2022-03-28, 11:13 AM
những mẩu chuyện đời
Câu chuyện khó hiểu
London
Tôi được cấp căn nhà ở ngoại ô London, nhưng không may mắn, chỉ ở được vài tháng thì ba tin ập đến, không biết rằng đó là tin tốt hay xấu nhưng bị gửi giấy nợ tiền nhà chưa trả; đồng thời cùng lúc ấy, thêm một lá thư gửi từ housing benefits ( phúc lợi trợ cấp tiền nhà) rằng tôi được miễn phí tiền nhà. Tin cuối cùng, một cô nhân viên bên Universal Credit đã cố ý làm khó, báo cáo sai khiên tôi bị mất một khoản tiền suốt mất tháng liền. Tôi bị vô gia cư.
Dù nhận được nhà miễn phí nhưng tất cả các service mà người dân London ( dịch vụ) như điện, nước, ga...và tất cả các chi phí đều phải chi trả mỗi tháng : tiền xe bus, tiền thức ăn, tiền áo quần, tiền chi phí cá nhân...Tất cả đều đòi hỏi tiền. Không có tiền, không làm được gì cả khi sống ở London, thành phố mà đủ mọi dạng người đều có.
Người ta nói gì về London : cổ kính, lâu đời nhưng vô cùng nhộn nhịp và sôi động. Tất cả đều ảnh hưởng từ nét văn hóa Hoàng Gia Anh cùng với sự tiếp cận hơn 300 ngôn ngữ đến từ các nước trên thế giới đã tạo nên nét văn hóa vô cùng đa dạng ở London.
Để sinh tồn ở một thành phố như thế, Tôi phải bắt đầu lại từ đầu, từ ngôn ngữ, công việc, học tập và tất cả mọi thứ. Một sự khởi đầu rất gian nan, vô cùng khiến người ta dễ nản lòng khi ở độ tuổi từ 35 đến 45. Nhìn những lớp trẻ còn tràn đầy sức sống và nhiệt huyết lướt qua trước mắt tôi, bỗng chợt thấy bản thân như một chú sên từng bước từng bước trên chiếc lá không biết đến khi nào chạm được ngọn cây. Thế mà, thêm vài cú kick chết người của những cô nhân viên làm những công việc giúp đỡ và hỗ trợ người dân đập vào người, đến nay sống sót vẫn còn may mắn lắm. Chúa đã hiển linh.
Sau khi bị gửi giấy lấy lại nhà, thêm bị cắt tiền hỗ trợ, không biết nay mai sống hay chết thế nào, đó là một mối lo ngại rất là lớn. Tôi tìm đến nhà một người bạn quen khi tôi đi phụ ở các nhà bếp Việt Nam của London. Cũng là một người Việt nên anh ấy giúp đỡ, chia cho tôi một phòng ơr tạm trong thời gian tìm nhà. Thật ra, căn nhà này anh ấy cũng chỉ thuê lại từ một người quen được hội nhà cấp cho ( nhà của council). Tôi ở tạm vài tuần thì trở về Việt Nam. Trong thời gian ấy, tôi lại tìm hiểu thêm về cuộc sống của người Việt sống tại London như thế nào từ những câu chuyện anh ấy kể. Tôi chưa từng thích sống với khu người Việt, thật sự như thế. Vì tôi nhận ra họ vẫn khác tôi rất nhiều về tư tưởng, cũng như cách tiếp thu những phong tục tập quán và những nền văn hóa khác nhau thậm chí đến cả tôn giáo. Bạn sẽ là ai giữa một London như thế ? Rất khó để nói bạn sẽ là ai.
Và câu chuyện từ đó bắt đầu, phim ảnh lên ngôi, thời trang lên ngôi và trung tâm điều trị tâm lý lên ngôi. Sau hội chứng ghiền sao và mê phim cuồng nhiệt, dường như mọi người bắt đầu bấn loạn giữa ảo giác cũng như thực tế. Nhiều sự hiểu lầm xảy ra trong các mối quan hệ yêu đương, bạn bè cũng như xã hội. Điều khiến chúng ta e ngại nhất chính là sự đổ vỡ và mất mát không đáng có xảy ra. Nhiều người đã mang hội chứng stress, dẫn đến tự kỷ hay tự sát. Tôi nghĩ điều này các bạn có muốn xảy ra hay không ? Tôi mặc dù thichs xem những cuốn phim hài chọc cười đến ngây cả người, nhưng lại vô cùng tế nhị khi giao tíếp với người khác. Tôi không thích họ tổn thương dù một cách vô tình hay cố ý, vì tôi thật sự không muốn nó xảy ra. Bạn chẳng việc gì phải tổn thương người khác khi chẳng ai trả lương cho bạn, chẳng ai sẽ mang đến cho bạn một giải thưởng lớn hay vinh danh bạn vì đã làm điều đó. Tôi nói thật sự như vậy khi vô tình phát hiện ra vài câu chuyện khó hiểu từ những biểu hiện của những người xung quanh tôi. Họ rsất kỳ lạ đến khó hiểu, từ biểu hiện đến lời nói.
Xem video cũng như đọc một cuốn sách, các bạn phải biết bản thân mình điều gì nên đọc, nên xem và nên tiếp thu. Nếu nó đem đến lợi ích chung của nhiều người, đó chính là một lựa chọn rất tốt. Nhưng nếu các bạn làm lệch lạc đi những thứ mà những diễn viên, nghệ sĩ đã biểu diễn, thì đó lại là một sự hạ giá rẻ tiền của điện ảnh cũng như nghệ thuật, văn chương và những ngành quan đến.
Tôi là một người yêu văn thơ, và những cái đẹp, tôi rất lãng mạn thậm chí kể cả trong chuyện yêu đương. Ai dám chối bỏ những mối tình chứ tôi thì không, xin lỗi tình yêu chứ thật sự là tôi có yêu, nhưng không yêu đương một cách dễ dãi hay qua đường, rất chính thức, công khai và hợp pháp. Chỉ một chút mơ mộng nên thường say nắng với những anh chàng điển trai, nhìn thôi mà không làm được gì, nhờ thế mà viết được cả tủ thơ cho các bạn đọc.
Có gì đâu một buổi chiều say nắng,
đôi ba lần ánh mắt chạm nhau,
hay chỉ lỡ nhịp tim ở nơi đâu,
đêm vẫn cứ bình yên, mai quên cả.
Đơn giản chỉ sự chiêm ngưỡng về cái đẹp hay là yêu thích những người đẹp, cũng như những vần thơ viết vu vơ khiến bạn đọc mang cảm giác ảo là đang yêu với một ai đó. Tôi sợ nói ra mọi người cười tôi già rồi còn ham yêu chứ tôi thấy ai yêu rồi là bất chấp hậu quả. Không thể phán xét về điều này như những gì các bạn đã xem hay đã đọc ở đâu đó. Đây là một chủ đề tích cực mang tính xã hội, giáo dục tư duy cho trẻ em nên đôi khi không nên phán xét một cách vô ý thức. Nó liên quan đến hạnh phúc của một gia đình, của một cặp đôi hay của cả một "hệ thống" giáo dục tình yêu và quan hệ xã hội. Lòng tự trọng, sự tôn nghiêm và cả danh dự của một con người. Đó là điều mà tôi cảm nhận từ những tiếng cười của người dân ở London này. Tôi tự hỏi thật sự họ đã tốt đến hoàn hảo hay sao ? Chắc là không, chưa từng và không bao giờ được hoàn hảo đến thế.
Sự việc chẳng có gì để bàn, nhưng lại bắt đầu từ anh bạn tôi, một câu hỏi khiến tôi ngạc nhiên đến bất ngờ :
- Em nghĩ gì khi một người phụ nữ đi với nhiều người đàn ông, và một người đàn ông đi với mợt người phụ nữ ?
