2018-02-19, 02:04 AM
SỰ THA THỨ VÀ LÒNG KHOAN DUNG
Thiền sư Sayadaw U Jotika | Sư Tâm Pháp dịch
Khi bạn hành thiền miên mật cả ngày, hãy cố gắng giữ cho thân thư giãn và giữ cho tâm thư giãn. Chúng ta rất thường xuyên bị căng thẳng. Ngày hôm nay là để dành cho những người mới bắt đầu, có rất nhiều điều phải học hỏi và tìm hiểu về thiền, rất nhiều thứ cần phải học hỏi về con đường phát triển tâm linh. Tôi mong muốn có thể tổ chức thành một loạt các bài giảng, để mọi người có thể đến thường xuyên và học hỏi dần dần từ thấp lên cao. Đó là một loại hình đào tạo, đào tạo về tâm linh. Tôi nghĩ Pháp là loại hình đào tạo cao nhất, bởi vì chúng ta học hỏi và tìm hiểu về cuộc đời. Điều đó rất quan trọng và nghiêm túc.
Thông thường, tôi hay nói về chánh niệm, bởi vì đó là chủ đề chính của tôi, và Đức Phật cũng nói về chánh niệm mỗi ngày. Song Đức Phật cũng dạy rất nhiều loại thiền khác nhau để hỗ trợ cho thiền chánh niệm; chẳng hạn, niệm ân đức Phật cũng là một loại thiền. Tôi hy vọng là các bạn đã hiểu về các ân đức Phật. Khi bạn nghĩ về một người thật thanh tịnh, thật tĩnh lặng, thật từ bi và trí tuệ; càng nghĩ về một người thanh tịnh, bình an, tĩnh lặng, trí tuệ, từ bi và giải thoát, bạn lại càng cảm nhận được điều đó ở trong mình.
Cái chúng ta nghĩ đến nhiều nhất
là cái chúng ta sẽ trở thành.
Đây là một quy luật tâm lý, tôi nghĩ vậy. Cái chúng ta nghĩ đến nhiều nhất là cái chúng ta sẽ trở thành. Hiểu được rằng con người có thể phát triển và tấn hóa (về mặt tâm linh), rằng đó là một khả năng của chúng ta – điều đó thật là hoan hỷ.
Khi còn trẻ, tôi học hỏi và nghiên cứu rất nhiều, càng học nhiều tôi lại càng trở nên hoài nghi. Liệu có thể như thế được chăng? Càng học nhiều bạn sẽ càng hoài nghi. Lúc đầu, đối với tôi là như vậy. Càng học, tôi càng biết nhiều, và càng thấy rằng thật khó để nói về bất cứ điều gì, bởi vì chúng ta thực sự biết được gì nào? Khi tôi còn trẻ tôi cảm thấy như thế đấy. Tôi đọc rất nhiều sách về tôn giáo. Càng đọc nhiều về tôn giáo, tôi lại càng trở nên hoài nghi. Tôi không thể tin vào điều gì. Thật khó để tin.
Thế rồi, dần dần tôi học thiền, không phải vì tôi muốn đắc đạo mà chỉ vì tôi muốn làm cho tâm mình bình an và tĩnh lặng. Và tôi tin rằng bất cứ người nào cũng có thể làm được điều đó, cho dù anh ta có theo tôn giáo hay không chăng nữa. Và bạn cũng có thể làm điều đó, rất ích lợi khi bạn có được một cái tâm bình an và tĩnh lặng. Vậy đó, khi tôi phát triển được định tâm và chánh niệm, đôi lúc tâm tôi trở nên rất tĩnh lặng và bình an, tôi rất thích trạng thái tâm ấy, tôi thực sự quý trọng nó, tĩnh lặng và bình an, rất trong sáng và thanh tịnh.
