VietBest

Full Version: Vị thuốc quanh ta
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Húng quế chữa được những bệnh gì?

07-05-2024 07:08 

SKĐS - Húng quế là một loại thảo mộc được sử dụng phổ biến trong cả ẩm thực và chữa bệnh. Vậy húng quế chữa được những bệnh gì?

[Image: hung-que.jpg]

Theo y học cổ truyền, húng quế (tên khoa học: Ocimum basilicum), có vị cay, tính ấm vào kinh phế, tỳ, tâm, tam tiêu… có tác dụng chữa nhiều bệnh.

1. Những bài thuốc chữa bệnh từ húng quế
Dưới đây là những bài thuốc từ húng quế được giới thiệu từ BSCKII. Trần Ngọc Quế:

1.1 Húng quế chữa mất ngủ, an thần
Bài 1: Húng quế khô 30g, hãm với 200 ml nước, uống ngày 2 lần trong ngày (nếu dùng tươi 100g).

Bài 2: Húng quế 30g, sài đất 30g, hãm với 200 ml nước, uống ngày 2 lần trong ngày.

Bài 3: Húng quế 20g, trinh nữ 25g, hãm với 200 ml nước sôi, uống ngày 2 lần trong ngày.


Bài 4: Húng quế 20g, trinh nữ 25g, đỏ ngọn 25g, sắc kỹ với 500 ml nước, uống 2 lần trong ngày.

Bài 5: Húng quế 30g, trinh nữ 25g, lạc tiên 30g, sắc kỹ với 500 ml nước, uống 2 lần trong ngày.


Húng quế vừa là gia vị trong ẩm thực, vừa là vị thuốc chữa nhiều bệnh.

1.2. Húng quế đều chỉnh khả năng miễn dịch, chống ho
- Chống ho, trị cơn ho

Bài 1: Húng quế 30g, sâm đại hành 30g, sắc với 300ml còn 250 ml, uống 2 lần trong ngày.

Bài 2: Húng quế 30g, xạ can 30g, sắc với 300 ml, còn 250 ml, uống 2 lần trong ngày.

- Chữa cảm lạnh bao gồm viêm phế quản cấp tính và mạn tính: Húng quế 30g, xạ can 30g, sắc với 500 ml còn 350 ml, uống 2 lần trong ngày.

- Chống dị ứng và kháng viêm: Húng quế 30g, xạ can 30g, đỏ ngọn, sài đất, sắc với 500 ml còn 350 ml, uống 2 lần trong ngày.

1.3. Húng quế ngừa bệnh tiểu đường

Bài 1: Húng quế 100g + 300 ml, vò lọc chắt lấy nước, uống 2 lần trong ngày. Đợt dùng 10-15 ngày.

Bài 2: Húng quế 100g, lá mật gấu 30g + 300 ml, vò lọc chắt lấy nước, uống 2 lần trong ngày. Đợt dùng 10-15 ngày.

1.4. Húng quế phòng chống ung thư

Do giàu chất chống oxy hóa, lá húng quế được cho là có thể giúp làm ngừng quá trình phát triển của bệnh ung thư vú và ung thư miệng (do nhai lá thuốc, ăn trầu): Húng quế 50g ăn hàng ngày.

1.5. Húng quế chữa sốt

Húng quế có khả năng sát trùng, diệt nấm mốc, kháng khuẩn hiệu quả nên có thể dùng để chữa bệnh sốt: Húng quế 100g, sắc với 300 ml, uống nước 2 lần trong ngày.

1.6. Húng quế giúp ổn định huyết áp

Hợp chất chống oxy hóa có tên gọi là eugenol vốn rất dồi dào trong húng quế, giúp ổn định huyết áp: Lá húng quế 15 -25g, mỗi lần nhai vài lá khi bụng còn đói.

1.7. Chống căng thẳng, ngăn ngừa stress

Lá húng quế 30 gam, nhai nuốt nước khoảng 02 đến 03 lần trong ngày.

1.8. Điều trị sỏi trong thận do thừa axit uric trong máu

Húng quế tươi 300g, xay ép nước pha với ít mật ong, uống 2 lần trong ngày. Có thể uống trong vòng 6 tháng.

