PhongVien007
2018-02-19, 05:07 PM
https://www.japantimes.co.jp/news/2018/0...otC0ueQxPY
Lì xì đầu năm – cách người Nhật dạy con về giá trị đồng tiền
16 Tháng Hai, 2018
Trẻ học được cách quản lý tiền bạc, cân nhắc chọn mua món đồ chơi mình thích và có thể để dành một khoản cho tương lai.
Ngày đầu năm mới theo lịch dương, các gia đình Nhật Bản có truyền thống ngồi cùng nhau để chuyện trò, ăn uống. Theo Sora News24, trẻ con háo hức với những bát lớn đựng đầy trứng cá, đậu nành đen, cam Nhật Bản (mikan) và không thể thiếu otoshidama – khoản tiền lì xì từ bố mẹ, cô dì, chú bác, ông bà.
Tiền mặt có thể bị coi là món quà không hợp lý ở một số quốc gia, nhưng không thể phủ nhận rằng đối với một đứa trẻ bình thường, việc được quyền sử dụng tiền theo nhu cầu sẽ ý nghĩa hơn món quà cụ thể từ một người họ hàng.
Truyền thống lì xì phổ biến ở các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam vào dịp Tết nguyên đán (theo lịch âm) hay ở đất nước châu Âu xa xôi như Scotland, nơi trẻ nhận được một số tiền nhỏ vào thứ hai đầu tiên của năm mới.
Tiền lì xì được nhét trong những phong bao trang trí cầu kỳ. Ảnh: Taiken Japan
Nguồn gốc otoshidama
Trang Live Japan thông tin, otoshidama được cho là bắt nguồn từ văn hóa dân gian Nhật Bản. Số tiền trao cho trẻ cũng chính là để dâng cho Toshigami, vị thần ghé thăm từng nhà vào đầu năm mới. Theo giả thiết này, thần Toshigami sẽ bảo vệ cho những đứa trẻ nhận được tiền lì xì.
Trước đó, theo nghi lễ Thần đạo (tôn giáo của dân tộc Nhật Bản), những người thờ phượng bày bánh gạo tròn kagami-mochi để cúng vị thần năm mới, sau đó lấy một phần bánh. Khi về nhà, họ nghiền bánh gạo, gói lại bằng giấy, chia cho gia đình và những người giúp việc.
bánh gạo tròn kagami-mochi cúng vị thần năm mới
Đó là nguồn gốc của otoshidama. Từ này có nghĩa “linh hồn của chúa trời”, bởi người Nhật tin rằng linh hồn thần thánh trú ngụ trong chiếc bánh. Đầu năm, trên bàn thờ của mỗi nhà đều bày loại bánh này.
Từ thời kỳ Edo (1603-1868), các gia đình giàu có và các doanh nghiệp phân phát túi bánh mochi và cam Nhật Bản cho những người khác để lan tỏa niềm hạnh phúc đầu năm. Qua nhiều thế kỷ, otoshidama bắt đầu được dùng để chỉ món quà dành cho trẻ con khi ghé thăm nhà nhau vào dịp Tết. Bánh gạo dần được thay thế bởi tiền mặt.
Từ trước Tết, người lớn chuẩn bị sẵn nhiều phong bao đựng tiền, gọi là pochi bukuro. Tiền giấy phổ biến hơn và thường được gập cẩn thận ba lần trước khi nhét vào trong. Bìa phong bao có thể là hình con giáp của năm, nhân vật hoạt hình dễ thương, biểu tượng của Nhật Bản như mèo thần tài Maneki Neko hoặc búp bê may mắn Daruma, mục đích là để trẻ cảm thấy hào hứng khi cầm trên tay.
Theo Taiken Japan, giá trị lì xì phụ thuộc vào mối quan hệ hoặc độ tuổi của người nhận, trong đó những đứa trẻ lớn hơn nhận được nhiều tiền hơn. Tuy nhiên, nhiều người để số tiền giống nhau trong các phong bao để tạo ra sự công bằng cho những anh chị em trong gia đình khi nhận lì xì. Với những đứa trẻ quá bé để hiểu giá trị của tiền bạc, người ta cũng có thể thay thế otoshidama bằng đồ chơi hoặc món quà khác.
Dù không bắt buộc, một số người có thói quen ghi số tiền lì xì lên mặt trong nếp gấp của phần mở phong bao. Đôi khi, người tặng nảy ra ý định trêu đùa. Chẳng hạn, một người từng khiến mạng xã hội cười sảng khoái đầu năm khi chia sẻ bức ảnh phong bao lì xì có ghi sẵn 3 triệu yên (27.000 USD), bên trong là các tờ 1.000 yên (9 USD) được gấp khéo léo ba lần để “ngụy trang” số 0 còn thiếu.
Phong tục nhỏ, bài học lớn
Khoản tiền lì xì được xem như lời chúc một năm nhiều sức khỏe và hạnh phúc. Không chỉ thế, đây là cơ hội để dạy trẻ về tính lịch sự, cách ứng xử khi nhận tiền và suy nghĩ thấu đáo về cách chi tiêu.
