VietBest

Full Version: Không nên tắm vào ban đêm
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Cô gái 26 tuổi bị liệt dây thần kinh số 7 khiến nửa mặt phải cứng đơ chỉ vì thóikhiến nửa mặt phải cứng đơ chỉ vì thói quen tai hại mà nhiều người trẻ hay mắc phải
TANGERINE Theo Pháp luật & Bạn đọc 4 giờ trước

Câu chuyện của cô bạn Phạm Ngọc Linh chính là lời cảnh tỉnh tới những bạn trẻ đang còn giữ thói quen xấu này hàng đêm.

Vài năm trở lại đây, đã có rất nhiều trường hợp người trẻ đi chơi về khuya rồi tắm đêm bị trúng gió, cảm lạnh hoặc nghiêm trọng hơn là đột tử ngay trong đêm khiến người thân không khỏi xót xa và tiếc nuối. Nếu bạn cũng từng mắc phải thói quen này, hãy sửa ngay trước khi quá muộn!
Mới đây, từ cộng đồng làm đẹp Chị Em Mần Đẹp trên mạng xã hội Facebook, chủ tài khoản Phạm Ngọc Linh (26 tuổi, TP. Hồ Chí Minh) đã chia sẻ câu chuyện bản thân bị liệt dây thần kinh số 7 vào trước đêm sinh nhật tuổi 23 như sau.
[Image: untitled-1-16368221008351977475681.gif][Image: 1-1636822605224759133291.jpeg]
Ngọc Linh từng bị liệt một nửa bên mặt phải chỉ vì thói quen tai hại mang tên TẮM ĐÊM
Nguyên văn dòng chia sẻ của Ngọc Linh:
TÔI ĐÃ TỪNG KHÔNG TRÂN TRỌNG SỨC KHOẺ BẢN THÂN DẪN ĐẾN HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG NGAY SINH NHẬT 23 Tuổi
Thật sự thì tui định giấu cái việc này đến suốt cuộc đời, vì quá xấu xí, vì quá xấu hổ, hổng muốn để ai biết. Nhưng nghĩ lại, đây là điều mà các bạn gặp rất nhiều lần và rất chủ quan, nên tui sẽ chia sẻ tại đây để các bạn không bị như tui nữa.
Chắc hẳn rằng các bạn ở đây ai cũng đã từng tắm đêm đúng hông, cũng đã từng tắm gội xong mà ngồi ngay ở trước quạt để hong khô hoặc ngồi máy lạnh ngay sau khi vừa tắm xong. Đó chính là sai lầm của tui vào hai năm trước và những năm trước đó. Tui hay đi chơi đi làm về khuya nên là tầm khoảng 11.00 có khi là 12.00 tôi mới tắm, tắm xong là ra mở quạt và phà vào người liền. Người ta nói đi đêm lắm có ngày gặp ma, tui đâu có tin đâu. Thế nhưng, điều thực sự kinh khủng đã đến ngay trước đêm sinh nhật tuổi 23. TUI BỊ LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ 7. Tôi vẫn nhớ như in cái cảm giác ấy, trong khoảng 15 tiếng từ sáng tới tối thôi mà cái mặt bên phải của tui cứng đơ, chu mỏ, cau mày hay nhắm mắt đều không được. Ai đã từng bị sẽ hiểu cảm giác tuyệt vọng, tủi thân cực độ.
Cách chữa trị: Trong cái rủi còn có có may, tui bị nhẹ nên đi châm cứu, massage tầm khoảng 1 tháng (ngày nào cũng đi) thì dây thần kinh trở lại tạm ổn định, khoảng 90% (hổng được 100% đâu nhen) - mình chữa ở bệnh viện Y học cổ truyền á
Kể từ ngày đó, dù có bận cỡ nào hay kẹt cỡ nào tui cũng ko tắm đêm sau 9h, ko ngồi trước quạt hay ngồi máy lạnh sau khi tắm nữa.
Các bạn ơi, hãy chú ý quan tâm tới sức khoẻ của mình hơn nhé, do mình may mắn bị nhẹ nên chữa trị được, có những trường hợp kéo dài cả 3 tháng, nửa năm chữa mãi mà không được í. Và đã bị bệnh này 1 lần thì nó có thể tái phát bất kì lúc nào mình không cẩn thận á.