Khi tâm bình an, tĩnh lặng và trong sáng, nó trở nên rất mềm dịu – nhưng không hề yếu ớt. Sự yếu ớt và mềm dịu không phải là một. Nó trở nên mềm mại và dịu dàng. Nó trở nên dễ tiếp nhận hơn. Và rồi bất chợt một thoáng chớp suy nghĩ lướt qua tâm tôi. Ngay cả khi tâm tôi trở nên rất tĩnh lặng và bình an, mặc dù nó chỉ thoáng qua trong tâm vài phút, chỉ hai hay ba phút, tâm tôi trở nên rất bình an và tĩnh lặng – rất, rất tĩnh lặng, không chạy trốn, không vật lộn để trốn chạy. Tôi không cố gắng kiểm soát tâm mình. Chỉ là tĩnh lặng và bình an, rất trong sáng, chỉ kéo dài trong mấy phút, hai hay ba phút, và tôi nghĩ mình có thể được tĩnh lặng và bình an đến thế thì những người thực hành chăm chỉ hơn, thời gian lâu hơn và có bài bản hơn chắc hẳn sẽ có một cái tâm tĩnh lặng, bình an, sáng suốt và mềm dịu hơn rất nhiều. Đó là bước chuyển đầu tiên của tôi để tin rằng con người có thể trở nên thực sự bình an và tĩnh lặng, thực sự sáng suốt, thực sự dịu mềm. Tôi nói dịu mềm có nghĩa là có cả tâm từ bi nữa, nó chứa đựng rất nhiều thứ.
Thế rồi tôi tìm hiểu thêm về Đức Phật, và tìm hiểu thêm rất nhiều về thiền, thử thực hành nhiều thể loại thiền khác nhau. Tôi thực hành thiền chỉ (samatha), thiền tâm từ, tâm bi. Tôi không thực sự cưỡng ép mình phải thương yêu, bởi tôi nghĩ bản chất mình không thực sự là yêu thương. Nói thực với các bạn, khi còn trẻ tính tôi vốn lãnh đạm, lạnh lùng hơn là yêu thương, lạnh lùng nhiều hơn yêu thương.
Hầu như mọi lúc, tôi thường rất khó tính, không bằng lòng với mọi người và với cả chính mình. Không hài lòng và về mặt nào đó cũng hay cáu, hay khó chịu. Tôi không biết dùng từ nào chính xác hơn để diễn tả điều đó. Luôn luôn đi tìm cái sai, tìm kiếm và chỉ ra những điều sai trái, không đúng đắn, luôn đi tìm lỗi của người khác và của chính mình. Điều đó khiến tôi trở thành một người cứng rắn và nghiêm khắc. Tôi không biết tại sao mình lại trở thành như vậy, nhưng rồi sau đó tôi đã cố gắng biện hộ cho mình. Tôi nghĩ đó là cách để mình tồn tại; tôi phải cứng rắn để tồn tại. Bởi vì thời thơ ấu tôi không có một tuổi thơ hạnh phúc. Tuổi thơ của tôi không phải chịu đựng sự tàn nhẫn và bạo lực. Nói một cách đúng đắn, có thể nói là tôi bị bỏ mặc. Cha mẹ tôi rất bận rộn; họ không có thời gian cho tôi. Chỉ là bỏ mặc. Nhưng điều đó làm tôi cảm thấy rất đau khổ, bị bỏ mặc cũng rất đau khổ. Không cảm thấy mình không được coi trọng. Đó là từ tôi muốn dùng, không được coi trọng, chẳng coi ra gì. Không hẳn là tình thương, cha mẹ tôi không đối xử tàn nhẫn với tôi. Họ chỉ không quan tâm tới tôi, chỉ thế thôi. Tôi cảm thấy rất cô đơn. Vì vậy tôi nghĩ, bị bỏ cô đơn cũng là một sự nhẫn tâm đối với một đứa trẻ.
Khi nghiên cứu Phật Pháp, dần dần tôi hiểu hơn về mọi người và về tâm. Và khi thực hành nhiều loại thiền khác nhau, tôi cũng thực hành thiền tâm từ và cố gắng nghĩ đến bố mẹ tôi. Đối với tôi thật không dễ để yêu thương cha mẹ mình, và thực ra để yêu thương bất cứ một người nào đó cũng chẳng dễ tý nào. Mọi người nói rất nhiều về tình thương. Và họ nghĩ yêu thương thì rất dễ. Tôi không chắc, nhưng đối với tôi thì rất khó.