Tiền dùng để lì xì thường mới tinh, khiến trẻ có cảm giác phải dùng thật cẩn thận, giữ phẳng, không làm nhăn nhúm. Chúng thường nhận nó và nói to “Cảm ơn nhiều ạ”.
Mở phong bao trước mặt người tặng được xem là hành vi bất lịch sự, do đó trẻ phải học cách chờ đợi đến lúc thích hợp. Thái độ khi nhận quà được đề cao trong văn hóa Nhật Bản.
Độ tuổi nhận lì xì là từ trẻ sơ sinh đến thanh niên 20 tuổi – tuổi trưởng thành hợp pháp ở Nhật Bản. Tuy nhiên, nhiều sinh viên vẫn được người thân lì xì bởi chi phí học tập và thuê nhà rất đắt đỏ. Khi lớn lên, chúng lại đổi vị trí, trở thành người trao otoshidama cho trẻ. Trong các gia đình đông thành viên, người lớn có thể tiêu tốnkhá nhiều khi Tết đến bởi họ không chỉ lì xì cho con mà còn cho những đứa trẻ trong họ hàng.
Trẻ nhận được nhiều bài học qua phong tục otoshidama. Ảnh: Giapponizzati
Viện nghiên cứu trẻ em Kumon ở Nhật Bản cho biết, trung bình học sinh tiểu học ở xứ sở hoa anh đào có thể nhận được đến 5.000 yên (45 USD), trong khi học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông bỏ túi gấp đôi số đó. Do vậy, kết thúc mỗi mùa Tết, tổng số tiền mỗi trẻ nhận được thường không nhỏ. Đây là dịp đáng chờ đợi trong năm của trẻ con Nhật Bản, tương tự việc được ông già Noel tặng quà vào Giáng sinh. Khác biệt ở chỗ trẻ được trao quyền quản lý tài chính.
Nếu tổng số tiền khá lớn, nhiều phụ huynh sẽ lấy một nửa cho vào khoản tiết kiệm ngân hàng để trẻ sử dụng trong tương lai, khi lên đại học. Phần còn lại, trẻ dùng theo ý thích, thường là mua món đồ chơi mơ ước từ lâu.
Ý nghĩa của tiết kiệm được lồng ghép vào truyền thống otoshidama. Dù có tiền, trẻ nên giữ lại một ít, không dùng trong một lần. Nếu tiêu hết ngay lập tức, chúng sẽ không thể mua những thứ mình muốn trong năm. Tuy nhiên, bố mẹ thường chỉ đưa ra lời khuyên, cho trẻ lựa chọn cách chi tiêu và tự rút kinh nghiệm.
Lì xì đầu năm – cách người Nhật dạy con về giá trị đồng tiền
16 Tháng Hai, 2018
Trẻ học được cách quản lý tiền bạc, cân nhắc chọn mua món đồ chơi mình thích và có thể để dành một khoản cho tương lai.
Ngày đầu năm mới theo lịch dương, các gia đình Nhật Bản có truyền thống ngồi cùng nhau để chuyện trò, ăn uống. Theo Sora News24, trẻ con háo hức với những bát lớn đựng đầy trứng cá, đậu nành đen, cam Nhật Bản (mikan) và không thể thiếu otoshidama – khoản tiền lì xì từ bố mẹ, cô dì, chú bác, ông bà.
Tiền mặt có thể bị coi là món quà không hợp lý ở một số quốc gia, nhưng không thể phủ nhận rằng đối với một đứa trẻ bình thường, việc được quyền sử dụng tiền theo nhu cầu sẽ ý nghĩa hơn món quà cụ thể từ một người họ hàng.
Truyền thống lì xì phổ biến ở các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam vào dịp Tết nguyên đán (theo lịch âm) hay ở đất nước châu Âu xa xôi như Scotland, nơi trẻ nhận được một số tiền nhỏ vào thứ hai đầu tiên của năm mới.
Tiền lì xì được nhét trong những phong bao trang trí cầu kỳ. Ảnh: Taiken Japan
Nguồn gốc otoshidama
Trang Live Japan thông tin, otoshidama được cho là bắt nguồn từ văn hóa dân gian Nhật Bản. Số tiền trao cho trẻ cũng chính là để dâng cho Toshigami, vị thần ghé thăm từng nhà vào đầu năm mới. Theo giả thiết này, thần Toshigami sẽ bảo vệ cho những đứa trẻ nhận được tiền lì xì.
Trước đó, theo nghi lễ Thần đạo (tôn giáo của dân tộc Nhật Bản), những người thờ phượng bày bánh gạo tròn kagami-mochi để cúng vị thần năm mới, sau đó lấy một phần bánh. Khi về nhà, họ nghiền bánh gạo, gói lại bằng giấy, chia cho gia đình và những người giúp việc.
bánh gạo tròn kagami-mochi cúng vị thần năm mới
Đó là nguồn gốc của otoshidama. Từ này có nghĩa “linh hồn của chúa trời”, bởi người Nhật tin rằng linh hồn thần thánh trú ngụ trong chiếc bánh. Đầu năm, trên bàn thờ của mỗi nhà đều bày loại bánh này.