1.9. Trị đau đầu

50g húng quế giã nát cho vào 100 ml đun sôi, để ấm uống. Ngoài ra, cũng có thể cho vài giọt tinh dầu húng quế vào nước ấm, dùng khăn nhúng nước và đắp lên trán.

1.10. Hỗ trợ cai thuốc lá

50g húng quế tươi, nhai nuốt nước nhiều lần, nhất là lúc lên cơn thèm thuốc.

1.11. Bảo vệ sức khỏe thanh lộc cơ thể, đẹp da và tóc

Lá húng quế 30g, ăn sống hàng ngày, hoặc uống nước ép lá. Có thể chế mặt nạ đắp từ hỗn hợp lá húng quế giã nát + cà rốt + mật ong, đều có tác dụng tốt cho da và tóc.

1.12. Chữa đau dạ dày, ăn uống không tiêu

Húng quế 50g, sắc uống hàng ngày. Đợt dùng 20-30 ngày.

1.13. Chữa hôi miệng, đau răng sâu

Toàn thân húng quế 100g, sắc kỹ với 200 ml, dùng nước để súc miệng hoặc ngậm răng đau do sâu răng.

2. Lưu ý khi dùng húng quế
Húng quế an toàn khi dùng dưới dạng thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, và số lượng lớn hơn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên ở một số người húng quế có thể gây ra lượng đường trong máu thấp.

- Rối loạn chảy máu: Dầu và chiết xuất húng quế có thể làm chậm quá trình đông máu và tăng chảy máu, có thể làm tình trạng rối loạn chảy máu trở nên tồi tệ hơn.

- Huyết áp thấp: Chiết xuất húng quế có thể làm giảm huyết áp, có thể khiến huyết áp trở nên quá thấp ở những người bị huyết áp thấp.

- Phẫu thuật: Húng quế (đặc biệt là dầu húng quế và chiết xuất) có thể làm chậm quá trình đông máu, làm tăng nguy cơ chảy máu trong quá trình phẫu thuật. Ngừng sử dụng húng quế ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình

- Tương tác thuốc: Húng quế có thể làm giảm huyết áp ở một số người. Dùng chiết xuất húng quế cùng với các loại thuốc dùng để hạ huyết áp có thể khiến huyết áp xuống quá thấp. Không dùng quá nhiều húng quế nếu bạn đang dùng thuốc điều trị huyết áp cao. Một số loại thuốc điều trị huyết áp cao bao gồm captopril (capoten), enalapril (vasotec), losartan (cozaar), valsartan (diovan) và nhiều loại khác...

Dầu húng quế và chiết xuất có thể làm chậm quá trình đông máu. Khi dùng cùng với các loại thuốc làm chậm đông máu (thuốc chống đông máu/thuốc chống tiểu cầu), có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu. Một số loại thuốc làm chậm quá trình đông máu bao gồm aspirin, clopidogrel (plavix), dalteparin (fragmin), enoxaparin (lovenox), heparin, warfarin (coumadin) và các loại khác.

- Liều lượng húng quế thích hợp phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác, sức khỏe của người dùng và một số tình trạng khác. Hãy nhớ rằng các sản phẩm tự nhiên không phải lúc nào cũng an toàn và liều lượng có thể rất quan trọng. Do đó, hãy chắc chắn làm theo các hướng dẫn có liên quan trên nhãn sản phẩm và tham khảo ý kiến bác sĩ y học cổ truyền trước khi sử dụng.

S.T
Gom vô thread này cho dễ tìm ... Shy


Cây lá gai

Tác giả: Thuốc D.T

[Image: 458988552_122166340076229624_86757048506...e=66E46BBB]

Cây lá gai còn được gọi là cây trữ ma hoặc tầm ma. Lá và rễ của cây không chỉ được sử dụng để làm bánh gai, mà còn được dùng để trị bệnh tiểu tiện đỏ, động thai, đau mỏi xương khớp và đại tiểu tiện ra máu. Ngoài ra, lá gai còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và được dân chúng sử dụng như một loại rau ăn.