Bộ não tôi làm một phép toán cực nhanh, trả lời ngay :
- Ủa bình thường mà anh, ngoài phố người ta vẫn đi với nhau đầy đấy. Có chuyện gì đã xảy ra đâu !
Anh ấy đứng dậy cầm điện thoại hỏi tôi :
- Em có dây sạc không, cho anh mượn.
Tôi chỉ vào một đống dây sạc và bảo :
- Một đống ở đấy, anh tự mà tìm. iphone hay samsung đều có. Gì chứ phone em nhiều lắm, đủ cho cả hai tay và hai chân đều có thể cầm.
Trả lời xong tôi về phòng, anh ấy cứ thế mà đảo vòng vòng trong nhà như muốn nói một điều gì đó, rồi lại thôi.
Tôi về phòng chọn nhạc để nghe như mọi ngày còn anh ấy thì trở về phòng của anh ấy. Cả hai chỉ vài câu như thế hết ngày lại đêm, rồi đêm lại. Giống kiểu G7 lên bàn đàm phán vậy, chiến tranh lạnh giữa chúng tôi kéo dài từ Brexit đến Megxit, chắc phải gọi là " ý, suỵt...!" hay "leavit", hoặc là "warxit", nhưng chẳng mấy ai quan tâm.
Sáng hôm sau, tôi vẫn còn như con mèo lười nằm cuộn tròn trong chăn thì lại nghe tiếng lục đục bên ngoài cửa. Tôi nghe tiếng mở cửa thì hỏi :
- Tìm gì mà mới sáng sớm vậy ? Có đi làm không ?
Anh ấy trả lời sáng anh ấy đi làm, tôi vẫn cứ còn chưa muốn dậy. Một buổi sáng uể oải và lười nhác. Vì trời không đủ nắng hay sương mù còn giăng, những giọt mưa lất phất đẫm trong sương khiến tôi chợt lạnh dù chẳng phải mùa đông. Một lúc rảnh rỗi bất chợt, tôi đi shopping lượn xem cái gì cần fill vào tủ lạnh.
Sau buổi shopping, tôi trở về search job ( tìm việc trên các website), check mail and email, reply ( kiểm tra thư và email, trả lời thư và email). Tìm được một số công việc yêu thích liên quan đến tài chính ( finance, accounting), tôi lại đăng ký gửi CV đi. Mỗi một cái application là hỏi, trả lời mệt luôn, nhưng tôi lại thấy thích thú với việc này, ít ra nó khiến tôi đỡ chán khi chẳng biết điều gì làm cho bản thân vui vẻ.
Tôi chán điền form xin việc, tôi lại lôi sách vở ra ngồi học, học được một vài trang thì lại không tập trung được. Tắt máy, đứng dậy dẫn con đi park.
Tối lo cơm nước cho con xong, tôi lại chờ xem hôm nay có chuyện gì lạ từ anh ấy không. Cuối cùng nhân vật nam cũng xuất hiện, trùm áo lù lù bước vào nhà vì trời mưa ở phía ngoài. Tôi đùa :
- Lần sau đi như thế, gọi cảnh sát hốt anh nhé .
Anh ấy cũng phì cười vì câu nói của tôi :
- tào lao không. Gọi cảnh sát hốt anh thiệt đấy.
Tôi chớp mắt ngạc nhiên :
- ủa, nói đùa mà thiệt hả ?
Anh ấy gật đầu :
- ừ, thiệt đấy. Em gọi cảnh sát là hốt anh thiệt đấy. Hôm nào rảnh anh kể cho em nghe.
Tôi suy nghĩ thật nhanh :
- ồ, lại chuyện gì nữa đây ? Sao người Việt các anh rối sự thế ! Dọn cơm ăn, vừa ăn vừa kể nhé.
Anh ấy lấy quần áo đi tẩy trần ( tắm rửa) để chờ tôi đưa lên bàn thị tẩm. Lần này không hiểu anh ấy lại đưa thớt cho tôi chém gió chuyện gì. Vụ án bắt đầu chỉ vì tình cờ đi thăm bạn đang làm ở chỗ trồng loại cây cấm, cảnh sát ập vào hốt cả đám đi, trong đó có anh ta. Vụ án bị treo suốt hơn năm năm dài, chưa thấy kháng án thành công. Anh ấy không được phép đi làm và không thể ra khỏi Anh Quốc hay đi được nơi đâu. Tôi nghe xong hỏi :
- nhưng cuối cùng, anh có làm việc ở chỗ đó không ?
Anh ta giải thích :
- không, đợt đó anh chỉ đến chơi thôi.
Tôi phán gọn hơn quan tòa :
- mắc gì nhiều chỗ không chơi, lại đến chỗ "cấm" mà chơi, không bị hốt cũng lạ lắm đó à.
Thấy vẻ mặt anh ấy buồn so, tôi cũng tội nghiệp an ủi :
- vậy rồi đơn kiện không thấy hồi ầm à ? Hỏi luật sư xem, đưa em thông tin, em hỏi giúp cho.
Anh ấy từ chối cung cấp thông tin và sự quan tâm giúp đỡ. Tôi hỏi tiếp :
- Rồi anh dự định như thế nào, nếu không thấy tòa án ra quyết định ?
Anh ấy tâm sự :
- Anh đăng ký trở về Việt Nam, xin lấy lại tên tuổi khai sinh thật khi còn ở Việt Nam để trở về. Tên tuổi tại nước Anh hiện tại là khai giả để ở lại.
Tôi cũng muốn tạo thêm một cơ khác cho anh :
- Anh có muốn ở lại không ? Em giúp anh.
Anh ấy có vẻ không tin lời tôi nói, than vãn :
- Nhiều trường hợp đều thất bại trước tòa án, dù gia đình chi không biết bao nhiêu tiền và mạnh tài chính đến cỡ nào. Đều thất bại. Anh còn bị nặng tội hơn họ, vì đã bị bắt tới mấy lần đến phải có lệnh trục xuất khỏi Anh vĩnh viễn.
Tôi nói :
- Ủa nhưng sao vẫn thấy anh còn ở đây ?
Anh cười cười một cách hiền lành :
- tại anh không lên máy bay lúc đó nên giờ ở lại kháng án.
Tôi nhún vai :
- Chịu thôi, phải đọc được giấy tờ của anh thì mới biết anh bị dính vào trường hợp nào, còn tìm hiểu và hỏi thăm giúp anh. Cứ nói vu vơ, biết đường nào nói. Ở nước Anh này, em làm không biết bao nhiêu là loại giấy tờ rồi.
Nhưng trà nước mãi vẫn không thấy anh ấy nói tôi biết sự thật, tôi đành hỏi :
- Vậy anh có muốn ở lại Anh hợp pháp không ? kết hôn với em nhé ? em hy sinh để lấy anh đấy !
Anh ấy vẫn mất tự tin vào việc có thể ở lại giấy tờ hợp pháp, vẫn nghĩ tôi cũng giống anh ấy, ở lại nước Anh như con đường anh ấy đã đi. Anh ấy nói với bạn bè rằng tôi đến từ Scotland, thỉnh thoảng ghé London để thăm anh ấy. Ôi lạy chúa, tôi gặp đúng ổ bịa chuyện viễn vông luôn rồi. Đến lý lịch của tôi cũng được đìền sẵn. Anh ấy còn nói thế này :
- chủ nhà có đến thì em nói em đến từ Scotland nhé. Anh nói thế với họ đấy.
Tôi trố con mắt lên :
- vậy luôn đó hả, ghê thật. Vậy anh nói em ở lại bao lâu ?
Anh ấy nói :
- chủ nhà không hỏi điều đó. Tiền nhà trả đủ là được. Muốn ở bao lâu thì ở. Mai mốt anh về Việt Nam, em giữ lại mà thuê ở. Khỏi mất công kiếm nhà cho mất công.
Tôi thấy cũng hợp lý :
- thế cũng được. Vậy em đi về Việt Nam xong qua là anh về Việt Nam luôn đúng không ?
