VietBest

Full Version: Một chuyến về thăm quê.
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Pages: 1 2
Đã lâu lắm rồi không vào lại nơi này... Vậy mà duyên nợ dường như chưa dứt hẳn được vậy.

Chuyện bắt đầu khi trong một lần cao hứng sau khi đi cà phê với hai cô em bạn rồi về viết trong thread của "hắn" báo rằng mình sẽ về Đà Nẵng lo việc cho gia gia đình một thời gian. Thế rồi có người bạn trong này nhắn riêng, về đó nếu thuân tiện và có chương trình gì hay hay cho bạn ấy tham gia một vài tiết mục, bởi dù sao, nơi ấy cũng là quê Nội của bạn và các cháu. Thú thật thì dạo này tôi chỉ thích làm mọi việc một mình, sức mình làm được tới đâu hay dến đó, ít thích bị ràng buộc hay gò bó trong một khuôn khổ nào. Thế nhưng khi biết tin rằng cháu nó muốn đóng góp chút ít để giúp cho những mãnh đời cơ cực ở đây, tôi chợt đổi ý. Đổi ý vì cháu, một cô gái trẻ tuổi, sinh ra và lớn lên ở một nơi khác, không phải ở Việt Nam. Giữa một thời buổi xa lạ nhiều thay đổi như hiện nay, khi mà hai cái chữ Quê Hương xưa dần xa lạ với rất nhiều người Việt, trong khi nhiều người Việt vẫn đang hăng say cãi nhau đến sùi bọt mép về chuyện chiến sự ở đâu đâu đó, ganh nhau từng câu chữ một, không ai chịu thua ai thì chuyện một cô gái trẻ cậy nhờ mình giúp cho cháu một việc cho quê hương của cháu, một quê hương mà chắc cháu chỉ biết qua lời kể của Cha, của Mẹ chứ cháu chưa một lần đặt chân về... Trân trọng cho cái tình ấy, tôi nhận lời làm giùm.

Và khi chuẩn bị bắt tay vào thực hiện thì tôi luôn có hai nguyên tắc bất di bất dịch muốn thực hiện, đó là phải tìm cho được một nơi xứng đáng để trao tặng và khi thực hiện xong, tất cả mọi việc phải rõ ràng, công khai, bởi không thích cái suy nghĩ cứ làm, chỉ chúng ta biết với nhau là đủ. Thế nên cứ xem đây như một bài tường thuật bình thường, một câu chuyện trong vô vàn những câu chuyện vẫn diễn ra hàng ngày, thế thôi. Ai thích thì xem cho vui, ai không thích cứ next, đơn giản. Làm hài lòng tất cả mọi người, nhất là người Việt trong thời buổi này xem ra là một chuyện không tưởng vậy.

Tôi sinh ra ở Sài Gòn, Quảng Nam Đà Nẵng là nơi Ông Bà Cha Mẹ tôi sinh sống thuở xa xưa. Cả một thời tuổi trẻ chỉ biết quanh đi quẩn lại ở Sài Gòn. Hai mươi năm về trước trong một lần theo anh về thăm quê tôi mới cảm nhận được câu chữ  Quê Cha  Đất Tổ, được nhìn thấy mồ mã của ông Cố, bà Cố, ông Nội, bà Nội củng dòng họ thân tộc của mình. Tất cả đều chôn chung trong khoảnh đất nhỏ gọn, quây quần cùng nhau. Rồi sau này khi về đó để tự tay mình xây lên một ngôi nhà thờ cho gia tộc của mình, sự gắn bó với cái địa danh ấy hình thành ngày càng lớn trong suy nghĩ của mình. Ba tôi là trưởng tộc, anh tôi là con trai trưởng, nay đã ở xa nên cậu Út như tôi nghiễm nhiên là đại diện cho tộc nên tự thấy mình có trách nhiệm hơn, hằng năm vào đầu tháng chạp vẫn hay bay về giỗ kỵ. Thêm nữa mỗi khi có việc gì trong tộc cũng hay về. Bởi vậy khi bảo là về lo việc gia đình, nhiều người cứ hay hỏi bộ về lo chuyện lập gia đình hả, tôi chỉ cười mà chẳng biết trả lời sao cho đúng.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