Hình ảnh cây lá gai – Ngoài dùng làm bánh còn là vị thuốc chữa trị bệnh

Tên gọi khác: Tầm ma, Cây lá gai, Gai tuyến, Trữ ma.

Tên khoa học: Boehmeria nivea
Họ: Gai – Urticaceae

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm của cây lá gai

Cây gai là loài thực vật sống lâu năm, thân cao khoảng 1.5 – 2m. Lá mọc so le, kích thước tương đối lớn, lá rộng từ 4 – 8cm, dài 7 – 15cm, phiến hình tim và mép có răng cưa.

Cây gai
Phiến là có hình tim, mặt trên có màu lục sẫm và màu dưới có màu nhạt hơn do được phủ lông trắng.

Hoa mọc ở kẽ lá, quả bế mang đài tồn tại.

2. Bộ phận dùng
Rễ (trữ ma căn) và lá của cây gai được sử dụng để làm thuốc. Trong khi đó lá còn được sử dụng để làm bánh (bánh gai, bánh ít).

3. Phân bố
Cây gai là nguyên sản ở Ấn Độ, sau đó được di thực và trồng ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Malaysia, Nhật bản, Triều Tiên,…

4. Thu hái – sơ chế
Lá và rễ có thể thu hái quanh năm nhưng nếu dùng rễ, nên thu hái vào mùa thu – đông. Vì thời điểm này rễ phát triển mạnh và có phẩm chất tốt nhất. Sau khi đào rễ về, đem cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cát rồi để nguyên hoặc thái mỏng đem phơi/ sấy khô. Ngoài ra cũng có thể sử dụng dược liệu tươi.

5. Bảo quản
Nơi thoáng mát.

6. Thành phần hóa học
Trong 100g cây gai có chứa các thành phần hóa học với hàm lượng như sau: Chất béo 0.5g, protein 85.3g, vitamin K 0.8mg, carbohydrates 5.4g, biotin 498.6mcg, chất xơ 3.1g, chlorine 71mg, mangan 1.64mg, kẽm 0.3mg, selenium 76mcg, đồng 779mg, thiamine 0.2mg,…

Vị thuốc cây lá gai

1. Tính vị
Vị ngọt, tính hàn, không có độc.

2. Quy kinh
Quy vào kinh Tâm, Can và Bàng quang.

3. Tác dụng dược lý
– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Axit chlorogenic trong dược liệu có tác dụng ức chế vi trùng và diệt nấm. Vì vậy sử dụng lá gai để làm bánh có thể giúp bảo quản bánh được lâu ngày.

Thuốc có tác dụng kích thích bài tiết mật và thông tiểu.

Chlorogenic acid trong dược liệu có tác dụng chống oxy hóa cao gấp 10 lần so với vitamin E, từ đó ngăn chặn tình trạng cao huyết áp, xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim.

– Tác dụng của cây gai theo Đông Y:

Công dụng: Rễ có tác dụng chỉ huyết, lương huyết, giải độc, thanh nhiệt và an thai. Lá có tác dụng tán ứ, chỉ huyết và lương huyết.

Chủ trị: Rễ được sử dụng để điều trị nhiệt độc ung thũng, xuất huyết do huyết nhiệt, thai lậu hạ huyết và thai độc bất an. Lá được dùng để chữa nhũ ung sơ khởi, hậu môn sưng đau, nôn ra máu, khạc ra máu, xuất huyết do chấn thương, tiểu tiệu ra máu,…

Ngoài ra, một số nơi còn dùng hoa cây gai để chữa bệnh sởi. Dùng cành và thân để trị sang thương xuất huyết, tâm phiền, ứ nhiệt, giang môn thũng thống và tiểu tiện bất thông.

4. Cách dùng – liều lượng

Cây gai được sử dụng ở dạng sắc, thuốc viên và hoàn tán với liều dùng 12 – 20g. Ngoài ra có thể sử dụng ở dạng giã đắp hoặc đun lấy nước ngâm rửa.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây gai
cây gai

Lá và rễ cây gai được sử dụng để dưỡng huyết, an thai, cầm máu, trị tiểu tiện ra máu, đau mỏi xương,…

1. Bài thuốc giúp an thai

Chuẩn bị: Rễ cây gai phơi khô 30g.