Hiện tại, câu chuyện mà Ngọc Linh chia sẻ đang là chủ đề nóng trên hội. Được biết, sau khi mắc bệnh liệt dây thần kinh số 7, Ngọc Linh đã mất khoảng 1 tháng để điều trị phục hồi, ngày nào cô bạn cũng phải đi châm cứu và xoa bóp cơ mặt để dần lấy lại khuôn mặt bình thường.
[Image: 2-163682260525877907212.jpeg][Image: 3-1636822605325707849496.jpeg]
Đón sinh nhật tuổi 23 với một nửa mặt cứng đơ, không thể cử động
Trước đó, khi biết mình bị liệt dây thần kinh số 7 do thường xuyên tắm đêm, Ngọc Linh đã gặp khó khăn khi nói chuyện, phát âm khó chuẩn xác. Lúc đó Ngọc Linh làm sale (nhân viên tư vấn) nên hoàn toàn bị mất tự tin khi giao tiếp, không dám đi gặp khách hàng. Trong khi ăn uống, Ngọc Linh cũng chẳng thể ăn ngon miệng do một nửa bên mặt cứng đơ. Cô bạn chỉ ăn được ở bên mặt còn lại, cứ đưa đồ ăn vào miệng là hay bị rớt thức ăn ra ngoài. Thậm chí, việc ngủ nghỉ cũng bị ảnh hưởng do Ngọc Linh không thể nhắm hết mắt vào được, từ đó khiến giấc ngủ không sâu, tâm lý ảnh hưởng.
[Image: untitled-2-1636822871167408900131.gif][Image: 4-16368226054002105453138.jpeg]
HIện tại, Ngọc Linh đã tạm hồi phục tới 90%
Sau khi tới chữa trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược, Ngọc Linh đã được thử phản ứng của dây thần kinh định kỳ, kết hợp với phương pháp châm cứu một nửa khuôn mặt phải, đỉnh đầu. Ngoài ra, bác sĩ còn xoa bóp, massage từng khu vực như trán, chân mày (tập nhướn mày), mũi (phình mũi, hóp mũi), miệng (tập chu mỏ) để giúp Linh dần hồi phục. Thật may là sau 1 tháng chữa trị, tình trạng sức khỏe của Ngọc Linh đã có chiều hướng tích cực.
Liệt dây thần kinh số 7 là căn bệnh như thế nào?
Bệnh liệt dây thần kinh số 7 - liệt mặt (tên chuyên ngành là Bell’s Palsy) xảy ra khi dây thần kinh số 7 bị chèn ép và viêm sưng khiến khả năng điều khiển cơ một bên mặt bị hạn chế. Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, thể trạng. Đặc biệt, bệnh rất dễ gặp phải vào những mùa thời tiết quá lạnh, điển hình ở người hay chủ quan không giữ ấm cơ thể đúng cách.














00:05 / 00:10



Liệt dây thần kinh số 7 được chia thành 2 loại: liệt dây thần kinh số 7 trung ương và liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên. Trong đó, liệt dây thần kinh số 7 trung ương thường xảy ra sau khi bị tai biến mạch máu não. Còn liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên lại phổ biến hơn, nguyên nhân thường đến từ một số thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày và có thể gặp phải ở cả nam giới lẫn nữ giới.
[Image: 0-1515383713467-16368226051591695667925.png]


Tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm tính mạng nhưng liệt dây thần kinh số 7 nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì nó có thể để lại di chứng lâu dài, gây mất thẩm mỹ khuôn mặt lẫn khó khăn trong mọi sinh hoạt hàng ngày.
Một vài triệu chứng phổ biến của bệnh liệt dây thần kinh số 7:
- Miệng bị lệch, răng và miệng không còn sức lực, trở nên yếu ớt.
- Một bên mắt nhắm chặt lại.
- Đau sau tai, thính giác giảm.

