Nhật cũng tự lập từ rất sớm, coi công việc, các mối quan hệ bên ngoài quan trọng hơn gia đình.
Việc học hành bận rộn khiến Huyền không thể trở về ăn Tết cùng gia đình. Ảnh: NVCC.
Tôi cũng may mắn có cơ hội được đón Tết cùng gia đình người Nhật, trải nghiệm văn hóa của xứ sở Phù Tang. Không thể phủ nhận, họ có những nét đặc trưng thú vị như gửi thiệp chúc mừng cho người thân bạn bè, treo cành tre, sừng trâu, mặt trăng đan bằng tre... rồi ngày Tết đi đền, chùa cầu bình an, ăn Soba, bánh Mochi... Nhưng có lẽ, do tôi yêu quê hương nhiều quá nên vẫn tự thấy không sao ấm áp, nhộn nhịp bằng Tết cổ truyền bên mình.
30, mồng 1 Tết tới đây, tôi vẫn đi học, đi làm thêm bình thường, thậm chí còn bận hơn vì các anh chị đồng nghiệp về nước ăn Tết đoàn viên. Hôm qua, bác "học sinh" người Nhật mà tôi đang dạy kèm hỏi về không khí Tết ta. Bác thích thú nghe tôi kể bao nhiêu thì lòng tôi se lại, da diết buồn bấy nhiêu.
Người ta thường nghĩ du học sinh đồng nghĩa việc được sống ở môi trường hiện đại hơn, đi làm nhận lương cao và về nước “có giá” hơn. Nhưng giờ tôi chỉ thấy, "cái giá" của du học sinh là áp lực học tập, công việc đè nặng từng ngày, nỗi nhớ khôn nguôi khi phải xa gia đình, bạn bè, cùng với đó là tinh thần “thép” khi phải tự lập hoàn toàn ở một nơi xa lạ.
Như tôi, thú thực, những ký ức về Tết chỉ còn thoang thoảng, mờ nhạt trong bộ nhớ đầy kiến thức nhồi nhét hàng ngày trên lớp, len lỏi bên những áp lực, mệt mỏi của cuộc sống du học sinh nhiều khát vọng nhưng cũng lắm gian nan. Nhưng tôi chưa từng hối hận khi đi du học. “Cái giá” đang trả có thể hơi đắt nhưng tôi sẽ nỗ lực để nhận về kết quả xứng đáng.
Sống xa quê, tôi biết yêu thương và trân trọng gia đình hơn, biết sống tự lập, trưởng thành và bản lĩnh hơn từng ngày. Tình yêu, nỗi nhớ khi biến thành động lực có thể khiến tâm hồn, trái tim mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Tôi nhất định sẽ cố gắng thật nhiều để ngày trở về có thể nở nụ cười thật tươi, để nỗi nhớ nhung mỗi dịp năm mới đến được đền đáp xứng đáng và để những cái Tết sau này ngọt ngào, ý nghĩa hơn.
Du học sinh ở Osaka, Nhật Bản
17:21 15/02/2018
Bạn bè tổ chức Tết, an ủi nhau nơi xứ người nhưng không khí chẳng thể trọn vẹn khi xa gia đình.
Starbucks ồn ào bởi đủ thứ ngôn ngữ từ người khắp năm châu đổ về. Chật vật lắm, tôi mới kiếm được chỗ ngồi trong góc, cạnh giá sách lớn, cắm tai nghe và đọc cuốn Branding dày cộp dang dở từ tuần trước.
Giáp Tết, mẹ gọi điện khoe ở nhà đang gói bánh chưng, chuẩn bị nhiều hơn năm ngoái vì cậu em cũng sắp đi xa, sợ Tết năm sau không về được. Lướt Facebook, bạn bè thi nhau đăng hình chợ Tết, chuyện vé tàu, dọn dẹp nhà cửa đón xuân...
Tết đến, nhớ nhà không?
Đây là Tết thứ ba tôi xa nhà. Ở đất nước mà tôi đang sinh sống và học tập, người ta ăn Tết tây, nên ngày này diễn ra bình thường - lạnh giá, và bận rộn.
Thanh Huyền (áo trắng, ở giữa) ăn Tết cùng bạn bè. Ảnh: NVCC.
Câu hỏi "Tết đến có nhớ nhà không?" dễ khiến bất cứ du học sinh nào cũng phải thổn thức. Người mới xa nhà nhớ da diết, thậm chí khóc ròng trước những cuộc gọi video với gia đình. Người có thâm niên ăn Tết nơi đất khách như tôi lại chỉ thấy lòng hơi man mác, có thể đã quá quen với cảm giác này hoặc biết rằng dẫu có buồn thắt ruột cũng chẳng thể làm gì khác được.
Không thể về quây quần bên gia đình những ngày đầu năm mới là nỗi mất mát đối với cả người đi xa lẫn ở lại. Mọi người cồn cào trong nỗi nhớ, tha thiết, bồi hồi.
Các bạn du học sinh có thể chia sẻ bài viết, hình ảnh về Tết xa quê qua email: Giaoduc@Zing.vn
Những năm trước, mẹ gạt phăng, kêu về làm gì, Tết giờ chán lắm. Năm nay, bà thủ thỉ hỏi tôi giữa tháng 2 có bận học bận thi gì không, sắp xếp được thì về ăn bánh chưng với thịt kho tàu mẹ nấu.