Thực hiện: Đem sắc với 600ml nước còn lại 200ml, chia thành 3 lần uống trong ngày. Chỉ sử dụng bài thuốc này trong 2 – 3 ngày.

2. Bài thuốc giúp dưỡng huyết, an thai, tư âm và thanh nhiệt

Chuẩn bị: Gạo nếp 100 – 150g, sinh địa 30g và trữ ma căn 30g.

Thực hiện: Dùng sinh địa và trữ ma căn sắc lấy nước, sau đó bỏ bã và cho gạo nếp vào nấu thành cháo. Khi chín, nêm nếm thêm gia vị và chia thành nhiều lần ăn trong ngày.

3. Bài thuốc dưỡng huyết, an thai

Chuẩn bị: Gạo nếp 100g, hồng táo 10 quả và rễ cây gai tươi 50g.

Thực hiện: Dùng dược liệu sắc lấy nước, bỏ bã, sau đó thêm gạo và hồng táo vào nấu thành cháo. Khi cháo chín, nêm nếm gia vị và dùng ăn nhiều lần trong ngày.

4. Bài thuốc trị bệnh sa tử cung

Chuẩn bị: Rễ cây gai khô 30g.

Thực hiện: Đem sắc với 600ml nước, chia thành nhiều lần uống trong ngày. Áp dụng bài thuốc liên tục trong vòng 3 – 4 ngày.

5. Bài thuốc trị phụ nữ mang thai bị đau bụng hoặc ra huyết dọa sảy thai

Chuẩn bị: Lá ngải cứu 12g, tía tô 12g, rễ gai tươi 48g.

Thực hiện: Sắc uống lấy nước uống hằng ngày.

6. Bài thuốc trị chứng động thai và đau bụng ở sản phụ

Chuẩn bị: Cành tía tô 4g và rễ gai 4g.
Thực hiện: Đem các vị băm nhỏ rồi phơi khô. Sau đó sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml và uống hết trong ngày. Trường hợp có xuất huyết, gia thêm 10g lá huyết dụ.

7. Bài thuốc giúp cầm máu do vết thương hở

Chuẩn bị: Lá gai tươi.

Thực hiện: Rửa sạch và để ráo dược liệu. Trong thời gian này, nên vệ sinh vết thương và lau khô. Sau đó giã nát lá gai, đắp vào vết thương và cố định lại.

8. Bài thuốc giúp ngăn ngừa rụng tóc

Chuẩn bị: Rễ cây gai tươi hoặc khô, liều lượng tùy chỉnh.
Thực hiện: Sắc uống hằng ngày.

9. Bài thuốc trị chứng chân tay tê mỏi

Chuẩn bị: Rễ cây gai 15 – 20g.

Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

10. Bài thuốc trị mụn nhọt mưng mủ gây viêm và đau nhức

Chuẩn bị: Rễ vông vang và rễ gai các vị bằng lượng nhau.

Thực hiện: Rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị. Đắp trong vòng 1 – 2 ngày sẽ nhận thấy mụn bớt mủ và giảm sưng đau đáng kể.

11. Bài thuốc trị bệnh phong thấp gây đau nhức các khớp

Chuẩn bị: Trữ ma căn 50g, rượu 1 lít.

Thực hiện: Đem ngâm rượu trong vòng 7 ngày. Khi dùng, uống khoảng 10ml rượu, ngày dùng 2 lần.

12. Bài thuốc trị chứng tiểu ra nước trắng đục như nước vo gạo

Chuẩn bị: Thổ phục linh, rau dừa nước mỗi vị 20g, thương nhĩ tử, đinh lăng và cây trinh nữ mỗi vị 16g, rễ gai 30g.

Thực hiện: Đem nấu với 1 lít nước với lửa nhỏ cho đến khi còn 250ml. Chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.

13. Bài thuốc trị chứng đại tiểu tiện ra máu

Chuẩn bị: Lá gai 15 – 20g.

