2018-02-15, 08:56 AM
Nhân sanh tâm bất thiện
1) Tâm không khéo tác ý (Ayoniso mānasikāra): là sự không khéo dùng tâm hay vụng về trong cách suy nghĩ, thí dụ: trước sự bất hạnh, đau khổ xảy đến, một người khéo tác ý sẽ nghĩ rằng “Ðây là một cơ hội để ta hành pháp nhẫn nại”, rồi người ấy hoan hỷ đón nhận nghịch cảnh đó. Trái lại, người không khéo tác ý sẽ than thở, phát tâm sầu muộn (tâm Sân dấy lên). Do đó, có thể nói không khéo tác ý là một nguyên nhân sanh tâm bất thiện.
2) Ở xứ không nên ở (Appatirāpadanevada): là trú ngụ ở những nơi phát sanh nhiều phiền não, gây tai hại cho tinh thần, khiến tâm hằng giao động, như những nơi thường có chiến tranh, những nơi gần chốn ăn chơi, … đều là những nơi không nên ở vì tục ngữ có câu “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, ngoài lý do bản tánh và thói quen ở kiếp trước, con người còn dể bị ảnh hưởng bởi môi trường chung quanh mình. Vì vậy, có thể nói, cư ngụ ở những nơi không nên ở cũng là một nguyên nhân sanh tâm bất thiện
3) Thân cận phi thiện nhơn (Asappurisapanissaya): Phi thiện nhơn là những người có thân ác, khẩu ác và ý ác; những người thiếu giới đức, kém trí tuệ. Khi giao thiệp với những người ấy, ta dể bị ảnh hưởng theo (“gần mực thì đen!”), do đó việc thân cận phi thiện nhơn cũng là một nguyên nhân sanh tâm bất thiện.
4) Ðời trước không có thói quen tạo phước (Pubbe akata puññata): Có thể nói phiền não của chúng sanh giống như cỏ, thiện pháp của chúng sanh giống như lúa; lúa khó trồng mà dể chết, còn cỏ không trồng nhưng khó diệt. Nói một cách khác, tâm bất thiện là mộât bản năng thường có của chúng sanh (“nhân chi sơ, tính bổn ác!”). Vì vậy, một người không có thói quen tạo phước thì rất dể sinh ác tâm.
5) Hướng mình theo tà vạy (Attamicchapanidhi): tức là có khuynh hướng làm điều ác, nuôi hoài bảo bất chánh, có lập trường bất hảo. Như một người muốn làm du côn; muốn trở thành tướng cướp … Do thực hành theo những ý hướng bất chánh đó, người ấy tạo ra những hành động bất thiện.
st
Ai tránh được gì thì tránh nhen ...
1) Tâm không khéo tác ý (Ayoniso mānasikāra): là sự không khéo dùng tâm hay vụng về trong cách suy nghĩ, thí dụ: trước sự bất hạnh, đau khổ xảy đến, một người khéo tác ý sẽ nghĩ rằng “Ðây là một cơ hội để ta hành pháp nhẫn nại”, rồi người ấy hoan hỷ đón nhận nghịch cảnh đó. Trái lại, người không khéo tác ý sẽ than thở, phát tâm sầu muộn (tâm Sân dấy lên). Do đó, có thể nói không khéo tác ý là một nguyên nhân sanh tâm bất thiện.
2) Ở xứ không nên ở (Appatirāpadanevada): là trú ngụ ở những nơi phát sanh nhiều phiền não, gây tai hại cho tinh thần, khiến tâm hằng giao động, như những nơi thường có chiến tranh, những nơi gần chốn ăn chơi, … đều là những nơi không nên ở vì tục ngữ có câu “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, ngoài lý do bản tánh và thói quen ở kiếp trước, con người còn dể bị ảnh hưởng bởi môi trường chung quanh mình. Vì vậy, có thể nói, cư ngụ ở những nơi không nên ở cũng là một nguyên nhân sanh tâm bất thiện
3) Thân cận phi thiện nhơn (Asappurisapanissaya): Phi thiện nhơn là những người có thân ác, khẩu ác và ý ác; những người thiếu giới đức, kém trí tuệ. Khi giao thiệp với những người ấy, ta dể bị ảnh hưởng theo (“gần mực thì đen!”), do đó việc thân cận phi thiện nhơn cũng là một nguyên nhân sanh tâm bất thiện.
4) Ðời trước không có thói quen tạo phước (Pubbe akata puññata): Có thể nói phiền não của chúng sanh giống như cỏ, thiện pháp của chúng sanh giống như lúa; lúa khó trồng mà dể chết, còn cỏ không trồng nhưng khó diệt. Nói một cách khác, tâm bất thiện là mộât bản năng thường có của chúng sanh (“nhân chi sơ, tính bổn ác!”). Vì vậy, một người không có thói quen tạo phước thì rất dể sinh ác tâm.
5) Hướng mình theo tà vạy (Attamicchapanidhi): tức là có khuynh hướng làm điều ác, nuôi hoài bảo bất chánh, có lập trường bất hảo. Như một người muốn làm du côn; muốn trở thành tướng cướp … Do thực hành theo những ý hướng bất chánh đó, người ấy tạo ra những hành động bất thiện.
st
Ai tránh được gì thì tránh nhen ...