- Rối loạn tuyến nước mắt và nước bọt.
- Ăn uống không ngon miệng, vị giác gặp vấn đề.
Cần làm gì để đề phòng nguy cơ bị liệt dây thần kinh số 7 trong những ngày trời lạnh?
- Giữ ấm cơ thể là điều kiện cần thiết để giảm thiểu nguy cơ bị liệt mặt, méo miệng do trời lạnh. Đặc biệt, bạn nên nhớ chú trọng giữ ấm phần đầu, mặt, hai tai và cổ để tránh gió lạnh thổi vào làm tăng nguy cơ mắc bệnh
- Không chỉ những lúc đi ra đường mà ngay cả khi ngủ cũng cần phải làm ấm phòng, giữ ấm cơ thể bởi phần lớn bệnh Bell’s Palsy diễn ra là do nhiệt độ về đêm giảm xuống bất ngờ.
TIN LIÊN QUAN
  • [Image: photo1636109908033-1636109908502707612968.png]
    Những lý do chẳng ai ngờ có thể gây ra cơn đột quỵ không báo trước, tập tành hay tắm rửa sai cách cũng nguy hiểm tính mạng
  • [Image: photo1635904338573-1635904338929671243641.jpeg]
    Người Nhật không bao giờ đặt toilet chung với nhà tắm: 3 lý do phía sau khiến cả thế giới bái phục, hiểu luôn vì sao họ lại sống thọ bậc nhất
[size=undefined]
- Không nên ra ngoài tập thể dục quá sớm vào những hôm trời lạnh. Tập khi nắng đã lên hoặc tốt nhất là vận động trong nhà để an toàn hơn cho sức khỏe.
- Không nên chủ quan tắm nước lạnh vào mùa đông, cơ thể nhiễm lạnh bất ngờ cũng có thể làm tăng nguy cơ liệt mặt, méo miệng.[/size]
Nguồn tổng hợp: Group Facebook Chị Em Mần Đẹp
  • Những lý do chẳng ai ngờ có thể gây ra cơn đột quỵ không báo trước, tập tành hay tắm rửa sai cách cũng nguy hiểm tính mạng
    Mỹ AnhTheo Pháp luật & Bạn đọc8 ngày trước
    [Image: photo1636109908033-1636109908502707612968.png]Đột quỵ được mệnh danh là căn bệnh có thể đột ngột cướp đi mạng sống của bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào. Không riêng người lớn tuổi mà người trẻ thời nay cũng có nguy cơ mắc phải bệnh lý này rất cao.
    Đột quỵ (hay còn được gọi là tai biến mạch máu não) sẽ xảy ra khi một phần não bộ bị tổn thương do tắc mạch máu lưu thông tới não. Một cơn đột quỵ có thể xảy ra bất ngờ mà không hề có dấu hiệu báo trước. Khi não của bạn không nhận được đủ oxy, các tế bào não bị trì trệ nên dẫn đến hiện tượng não bộ ngưng hoạt động, từ đó khiến các chức năng trong cơ thể cũng dừng làm việc theo.
    [Image: photo-1-1636101673644620895620.jpeg]


    Tại Việt Nam, đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, thậm chí còn xếp trên cả ung thư. Thực tế, trong vài năm trở lại đây, số người mắc bệnh đột quỵ đang ngày càng tăng cao. Bệnh không phân biệt già trẻ lớn bé mà có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và nó còn có thể xuất hiện ở cả những người trẻ khỏe mạnh.
    Điều đáng nói là bệnh đột quỵ có thể đến bất thình lình mà không hề có dấu hiệu báo trước. Điển hình như 2 trường hợp dưới đây đều là những cố nghệ sĩ đa tài, có sức khỏe tốt nhưng lại qua đời đột ngột vì căn bệnh này.
    Nghệ sĩ Chí Tài qua đời vì đột quỵ sau khi tập thể dục
    Chiều ngày 9/12/2020, làng giải trí Việt không khỏi bàng hoàng trước thông tin nam danh hài Chí Tài qua đời. Theo xác nhận từ quản lý cũ, cố nghệ sĩ qua đời do đột quỵ sau khi tập thể dục. Sự ra đi đột ngột của Chí Tài đã khiến bạn bè đồng nghiệp cùng nhiều người hâm mộ vô cùng xót xa và luyến tiếc.
    [Image: 2-154042-1636101849670242615084.jpeg][Image: 1-16075812608371534419664-1636101761675282316098.jpeg]
    Được biết, cố nghệ sĩ thường có thói quen leo cầu thang bộ tới 36 tầng lầu mỗi ngày. Đây cũng là cách để ông duy trì sự dẻo dai và hỗ trợ điều trị căn bệnh tiểu đường ở tuổi 62.