Thực hiện: Sắc lấy nước và dùng uống nhiều lần trong ngày.

14. Bài thuốc trị đái dắt do nhiệt

Chuẩn bị: Mã đề và rễ gai mỗi vị 30g, hành tươi 3 nhánh.

Thực hiện: Đem nguyên liệu rửa sạch rồi cho vào nồi sắc, dùng uống hết 1 lần/ ngày. Áp dụng bài thuốc từ 3 – 5 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm hoàn toàn.

15. Bài thuốc trị chứng tiểu tiện đỏ và nóng trong người do nhiệt ứ

Chuẩn bị: Cát căn 10g, rễ gai 20g, nhân trần 15g và lá cây cối xay 20g.

Thực hiện: Dùng sắc với 400ml nước đun sôi kỹ và dùng uống nhiều lần trong ngày. Áp dụng bài thuốc từ 5 – 7 ngày.
Kiêng kỵ – Lưu ý khi sử dụng cây gai
Không phải bệnh do thực nhiệt không nên sử dụng cây gai.

Cây gai có thể gây ngứa khi dùng tươi nhưng khi luộc chín hoặc nấu canh, thảo dược không còn ngứa và có thể dùng ăn như một loại rau.

Cây gai không có độc nhưng có tính hàn. Vì vậy tránh sử dụng bài thuốc này cho người có thể trạng hư hàn hoặc sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra để giảm thiểu rủi ro và tác dụng phụ khi điều trị, bạn nên thăm khám để được thầy thuốc hướng dẫn bài thuốc cụ thể.

Nguồn: thuốc DT.
[b]Một phương thuốc huyền diệu: hỗn hợp tỏi, dấm và mật ong[/b]

[b][Image: Immune-Boosting-Tonic-Recipe-Antiviral-a...y.jpg.webp][/b]


Các bác sĩ  hàng đẩu đã phát hiện là sự kết hợp tỏi(garlic), dấm(vinegar) và mật ong(honey) cho ta một liểu thuốc kỳ diệu có thể chữa được mọi bệnh tật từ  ung thư tới viêm khớp. Nhiểu nghiên cứu đáng chú ý tại các đại học nổi tiếng trên thế giới đã chứng tỏ là bài thuốc đơn giản và rẻ  tiền này là một phương thức siêu đẵng để chữa trị hẩu như mọi tai ách. Các chuyên gia đã kiểm chứng là bộ ba tỏi - dấm- mật ong có thể “quét sạch””các  bệnh thông thường lẫn cả các bệnh hiếm xẩy ra . Những bệnh đã được chữa thành công gồm có bệnh Alzheimer, viêm khớp, cao huyết áp, vài loại ung thư, cholesterol cao, cảm lạnh, cúm, đẩy hơi, chậm tiêu, nhức đầu, tim mạch, trĩ, vô sinh và bất lực, đau răng, mập phì, loét và nhiểu bệnh khác nữa,



Trong một nghiên cứu vể viêm khớp, bác sĩ Angus Peters thuộc Đại học Edinburg đã tìm thấy là uống đều đặn mỗi ngày dấm trộn với mật ong làm giảm tới 90 phẩn trăm các đau đớn.



Theo bác sĩ Raymond Fish thuộc Trung tâm nổi tiếng Obesity Research Center  ( London ) thì một liểu lượng tỏi và dầm uống mỗi ngày có tác dụng hủy diệt chất béo và giảm ký rất mạnh.



Tạp chí Y học The Lancet của Anh đã báo cáo là mức cholesterol giảm trung bình từ 231.4 xuống 224.4 sau khi các người tình nguyện ăn  50 gram tỏi và 4 ounce bơ Điều này chứng tỏ là tác dụng nguy hại của các thức ăn nhiểu chất béo có thể được hoá giải bẵng cách thêm tỏi vào chế độ ăn uống.
 
Một nghiên cứu trên 261 bệnh nhân thành niên thực hiện bởi  German Association of General Practitioners cho thấy là các nhân tố về mức cholesterol và triglyceride trong huyết thanh, có liên hệ với rũi ro bị bệnh tim, giảm một cách đáng kể nếu thêm tỏi đểu đặn vào thực chế.
 