Chủ Nhật tuần trước tôi đã nói về tâm từ, metta, tình thương. Tôi chưa bao giờ nghĩ yêu thương là dễ dàng. Để yêu thương hoàn toàn vô điều kiện không dễ chút nào. Vì thế, tôi cố gắng hết mình để cảm nhận tình yêu thương đối với cha mẹ tôi và các vị thầy của tôi. Đối với tôi, yêu thương thầy của mình dễ hơn yêu thương cha mẹ nhiều. Tại sao thế? Bởi vì tôi mong đợi từ cha mẹ mình nhiều hơn, và tôi bị thất vọng, rất rất nhiều lần tôi thất vọng. Và tôi không mong đợi nhiều từ thầy, và bất cứ điều gì tốt đẹp mà thầy đã nói hoặc làm cho tôi, tôi biết trân trọng những điều ấy hơn bởi vì tôi không coi đó là những thứ đương nhiên mình phải được hưởng. Tôi coi cha mẹ là thứ đương nhiên mình có – họ nên phải yêu thương tôi. Nhưng tôi không mong đợi thầy tôi sẽ yêu thương tôi, họ chỉ cần dạy tôi học Tiếng Anh, Toán, Khoa học, nhưng khi bạn được một cái gì đó mà mình không hề mong đợi, bạn sẽ biết quý trọng nó hơn. Và nếu bạn mong đợi quá nhiều, khi cảm thấy mình không có đủ, bạn sẽ cảm thấy thất vọng và bất mãn, bạn không biết quý trọng nó. Chính vì vậy, tôi nghĩ đó chính là điều chúng ta đang làm, thế nên tại sao tôi lại khó trân trọng tình thương và lòng tốt của cha mẹ mình như vậy.
Khi tôi bắt đầu thực hành Phật Pháp, những lời dạy của Đức Phật, tôi cố gắng thực hành tất cả những lời dạy của ngài – và đây cũng là một lời khuyên của thầy tôi, không chừa lại bất cứ cái gì, thực hành tất cả - tâm từ, tâm bi, tâm xả. Tâm xả và sự thờ ơ, vô tâm không phải là một. Trước kia tôi khá thờ ơ, lãnh đạm nhưng tôi không có tâm xả, không có tâm quân bình. Hãy cố gắng phân biệt hai loại tâm này.
Tâm xả và sự thờ ơ hoàn toàn khác biệt.
Thờ ơ, lãnh đạm nghĩa là bạn không quan tâm,
Tâm xả nghĩa là bạn quan tâm,
nhưng không thấy bị phiền não hay bị ảnh hưởng bởi điều đó.
Bạn quan tâm đến mọi người, bạn giúp đỡ họ, bạn cố gắng hết mình và khi bạn không thể làm gì được, bạn không thấy bị phiền não. Bạn không cảm thấy đau khổ, buồn phiền về việc đó. Tâm xả là tích cực, còn sự thờ ơ, vô tâm hay lãnh đạm là tiêu cực.
Hãy nghĩ về các ân đức (phẩm chất) của Đức Phật, suy xét và thực hành thiền tâm từ, rải tâm từ và lòng bi mẫn, thực hành tâm xả, quán niệm sự chết, tất cả đều là một phần của thiền tập, vì vậy tôi cố gắng thực hành. Ngay khi còn khá trẻ, tôi vẫn thường ra nghĩa địa. Cha tôi mất, tôi cùng xúc đất xuống huyệt để chôn cất ông. Và tôi thường đến nghĩa trang. Đôi khi tôi tìm một chỗ tương đối đẹp ở đó, ngồi lại, có lúc nằm xuống và buồn ngủ tại nghĩa trang. Nhìn những người đã được chôn cất ở đấy, tôi có thể đọc được tên họ của họ, một số người rất nổi tiếng. Suy xét về cái chết cũng là một phần của sự thực hành tâm linh. Nó nhắc nhở chúng ta rất nhiều điều.