[Image: IMG-20220402-060208.jpg]
Từ Đà Nẵng (ở đây đọc là Đà-nẽng) chạy vào quê tôi phải chừng hơn 40 cây số. Nơi mà tôi đến tìm hiểu là một trung tâm dưỡng lão ở một huyện thuộc miền núi, cách quê tôi hơn 20 cây nữa. Nó là Trung tâm Dưỡng lão huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Cơ sở này do cô Nguyễn Thị Lời. một tu sĩ  Phật giáo, tu tại gia lập ra bằng công sức à tiền của của mình, không dính líu gì dến chính quyền sở tại. Đó là một khu đất khá rộng rãi, gồm nhiều nhà trệt liền kề, theo hình chữ U khép kín. Ở đây đang nuôi dưỡng 56 cụ già, 8 nam, 48 nữ, đa số đều không còn con cái thân thuộc hoặc nếu có cũng rất ít khi đến thăm. Trong đó người cao tuổi nhất là 105 tuổi, còn lại đa số phải từ hơn 70 trở lên. Chung quanh khu nhà, ngoài sân là những hàng cây tươi mát:

[Image: IMG-0127-resize.jpg]

[Image: IMG-0126-resize.jpg]

Những gian nhà trệt, chia ra từng phòng nhỏ. Mỗi phòng có từ 2 đến 4 cụ.

[Image: IMG-0121-resize.jpg]

Nơi tiếp khách. Cùng là nơi để 6 nhân viên thay nhau làm việc và có camera ngó chừng các cụ:

[Image: IMG-0090-resize.jpg]

Một phòng dùng làm nơi cho các cụ tập thể dục, cũng là nơi để các cụ ca hát:

[Image: IMG-0091-resize.jpg]

Cụ bà Trần Thị Mau, người lớn tuổi nhất, 105. Cụ đã lẫn lại thêm tai bị điếc đặc nhưng vẫn còn khá khỏe mạnh. Khi hỏi chuyện, cụ chỉ hỉ với ừ à không trả lời rõ ràng được. Nhưng biết nắm tay tôi, kéo tôi lại để hôn lên trán, lên má ra chiều rất mùng rỡ.

[Image: Tranthi-Mau-105-resize.jpg]

Thêm vài hình ảnh về các cụ già ở đây.  Như đã nói thì đa số là các cụ bà nên mọi người ở đay đều hay chọc, các cụ bà miền quê tuy làm lụng cực nhọc nhưng ít "quậy" hơn mấy cụ ông nên sống thọ hơn, các cụ ông hay ra ngoài linh tinh quá nên không thọ bằng, chả biết đúng hay sai nữa... Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c ...

[Image: IMG-0098-resize.jpg]

[Image: IMG-0115-resize.jpg]
Ngoài khoảnh đất riêng được xây nhà dùng dê nuôi các cụ, Trung tâm còn một khoảnh đất cách đây chừng 2 cây số, gần rừng, dùng làm nơi chôn cất các cụ không còn thân nhân đến nhận. Người miền Trung thường không có tục hỏa táng, thủy táng... mà chỉ có tục địa táng, tức là chôn dưới đất, xây thành mộ. Thế nên nếu có cụ nào ra đi mà không có thân nhân thì sẽ mang ra đó chôn, sau đó ghi tên lên một tấm bia khắc nho nhỏ gắn lên tường của một căn phòng dùng làm nơi thờ tự.

[Image: IMG-0125-resize.jpg]

[Image: IMG-0123-resize.jpg]

[Image: IMG-0124-resize.jpg]

Có người khi xem hình hỏi tôi tại sao lại chia ra thành hai màu đen và trắng, thú thiệt tui ú ớ, bởi không biết tại sao như thế.  

Khi tôi đến tìm hiểu cũng là vào dịp các cụ đang dùng bữa trưa. Hôm nay có một nhóm thiện nguyện đến nấu tặng các cụ một bữa cà-ry ăn với bánh mì. 56 cụ, ngoài hơn 10 cụ già yếu nằm một chỗ được cho ăn trước, thường là do các cụ còn khỏe mạnh đút cho ăn, khi họ ăn xong và nghỉ ngơi thì các cụ còn khỏe mạnh mới tự họp lại trong một căn phòng ăn gồm 4 bàn ăn, khá rộng rãi, thoáng mát.