    Chia sẻ về vấn đề này, Giáo sư Phạm Gia Khải (nguyên Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam) cho hay, trong nhiều năm gần đây, các vụ tai biến xảy ra khi vận động đã được cảnh báo ngày càng nhiều, đáng tiếc nhất là những trường hợp đột tử mà trước đó bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh, không có biểu hiện đáng ngờ.
    [Image: photo-1-1636101957347468205917.jpg]
    Giáo sư Phạm Gia Khải

    Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ có rất nhiều trường hợp, trong đó có tăng huyết áp, người có bệnh mãn tính như tiểu đường giống cố nghệ sĩ Chí Tài lại càng có nhiều nguy cơ đột quỵ. GS Khải cho rằng, nếu như vận động quá sức thì có nguy cơ đột quỵ rất lớn.
    Những người tập thể dục, thể thao xảy ra tai biến dẫn đến đột tử phần lớn là do bị cao huyết áp, tụt huyết áp hay có bệnh lý về tim mạch. Họ chỉ phát hiện bệnh khi vận động quá sức. Chính vì vậy, nhiều người thấy sức khỏe bình thường, kiểm tra không phát hiện bệnh, nhưng khi chơi thể thao, thi đấu thể thao thì dễ bị tai biến, tử vong.
    Nghệ sĩ Anh Vũ qua đời vì đột quỵ do tắm khuya
    Sáng ngày 2/4/2019, thông tin về cái chết đột ngột của nam diễn viên hài Anh Vũ đang lưu diễn tại California đã khiến đông đảo bạn bè cùng các nghệ sĩ, khán giả vô cùng bàng hoàng, thương tiếc. Cho đến hiện tại, nguyên nhân cụ thể khiến Anh Vũ qua đời vẫn chưa được cơ quan chức năng tại quận Cam, bang California (Hoa Kỳ) đưa ra thông báo chính thức. Dù vậy, người nhà của nam diễn viên đã tiết lộ với truyền thông lý do anh ra đi đột ngột xuất phát từ việc tắm khuya, dẫn đến tình trạng đột quỵ ngay trong đêm.
    [Image: 3-16360851141931296201668.jpeg]

    Thông tin này đã khiến nhiều người vô cùng lo sợ, bởi thói quen tắm muộn thường hay gặp phải ở rất nhiều người trẻ. Trong vài năm trở lại đây, các trường hợp tử vong do đột tử sau khi tắm đêm được cảnh báo rất nhiều trên mạng xã hội nhưng nhiều người vẫn chủ quan coi thường.
    Càng về tối muộn, nhiệt độ và không khí bên ngoài sẽ càng giảm xuống thấp nên các chuyên gia thường khuyên bạn không nên đi tắm sau 10 giờ đêm. Đặc biệt, bạn cũng cần lưu ý không tắm đêm trong những trường hợp sau để phòng tránh nhiều biến chứng nguy hại:
    - Sau khi vận động mạnh hoặc tập luyện cường độ cao.
    - Sau khi uống rượu bia, trong người đang có men cồn, chất kích thích.
    - Khi cơ thể quá mệt mỏi, vừa trải qua một cơn ốm nặng.