Tôi chôn cất cha, sau đó đôi khi tôi tưởng tượng có một cái huyệt khác và một đám tang khác diễn ra. Có người sẽ được chôn cất ở đấy, rất nhiều người đến đưa tiễn, trước khi chôn, người ta đặt quan tài xuống huyệt, mở ra một lát cho người thân và bạn bè nhìn mặt tiễn biệt lần cuối. Họ mở quan tài ra, tôi đang tưởng tượng, tôi nhìn vào quan tài và thấy mình trong đó. Đó là đám tang của tôi, và tôi sắp được chôn ở đó, ngay bên cạnh cha tôi. Tưởng tượng hai cha con tôi được chôn cùng một chỗ, và tôi nghĩ về tâm oán giận của mình, có thể nói như vậy, không phải là giận nhiều lắm, nhưng vẫn là một loại tức giận rằng ông đã không thèm quan tâm đến mình. Và tôi nghĩ, bây giờ mình nên làm gì? Cả hai chúng tôi giờ đã chết.
Nếu bạn tưởng tượng điều đó thật sống động,
nó là một bài học rất bổ ích.
Tất cả chúng ta đều sẽ phải chết.
Nếu chúng ta được chôn cất gần một người đã làm tổn thương mình, người bỏ rơi mình, lạm dụng mình, bạn sẽ cảm thấy như thế nào, và điều gì sẽ diễn ra sau đó? Hãy tưởng tượng điều gì sẽ diễn ra?
Chúng ta học được điều gì từ việc đó? Chúng ta vẫn còn có thời gian và còn đang sống. Chúng ta sẽ sống như thế nào và muốn sống như thế nào? Chúng ta có muốn tiếp tục sống với tâm sân đó, với nỗi đau đó suốt cả quãng đời còn lại không? Sự tưởng tượng đó là một bài học rất có sức mạnh đối với tôi.
Tôi đến mộ cha khá thường xuyên, chỉ ngồi gần đó và suy nghĩ về ông, dần dần tôi hiểu ra được những điều rất sâu sắc và ý nghĩa, rất khó để diễn tả hết được những điều ấy nên lời. Và tôi không còn giận cha nữa. Dần dần, nỗi giận hờn tan biến, và tôi hiểu cuộc sống của cha mình một cách rõ ràng hơn. Và rất sâu trong tâm, tôi hiểu rằng ông là một người rất cô đơn, cô đơn cho đến tận những ngày cuối cùng của cuộc đời – ông là một người vô cùng cô đơn. Tôi chưa từng biết một người nào cô đơn hơn ông. Ông không có anh chị em, không có bà con. Ông chỉ có một mình. Hầu hết họ đều đã chết hoặc đi xa. Ông có rất ít bạn bè.
Cha tôi chưa bao giờ nói với tôi điều gì. Ông không bao giờ hỏi tôi xem khi lớn lên tôi muốn gì, khi học xong tôi sẽ làm gì, không bao giờ khuyến khích tôi học hành chăm chỉ, học giỏi, thành công, chưa bao giờ khuyến khích tôi. Khi còn là một đứa trẻ, tôi không thể hiểu tại sao người đàn ông này chẳng bao giờ nói gì với mình? Tại sao lại bỏ mặc như vậy? Làm sao ông có thể sống một cuộc đời như thế nhỉ? Tại sao không bao giờ ông nói lời nào với con trai ông? Không thể tin được, quả thật là không thể tin được.