Vài hình ảnh tiêu biểu:

Cụ bà này bị mù cả hai mắt:

[Image: IMG-0097-resize.jpg]

[Image: IMG-0102-resize.jpg]

[Image: IMG-0119-resize.jpg]

[Image: IMG-0116-resize.jpg]

[Image: IMG-0109-resize.jpg]

"Baby", tên gọi yêu, của cô nhân viên nhà bếp:

[Image: IMG-0129-resize.jpg]


[Image: IMG-0133-resize.jpg]
Cái anh đeo khẩu trang đứng bên cạnh bàn ăn là người tài trợ cho bữa ăn hôm nay. Anh ấy là thầu xây dựng ở trong một huyện gần .

[Image: IMG-0131-resize.jpg]

[Image: IMG-0132-resize.jpg]

[Image: IMG-0134-resize.jpg]

Vậy là tôi quyết định sẽ đến thăm cơ sở nuôi dưỡng người già này vào một dịp khác. Chắc chắn ngoài việc nấu và mời các cụ ăn một bữa với một món ăn lạ miệng thì còn có những món quà riêng cho trung tâm và cho các cụ.

Chia tay các cụ ra về, trong tôi vẫn nhớ mãi những nụ cười vui của các cụ. Không còn con cái đến thăm thì những người xa lạ khác với các cụ không khác chi người nhà. Một điều đặc biệt ở đây là khi trò chuyện với các cụ tôi không nghe không thấy một tiếng khóc than, tiếng kể lể hoàn cảnh này nọ. Dường ai cũng hiểu và tự chấp nhận rằng có khóc lóc than thở cũng chẳng thay đổi được số phận của họ, những người gần bước về cõi hư vô, còn cười còn vui được lúc nào hay lúc ấy, bởi niềm vui của sự nương tựa, đùm bọc nhau lúc cuối đời là điều nên có trong lúc này, một sự lạc quan đáng trân trọng vậy.
Mọi việc thực hiện tôi đều giao chp vợ chồng nhỏ cháu trong tộc, kêu tôi bằng bác thực hiện. Chức lớn nó cũng có cái sung sướng của nó chứ không phải chơi...hì hì. Thật ra thì ba của hắn tuy lớn tuổi hơn tôi nhưng thuộc vai em, kêu tôi bằng anh nên hắn phải kêu tui bằng bác. Ba hắn ngày trước cũng từng là tay lẫy lừng trong quê, đã từng qua Mỹ thăm anh ruột, thực chất là đi cắt cỏ chung với mấy anh Mễ, visa 6 tháng thì ở lại làm 5 tháng rưỡi rồi quay về chờ đi chuyến sau. Lúc trước còn ở trong quê coi nhà thờ tộc giùm gia đình tui, mỗi khi về đó nghe hắn kể chuyện cắt cỏ lậu bên Mỹ, mắc tè cũng phải ráng nhìn, cười muốn xỉu. Giờ thì hắn vào tu trong chùa Đại Tòng Lâm ở Vũng Tàu, nghe nói theo cái đạo gì gì đó, gọi là Pháp môn Tịnh độ, cơm ngày ba bữa, tắm rửa hai ba lần, đến giờ tập hợp lại ba bận, chỉ chăm chú niệm bốn chữ A Di Đà Phật cả trăm lần, chưa kể còn được phát cho cái máy tụng, cũng chỉ bốn chữ đó thôi. Khi chết chùa sẽ làm hết, mang đi thiêu cho tro cốt vào cái hũ, gia đình muốn nhận thì cho mang về, hông nhận thì chùa cất giùm, Sướng lắm anh ơi, hắn bảo thế...  hì.