Anh ấy gật đầu :
- ừm, về khoảng giữa tháng 7 hay 8. chắc đi về tỉnh kiếm ít tiền rồi về Việt Nam luôn.
Tôi nhìn xoáy vào mắt anh ta :
- thế tính đi trồng cỏ nữa hả ? em gọi cảnh sát hốt hết ổ đấy.
Anh ấy gật đầu :
- tào lao không. làm nhà bếp lương đâu mấy đồng, vừa cực vừa không được tăng lương.
Tôi cấm hẳn luôn :
- dẹp cái tư tưởng đi trồng cỏ đó đi, em gọi cảnh sát thật đấy, vào đó ngồi em đi thăm.
Anh ấy nói giọng tội nghiệp :
- Anh thì không sao, sợ ảnh hưởng tiếng xấu đến em.
Tôi thấy cũng tội nghiệp thật, dù gì cũng còn nghĩ đến danh dự và mặt mũi của tôi. Tôi xua tay :
- chẳng sao cả. Em mà sợ ai đâu. Anh làm gì kệ anh chứ liên quan gì đến anh. Cùng lắm thì em thỉnh thoảng vào tù thăm anh thôi, tiện tay làm quen với mấy sếp.
Anh ấy tưởng tôi nói đùa, cũng cười theo :
- ừ, vậy mai mốt có gì anh gọi em nhé. Vào mà làm quen với mấy sếp.
Đấy, tôi thì hay nói thật nhưng người khác tưởng tôi lại trêu đùa. Không biết làm thế nào, đành cứ để mặc anh ấy theo chế độ " mặc định". Cuộc sống là thế đấy. Đôi khi cha mẹ bạn không thể lựa chọn, con cái bạn cũng không thể lựa chọn, anh chị em và gia đình cũng buộc bạn không thể lựa chọn. Thậm chí đến bạn bè, đáng ra bạn được quyền lựa chọn nhưng cũng đành phải chấp nhận những con người như thế trong cuộc sống của bạn.
Các bạn tự hào khi đọc truyện kiều của Nguyễn Du, tự cho bản thân mình trong sạch và thanh cao. Tự cho mình là cô em Thúy Vân, luôn gặp may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống. Không chấp nhận một cô chị như Thúy Kiều nhưng thời đại bây giờ đã khác lắm rồi, bạn có muốn được như Thúy Kiều cũng còn xa lắm, chưa đủ tài sắc mà ngoi lên được như thế. Tôi mặt dù không ưa truyện Kiều của Nguyễn Du, tôi chỉ thích Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến hay Thôi Hiệu, Đỗ Phủ, Huyện Thanh Quan hay Hồ Xuân Hương. Nói chung, khi nghe người ta nói về truyện Kiều, tôi không thích thú lắm. Một sự ngược đãi phụ nữ không những về tinh thần mà còn về thân xác, không thấy được sự tự làm chủ bản thân của phụ nữ hiện đại. Khi bạn ví truyện Kiều với thân phận của một người phụ nữ, giống như bạn đang xúc phạm người bạn yêu thương. Điều đó sẽ khiến cho bạn mất đi những người tốt đẹp nhất. Vì thực sự, trong cuộc sống, bạn đi tìm hạnh phúc đâu dễ dàng. Tôi còn biết các abnj chịu không ít đớn đau, tổn thương tinh thần cũng như tâm hồn sau một cuộc đổ vỡ, nhưng cũng phải vượt qua và đi tiếp chặng đường còn lại của cuộc đời. Đến một ngày nào đó, các bạn cũng sẽ thấy được người chân tình với mình. Đó cũng là một lối mở cho kết cuộc của truyện Kiều. Tôi nhìn về phía sáng nhiêều hơn mặt tối của vấn đề. Điều các bạn đã học được từ những gì bạn đọc thì rất ít, rút ra bài học cho bản thân lại rất hiếm hoi, kinh nghiệm cuộc sống thì lại cho qua dễ dàng. Chỉ biết cười một cách ngô nghê không biết ý thức. Tôi nghe nhiều, tổn thương nhiều nên hiểu nhiều. Đó là điều tôi rất dễ thông cảm cho người khác, không hề cố chấp như đại đa số các bạn đã và đang làm. Văn hay, chữ tốt sẽ có một tâm hồn đẹp, nhưng để hiểu hết ý nghĩa của từng con chữ cũng là một vấn đề. Thật ra, có nhiều chuyện trong cuộc sống, không ai bắt bạn nói, tự nhiên không đánh mà bạn cứ khai rằng bạn như thế này, bạn như thế kia. Rồi bạn cũng chẳng cần phải thanh minh với người khác bạn đã có như thế hay không.
Cũng giống như một số người, suốt ngày cứ theo tìm hiểu để vạch lá tìm sâu, Tôi cũng tự hỏi vì sao họ làm như thế ? Ai đã trả lương cho họ chăng ? Và họ sẽ nhận được điều gì từ việc họ làm. Đó là một câu hỏi rất lớn. Tôi tự do và độc lập tư tưởng đến thế, đôi khi vẫn phải sốc vì điều đó. Bởi vì ai nói thế nào không quan trọng, quan trọng là người mình yêu nói điều gì. Khi người bạn yêu nói bạn tốt, cả thế gian nói bạn xấu, bạn vẫn tốt như chưa từng xảy ra chuyện gì. Đó chính là chỗ dựa tinh thần lớn nhất của một con người.
Tôi thấy dường như tất cả mọi người đều rất hạnh phúc khi đi qua từng góc phố, từng con đường của London. Chỉ riêng tôi là cảm thấy lạc lỏng, thật sự như thế nhưng tôi vẫn cứ thích đi, cứ đi và nhìn mọi người và cố đoán xem họ đang nghĩ điều gì, rồi thỉnh thoảng tôi lại bật cười với ý tưởng của mình. Nhiều người tưởng tôi bị điên, nhưng tôi có lẽ hơi bị điên lúc đó. Cứ tủm tỉm cười một mình với ý nghĩ của riêng mình.
Chuyện của tôi với anh ấy cũng chẳng có gì để kể, vẫn gặp nhau chào hỏi mỗi ngày. Tôi quan sát kỹ thì thấy anh ấy có vấn đề thật. Mỗi tuần đều có hẹn đi bác sĩ tâm lý, thỉnh thoảng nói với tôi những điều khiến tôi không hiểu tôi là ai. Một hôm, anh ấy nghỉ việc, dẫn tôi đi shopping, thích mua cho tôi vài chiếc áo khoác mà tôi cũng chẳng hiểu vì sao anh ấy lại muốn làm thế. Tôi thật sự cũng muốn xem anh ấy muốn mua gì cho tôi để đoán xem tính cách anh ấy thế nào, cũng có thể tôi bị anh hưởng về việc đọc sách horoscope quá nhiều hay sách phong thủy ăn sâu vào tâm trí tôi khiến tôi lại lệch hướng sang đoán tính cách qua sở thích, rất đáng để nghiên cứu, thêm kinh nghiệm trong giao tiếp để tránh làm người khác tổn thương.
Anh ta dẫn tôi đi Straford, Westfield, mua vài chiếc áo khoác đen cho tôi, đến giờ tôi vẫn chẳng dùng tới, có cái tôi bỏ đi. Một nghịch lý đã diễn ra trước mắt tôi, anh ta mua áo khoát đen cho tôi nhưng lại đi ngắm mấy cô mặc áo trắng. Khi tôi mặc áo trắng thì lại đi tìm mấy cô áo tím. Tôi mặc qua áo tím lại đi tìm ngắm mấy cô áo trắng. Tôi thử mặc áo xám thì anh ta đi ngắm mấy cô áo đỏ và xanh. Thế là tôi mặc luôn áo đen, anh ta thích ngắm cô nào thì ngắm. Tôi cứ mặc thế cho nó đẹp bản thân tôi. Tôi rảnh rỗi lại đi shopping mua đủ một đống các loại màu kiểu để đổi mỗi ngày nhưng rồi vẫn chán, đổi lại màu đen, rất huyền bí và khó hiểu. Có lẽ anh ấy muốn ám chỉ điều này. Tôi muốn xem anh ấy hiểu tôi được bao nhiêu, cuối cùng thì tôi phát hiện dường như chẳng hiểu được tôi cái gì cả. Tệ thật !