Thậm chí rất nhiều năm sau đó, tôi vẫn không thể nào hiểu được tại sao. Tôi luôn đòi hỏi một sự giải đáp. Hãy nói cho tôi biết tại sao, tại sao, hãy nói cho tôi biết đi. Nhưng cha tôi đã chết, và chẳng có ai nói cho tôi biết tại sao ông lại làm như vậy. Cha tôi không đối xử tàn nhẫn với tôi; ông chẳng bao giờ làm điều gì đối với tôi, chẳng bao giờ nói với tôi về ông, tôi thực sự không biết ông là ai – đó mới là vấn đề. Nhưng rồi về sau tôi dần dần hiểu hơn về cha tôi và hiểu rằng ông là một người vô cùng cô đơn. Ông không gần gũi vợ ông, không gần gũi với năm đứa con của ông. Ông chẳng bao giờ gần gũi ai cả. Ông làm việc rất nhiều. Tôi đã đếm tất cả các việc mà ông đã làm, 11 công việc khác nhau, luôn luôn bận rộn với công việc, lúc nào cũng đi lại nơi này nơi kia. Hầu như chẳng bao giờ ông có mặt ở nhà. Sau khi bị phá sản, ông bị trầm cảm và chết. Nhưng ông chẳng nói năng gì, không kêu ca hay đổ lỗi cho ai cả. Thật kỳ lạ, người đàn ông này không hề nói một lời. Ông không thể hiện cảm xúc của mình với bất cứ ai. Nhưng tôi thì hoàn toàn ngược lại với ông. Tôi nói ra bất cứ những gì ở trong tâm mình, chứ không giống cha tôi chút nào.
Sau này, tôi mới hiểu ông đã tuyệt vọng và cô đơn như thế nào. Cho đến tận ngày cuối cùng trong đời, ông vẫn không nói năng gì cả. Chúng tôi cho ông đồ ăn, ông ăn, đưa thuốc cho ông thì ông uống. Ông chẳng nói gì cả. Làm sao con người có thể sống một cuộc đời như thế được cơ chứ? Thật kỳ lạ. Khi tôi hiểu ông hơn, tôi đã tha thứ cho ông. Tôi tha thứ. Đó chính là điều tôi muốn nói ngày hôm nay. Tha thứ là điều rất quan trọng, bởi vì chỉ khi tôi đã tha thứ cho cha tôi thì tôi mới được tự do để tiếp tục sống. Đó là cách để dọn sạch tâm mình, làm sạch trái tim mình – để có được thêm nhiều khoảng không gian trong tâm để phát triển tâm mình. Bởi vì chừng nào chúng ta còn chấp giữ bất cứ sự oán hận nào, bất cứ cảm giác bị tổn thương nào, bất cứ sự bất mãn và tức giận nào, chúng ta sẽ không có không gian cho sự phát triển tâm linh.
Để phát triển tâm linh, chúng ta cần tạo
khoảng không gian trong tâm, cần mở rộng
trái tim mình ra với tất cả mọi người.
Chẳng hạn, khi người nông dân gieo mùa, đầu tiên họ phải làm đất, dọn sạch sỏi đá, cây khô, bụi rậm và cỏ. Họ cày bừa cho đất tơi xốp rồi sau đó bón phân; họ cho nước vào ruộng rồi mới gieo hạt. Hạt lúa nảy mầm và bén rễ dễ dàng hơn bởi vì đất đã được cày bừa kỹ. Cũng như vậy, để phát triển tâm linh, chúng ta cần phải chuẩn bị cho tâm mình, cho trái tim mình. Chúng ta sẽ không thể phát triển các phẩm chất tâm linh của mình đến mức cao nhất nếu không học cách tha thứ cho mọi người, tha thứ cho cả chính mình nữa. Đôi khi tôi làm những chuyện xấu và thấy rất khó để tha thứ cho mình. Tôi cảm thấy tội lỗi. Khi bạn bị mặc cảm tội lỗi, bạn không được tự do. Trong tiếng Pali, từ mặc cảm tội lỗi gọi là “kukkucca”. Gốc của từ kukkucca là “ku” và “kata”. “Kata” nghĩa là đã làm, “ku” nghĩa là xấu, đã làm việc xấu.
Trong những lời dạy của Đức Phật, tâm lý mặc cảm tội lỗi được coi là bất thiện, không lành mạnh. Chúng ta có thể hiểu được rất rõ điều đó: mặc cảm là không lành mạnh. Đó là một loại bệnh của tâm. Một số người cứ tiếp tục sống cả cuộc đời trong mặc cảm tội lỗi như vậy. Vì vậy, tự tha thứ cho bản thân mình cũng là điều rất quan trọng. Khi bạn cảm thấy tội lỗi, hoặc khi bạn cảm thấy thất vọng, bực bội với một người nào đó, nếu nhìn kỹ vào trong tâm mình bạn sẽ thấy cái tôi (bản ngã) của mình trong đó rất lớn. Cái ngã rất to, rất lớn. Vì vậy, càng ngã mạn thì chúng ta lại càng cảm thấy tội lỗi hơn.