Các  nghiên cứu tại Housing’s MD Anderson Cancer Institute Houston, Đại học Pennsylvalnia State University và GCLA  đã cũng cố các bằng chứng trước đây cho rẳng một số chất có trong tỏi  ức chể được các tác nhân gây ung thư vú, kết tràng, thực quản và da. Trung tâm Ung thư Quốc gia (NCI) đã  phát hiện trong một nghiên cứu trên 1,000 nguời là ăn nhiểu tỏi  làm giảm rũi ro ung thư dạ dày. Theo giáo sư Etik Block thuộc Đại học State University of New York, Albany thì tỏi phóng thích được ít nhất 100 hợp chất sản xuất ra sulfur, tất cả đểu có tiềm  năng y dược cao.
 
Không còn  có thể nghi ngờ  là liều thuốc kỳ diệu tỏi, dấm và mật ong có thể  kéo dài tuổi thọ cũa chúng ta nhờ khả năng bảo vê cơ thể chống lại nhiều tác nhân giết người 
 
Bác sĩ Hen Lee Tsao đã viết trên tạp chí Trung hoa Journal of Natural Medicine như sau“ “Các bệnh nhân khi uống hỗn hợp huyển diệu này trước bũa ăn sáng đểu thấy huyết áp và mức  cholesterol giảm đáng kể sau chưa đầy một tuân lễ “,

Nhà dinh dưỡng học người Ý  Emilio Steffani cho biết thêm” Sau nhiểu năm kiểm tra một các khoa học, các chuyên gia trên khằp thế giới đã xác nhận là hỗn hợp tỏi, dấm và mật ong là một liều thuốc huyển diệu của Thiên nhiên
 
Bác sĩ Jack Soltanoff, chuyên gia dinh dưỡng tại New York, đã  ca ngợi các lợi ích của dấm táo apple cider vinegar. Ông nói “ Cả ba nguyên liệu công hiệu trên đều sẵn có ở mọi nơi  và nếu dùng mỗi ngày chỉ tốn vài pennies  thế mà chẳng hiểu tại sao lại không được  sử dụng rộng rãi hơn” Ông đã ghi nhận nhiểu thành quả tốt đẹp trong số các bệnh nhân viêm khớp của ông.  Ông nói “ Tôi đã chứng kiến nhiểu bệnh nhân viêm khớp khi uống đã  cảm thấy dễ chịu ngay. Chỉ trong vài tuẩn lể phần lớn các bệnh nhân bị vìêm khờp hành hạ đã có thể hoạt động  bình thường “
 
Bác sĩ Tsao ca tụng hết mình sự hiệu nghiệm cũa mật ong.  Mât ong được miêu tả là một thực phẩm hoàn hảo , chứa ít nhất 31 ch ất dinh dưỡng, 13 khoáng chất, các thành phần cấu tạo của 9 vitamin, 6 acid và 4 enzym then chốt, Những bệnh nhân uống hàng ngày hỗn hợp dấm và mật ong trông tráng kiện hơn,  không bao giờ bi cảm lạnh và bị  bệnh nhiễm khuẫn, và nói chung họ khoẻ mạnh hơn những người khác. Như vậy việc liểu thuốc linh nghiêm này có thể kéo dài tuổi thọ bẳng cách bảo vệ chúng ta chống lại các tác nhận giểt người  là một vần để không còn phải bàn cãi.

Mật ong không những giúp cho liểu thuốc dễ uống hơn nhờ vị ngọt cũa nó mà còn giúo cơ thể có khả năng hấp thu các dược tính cũa những nguyên liệu trong thuốc. Tỏi là môt kho dư trữ vitamin và khoáng chất, nhưng điều làm các nhà khoa học hứng khởi nhất là trong tỏi có chất allicin, một enzyme (amino acid) có tácdụng kích thích hệ miễn dịch
 
Cách pha chế liểu thuốc tỏi, dấm và mật ong


Trong một bát trộn đều một cup dấm cider vinegar , một cup mật ong và  tám củ tỏi đã xắt nhỏ. Cho tấr cả vào trong máy xay rồi xay với vận tốc cao trong 60 giây . Đổ hỗn hơp v ào trong môt hũ , đậy kín và để trong tủ lạnh ít nhất 5 ngày.