Từ thời kỳ Edo (1603-1868), các gia đình giàu có và các doanh nghiệp phân phát túi bánh mochi và cam Nhật Bản cho những người khác để lan tỏa niềm hạnh phúc đầu năm. Qua nhiều thế kỷ, otoshidama bắt đầu được dùng để chỉ món quà dành cho trẻ con khi ghé thăm nhà nhau vào dịp Tết. Bánh gạo dần được thay thế bởi tiền mặt.
Từ trước Tết, người lớn chuẩn bị sẵn nhiều phong bao đựng tiền, gọi là pochi bukuro. Tiền giấy phổ biến hơn và thường được gập cẩn thận ba lần trước khi nhét vào trong. Bìa phong bao có thể là hình con giáp của năm, nhân vật hoạt hình dễ thương, biểu tượng của Nhật Bản như mèo thần tài Maneki Neko hoặc búp bê may mắn Daruma, mục đích là để trẻ cảm thấy hào hứng khi cầm trên tay.
Theo Taiken Japan, giá trị lì xì phụ thuộc vào mối quan hệ hoặc độ tuổi của người nhận, trong đó những đứa trẻ lớn hơn nhận được nhiều tiền hơn. Tuy nhiên, nhiều người để số tiền giống nhau trong các phong bao để tạo ra sự công bằng cho những anh chị em trong gia đình khi nhận lì xì. Với những đứa trẻ quá bé để hiểu giá trị của tiền bạc, người ta cũng có thể thay thế otoshidama bằng đồ chơi hoặc món quà khác.
Dù không bắt buộc, một số người có thói quen ghi số tiền lì xì lên mặt trong nếp gấp của phần mở phong bao. Đôi khi, người tặng nảy ra ý định trêu đùa. Chẳng hạn, một người từng khiến mạng xã hội cười sảng khoái đầu năm khi chia sẻ bức ảnh phong bao lì xì có ghi sẵn 3 triệu yên (27.000 USD), bên trong là các tờ 1.000 yên (9 USD) được gấp khéo léo ba lần để “ngụy trang” số 0 còn thiếu.
Phong tục nhỏ, bài học lớn
Khoản tiền lì xì được xem như lời chúc một năm nhiều sức khỏe và hạnh phúc. Không chỉ thế, đây là cơ hội để dạy trẻ về tính lịch sự, cách ứng xử khi nhận tiền và suy nghĩ thấu đáo về cách chi tiêu.
Tiền dùng để lì xì thường mới tinh, khiến trẻ có cảm giác phải dùng thật cẩn thận, giữ phẳng, không làm nhăn nhúm. Chúng thường nhận nó và nói to “Cảm ơn nhiều ạ”.
Mở phong bao trước mặt người tặng được xem là hành vi bất lịch sự, do đó trẻ phải học cách chờ đợi đến lúc thích hợp. Thái độ khi nhận quà được đề cao trong văn hóa Nhật Bản.
Độ tuổi nhận lì xì là từ trẻ sơ sinh đến thanh niên 20 tuổi – tuổi trưởng thành hợp pháp ở Nhật Bản. Tuy nhiên, nhiều sinh viên vẫn được người thân lì xì bởi chi phí học tập và thuê nhà rất đắt đỏ. Khi lớn lên, chúng lại đổi vị trí, trở thành người trao otoshidama cho trẻ. Trong các gia đình đông thành viên, người lớn có thể tiêu tốnkhá nhiều khi Tết đến bởi họ không chỉ lì xì cho con mà còn cho những đứa trẻ trong họ hàng.
Trẻ nhận được nhiều bài học qua phong tục otoshidama. Ảnh: Giapponizzati
Viện nghiên cứu trẻ em Kumon ở Nhật Bản cho biết, trung bình học sinh tiểu học ở xứ sở hoa anh đào có thể nhận được đến 5.000 yên (45 USD), trong khi học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông bỏ túi gấp đôi số đó. Do vậy, kết thúc mỗi mùa Tết, tổng số tiền mỗi trẻ nhận được thường không nhỏ. Đây là dịp đáng chờ đợi trong năm của trẻ con Nhật Bản, tương tự việc được ông già Noel tặng quà vào Giáng sinh. Khác biệt ở chỗ trẻ được trao quyền quản lý tài chính.
Nếu tổng số tiền khá lớn, nhiều phụ huynh sẽ lấy một nửa cho vào khoản tiết kiệm ngân hàng để trẻ sử dụng trong tương lai, khi lên đại học. Phần còn lại, trẻ dùng theo ý thích, thường là mua món đồ chơi mơ ước từ lâu.
Ý nghĩa của tiết kiệm được lồng ghép vào truyền thống otoshidama. Dù có tiền, trẻ nên giữ lại một ít, không dùng trong một lần. Nếu tiêu hết ngay lập tức, chúng sẽ không thể mua những thứ mình muốn trong năm. Tuy nhiên, bố mẹ thường chỉ đưa ra lời khuyên, cho trẻ lựa chọn cách chi tiêu và tự rút kinh nghiệm.