Đến ngày tôi đi Việt Nam, tôi cũng chỉ dặn được vài câu vì thấy ở anh ấy có điều gì đó muốn nói nhưng lại không nói. Tôi chỉ hôn nhẹ một cái tạm biệt.
2 tháng sau
Tôi trở lại London, kéo vali tới nhà, mở cửa bước vào. Tôi đi đảo một vòng xung quanh trong bếp, mở tủ lạnh xem có còn gì ăn không. Kéo vali vào phòng mình, thấy trong phòng dường như có điều khác lạ. Một chiếc áo của phụ nữ và một chiếc khăn choàng màu hồng trong đống quần áo của tôi. Tôi cố tìm trong ký ức của mình về những thứ này nhưng vẫn không nhớ là mua khi nào. Tôi gọi điện nhưng không thấy trả lời.
1 giờ sau, tin nhắn đến : - em về rồi à ?
Tôi nhắn lại : - về đến nhà lúc sáng rồi, gọi không thấy trả lời.
Anh ấy nhắn lại : - anh đang làm việc, không rảnh tay để nhắn được
Tôi nhắn qua : ừ, có gì tối về nói.
Tôi kiểm tra và sắp xếp lại các đồ đạc của mình và đi mua chút thức ăn về nấu cơm tối. 11h thì anh ấy về đến nhà, tự lục đục mở cửa vào, thấy ướt nhèm nhẹp, tôi mới hỏi :
- ủa, trời mưa à ?
anh ấy vừa cởi chiếc áo khoát, bao tay và những thứ mang theo đi làm, đưa tôi một túi đồ, nói :
- em lấy những thứ này ra khỏi túi.
Tôi mới tìm xem anh ấy mua gì , nào là bánh chưng, nem, chả, hột vịt lộn, một số rau các loại. Mấy món tôi thường ăn. Tôi vừa xếp mọi thứ vào tủ vừa hỏi :
- chứ sao anh biết em về mà mua kịp hay vậy ?
Anh ấy giải thích :
- ừ, nhờ mấy đứa mua hộ lúc chiều đó mà.
Tôi dọn thức ăn ra bàn, chờ anh ấy tắm vào rồi ăn cùng. Tôi vẫn không hề nói gì về việc chiếc áo. Anh ấy hỏi thăm về gia đình tôi :
- ông bà ngoài nhà có khỏe không ? Anh có cố gọi điện mà không liên lạc được.
Tôi đang ăn ngước lên nhìn đăm đăm vào mắt anh :
- anh liên lạc em làm gì ? Không phải anh không muốn thấy em nữa sao ?
Anh ấy phân bua :
- anh hỏi thăm xem em đi có bình an không, sợ em có chuyện gì.
Tôi vẫn không chịu bỏ qua, tiếp tục chua chát :
- chứ không phải anh muốn em chết luôn cho rảnh nợ sao ?
Anh ấy nói :
- Em đó, toàn nói tào lao.
Tôi nhìn chằm chằm vào mắt anh ấy :
- Vậy mấy tháng nay, tiết kiệm được bao nhiêu. Nói nghe xem.
Anh lắc đầu :
- Có dư được đồng nào đâu, trả đủ thứ tiền hết, gửi về nhà cũng chẳng bao nhiêu.
Tôi mới nói :
- Trời ơi, em đi hai tháng mà không dư được một đồng ? Bộ anh nuôi con nhỏ nào nữa hả ?
Anh ấy gạt phăng lời tôi :
- Em bớt tào lao đi. Nghỉ ốm mất cả tuần, giờ vẫn còn bệnh.
Tôi suy nghĩ lời anh nói :
- Em ở đây anh đâu có bệnh, em đi mấy tháng mà anh đổ bệnh ra. Nhớ em hả ?
Anh ấy phì cười :
- Em càng ngày càng nói tào lao. Anh nói thiệt mà em thì cứ đùa.
Tôi nhìn nhìn vào mặt anh ta :
- Ủa, không nhớ thiệt hả. Thôi đi về phòng đi. Chỗ để em làm việc.
Anh ấy đứng dậy về phòng, tôi chợt nhớ ra chưa nói một điều.
- à, anh. Cái áo của ai vậy ? Em đâu có áo này !
Anh ấy nói :
- Anh mua đấy.
Tôi ngạc nhiên :
- Anh mua áo phụ nữ à ? Bóng đè anh hả ?
Anh ấy giải thích khổ sở :
- Áo này anh mua thật mà.
Tôi nhìn chiếc áo :
- Hình như em mặc vừa size này.
Anh ấy nói :
- Vừa người em thì mặc đi.
Tôi hỏi tiếp :
- Mua bao nhiêu mà rẻ vậy ?
Anh ấy trả lời : Mấy đồng, hàng sale.
Tôi vẫn chưa chịu buông tha : anh mua cho em hàng sale sao ? Nói thiệt đi, ai mua, bao nhiêu tiền ?
Anh ta nói : có mấy đồng thôi, giá sale nên anh mua, thiệt mà.
Tôi chỉ qua chiếc khăn quàng cổ : - vậy còn chiếc khăn quàng cổ của ai ?
Anh ta bắt đầu mệt : - là của anh mua
Tôi hỏi tiếp : - anh mua cho anh sao mua màu hồng ? Nói, có phải bạn gái đến nhà không ?
Anh ấy không thừa nhận : - Là anh mua cho em thật đấy
Tôi vẫn không tin lời anh ấy nói, nhưng nghĩ kỹ thì đúng là áo vừa size của tôi. Tôi không nói gì nữa, tha cho anh ta trở về phòng.
Sau hai tháng trở lại London, trời vẫn còn mù sương vào buổi sớm. Đang trong mùa covid vừa bùng phát rầm rộ, tôi phải ở nhà self isloate một thời gian. Thỉnh thoảng nhờ anh ấy đi làm về mua cái gì cần thiết.
Vẫn mọi ngày như thường lệ, anh ấy vẫn sáng đi tối tận khuya mới về. Tôi không hiểu vì sao vào một buổi tối, tôi nghe tiếng tin nhắn từ số điện thoại của anh ấy :
- tối nay anh không về.
Tôi nhắn lại :
- về ngay lập tức, 30 phút không thấy mặt anh là em đứng trước cửa chỗ làm anh đấy.
Tôi lại nghe tiếng điện thoại từ chỗ làm :
- chị ơi, giờ em đang cần người, chị đừng làm khó anh ấy mà.
Tôi nói lại :
- covid, đóng cửa nghỉ đi em. Nếu muốn anh ấy đi làm thì tối phải về nhà. Hiện giờ anh ấy đang bệnh đấy, nghỉ dưỡng cũng hợp lý.
Từ điện thoại đáp lại :
- chị thông cảm giúp bọn em đi.
Tôi vẫn một câu :
- Thì em cũng phải thông cảm cho chị, thật sự là chị cũng đang bệnh, nên cũng phải nhờ anh ấy nhiều lắm. Nhắn với anh ấy, 30 phút nữa không thấy mặt anh ấy, chị đứng trước cửa chỗ làm đấy. Có chuyện gì mọi người chịu trách nhiệm nhé. Chị ra đường lúc này nguy hiểm lắm đấy.
Tiếng từ điện thoại : - chị thiệt tình, cứ làm khó bọn em.
Tôi tắt máy, không nói tiếng nào. 30 phút sau tôi thấy anh ấy lộp cộp mở cửa bước vào, mặt nhăn nhó :
...