    - Khi đang trong kỳ "đèn đỏ".
    - Khi đang mang thai.
    Từ đây có thể thấy, trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, bao gồm các yếu tố không thể thay đổi và các yếu tố bệnh lý. Vì vậy, bạn cần nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ thông qua quy tắc F.A.S.T dưới đây:
    [Image: photo-1-16360847798752090645462.jpeg]

    1. Face - Gương mặt mất cân đối, hoặc méo xệ một bên miệng.
    2. Arm - Kiểm tra tình trạng hiện tại có bị yếu hoặc liệt tay, chân bằng cách yêu cầu bệnh nhân giơ đều hai tay, hai chân lên, nếu bên nào yếu hơn, hoặc rơi xuống trước cho thấy có liệt.
    3. Speech - Ngôn ngữ bất thường: yêu cầu bệnh nhân nói, lặp lại một cụm từ đơn giản. Nếu không lưu loát, giọng "méo" hoặc không nói được đó là dấu hiệu bất thường.
    4. Time - Nếu cùng lúc có 3 dấu hiệu trên thì cho thấy bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ rất cao. Hãy khẩn trương đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế nhanh nhất để kịp thời điều trị đột quỵ ngay.
    [Image: photo-1-16360899547201659059822.png]



    [img=20x0]https://kenh14cdn.com/mob_images/mobile-footer-news-relate-icon.png[/img]Nữ sinh 20 tuổi ngủ dậy bị chóng mặt, tê mặt trái, méo miệng lập tức phải nhập viện vì đột quỵ: Thời gian vàng hồi sinh từ cửa tử, xin đừng chậm trễ!

4 thói quen xấu khi tắm vào mùa thu đông mà nhiều người mắc phải có thể gây kích ứng da, thậm chí đột tử
GolfTheo Pháp luật & Bạn đọc16 ngày trước

[Image: photo1635391972715-16353919730391563759488.jpg]Tắm có rất nhiều lợi ích, ngoài việc làm sạch và loại bỏ mệt mỏi, nó còn có thể thư giãn cơ bắp và máu, cải thiện giấc ngủ, tăng cường trao đổi chất ở da. Tuy nhiên, vào mùa thu đông, khi thời tiết se lạnh, bạn tốt nhất đừng mắc phải 4 thói quen xấu này.
Tắm rửa là công việc gần như chúng ta làm hàng ngày, thực hiện quanh năm bất kể mùa hay thời tiết. Tuy nhiên, ở mỗi mùa, thời tiết khác nhau, việc làm này lại có những lưu ý nhất định mà chúng ta cần ghi nhớ để tránh gây hại cho sức khỏe.
Dưới đây là 4 thói quen xấu khi tắm vào mùa thu đông mà nhiều người mắc phải có thể gây kích ứng da, thậm chí đột tử mà bạn cần đặc biệt tránh.
1. Ngâm/tắm quá lâu
Tắm quá lâu sẽ khiến bề mặt da mất đi lớp dầu bảo vệ, dẫn đến các triệu chứng như khô và ngứa, da nhăn nheo và mất nước.
[Image: photo-1-1635390795914143129204.jpg]


Ngoài ra, người tắm lâu dễ bị mệt mỏi, dễ gây thiếu máu cơ tim, thiếu oxy, gây co thắt mạch vành, huyết khối, thậm chí gây rối loạn nhịp tim nặng và đột tử.
Do đó, tốt nhất bạn chỉ nên tắm từ 10-15 phút là đủ, dù là tắm bồn thì cũng không nên quá 20 phút.
2. Nhiệt độ nước cao
Nhiệt độ nước tắm quá cao sẽ phá hủy dầu trên bề mặt da, gây ra sự giãn nở của các mao mạch và làm trầm trọng thêm tình trạng khô da. Đồng thời, nhiệt độ quá cao sẽ làm tăng gánh nặng cho tim khiến tim bị thiếu máu cục bộ, thiếu oxy, trường hợp nặng sẽ gây đột tử.