Có người đã từng nói: “Những cảm xúc phiền não thường sẽ nặng nề nhất đối với những người không thể hoặc không chịu tha thứ”. Rất quan trọng phải ghi nhớ: “Những cảm xúc phiền não thường sẽ nặng nề nhất đối với những người không thể hoặc không chịu tha thứ”. Nếu chúng ta không thể tha thứ, khi có những cảm xúc phiền não, nó sẽ trở thành loại phiền não nặng nề nhất đối với chúng ta. Chúng ta tự làm cho chính mình đau khổ. Tự đối xử tàn nhẫn với chính mình bằng cách không tha thứ, chúng ta đau đớn vì điều đó. Khi tức giận, chúng ta đau khổ, khi trừng phạt một ai đó, ngay cả khi chỉ trong suy nghĩ, chúng ta cũng đau khổ. Chúng ta không được tự do, với trạng thái tâm như vậy chúng ta sẽ không thể thực sự phát triển được các phẩm chất tâm linh đến mức độ cao nhất.[i]
[/i]
Khi chúng ta tức giận, chúng ta bị giam giữ trong thế giới này, bị giam giữ trong thế giới phàm tục. Chừng nào chúng ta còn bất mãn, thất vọng, chừng nào chúng ta còn ôm giữ lòng sân hận, chừng nào chúng ta còn tiếp tục trả thù kẻ khác trong suy nghĩ của mình, chừng đó chúng ta vẫn bị mắc kẹt trong thế giới này. Pháp là để vượt ra khỏi tất cả những thứ đó. Hãy cố gắng hiểu những điều này một cách thật sâu sắc. Không tha thứ cho người khác, thì chúng ta được cái gì? Có thể chúng ta nghĩ rằng mình được gì từ việc đó, thế nên chúng ta mới làm vậy. Chúng ta được gì nào?
Chúng ta cảm thấy mình được rất nhiều thứ từ việc trừng phạt người khác trong suy nghĩ của mình. Tôi biết một cô gái trẻ, cô kể cha của cô cũng không quan tâm gì đến cô. Cha cô vẫn còn đang sống. Ông đã già, khoảng 65 tuổi, trước kia làm công chức nhà nước và thường phải đi công tác nước ngoài, hầu như chẳng bao giờ ở nhà. Ông cũng không biết cách thể hiện tình thương của mình với gia đình. Tình cảnh ông là như thế đấy. Giờ đây con trai, con gái đã gần 40 tuổi cả rồi, có đứa hơn 40, ông đã nghỉ hưu và ở nhà suốt ngày. Trước kia ông đi rất nhiều, nhưng giờ thì chẳng ra khỏi nhà một bước. Suốt ngày ở trong nhà. Ông muốn gần gũi với gia đình, nhưng gia đình, con trai, con gái và bà vợ chẳng bao giờ cảm thấy gần gũi, thân thiết với ông. Khi bố già tội nghiệp muốn nói chuyện với con gái, chỉ hỏi han vài điều bởi vì ông cũng là người ít nói, cô con gái nói: “Đừng nói chuyện với tôi nữa. Quá muộn rồi!”. Quá muộn để nói bất cứ điều gì nữa rồi. Cô con gái đang trừng phạt bố mình.
Tôi thấy rất nhiều người sống trên đời trừng phạt lẫn nhau như vậy. Trừng phạt người khác thì họ được gì cơ chứ?
Bởi vì không tha thứ sẽ là lời giải thích
sẵn có hay là cái cớ biện hộ cho bất cứ điều gì, cho mọi cái sai và những điều không may
đã xảy đến với bạn trong cuộc sống.