Câu chuyện khó hiểu
London
Tôi được cấp căn nhà ở ngoại ô London, nhưng không may mắn, chỉ ở được vài tháng thì ba tin ập đến, không biết rằng đó là tin tốt hay xấu nhưng bị gửi giấy nợ tiền nhà chưa trả; đồng thời cùng lúc ấy, thêm một lá thư gửi từ housing benefits ( phúc lợi trợ cấp tiền nhà) rằng tôi được miễn phí tiền nhà. Tin cuối cùng, một cô nhân viên bên Universal Credit đã cố ý làm khó, báo cáo sai khiên tôi bị mất một khoản tiền suốt mất tháng liền. Tôi bị vô gia cư.
Dù nhận được nhà miễn phí nhưng tất cả các service mà người dân London ( dịch vụ) như điện, nước, ga...và tất cả các chi phí đều phải chi trả mỗi tháng : tiền xe bus, tiền thức ăn, tiền áo quần, tiền chi phí cá nhân...Tất cả đều đòi hỏi tiền. Không có tiền, không làm được gì cả khi sống ở London, thành phố mà đủ mọi dạng người đều có.
Người ta nói gì về London : cổ kính, lâu đời nhưng vô cùng nhộn nhịp và sôi động. Tất cả đều ảnh hưởng từ nét văn hóa Hoàng Gia Anh cùng với sự tiếp cận hơn 300 ngôn ngữ đến từ các nước trên thế giới đã tạo nên nét văn hóa vô cùng đa dạng ở London.
Để sinh tồn ở một thành phố như thế, Tôi phải bắt đầu lại từ đầu, từ ngôn ngữ, công việc, học tập và tất cả mọi thứ. Một sự khởi đầu rất gian nan, vô cùng khiến người ta dễ nản lòng khi ở độ tuổi từ 35 đến 45. Nhìn những lớp trẻ còn tràn đầy sức sống và nhiệt huyết lướt qua trước mắt tôi, bỗng chợt thấy bản thân như một chú sên từng bước từng bước trên chiếc lá không biết đến khi nào chạm được ngọn cây. Thế mà, thêm vài cú kick chết người của những cô nhân viên làm những công việc giúp đỡ và hỗ trợ người dân đập vào người, đến nay sống sót vẫn còn may mắn lắm. Chúa đã hiển linh.
Sau khi bị gửi giấy lấy lại nhà, thêm bị cắt tiền hỗ trợ, không biết nay mai sống hay chết thế nào, đó là một mối lo ngại rất là lớn. Tôi tìm đến nhà một người bạn quen khi tôi đi phụ ở các nhà bếp Việt Nam của London. Cũng là một người Việt nên anh ấy giúp đỡ, chia cho tôi một phòng ơr tạm trong thời gian tìm nhà. Thật ra, căn nhà này anh ấy cũng chỉ thuê lại từ một người quen được hội nhà cấp cho ( nhà của council). Tôi ở tạm vài tuần thì trở về Việt Nam. Trong thời gian ấy, tôi lại tìm hiểu thêm về cuộc sống của người Việt sống tại London như thế nào từ những câu chuyện anh ấy kể. Tôi chưa từng thích sống với khu người Việt, thật sự như thế. Vì tôi nhận ra họ vẫn khác tôi rất nhiều về tư tưởng, cũng như cách tiếp thu những phong tục tập quán và những nền văn hóa khác nhau thậm chí đến cả tôn giáo. Bạn sẽ là ai giữa một London như thế ? Rất khó để nói bạn sẽ là ai.
Và câu chuyện từ đó bắt đầu, phim ảnh lên ngôi, thời trang lên ngôi và trung tâm điều trị tâm lý lên ngôi. Sau hội chứng ghiền sao và mê phim cuồng nhiệt, dường như mọi người bắt đầu bấn loạn giữa ảo giác cũng như thực tế. Nhiều sự hiểu lầm xảy ra trong các mối quan hệ yêu đương, bạn bè cũng như xã hội. Điều khiến chúng ta e ngại nhất chính là sự đổ vỡ và mất mát không đáng có xảy ra. Nhiều người đã mang hội chứng stress, dẫn đến tự kỷ hay tự sát. Tôi nghĩ điều này các bạn có muốn xảy ra hay không ? Tôi mặc dù thichs xem những cuốn phim hài chọc cười đến ngây cả người, nhưng lại vô cùng tế nhị khi giao tíếp với người khác. Tôi không thích họ tổn thương dù một cách vô tình hay cố ý, vì tôi thật sự không muốn nó xảy ra. Bạn chẳng việc gì phải tổn thương người khác khi chẳng ai trả lương cho bạn, chẳng ai sẽ mang đến cho bạn một giải thưởng lớn hay vinh danh bạn vì đã làm điều đó. Tôi nói thật sự như vậy khi vô tình phát hiện ra vài câu chuyện khó hiểu từ những biểu hiện của những người xung quanh tôi. Họ rsất kỳ lạ đến khó hiểu, từ biểu hiện đến lời nói.
Xem video cũng như đọc một cuốn sách, các bạn phải biết bản thân mình điều gì nên đọc, nên xem và nên tiếp thu. Nếu nó đem đến lợi ích chung của nhiều người, đó chính là một lựa chọn rất tốt. Nhưng nếu các bạn làm lệch lạc đi những thứ mà những diễn viên, nghệ sĩ đã biểu diễn, thì đó lại là một sự hạ giá rẻ tiền của điện ảnh cũng như nghệ thuật, văn chương và những ngành quan đến.
Tôi là một người yêu văn thơ, và những cái đẹp, tôi rất lãng mạn thậm chí kể cả trong chuyện yêu đương. Ai dám chối bỏ những mối tình chứ tôi thì không, xin lỗi tình yêu chứ thật sự là tôi có yêu, nhưng không yêu đương một cách dễ dãi hay qua đường, rất chính thức, công khai và hợp pháp. Chỉ một chút mơ mộng nên thường say nắng với những anh chàng điển trai, nhìn thôi mà không làm được gì, nhờ thế mà viết được cả tủ thơ cho các bạn đọc.
Có gì đâu một buổi chiều say nắng,
đôi ba lần ánh mắt chạm nhau,
hay chỉ lỡ nhịp tim ở nơi đâu,
đêm vẫn cứ bình yên, mai quên cả.
Đơn giản chỉ sự chiêm ngưỡng về cái đẹp hay là yêu thích những người đẹp, cũng như những vần thơ viết vu vơ khiến bạn đọc mang cảm giác ảo là đang yêu với một ai đó. Tôi sợ nói ra mọi người cười tôi già rồi còn ham yêu chứ tôi thấy ai yêu rồi là bất chấp hậu quả. Không thể phán xét về điều này như những gì các bạn đã xem hay đã đọc ở đâu đó. Đây là một chủ đề tích cực mang tính xã hội, giáo dục tư duy cho trẻ em nên đôi khi không nên phán xét một cách vô ý thức. Nó liên quan đến hạnh phúc của một gia đình, của một cặp đôi hay của cả một "hệ thống" giáo dục tình yêu và quan hệ xã hội. Lòng tự trọng, sự tôn nghiêm và cả danh dự của một con người. Đó là điều mà tôi cảm nhận từ những tiếng cười của người dân ở London này. Tôi tự hỏi thật sự họ đã tốt đến hoàn hảo hay sao ? Chắc là không, chưa từng và không bao giờ được hoàn hảo đến thế.
Sự việc chẳng có gì để bàn, nhưng lại bắt đầu từ anh bạn tôi, một câu hỏi khiến tôi ngạc nhiên đến bất ngờ :
- Em nghĩ gì khi một người phụ nữ đi với nhiều người đàn ông, và một người đàn ông đi với mợt người phụ nữ ?