Nghe câu trả lời từ tôi, mẹ im lặng và tuyệt nhiên không nhắc thêm lần nào nữa. Hai đứa em chẳng bao giờ nói toạc ra rằng thương chị, nhớ chị hay mong chị về chơi, nhưng từ sâu thẳm trong tôi biết chúng trân trọng những khoảnh khắc ở cạnh nhau đợt tôi về nước năm ngoái thế nào.
Cả ông bà, dì dượng, anh em họ hàng gần xa cùng những người bạn thân thiết đã ở cạnh tôi suốt những năm tháng niên thiếu thay nhau hỏi thăm, an ủi, dặn tôi cố gắng vì tương lai sau này, khiến tôi vừa có chút buồn vừa biết ơn sâu sắc.
Cùng bánh chưng, nem rán, nhưng Tết thiếu hương vị quê hương. Ảnh: NVCC.
Bên này không phải không có Tết, Hội du học sinh, bạn bè đồng hương cũng tổ chức tất niên quây quần bên nhau, có bánh chưng, thịt gà, nem rán... Tất nhiên, không khí chẳng thể nào so sánh được với "mùi Tết" ở Việt Nam. Nhưng chúng tôi coi đó là niềm an ủi, tự làm ấm lòng nhau giữa cái tiết trời lạnh giá nơi xứ người.
Để những Tết sau ngọt ngào hơn
Với những đứa con xa quê như tôi, Tết là thứ gì đó rất thiêng liêng, nét văn hóa dân tộc đáng trân trọng mà chúng tôi luôn tự hào khoe với bạn bè quốc tế. Dẫu cho Nhật Bản đi trước Việt Nam 100 năm về kinh tế hay khoa học công nghệ, tôi tin chắc Tết của người Nhật cũng không thể so sánh với Tết Việt mình.
Tôi từng hỏi sếp vì sao người Nhật lạnh lùng với nhau vậy, tại sao ngày Tết cũng không về nhà sum vầy?
Ông nói từ xa xưa, những võ sĩ Samurai vốn đã coi trọng sự nghiệp, đặt tự tôn quốc gia, tự trọng bản thân lên trên gia đình, tình cảm nhớ nhung quyến luyến. Tới ngày nay, giới trẻ Nhật cũng tự lập từ rất sớm, coi công việc, các mối quan hệ bên ngoài quan trọng hơn gia đình.
Việc học hành bận rộn khiến Huyền không thể trở về ăn Tết cùng gia đình. Ảnh: NVCC.
Tôi cũng may mắn có cơ hội được đón Tết cùng gia đình người Nhật, trải nghiệm văn hóa của xứ sở Phù Tang. Không thể phủ nhận, họ có những nét đặc trưng thú vị như gửi thiệp chúc mừng cho người thân bạn bè, treo cành tre, sừng trâu, mặt trăng đan bằng tre... rồi ngày Tết đi đền, chùa cầu bình an, ăn Soba, bánh Mochi... Nhưng có lẽ, do tôi yêu quê hương nhiều quá nên vẫn tự thấy không sao ấm áp, nhộn nhịp bằng Tết cổ truyền bên mình.
30, mồng 1 Tết tới đây, tôi vẫn đi học, đi làm thêm bình thường, thậm chí còn bận hơn vì các anh chị đồng nghiệp về nước ăn Tết đoàn viên. Hôm qua, bác "học sinh" người Nhật mà tôi đang dạy kèm hỏi về không khí Tết ta. Bác thích thú nghe tôi kể bao nhiêu thì lòng tôi se lại, da diết buồn bấy nhiêu.
Người ta thường nghĩ du học sinh đồng nghĩa việc được sống ở môi trường hiện đại hơn, đi làm nhận lương cao và về nước “có giá” hơn. Nhưng giờ tôi chỉ thấy, "cái giá" của du học sinh là áp lực học tập, công việc đè nặng từng ngày, nỗi nhớ khôn nguôi khi phải xa gia đình, bạn bè, cùng với đó là tinh thần “thép” khi phải tự lập hoàn toàn ở một nơi xa lạ.
Như tôi, thú thực, những ký ức về Tết chỉ còn thoang thoảng, mờ nhạt trong bộ nhớ đầy kiến thức nhồi nhét hàng ngày trên lớp, len lỏi bên những áp lực, mệt mỏi của cuộc sống du học sinh nhiều khát vọng nhưng cũng lắm gian nan. Nhưng tôi chưa từng hối hận khi đi du học. “Cái giá” đang trả có thể hơi đắt nhưng tôi sẽ nỗ lực để nhận về kết quả xứng đáng.
Sống xa quê, tôi biết yêu thương và trân trọng gia đình hơn, biết sống tự lập, trưởng thành và bản lĩnh hơn từng ngày. Tình yêu, nỗi nhớ khi biến thành động lực có thể khiến tâm hồn, trái tim mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Tôi nhất định sẽ cố gắng thật nhiều để ngày trở về có thể nở nụ cười thật tươi, để nỗi nhớ nhung mỗi dịp năm mới đến được đền đáp xứng đáng và để những cái Tết sau này ngọt ngào, ý nghĩa hơn.
Phan Thanh Huyền
Du học sinh ở Osaka, Nhật Bản