Trước  khi về Đà nẽng nghỉ ngơi, tôi và con gái hắn vào một cái chợ trong quê gần nhà, đặt đủ hàng chuẩn bị mang tặng. 150 ký gạo ngon, 3 thùng mì gói, 3 thùng cháo gói, 3 thùng phở gói, 2 thùng sữa đậu nành, 2 thùng sữa Vinamilk đóng vào những hộp giấy vuông vuông nho nhỏ. Cái này là để dành cho các cụ ăn sáng, ai ăn được gì thì phát nấy. Ngoài ra còn có ba thùng tả dùng một lần, ở đây người ta gọi là bỉm baby, dành riêng cho các cụ nằm một chỗ cho tiện việc vệ sinh. Còn thêm một số gia vị nấu  nướng gồm dầu ăn, nước tương, nước mắm, đường, bột nêm bột ngọt. Chuyến này buổi trưa sẽ đãi các cụ ăn một bữa bún giò heo, chắc giò heo hầm xong cắt ra cho mấy cụ còn khỏe ăn, phải mua thêm 5 ký thịt bò tán nhuyễn dành cho mấy cụ yếu yếu hoặc hăng-rết. Đặt tiền hàng xong rồi mới quay về. Sau này nhỏ cháu cho biết những thứ ấy hắn gởi xe đò chở lên giùm, giao trước cho cơ sở, tiện thật. 

Thực phẩm để náu bún bò:

[Image: IMG-0140.jpg]

Thực phẩm tặng cho trung tâm:

[Image: IMG-0142.jpg]

[Image: IMG-0143.jpg]

Phần tôi thì khi về Đà nẽng đã chuẩn bị 60 cái phong bao lì xì màu đỏ, trong đó có một tờ ấy tiền 50 ngàn, hơn $2 một chút, dùng để mừng tuổi các cụ. Gọi thế cũng đúng thôi, vì ai mà sống được đến cái tuổi này thì mình mừng là chuyện bình thường. 

Việc mang bao đi lì xì cho các cụ thì tôi giao cho vợ chồng nhỏ cháu, mình chỉ đi theo chụp hình thôi:

[Image: IMG-0154.jpg]

[Image: IMG-0156.jpg]

[Image: IMG_0158.jpg]

[Image: IMG_0166.jpg]

[Image: IMG_0165.jpg]

[Image: IMG_0169.jpg]

[Image: IMG_0173.jpg]
Sau khi hoàn thành mọi việc, chúng tôi xuống bếp lo việc nấu bún bò. Do chỉ có một cô nhân viên nấu ăn nên có một số cụ còn khỏe mạnh vẫn hàng ngày xuống bếp phụ lặt rau, rửa chén. Thường thì các cụ khỏe mạnh vẫn thích làm những việc ấy, có thể một phần phụ việc cho cơ sở, một phần khác họ đã quen tay rồi, cả đời lo cho chồng cho con, giờ già yếu thì những công việc ấy nó tan vào máu, không làm chắc cũng buồn chán.

[Image: IMG_0180.jpg]

[Image: IMG-0146.jpg]

[Image: IMG_0179.jpg]

Nồi nước lèo và những tô bún:

[Image: IMG_0192.jpg]

[Image: IMG_0191.jpg]

[Image: IMG_0190.jpg]

Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
Thôi thì ngưng ba cái vụ up hình, đang hứng nên kể khúc khác.  Grinning-face-with-smiling-eyes4 

Có một cái clip vui vui này bỏ lên trước. Số là có một bà cụ, tuổi thật là 92, nhưng khi hỏi thì không biết cụ vô tình hay cố ý khai chỉ có 88. Nếu đúng là cố ý thì cụ bà cũng biết khai bớt tuổi của mình lại để cho trẻ ra, hoặc theo như lời bà cụ ngồi ăn chung thì tính cụ hài hước, còn gọi là hề hề theo kiểu của người Trung. Cụ còn tự ăn uống được, khúc giò heo được cắt ra thành từng miếng nhỏ, răng không còn chỉ còn hai cái nướu vậy mà cũng ráng ăn, theo lời mọi người kể lại, cụ vũng thường nuốt luon xương. Thương nhất là câu nói, Cũng tùy cái mà ăn, cái nào nhắm ăn được thì ráng ăn, nhắm không được thì nhường lại cho nguòi còn khỏe ăn, ăn uổng...