Bộ não tôi làm một phép toán cực nhanh, trả lời ngay :
- Ủa bình thường mà anh, ngoài phố người ta vẫn đi với nhau đầy đấy. Có chuyện gì đã xảy ra đâu !
Anh ấy đứng dậy cầm điện thoại hỏi tôi :
- Em có dây sạc không, cho anh mượn.
Tôi chỉ vào một đống dây sạc và bảo :
- Một đống ở đấy, anh tự mà tìm. iphone hay samsung đều có. Gì chứ phone em nhiều lắm, đủ cho cả hai tay và hai chân đều có thể cầm.
Trả lời xong tôi về phòng, anh ấy cứ thế mà đảo vòng vòng trong nhà như muốn nói một điều gì đó, rồi lại thôi.
Tôi về phòng chọn nhạc để nghe như mọi ngày còn anh ấy thì trở về phòng của anh ấy. Cả hai chỉ vài câu như thế hết ngày lại đêm, rồi đêm lại. Giống kiểu G7 lên bàn đàm phán vậy, chiến tranh lạnh giữa chúng tôi kéo dài từ Brexit đến Megxit, chắc phải gọi là " ý, suỵt...!" hay "leavit", hoặc là "warxit", nhưng chẳng mấy ai quan tâm.
Sáng hôm sau, tôi vẫn còn như con mèo lười nằm cuộn tròn trong chăn thì lại nghe tiếng lục đục bên ngoài cửa. Tôi nghe tiếng mở cửa thì hỏi :
- Tìm gì mà mới sáng sớm vậy ? Có đi làm không ?
Anh ấy trả lời sáng anh ấy đi làm, tôi vẫn cứ còn chưa muốn dậy. Một buổi sáng uể oải và lười nhác. Vì trời không đủ nắng hay sương mù còn giăng, những giọt mưa lất phất đẫm trong sương khiến tôi chợt lạnh dù chẳng phải mùa đông. Một lúc rảnh rỗi bất chợt, tôi đi shopping lượn xem cái gì cần fill vào tủ lạnh.
Sau buổi shopping, tôi trở về search job ( tìm việc trên các website), check mail and email, reply ( kiểm tra thư và email, trả lời thư và email). Tìm được một số công việc yêu thích liên quan đến tài chính ( finance, accounting), tôi lại đăng ký gửi CV đi. Mỗi một cái application là hỏi, trả lời mệt luôn, nhưng tôi lại thấy thích thú với việc này, ít ra nó khiến tôi đỡ chán khi chẳng biết điều gì làm cho bản thân vui vẻ.
Tôi chán điền form xin việc, tôi lại lôi sách vở ra ngồi học, học được một vài trang thì lại không tập trung được. Tắt máy, đứng dậy dẫn con đi park.
Tối lo cơm nước cho con xong, tôi lại chờ xem hôm nay có chuyện gì lạ từ anh ấy không. Cuối cùng nhân vật nam cũng xuất hiện, trùm áo lù lù bước vào nhà vì trời mưa ở phía ngoài. Tôi đùa :
- Lần sau đi như thế, gọi cảnh sát hốt anh nhé .
Anh ấy cũng phì cười vì câu nói của tôi :
- tào lao không. Gọi cảnh sát hốt anh thiệt đấy.
Tôi chớp mắt ngạc nhiên :
- ủa, nói đùa mà thiệt hả ?
Anh ấy gật đầu :
- ừ, thiệt đấy. Em gọi cảnh sát là hốt anh thiệt đấy. Hôm nào rảnh anh kể cho em nghe.
Tôi suy nghĩ thật nhanh :
- ồ, lại chuyện gì nữa đây ? Sao người Việt các anh rối sự thế ! Dọn cơm ăn, vừa ăn vừa kể nhé.
Anh ấy lấy quần áo đi tẩy trần ( tắm rửa) để chờ tôi đưa lên bàn thị tẩm. Lần này không hiểu anh ấy lại đưa thớt cho tôi chém gió chuyện gì. Vụ án bắt đầu chỉ vì tình cờ đi thăm bạn đang làm ở chỗ trồng loại cây cấm, cảnh sát ập vào hốt cả đám đi, trong đó có anh ta. Vụ án bị treo suốt hơn năm năm dài, chưa thấy kháng án thành công. Anh ấy không được phép đi làm và không thể ra khỏi Anh Quốc hay đi được nơi đâu. Tôi nghe xong hỏi :
- nhưng cuối cùng, anh có làm việc ở chỗ đó không ?
Anh ta giải thích :
- không, đợt đó anh chỉ đến chơi thôi.
Tôi phán gọn hơn quan tòa :
- mắc gì nhiều chỗ không chơi, lại đến chỗ "cấm" mà chơi, không bị hốt cũng lạ lắm đó à.
Thấy vẻ mặt anh ấy buồn so, tôi cũng tội nghiệp an ủi :
- vậy rồi đơn kiện không thấy hồi ầm à ? Hỏi luật sư xem, đưa em thông tin, em hỏi giúp cho.
Anh ấy từ chối cung cấp thông tin và sự quan tâm giúp đỡ. Tôi hỏi tiếp :
- Rồi anh dự định như thế nào, nếu không thấy tòa án ra quyết định ?
Anh ấy tâm sự :
- Anh đăng ký trở về Việt Nam, xin lấy lại tên tuổi khai sinh thật khi còn ở Việt Nam để trở về. Tên tuổi tại nước Anh hiện tại là khai giả để ở lại.
Tôi cũng muốn tạo thêm một cơ khác cho anh :
- Anh có muốn ở lại không ? Em giúp anh.
Anh ấy có vẻ không tin lời tôi nói, than vãn :
- Nhiều trường hợp đều thất bại trước tòa án, dù gia đình chi không biết bao nhiêu tiền và mạnh tài chính đến cỡ nào. Đều thất bại. Anh còn bị nặng tội hơn họ, vì đã bị bắt tới mấy lần đến phải có lệnh trục xuất khỏi Anh vĩnh viễn.
Tôi nói :
- Ủa nhưng sao vẫn thấy anh còn ở đây ?
Anh cười cười một cách hiền lành :
- tại anh không lên máy bay lúc đó nên giờ ở lại kháng án.
Tôi nhún vai :
- Chịu thôi, phải đọc được giấy tờ của anh thì mới biết anh bị dính vào trường hợp nào, còn tìm hiểu và hỏi thăm giúp anh. Cứ nói vu vơ, biết đường nào nói. Ở nước Anh này, em làm không biết bao nhiêu là loại giấy tờ rồi.
Nhưng trà nước mãi vẫn không thấy anh ấy nói tôi biết sự thật, tôi đành hỏi :
- Vậy anh có muốn ở lại Anh hợp pháp không ? kết hôn với em nhé ? em hy sinh để lấy anh đấy !
Anh ấy vẫn mất tự tin vào việc có thể ở lại giấy tờ hợp pháp, vẫn nghĩ tôi cũng giống anh ấy, ở lại nước Anh như con đường anh ấy đã đi. Anh ấy nói với bạn bè rằng tôi đến từ Scotland, thỉnh thoảng ghé London để thăm anh ấy. Ôi lạy chúa, tôi gặp đúng ổ bịa chuyện viễn vông luôn rồi. Đến lý lịch của tôi cũng được đìền sẵn. Anh ấy còn nói thế này :
- chủ nhà có đến thì em nói em đến từ Scotland nhé. Anh nói thế với họ đấy.
Tôi trố con mắt lên :
- vậy luôn đó hả, ghê thật. Vậy anh nói em ở lại bao lâu ?
Anh ấy nói :
- chủ nhà không hỏi điều đó. Tiền nhà trả đủ là được. Muốn ở bao lâu thì ở. Mai mốt anh về Việt Nam, em giữ lại mà thuê ở. Khỏi mất công kiếm nhà cho mất công.
Tôi thấy cũng hợp lý :
- thế cũng được. Vậy em đi về Việt Nam xong qua là anh về Việt Nam luôn đúng không ?