Liểu lượng bình thuờng là 2 muỗng  nhỏ hỗn hợp trên đây trong môt cốc nước hay nuớc trái cây (nuớc nho hay cam là tốt nhất), uống trước bữa ăn sáng. Có thể uống thêm một ly nữa vào buổi chiểu tối.

 Saigon Echo sưu tẩm 



PHƯƠNG THUỐC KHAI THÔNG TÂM MẠCH:
1.      Nước Chanh             1 cup
2.      Nước Gừng               1 cup
3.      Nước Tỏi                    1 cup
4.      Dấm táo                    1 cup




Trộn chung bốn thứ vừa kể, đem đun sôi trên lửa nhỏ độ nửa giờ. Khi dung dịch trên đặc lại còn 3 cups, lấy xuống và để nguội.



Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai.
Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽn. (Khỏi phải đi rọi tim hay thông tim)
 
Ăn tỏi ngừa nhiều bệnh
11/12/2011 13:27


Các nghiên cứu cho thấy nhiều tinh chất trong tỏi có tác dụng tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, bảo tồn các chất kháng ôxy hóa giúp cơ thể giải cảm nhanh chóng.



Hàng ngàn năm nay, công dụng của tỏi không chỉ dừng lại ở chuyện bếp núc mà còn có tác động lớn trong việc phòng và chữa bệnh. Dưới đây là một số lợi ích mà tỏi đem lại cho sức khỏe:



- Giảm thiểu tần suất nguy cơ ung thư: Theo một nghiên cứu tại Úc, tỏi có tác động đáng kể trong việc giảm thiểu tần suất các nguy cơ mắc bệnh ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Nghiên cứu thực hiện trên người, động vật và trong ống nghiệm đều cho thấy tỏi làm suy yếu những hợp chất tạo ung thư cũng như kéo chậm tốc độ tăng trưởng của các tế bào ung thư, giảm kích thước của bướu tới 50%.



Những loại ung thư “khắc tinh” của tỏi là ung thư vú, thực quản, dạ dày, ruột, tiền liệt tuyến, bàng quang. Riêng ung thư vú thì tỏi thể hiện tác dụng rõ rệt trong việc ngăn chặn các tác nhân sinh ung thư tấn công các tế bào nhũ hoa. Những thành phần sáng giá trong tỏi giúp kháng ung thư bao gồm diallye disulphide và sallystein, chỉ lộ diện khi tỏi bị băm nhuyễn, giã nát. Ngoài ra, trong tỏi cũng có một hợp chất kháng ung bướu.



- Hạ cholesterol xấu: Tỏi làm hạ mức cholesterol xấu đồng thời làm tăng lượng cholesterol tốt để dọn sạch những mảng vữa bám vào thành mạch máu. Chỉ cần nhai 2 tép tỏi mỗi ngày sẽ hạ lượng cholesterol tới 9%. Ngoài ra, tuổi tác, thiếu dinh dưỡng, khói thuốc sẽ làm tổn hại các động mạch chủ, gây ra sự xơ cứng. Ăn tỏi thường xuyên sẽ làm chậm tiến trình lão hóa của các động mạch chủ (những mạch máu của tim giúp duy trì huyết áp và lưu lượng máu khi tim đập) cũng như giúp chúng hoạt bát, dẻo dai và linh động hơn.


Ăn sống hay nấu chín đều tốt
Trong trường hợp ăn sống hay nấu chín thì tỏi vẫn có tác dụng tốt cho sức khỏe. Mặc dù các hợp chất sulphur trong tỏi sẽ bị hủy khi nấu ở nhiệt độ cao nhưng lúc nấu nướng, một số hợp chất cũng sẽ chuyển sang cấu trúc hóa học khác có lợi cho sức khỏe. Để hưởng lợi tối đa từ tỏi, chúng ta cũng nên bỏ công một chút bằng cách đâm hoặc bằm nhuyễn tỏi khi chế biến thức ăn.