Còn tiếp
https://www.dieungu.org/a37232/su-tha-th...khoan-dung
Trong những lời dạy của Đức Phật, tâm lý mặc cảm tội lỗi được coi là bất thiện, không lành mạnh. Chúng ta có thể hiểu được rất rõ điều đó: mặc cảm là không lành mạnh. Đó là một loại bệnh của tâm. Một số người cứ tiếp tục sống cả cuộc đời trong mặc cảm tội lỗi như vậy. Vì vậy, tự tha thứ cho bản thân mình cũng là điều rất quan trọng. Khi bạn cảm thấy tội lỗi, hoặc khi bạn cảm thấy thất vọng, bực bội với một người nào đó, nếu nhìn kỹ vào trong tâm mình bạn sẽ thấy cái tôi (bản ngã) của mình trong đó rất lớn. Cái ngã rất to, rất lớn. Vì vậy, càng ngã mạn thì chúng ta lại càng cảm thấy tội lỗi hơn.
[i]Không tha thứ là một loại ngục tù.
Khi không thể tha thứ cho ai đó,
chúng ta tống anh ta vào tù.
[/i]
Nói ví dụ như một người nào đó phạm tội, chúng ta bắt giữ anh ta và giam trong tù. Tâm chúng ta cũng như vậy, chúng ta giam giữ rất nhiều người trong nhà tù của mình. Chúng ta khóa chặt họ lại trong đó. Vì vậy, không tha thứ là một nhà tù – bạn nhốt người khác vào trong tù, nhưng chính trong quá trình ấy, bạn cũng tự nhốt chính mình vào tù luôn bởi vì bạn là người giữ chìa khóa và canh cửa. Tôi sẽ không cho anh ra ngoài, tôi có thể thả anh nhưng tôi không thả. Trong lúc ấy thì chính chúng ta cũng đang ngồi tù. Đổ lỗi cũng y như vậy, trừng phạt cũng là một nhà tù. Chúng ta cứ đi trừng phạt mọi người suốt cả cuộc đời, và chúng ta cũng vẫn đang trừng phạt họ ngay cả trong suy nghĩ nữa. Nhưng trong cùng tiến trình ấy, chúng ta cũng tự trừng phạt chính mình. Chúng ta không thể tách rời hai việc đó được. Chúng ta trừng phạt mọi người và cùng lúc cũng tự trừng phạt mình.Khi không thể tha thứ cho ai đó,
chúng ta tống anh ta vào tù.
[/i]
Có người đã từng nói: “Những cảm xúc phiền não thường sẽ nặng nề nhất đối với những người không thể hoặc không chịu tha thứ”. Rất quan trọng phải ghi nhớ: “Những cảm xúc phiền não thường sẽ nặng nề nhất đối với những người không thể hoặc không chịu tha thứ”. Nếu chúng ta không thể tha thứ, khi có những cảm xúc phiền não, nó sẽ trở thành loại phiền não nặng nề nhất đối với chúng ta. Chúng ta tự làm cho chính mình đau khổ. Tự đối xử tàn nhẫn với chính mình bằng cách không tha thứ, chúng ta đau đớn vì điều đó. Khi tức giận, chúng ta đau khổ, khi trừng phạt một ai đó, ngay cả khi chỉ trong suy nghĩ, chúng ta cũng đau khổ. Chúng ta không được tự do, với trạng thái tâm như vậy chúng ta sẽ không thể thực sự phát triển được các phẩm chất tâm linh đến mức độ cao nhất.[i]
[/i]
[i]Tha thứ không phải là dấu hiệu mềm yếu,
mà là một sức mạnh cảm xúc rất sâu sắc.
Tha thứ là một sức mạnh của cảm xúc.
Chúng ta đủ mạnh mẽ, chúng ta đủ lớn
để tha thứ, để buông xả.
Tôi giải phóng cho anh, cho anh đi, cho anh tự do. Giờ đây tôi cũng được tự do.