Người bạn coi xong, bảo, lần đầu mới nghe được câu tốm tốm (88). Người Quảng đọc là tốm tốm, người Bình Định đọc là tém tém thì phải.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
Cũng như mọi lần, các cụ không tự mình ăn uống được thì được các cụ còn khỏe đút cho ăn trước. Chẳng hiểu sao mỗi lần nhìn cái hình ảnh này lòng tôi lại luôn xúc động. Đã từng thấy người vợ già đút cho người chồng già ăn hoặc ngược lại, tuy ít nhưg vẫn thấy người chồng già đút cho người vợ ăn, nhưng giữa hai người không thân thuộc đút cho nhau ăn bỗng thấy có gì đó nghèn nghẹn. Hoàn cảnh đẩy đưa họ vào đây, xa nhà, không vợ chồng con cái, chỉ biết tự nương tựa vào nhau để rồi sẽ có lúc nhìn người kia ra đi bỗng lại nghĩ đến mình...

[Image: IMG_0194.jpg]

[Image: IMG_0202.jpg]

Bữa ăn trưa của các cụ khỏe mạnh trong nhà ăn.

[Image: IMG_0206.jpg]

[Image: IMG_0207.jpg]

[Image: IMG_0208.jpg]

[Image: IMG_0211.jpg]

[Image: IMG_0212.jpg]
Trước khi chấm dứt câu chuyện, xin kể ra thêm một trường hợp của anh Nguyễn Quang Thắng, một Thương phế binh ngày trước. Anh sinh năm 1950, 1968 vào lính, Biệt động quân, đại đội 3 Tiểu Đoàn 21. 18 tuổi vào lính, 20 tuổi đã cụt cả hai chân vì mìn. Anh kể là khi ấy biết anh đã có Tú tài bán phần, ông thầy dặn sau đợt này sẽ cho anh đi học ở Đồng Đế, Nha Trang, thế mà chưa kịp học đã trở thành Thương phế binh khi tròn 20 tuổi. Không vợ, không con, anh sống như vậy đến tận bây giờ.

XIn gởi lên đây như một sự giới thiệu, rất mong ai đó chung tay giúp đỡ. Bởi tôi biết ở đây vẫn còn nhiều bạn quan tâm đến vấn đề này. Xin cảm ơn.

[Image: IMG_0184.jpg]






Khi được hỏi số quân, anh trả lời vanh vách, 70208701, tôi cười, Sao nhớ dai vậy, anh bảo, Cái số ấy theo mình đến khi chết, làm sao mà quên được. 

Xin cảm ơn đã theo dõi.

Tulip4
Hello Mr. Đạn,

How have you been? Đạn dạo này khoẻ không? :)

Cho mình ké một phần nhỏ là $50 cho anh thuơng binh Thắng. Đạn PM cho anatta địa chỉ email (hay số phone) để mình gởi qua đường dây Zelle. Địa chỉ Đạn cho  lần trước thì anatta đã quên rồi. Dạo này tuổi đời ngày một chống chất nên khá lẩm cẩm quên trước quên sau. :)

Thank you.
(2022-04-11, 07:07 PM)anattā Wrote: [ -> ]Hello Mr. Đạn,

How have you been? Đạn dạo này khoẻ không? :)

Cho mình ké một phần nhỏ là $50 cho anh thuơng binh Thắng. Đạn PM cho anatta địa chỉ email (hay số phone) để mình gởi qua đường dây Zelle. Địa chỉ Đạn cho  lần trước thì anatta đã quên rồi. Dạo này tuổi đời ngày một chống chất nên khá lẩm cẩm quên trước quên sau. :)

Thank you.