Kiểm soát huyết áp: Trong tỏi chứa một chất có tác dụng kiểm soát huyết áp bằng cách làm giảm độ nhớt của máu cũng như ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông. Do vậy, nhiều nghiên cứu cho thấy nơi nào tiêu thụ nhiều tỏi thì dân cư ở đấy hiếm gặp các bệnh về huyết áp và tim mạch. Y học cổ truyền Trung Hoa từ lâu đã dùng tỏi để trị đau thắt ngực hoặc rối loạn tuần hoàn máu.



- Kháng khuẩn, nấm và virus:  Giới khoa học đã phát hiện đặc tính kháng khuẩn của tỏi từ năm 1858, khi khám phá rằng tế bào vi khuẩn sẽ chết nếu được thấm tỏi. Trong suốt chiến tranh thế giới thứ II, các bác sĩ Anh cũng dùng tỏi như một chất kháng sinh để điều trị vết thương cho binh sĩ. Albert Schweitzer, nhà triết học kiêm bác sĩ người Đức, đã dùng tỏi để trị bệnh sốt phát ban và bệnh tả. Không những có tính kháng khuẩn, tỏi còn kháng nấm và virus khá hiệu quả.



- Tăng sự ham muốn tình dục: Tỏi là “cộng sự” đắc lực cho những người bị nhược dương. Thuyết nhà Phật không cho ăn tỏi vì một truyền thuyết nào đó thì nay đã được các nhà khoa học giải thích rằng ăn tỏi sẽ làm tăng sự ham muốn tình dục. Theo các nhà khoa học, muốn có sự cương cứng thì phải cần đến một loại men gọi là nitric oxide synthase, thường có nhiều trong tỏi.



- Giảm nguy cơ tiền sản giật: Các bác sĩ tại Anh khẳng định tỏi giúp giảm thiểu những nguy cơ trong thai kỳ như tiền sản giật (vốn có liên hệ với chứng cao huyết áp).

 
Theo dongcong.net

&


THỨC UỐNG CHỮA BỆNH NGHIÊM TRỌNG.


Sự kết hợp của các thành phần trong công thức giải quyết hen suyễn, viêm khớp, cao huyết áp, vô sinh, thiếu máu, bất lực và thậm chí là ung thư.

Công thức chỉ cần ba nguyên liệu rẻ tiền : tỏi, mật ong và giấm táo. Tác dụng chữa bệnh của nó được giải thích bằng việc tăng cường miễn dịch mạnh mẽ và giảm cholesterol xấu trong cơ thể.

Hai tuần sau khi uống hỗn hợp tỏi, mật ong và giấm táo này đã thấy cải thiện. Thức uống ko có tác dụng phụ, đặc biệt hiệu quả trong các mùa nhiễm trùng và cúm.

Nguyên liệu của công thức:

- Một ly giấm táo
- Ly mật ong thiên nhiên
- 10 củ tỏi

Tỏi được rửa sạch và tẩm giấm và mật ong, để trong tủ lạnh.

Hai muỗng canh được lấy mỗi ngày, có thể được pha loãng với nước hoặc trà. 15 phút sau mới được ăn.

Sau năm ngày, suy nhược, đau đầu biến mất, tiêu hóa và tổng hợp trong cơ thể cải thiện. Thức uống có thể hỗ trợ bệnh thiếu máu, mất ngủ, hội chứng hen suyễn và hơn thế nữa.

Chúc các bạn thêm nhiều sức khoẻ với công thức thần thánh này.
(2024-09-10, 10:11 AM)duke Wrote: [ -> ]Gom vô thread này cho dễ tìm ... Shy


Cây lá gai

Tác giả: Thuốc D.T

[Image: 458988552_122166340076229624_86757048506...e=66E46BBB]

Cây lá gai 

cám ơn bạn duke .
Thanks-sign-smiley-emoticon trong vườn nhà có cây lá gai
(2024-09-10, 02:38 PM)Thông Xanh Wrote: [ -> ]cám ơn bạn duke .
Thanks-sign-smiley-emoticon trong vườn nhà có cây lá gai

Không có chi, bạn TX.

Cheer