[Image: photo-1-16353907988362032620656.jpg]


Vì vậy, nhiệt độ cơ thể bình thường của cơ thể con người là 36-37 độ C. Nhiệt độ nước trong vòi hoa sen có thể cao hơn một chút, ở mức 38-40 độ C; nhiệt độ nước tốt nhất trong bồn tắm là khoảng 35 độ C.
3. Dùng sản phẩm tẩy rửa mạnh
Vào mùa đông, làn da khô và mỏng manh, nếu sử dụng sữa tắm có khả năng tẩy rửa mạnh sẽ làm tổn thương lớp bảo vệ da và làm trầm trọng thêm các vấn đề về da.
Thực tế, chỉ cần tắm bằng nước sạch là có thể loại bỏ được khoảng 65% chất bẩn trên da. Vì vậy, khi lựa chọn sản phẩm sữa tắm, hãy cố gắng chọn những loại có tính axit yếu và không gây kích ứng.
Trong mọi trường hợp, không nên chà xát bề mặt cơ thể quá mạnh, có thể khiến da bị tổn thương, mất đi hàng rào bảo vệ da hoàn chỉnh và nguy cơ nhiễm vi sinh vật sẽ tăng lên đáng kể.

[Image: photo-2-16353907989281022248058.jpg]


Nói chung, nếu phải tắm hàng ngày, bạn có thể chọn loại sữa tắm có tính axit nhẹ hơn để làm sạch các vùng da có nếp gấp như tay, nách và mông, sau đó rửa lại các bộ phận khác bằng nước.
Tốt nhất nên thoa một lớp sản phẩm dưỡng da có khả năng dưỡng ẩm và giữ ẩm sau khi tắm. Trong vòng 3 phút sau khi tắm, đó là thời gian chính để thoa các sản phẩm dưỡng ẩm.
Ba phút sau khi tắm, da vẫn ở trạng thái ẩm, trên bề mặt sẽ xuất hiện một số hạt nước nhỏ hoặc hơi nước, thoa kem dưỡng thể lúc này có thể đạt được hiệu quả hydrat hóa (giữ ẩm) tốt nhất và là thời điểm tuyệt vời để dưỡng ẩm cho da.



Nếu kiên trì trong thời gian dài, làn da của bạn sẽ ngày càng trở nên mỏng manh và mịn màng hơn. Sau ba phút, độ ẩm trên cơ thể đã bốc hơi gần hết, nếu bạn thoa kem dưỡng thể vào lúc này, quá trình hydrat hóa sẽ bị suy yếu và hiệu quả sẽ không được tốt.
4. Tắm quá thường xuyên
Nhiều người nghĩ rằng tắm càng thường xuyên thì cơ thể càng sạch.
Thực tế, nếu bạn tắm quá thường xuyên sẽ làm trôi đi lớp dầu tiết ra trên bề mặt da và hệ thực vật bảo vệ thường ký sinh trên bề mặt da, dễ làm tổn thương lớp sừng của da, từ đó gây ngứa và yếu đi sức đề kháng của da.
[Image: photo-1-16353918581531044087652.jpg]



Chà xát mạnh cũng khiến lớp biểu bì vốn đã mỏng manh bị tổn thương, vi khuẩn và nấm sẽ xâm nhập vào cơ thể khi lớp biểu bì còn yếu và gây nhiễm trùng da.
Vì thế, trong trường hợp bình thường, chỉ cần tắm rửa 1-2 lần một tuần. Nếu nhiệt độ tăng lên hoặc môi trường làm việc khiến bạn tiết nhiều mồ hôi, bạn có thể tăng tần suất một cách hợp lý. Không cần thiết phải tắm nó hàng ngày hoặc thậm chí nhiều lần trong ngày.

Nguồn và ảnh: Kknews
Bạn thường tắm trong bao lâu? Hóa ra điều này cho thấy bạn đang cô đơn đến mức độ nào
J.D Theo Helino 2 năm trước

Một kết luận từ nghiên cứu của trường đại học Yale. Bạn thường tắm trong bao lâu nhỉ?

Mỗi chúng ta có một thói quen thường nhật của riêng mình, và hóa ra chúng tiết lộ khá nhiều điều về tính cách và tâm trạng ẩn sâu trong bạn. 
Như câu chuyện tắm chẳng hạn. Một số người có thói quen giải quyết chuyện tắm rửa một cách nhanh chóng. Số khác thì muốn tắm lâu, muốn ngâm mình trong bồn nước, hoặc đứng nửa giờ đồng hồ dưới vòi sen ấm áp, để thư giãn, loại bỏ căng thẳng trong suốt cả ngày dài.

THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn thường tắm trong bao lâu?
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
 Nhanh thôi, dưới 10 phút60%
 Càng lâu càng tốt, tối thiểu 30 phút!40%
BÌNH CHỌNXem kết quả
[size=undefined]



Tuy nhiên với khoa học, thời gian tắm của bạn ẩn giấu trong đó một câu chuyện khác. Theo một nghiên cứu từ ĐH Yale thì nếu bạn tắm lâu, đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang rất cô đơn. 
[Image: photo-2-15608363172291543560464.jpg]


Cụ thể, nghiên cứu được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu được thực hiện trên 51 người trong khoảng 18 - 45 tuổi. Các ứng viên phải hoàn thành một bản khảo sát về thói quen và mức độ cô đơn họ cảm nhận, trong đó có 3 câu hỏi liên quan đến tần suất và thời gian tắm.











00:07 / 00:20



Kết quả cho thấy, những ứng viên cảm thấy cô đơn có thời gian tắm dài hơn và thường xuyên hơn khoảng 23% so với người thường. Càng cô đơn, thời gian tắm càng dài hơn, và nhiệt độ nước cũng ấm hơn. 
Lý do được các nhà khoa học đưa ra là vì nước ấm có thể thay thế cảm nhận về việc có người thân thực sự bên cạnh, và xua đi cảm giác bị cô lập. Hay nói cách khác, đi tắm là cách giúp người cô đơn cảm nhận được sự ấm áp, dù thiếu đi giao tiếp xã hội.
[Image: photo-1-15608363172271510744203.jpg]

Bước tiếp theo của nghiên cứu, các chuyên gia muốn theo dõi nhóm ứng viên lớn tuổi hơn, để xem kết quả liệu có thay đổi. Lần này, họ thực hiện trên 41 ứng viên, trong độ tuổi từ 19 - 65, với hình thức tương tự.
Lần này, họ không tìm thấy sự liên hệ nào giữa tần suất tắm và mức độ cô đơn. Tuy nhiên, sự khác biệt ấy lại có thể giải thích được: người già thường có những thói quen lặp đi lặp lại thường xuyên hơn người trẻ. Đâm ra cảm giác thiếu thốn tiếp xúc xã hội của họ dễ dàng được thỏa mãn khi tắm, và họ không còn cảm thấy cô đơn nữa.

[Image: photo-3-1560836317230571645440.jpg]

Tất nhiên, cũng cần lưu ý rằng cô đơn là một cảm giác mang tính trừu tượng, khác biệt đối với từng người. Sự cô đơn đôi khi không thể hiện ở việc bạn có bao nhiêu bạn bè. Có người dù sở hữu rất nhiều mối quan hệ, tiếp xúc với nhiều người, cười nói mỗi ngày, nhưng vẫn cảm thấy cô độc. Vậy nên điều quan trọng là tìm hiểu chính xác cơ chế của sự cô đơn, và xác định nguyên nhân là do đâu.
TIN LIÊN QUAN[/size]
  • [Image: screen-shot-2019-05-06-at-35323-pm-15571...480831.png]
    Ảnh cưới bị chụp như búp bê giấy, cô gái trẻ đệ đơn kiện studio nhưng nhận về kết quả khiến ai cũng ngỡ ngàng
  • [Image: 9740874-6697381-image-a-171550011454076-...809309.jpg]
    Đừng buồn vì ế, anh chàng đẹp trai 26 tuổi kiếm hơn 2,6 tỷ mỗi tháng này cũng đang cô đơn
[size=undefined]
Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên về việc các hành động bên ngoài ảnh hưởng đến tâm trạng bên trong. Trước kia đã từng có nghiên cứu chỉ ra rằng đơn giản chỉ cần cầm một tách cafe hoặc trà nóng là đủ để khiến chúng ta tự tin hơn, hào phóng hơn và tin tưởng hơn vào đối phương. [/size]
Tham khảo: BS, VT.co
Cô gái Hà Nội liệt nửa mặt vì tắm đêm: Bác sĩ chuyên khoa thần kinh giải đáp về bệnh và cách phòng tránh
BÁC SĨ NGÔ MINH QUÂN 1 giờ trước



Nghe đọc bài
3:07

1x


Nữ miền Bắc


Mới đây, trên MXH không ngừng chia sẻ một trường hợp đáng tiếc về cô gái bị liệt nửa gương mặt chỉ 10 ngày trước đám cưới. Bác sĩ Ngô Minh Quân đã có những chia sẻ về căn bệnh này.