Cảm ơn anh đã hỏi thăm.  Tulip4

Dạo này Đạn tui vẫn khỏe như voi, cơm ngày ba bữa tắm rửa hai ba lần anh ơi.  Lâu lâu cũng vào đây đọc dạo, nhưng thấy khói lửa chiến tranh mịt mù, đi đâu cũng thấy mìn chông tá lả nhưng vì chết nhát nên không dám hó hé nửa lời, dựa cột với úp mặt dzô dzách lén nhìn thôi... Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Phải công nhận người Việt mình dạo này "hiếu chiến" thiệt, chuyện gì cũng cãi nhau, chửi nhau tới bến, chẳng ai chịu nhường ai. Tui sợ nhất là cãi nhau về chính chị chính em, món ruột của mình thích là chuyện nhân tình thế thái, đối nhân xử thế, đặc biệt thích chuyện tình yêu vớ va vớ vẫn, trăng yêu mây rồi mây yêu gió coi vậy mà hay, nhất là chiện thất tình thì mình có một bụng luôn.  Shy

Riêng việc của anh Thắng thì xin phép được nhận lời, với ai xa lạ thì còn lăn tăn suy nghĩ chứ với anh thì quyết phải làm và làm cho đến nơi đến chốn. Đời tui luôn tự hào rằng mình có nhiều bạn bè tốt, trong đó có anh và vài bạn khác nữa ở đây,  giúp đỡ, âm thầm cũng như công khai. Anh cứ việc zelle về địa chỉ Hoinhanaiquehuong1@gmail.com nha. Địa chỉ đó cũng là một người bạn, khai ra chắc anh không lạ gì, nghe đâu cũng có lần song ca chung với anh thì phải.  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Chỉ cần một lời nhắn gửi của anh tui sẽ thực hiện liền, dĩ nhiên sẽ có hinh ảnh đính kèm. Chúc anh luôn khỏe và vui để đốt đèn đi tìm chân lý riêng cho mình nha.  Smiling-face-with-halo4

Thân ái.
Mr. Đạn,

Tôi vừa mới gởi rồi đó.

Thật ra không cần hình ảnh để minh bạch gì đâu. Đạn không cần phải lo. Và cũng cám ơn Đạn đã thực hiện những nghĩa cử này.

Nói chứ cuộc chiến giữa Nga và Ukraine gây tác động ảnh hưởng to lớn quá, gần như khắp toàn cầu nên bà con mình có chút phản ứng.

Hôm qua kia gì thấy Thầy nho nói là khi nào về thăm Việt Nam thì sẽ nhờ Đạn dìu dắt qua từng con phố, hàng cây, thăm các quán ăn với những món ăn đặc biệt quê hương gì đó.

Tôi ngồi suy nghĩ một chốc và phán đoán thì biết ai là thủ quỹ của Đạn rồi, tỉ lệ đúng là 90%.  Winking-thumbs-up-smiley-emoticon

Tình yêu vớ va vớ vẩn cũng vui mà.  Biggrin
Báo cáo anh, đã nhận được rồi ạ. Thay mặt anh Thắng, cảm ơn anh rất nhiều.   Tulip4

Nhiều khi gọi bạn ấy là thủ quỹ, nhất là thủ quỹ của tui nữa, thì cũng tội nghịp cho tụi tui. Bạn bè thân nhau qua câu chữ, qua mạng, qua những giao tình, qua những hành động, hợp nhau thì giúp nhau một tay cho tiện công việc vậy thôi chứ gọi là thủ ma thủ quỹ nghe nó có vẽ nghiêm trọng quá. Giờ thì có biết ai là ai cũng xin đừng la lớn nghen ...  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Thầy Nho quen biết nhiều, nếu có về VN chắc chắn sẽ có nhiều ngừ cầm tay cầm chưn dìu qua từng con phố, đút cho ăn nhiều món ăn quê hương lạ miệng, cỡ tui thì nhằm nhò gì, dìu ổng đi coi chừng thiên hạ nói tụi tui bê-đê với nhau thì nguy to.  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Phản ứng với những việc xảy ra quanh mình, có ảnh hưởng đến cuộc sống của mình, anh hưởng đến chuyện cơm áo gạo tiền chẳng hạn suy cho cùng cũng là chuyện chính đáng, nên làm. Nhưng nếu vì những chuyện ấy mà làm mất hòa khí hoặc đâm ra hận thù nhau phỏng có nên chăng?. Tôn trọng sự khác biệt, sống với những khác biệt ấy theo tui là chuyện rất khó làm là vậy. Mà thôi, cho qua đi hén. Smiling-face-with-halo4

Dạo này cũng hơi bận, để hôm nào quỡn quỡn vào trò chuyện cùng anh và các bạn về đề tài Tình yêu vớ vẫn chơi cho vui nhà vui cửa. Gì chứ mấy cái chuyện vớ vẫn ấy thì tui chứa một bụng luôn. 