[/i]
Ngay cả khi đó chỉ là một suy nghĩ, chỉ tưởng tượng mình tha thứ cho một người nào đó đã xúc phạm mình, khoảnh khắc đó bạn đã cảm thấy được giải thoát. Cơn sân vẫn có thể đến lại nữa, bạn lại tiếp tục làm như vậy cho đến khi học được cách tha thứ cho mọi người, tha thứ cho tất cả mọi chuyện, tha thứ vĩnh viễn, để không bao giờ bạn đổ lỗi, không trách cứ ai về bất cứ điều gì nữa. Hãy tưởng tượng khi bạn có trạng thái tâm ấy, trạng thái tâm không đổ lỗi, không trách móc bất cứ ai. Tâm bạn được giải thoát, thanh thản như thế nào. Tôi không chấp giữ oán giận, tôi không muốn trừng phạt bất cứ ai vì bất cứ điều gì. Tôi giải phóng cho mọi người khỏi bất cứ điều gì họ đã làm với tôi, thậm chí bất cứ điều gì họ sẽ làm với tôi trong tương lai. Sống với cái tâm như thế thật sự là quá tốt, quá tuyệt vời. Chúng ta cần sự tự do và giải thoát như vậy để phát triển các phẩm chất tâm linh của mình, để thực sự vượt ra khỏi tầm mức tâm thế gian để thể nhập vào tầm trí tuệ xuất thế gian – vượt ra khỏi thế gian, khỏi thế giới phàm phu này.mà là một sức mạnh cảm xúc rất sâu sắc.
Tha thứ là một sức mạnh của cảm xúc.
Chúng ta đủ mạnh mẽ, chúng ta đủ lớn
để tha thứ, để buông xả.
Tôi giải phóng cho anh, cho anh đi, cho anh tự do. Giờ đây tôi cũng được tự do.
[/i]
Khi chúng ta tức giận, chúng ta bị giam giữ trong thế giới này, bị giam giữ trong thế giới phàm tục. Chừng nào chúng ta còn bất mãn, thất vọng, chừng nào chúng ta còn ôm giữ lòng sân hận, chừng nào chúng ta còn tiếp tục trả thù kẻ khác trong suy nghĩ của mình, chừng đó chúng ta vẫn bị mắc kẹt trong thế giới này. Pháp là để vượt ra khỏi tất cả những thứ đó. Hãy cố gắng hiểu những điều này một cách thật sâu sắc. Không tha thứ cho người khác, thì chúng ta được cái gì? Có thể chúng ta nghĩ rằng mình được gì từ việc đó, thế nên chúng ta mới làm vậy. Chúng ta được gì nào?
Chúng ta cảm thấy mình được rất nhiều thứ từ việc trừng phạt người khác trong suy nghĩ của mình. Tôi biết một cô gái trẻ, cô kể cha của cô cũng không quan tâm gì đến cô. Cha cô vẫn còn đang sống. Ông đã già, khoảng 65 tuổi, trước kia làm công chức nhà nước và thường phải đi công tác nước ngoài, hầu như chẳng bao giờ ở nhà. Ông cũng không biết cách thể hiện tình thương của mình với gia đình. Tình cảnh ông là như thế đấy. Giờ đây con trai, con gái đã gần 40 tuổi cả rồi, có đứa hơn 40, ông đã nghỉ hưu và ở nhà suốt ngày. Trước kia ông đi rất nhiều, nhưng giờ thì chẳng ra khỏi nhà một bước. Suốt ngày ở trong nhà. Ông muốn gần gũi với gia đình, nhưng gia đình, con trai, con gái và bà vợ chẳng bao giờ cảm thấy gần gũi, thân thiết với ông. Khi bố già tội nghiệp muốn nói chuyện với con gái, chỉ hỏi han vài điều bởi vì ông cũng là người ít nói, cô con gái nói: “Đừng nói chuyện với tôi nữa. Quá muộn rồi!”. Quá muộn để nói bất cứ điều gì nữa rồi. Cô con gái đang trừng phạt bố mình.
Tôi thấy rất nhiều người sống trên đời trừng phạt lẫn nhau như vậy. Trừng phạt người khác thì họ được gì cơ chứ?
Bởi vì không tha thứ sẽ là lời giải thích
sẵn có hay là cái cớ biện hộ cho bất cứ điều gì, cho mọi cái sai và những điều không may
đã xảy đến với bạn trong cuộc sống.
Còn tiếp
https://www.dieungu.org/a37232/su-tha-th...khoan-dung