Anh ấy gật đầu :
- ừm, về khoảng giữa tháng 7 hay 8. chắc đi về tỉnh kiếm ít tiền rồi về Việt Nam luôn.
Tôi nhìn xoáy vào mắt anh ta :
- thế tính đi trồng cỏ nữa hả ? em gọi cảnh sát hốt hết ổ đấy.
Anh ấy gật đầu :
- tào lao không. làm nhà bếp lương đâu mấy đồng, vừa cực vừa không được tăng lương.
Tôi cấm hẳn luôn :
- dẹp cái tư tưởng đi trồng cỏ đó đi, em gọi cảnh sát thật đấy, vào đó ngồi em đi thăm.
Anh ấy nói giọng tội nghiệp :
- Anh thì không sao, sợ ảnh hưởng tiếng xấu đến em.
Tôi thấy cũng tội nghiệp thật, dù gì cũng còn nghĩ đến danh dự và mặt mũi của tôi. Tôi xua tay :
- chẳng sao cả. Em mà sợ ai đâu. Anh làm gì kệ anh chứ liên quan gì đến anh. Cùng lắm thì em thỉnh thoảng vào tù thăm anh thôi, tiện tay làm quen với mấy sếp.
Anh ấy tưởng tôi nói đùa, cũng cười theo :
- ừ, vậy mai mốt có gì anh gọi em nhé. Vào mà làm quen với mấy sếp.
Đấy, tôi thì hay nói thật nhưng người khác tưởng tôi lại trêu đùa. Không biết làm thế nào, đành cứ để mặc anh ấy theo chế độ " mặc định". Cuộc sống là thế đấy. Đôi khi cha mẹ bạn không thể lựa chọn, con cái bạn cũng không thể lựa chọn, anh chị em và gia đình cũng buộc bạn không thể lựa chọn. Thậm chí đến bạn bè, đáng ra bạn được quyền lựa chọn nhưng cũng đành phải chấp nhận những con người như thế trong cuộc sống của bạn.
Các bạn tự hào khi đọc truyện kiều của Nguyễn Du, tự cho bản thân mình trong sạch và thanh cao. Tự cho mình là cô em Thúy Vân, luôn gặp may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống. Không chấp nhận một cô chị như Thúy Kiều nhưng thời đại bây giờ đã khác lắm rồi, bạn có muốn được như Thúy Kiều cũng còn xa lắm, chưa đủ tài sắc mà ngoi lên được như thế. Tôi mặt dù không ưa truyện Kiều của Nguyễn Du, tôi chỉ thích Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến hay Thôi Hiệu, Đỗ Phủ, Huyện Thanh Quan hay Hồ Xuân Hương. Nói chung, khi nghe người ta nói về truyện Kiều, tôi không thích thú lắm. Một sự ngược đãi phụ nữ không những về tinh thần mà còn về thân xác, không thấy được sự tự làm chủ bản thân của phụ nữ hiện đại. Khi bạn ví truyện Kiều với thân phận của một người phụ nữ, giống như bạn đang xúc phạm người bạn yêu thương. Điều đó sẽ khiến cho bạn mất đi những người tốt đẹp nhất. Vì thực sự, trong cuộc sống, bạn đi tìm hạnh phúc đâu dễ dàng. Tôi còn biết các abnj chịu không ít đớn đau, tổn thương tinh thần cũng như tâm hồn sau một cuộc đổ vỡ, nhưng cũng phải vượt qua và đi tiếp chặng đường còn lại của cuộc đời. Đến một ngày nào đó, các bạn cũng sẽ thấy được người chân tình với mình. Đó cũng là một lối mở cho kết cuộc của truyện Kiều. Tôi nhìn về phía sáng nhiêều hơn mặt tối của vấn đề. Điều các bạn đã học được từ những gì bạn đọc thì rất ít, rút ra bài học cho bản thân lại rất hiếm hoi, kinh nghiệm cuộc sống thì lại cho qua dễ dàng. Chỉ biết cười một cách ngô nghê không biết ý thức. Tôi nghe nhiều, tổn thương nhiều nên hiểu nhiều. Đó là điều tôi rất dễ thông cảm cho người khác, không hề cố chấp như đại đa số các bạn đã và đang làm. Văn hay, chữ tốt sẽ có một tâm hồn đẹp, nhưng để hiểu hết ý nghĩa của từng con chữ cũng là một vấn đề. Thật ra, có nhiều chuyện trong cuộc sống, không ai bắt bạn nói, tự nhiên không đánh mà bạn cứ khai rằng bạn như thế này, bạn như thế kia. Rồi bạn cũng chẳng cần phải thanh minh với người khác bạn đã có như thế hay không.
Cũng giống như một số người, suốt ngày cứ theo tìm hiểu để vạch lá tìm sâu, Tôi cũng tự hỏi vì sao họ làm như thế ? Ai đã trả lương cho họ chăng ? Và họ sẽ nhận được điều gì từ việc họ làm. Đó là một câu hỏi rất lớn. Tôi tự do và độc lập tư tưởng đến thế, đôi khi vẫn phải sốc vì điều đó. Bởi vì ai nói thế nào không quan trọng, quan trọng là người mình yêu nói điều gì. Khi người bạn yêu nói bạn tốt, cả thế gian nói bạn xấu, bạn vẫn tốt như chưa từng xảy ra chuyện gì. Đó chính là chỗ dựa tinh thần lớn nhất của một con người.
Tôi thấy dường như tất cả mọi người đều rất hạnh phúc khi đi qua từng góc phố, từng con đường của London. Chỉ riêng tôi là cảm thấy lạc lỏng, thật sự như thế nhưng tôi vẫn cứ thích đi, cứ đi và nhìn mọi người và cố đoán xem họ đang nghĩ điều gì, rồi thỉnh thoảng tôi lại bật cười với ý tưởng của mình. Nhiều người tưởng tôi bị điên, nhưng tôi có lẽ hơi bị điên lúc đó. Cứ tủm tỉm cười một mình với ý nghĩ của riêng mình.
Chuyện của tôi với anh ấy cũng chẳng có gì để kể, vẫn gặp nhau chào hỏi mỗi ngày. Tôi quan sát kỹ thì thấy anh ấy có vấn đề thật. Mỗi tuần đều có hẹn đi bác sĩ tâm lý, thỉnh thoảng nói với tôi những điều khiến tôi không hiểu tôi là ai. Một hôm, anh ấy nghỉ việc, dẫn tôi đi shopping, thích mua cho tôi vài chiếc áo khoác mà tôi cũng chẳng hiểu vì sao anh ấy lại muốn làm thế. Tôi thật sự cũng muốn xem anh ấy muốn mua gì cho tôi để đoán xem tính cách anh ấy thế nào, cũng có thể tôi bị anh hưởng về việc đọc sách horoscope quá nhiều hay sách phong thủy ăn sâu vào tâm trí tôi khiến tôi lại lệch hướng sang đoán tính cách qua sở thích, rất đáng để nghiên cứu, thêm kinh nghiệm trong giao tiếp để tránh làm người khác tổn thương.
Anh ta dẫn tôi đi Straford, Westfield, mua vài chiếc áo khoác đen cho tôi, đến giờ tôi vẫn chẳng dùng tới, có cái tôi bỏ đi. Một nghịch lý đã diễn ra trước mắt tôi, anh ta mua áo khoát đen cho tôi nhưng lại đi ngắm mấy cô mặc áo trắng. Khi tôi mặc áo trắng thì lại đi tìm mấy cô áo tím. Tôi mặc qua áo tím lại đi tìm ngắm mấy cô áo trắng. Tôi thử mặc áo xám thì anh ta đi ngắm mấy cô áo đỏ và xanh. Thế là tôi mặc luôn áo đen, anh ta thích ngắm cô nào thì ngắm. Tôi cứ mặc thế cho nó đẹp bản thân tôi. Tôi rảnh rỗi lại đi shopping mua đủ một đống các loại màu kiểu để đổi mỗi ngày nhưng rồi vẫn chán, đổi lại màu đen, rất huyền bí và khó hiểu. Có lẽ anh ấy muốn ám chỉ điều này. Tôi muốn xem anh ấy hiểu tôi được bao nhiêu, cuối cùng thì tôi phát hiện dường như chẳng hiểu được tôi cái gì cả. Tệ thật !