Becuoi
Cuối cùng thì mọi việc anh Anatta nhờ làm đã xong.  Smiling-face-with-halo4

Bởi ngoài số điện thoại mà anh Thắng có thì anh ấy cũng có luôn số tài khoản tại một ngân hàng nên việc chuyển giùm số tiền của anh Anatta đến anh, kèm thêm $50 của cô Hồng, một người bạn khác tặng thêm, vị chi là $100, quy ra cho chẵn thành hai triệu bốn trăm ngàn đã được gởi thẳng đến anh Nguyễn Quang Thắng, Trung Tâm Dưỡng Lão huyện Hiệp Đức tình Quảng Nam. Xin thay mặt anh Thắng gởi lời cảm tạ đến hai bạn.   Tulip4

Lời cảm ơn của anh Thắng: (Bấm vào hình để nghe).

[Image: IMG-20220412-175351.jpg]

Nhân đây cũng xin cảm ơn đến cháu, con của người bạn, đã đồng hành cùng chú Đạn trong công việc vừa qua. Chắc chắn rằng giữa chú cháu mình tuy chưa hề biết mặt nhau, thâm chí cũng chưa lần nào nghe được giọng nói của nhau nhưng chú vẫn cảm nhận một điều rất rõ ràng rằng tấm lòng của cháu với những mãnh đời bất hạnh ở VN. Dẫu không sinh ra ở nơi này, dẫu tiếng Việt nói có chưa rõ lắm, dẫu nơi này chỉ được nghe nói là quê Nội cũ của mình nhưng suy nghĩ cũng như việc làm của cháu chắc chắn hơn hẵn nhiều người khác. Đó chính là động lực để chú cố gắng thực hiện mong ước của cháu.

Chúc các bạn luôn vui, khỏe và hạnh phúc. 

Thân ái.
(2022-04-12, 07:33 AM)Dan. Wrote: [ -> ]Cuối cùng thì mọi việc anh Anatta nhờ làm đã xong.  Smiling-face-with-halo4

Bởi ngoài số điện thoại mà anh Thắng có thì anh ấy cũng có luôn số tài khoản tại một ngân hàng nên việc chuyển giùm số tiền của anh Anatta đến anh, kèm thêm $50 của cô Hồng, một người bạn khác tặng thêm, vị chi là $100, quy ra cho chẵn thành hai triệu bốn trăm ngàn đã được gởi thẳng đến anh Nguyễn Quang Thắng, Trung Tâm Dưỡng Lão huyện Hiệp Đức tình Quảng Nam. Xin thay mặt anh Thắng gởi lời cảm tạ đến hai bạn.   Tulip4

Lời cảm ơn của anh Thắng: (Bấm vào hình để nghe).

[Image: IMG-20220412-175351.jpg]

Nhân đây cũng xin cảm ơn đến cháu, con của người bạn, đã đồng hành cùng chú Đạn trong công việc vừa qua. Chắc chắn rằng giữa chú cháu mình tuy chưa hề biết mặt nhau, thâm chí cũng chưa lần nào nghe được giọng nói của nhau nhưng chú vẫn cảm nhận một điều rất rõ ràng rằng tấm lòng của cháu với những mãnh đời bất hạnh ở VN. Dẫu không sinh ra ở nơi này, dẫu tiếng Việt nói có chưa rõ lắm, dẫu nơi này chỉ được nghe nói là quê Nội cũ của mình nhưng suy nghĩ cũng như việc làm của cháu chắc chắn hơn hẵn nhiều người khác. Đó chính là động lực để chú cố gắng thực hiện mong ước của cháu.

Chúc các bạn luôn vui, khỏe và hạnh phúc. 

Thân ái.

Cám ơn Đạn. Winking-thumbs-up-smiley-emoticon

Thanks-sign-smiley-emoticon
Pages: 1 2