Đến ngày tôi đi Việt Nam, tôi cũng chỉ dặn được vài câu vì thấy ở anh ấy có điều gì đó muốn nói nhưng lại không nói. Tôi chỉ hôn nhẹ một cái tạm biệt.
2 tháng sau
Tôi trở lại London, kéo vali tới nhà, mở cửa bước vào. Tôi đi đảo một vòng xung quanh trong bếp, mở tủ lạnh xem có còn gì ăn không. Kéo vali vào phòng mình, thấy trong phòng dường như có điều khác lạ. Một chiếc áo của phụ nữ và một chiếc khăn choàng màu hồng trong đống quần áo của tôi. Tôi cố tìm trong ký ức của mình về những thứ này nhưng vẫn không nhớ là mua khi nào. Tôi gọi điện nhưng không thấy trả lời.
1 giờ sau, tin nhắn đến : - em về rồi à ?
Tôi nhắn lại : - về đến nhà lúc sáng rồi, gọi không thấy trả lời.
Anh ấy nhắn lại : - anh đang làm việc, không rảnh tay để nhắn được
Tôi nhắn qua : ừ, có gì tối về nói.
Tôi kiểm tra và sắp xếp lại các đồ đạc của mình và đi mua chút thức ăn về nấu cơm tối. 11h thì anh ấy về đến nhà, tự lục đục mở cửa vào, thấy ướt nhèm nhẹp, tôi mới hỏi :
- ủa, trời mưa à ?
anh ấy vừa cởi chiếc áo khoát, bao tay và những thứ mang theo đi làm, đưa tôi một túi đồ, nói :
- em lấy những thứ này ra khỏi túi.
Tôi mới tìm xem anh ấy mua gì , nào là bánh chưng, nem, chả, hột vịt lộn, một số rau các loại. Mấy món tôi thường ăn. Tôi vừa xếp mọi thứ vào tủ vừa hỏi :
- chứ sao anh biết em về mà mua kịp hay vậy ?
Anh ấy giải thích :
- ừ, nhờ mấy đứa mua hộ lúc chiều đó mà.
Tôi dọn thức ăn ra bàn, chờ anh ấy tắm vào rồi ăn cùng. Tôi vẫn không hề nói gì về việc chiếc áo. Anh ấy hỏi thăm về gia đình tôi :
- ông bà ngoài nhà có khỏe không ? Anh có cố gọi điện mà không liên lạc được.
Tôi đang ăn ngước lên nhìn đăm đăm vào mắt anh :
- anh liên lạc em làm gì ? Không phải anh không muốn thấy em nữa sao ?
Anh ấy phân bua :
- anh hỏi thăm xem em đi có bình an không, sợ em có chuyện gì.
Tôi vẫn không chịu bỏ qua, tiếp tục chua chát :
- chứ không phải anh muốn em chết luôn cho rảnh nợ sao ?
Anh ấy nói :
- Em đó, toàn nói tào lao.
Tôi nhìn chằm chằm vào mắt anh ấy :
- Vậy mấy tháng nay, tiết kiệm được bao nhiêu. Nói nghe xem.
Anh lắc đầu :
- Có dư được đồng nào đâu, trả đủ thứ tiền hết, gửi về nhà cũng chẳng bao nhiêu.
Tôi mới nói :
- Trời ơi, em đi hai tháng mà không dư được một đồng ? Bộ anh nuôi con nhỏ nào nữa hả ?
Anh ấy gạt phăng lời tôi :
- Em bớt tào lao đi. Nghỉ ốm mất cả tuần, giờ vẫn còn bệnh.
Tôi suy nghĩ lời anh nói :
- Em ở đây anh đâu có bệnh, em đi mấy tháng mà anh đổ bệnh ra. Nhớ em hả ?
Anh ấy phì cười :
- Em càng ngày càng nói tào lao. Anh nói thiệt mà em thì cứ đùa.
Tôi nhìn nhìn vào mặt anh ta :
- Ủa, không nhớ thiệt hả. Thôi đi về phòng đi. Chỗ để em làm việc.
Anh ấy đứng dậy về phòng, tôi chợt nhớ ra chưa nói một điều.
- à, anh. Cái áo của ai vậy ? Em đâu có áo này !
Anh ấy nói :
- Anh mua đấy.
Tôi ngạc nhiên :
- Anh mua áo phụ nữ à ? Bóng đè anh hả ?
Anh ấy giải thích khổ sở :
- Áo này anh mua thật mà.
Tôi nhìn chiếc áo :
- Hình như em mặc vừa size này.
Anh ấy nói :
- Vừa người em thì mặc đi.
Tôi hỏi tiếp :
- Mua bao nhiêu mà rẻ vậy ?
Anh ấy trả lời : Mấy đồng, hàng sale.
Tôi vẫn chưa chịu buông tha : anh mua cho em hàng sale sao ? Nói thiệt đi, ai mua, bao nhiêu tiền ?
Anh ta nói : có mấy đồng thôi, giá sale nên anh mua, thiệt mà.
Tôi chỉ qua chiếc khăn quàng cổ : - vậy còn chiếc khăn quàng cổ của ai ?
Anh ta bắt đầu mệt : - là của anh mua
Tôi hỏi tiếp : - anh mua cho anh sao mua màu hồng ? Nói, có phải bạn gái đến nhà không ?
Anh ấy không thừa nhận : - Là anh mua cho em thật đấy
Tôi vẫn không tin lời anh ấy nói, nhưng nghĩ kỹ thì đúng là áo vừa size của tôi. Tôi không nói gì nữa, tha cho anh ta trở về phòng.
Sau hai tháng trở lại London, trời vẫn còn mù sương vào buổi sớm. Đang trong mùa covid vừa bùng phát rầm rộ, tôi phải ở nhà self isloate một thời gian. Thỉnh thoảng nhờ anh ấy đi làm về mua cái gì cần thiết.
Vẫn mọi ngày như thường lệ, anh ấy vẫn sáng đi tối tận khuya mới về. Tôi không hiểu vì sao vào một buổi tối, tôi nghe tiếng tin nhắn từ số điện thoại của anh ấy :
- tối nay anh không về.
Tôi nhắn lại :
- về ngay lập tức, 30 phút không thấy mặt anh là em đứng trước cửa chỗ làm anh đấy.
Tôi lại nghe tiếng điện thoại từ chỗ làm :
- chị ơi, giờ em đang cần người, chị đừng làm khó anh ấy mà.
Tôi nói lại :
- covid, đóng cửa nghỉ đi em. Nếu muốn anh ấy đi làm thì tối phải về nhà. Hiện giờ anh ấy đang bệnh đấy, nghỉ dưỡng cũng hợp lý.
Từ điện thoại đáp lại :
- chị thông cảm giúp bọn em đi.
Tôi vẫn một câu :
- Thì em cũng phải thông cảm cho chị, thật sự là chị cũng đang bệnh, nên cũng phải nhờ anh ấy nhiều lắm. Nhắn với anh ấy, 30 phút nữa không thấy mặt anh ấy, chị đứng trước cửa chỗ làm đấy. Có chuyện gì mọi người chịu trách nhiệm nhé. Chị ra đường lúc này nguy hiểm lắm đấy.
Tiếng từ điện thoại : - chị thiệt tình, cứ làm khó bọn em.
Tôi tắt máy, không nói tiếng nào. 30 phút sau tôi thấy anh ấy lộp cộp mở cửa bước vào, mặt nhăn nhó :
...