Trần Thị Thảo Trang (28 tuổi; Long Biên, Hà Nội) cho biết sự việc xảy ra vào ngày 31/05. "23h30 tối đó mình tắm bằng nước ấm rồi vào phòng ngủ. Chồng mình đặt điều hoà trong phòng khoảng 26 độ. Lúc tắm xong mình cảm giác mắt bên phải không khép được hết, nhưng mình chỉ nghĩ là hay do mỏi mắt nên nhỏ thuốc mắt rồi đi ngủ tiếp. Hôm sau ngủ dậy vào đánh răng thì mới phát hiện một bên mặt bị cứng đơ không hoạt động được".
[Image: photo-4-16857619754682111773227.png][Image: photo-3-1685761973096899248861.png]
Trần Thị Thảo Trang chia sẻ nguyên nhân việc liệt dây thần kinh số 7 là do tắm đêm và nằm điều hoà (Ảnh cut từ clip)



"Mình không nhai được hàm bên phải, môi không hoạt động được nên thức ăn bị mắc trong hàm. Uống nước cũng bị chảy ra nên phải uống bằng ống hút và uống từng ít một. Đánh răng cũng phải dùng tay bóp môi bên phải lại thì mới súc miệng được. Nói chuyện cũng bị khó nghe hơn do khẩu hình miệng. Cũng vì không chớp mắt được nên mắt bên phải rất khô cay và luôn trong tình trạng đỏ, chảy nước mắt", Thảo Trang chia sẻ những bất lợi trong cuộc sống.

Nhiều trường hợp liệt mặt sau khi cơ thể bị lạnh đột ngột
Liệt mặt xảy ra khi dây thần kinh mặt (dây thần kinh sọ số 7) bị tổn thương. Điều này dẫn đến yếu và mất khả năng vận động các cơ vùng mặt ở một hoặc cả hai bên.
Tổn thương dây thần kinh mặt có thể xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm nhiễm trùng, chấn thương, đột quỵ,... Nó cũng có thể xảy ra mà không có nguyên nhân, được gọi là liệt Bell (Bell's Palsy).
[Image: photo1685762029371-16857620296301458814153.jpg]BÁC SĨ NGÔ MINH QUÂN
Tác giả bài viết
  • Bác sĩ Khoa Ngoại Thần Kinh - Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TP.HCM
  • Chủ nhiệm CLB Thầy thuốc Trẻ của Bệnh viện
[size=undefined]
Liệt Bell còn được gọi là liệt mặt ngoại vi cấp tính không rõ nguyên nhân, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết đến. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng có thể là do viêm dây thần kinh mặt phản ứng sau khi bị nhiễm virus. Các triệu chứng thường bắt đầu cải thiện trong vòng vài tuần, với sự phục hồi hoàn toàn trong khoảng sáu tháng. Trong thời gian điều trị, bác sĩ có thể kê đơn thuốc và đề nghị các bài tập tăng cường sức cơ cho khuôn mặt.
Thực tế gặp có nhiều trường hợp liệt mặt sau khi cơ thể bị lạnh đột ngột (thói quen để máy lạnh, tắm đêm, ướt mưa, từ phòng máy lạnh ra ngoài trời nóng hoặc từ ngoài vào phòng máy lạnh đột ngột). Ngoài ra liệt mặt cũng xảy ra thường xuyên hơn ở những người:
Đang mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba, hoặc những người đang ở tuần đầu tiên sau khi sinh Bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cúm hoặc cảm lạnh Bị tiểu đường Bị huyết áp cao Bị béo phì

Mặc dù vẫn chưa thể chứng minh, nhiều bác sĩ nhận ra mối liên hệ đáng kể giữa căng thẳng và sự khởi phát của bệnh liệt mặt. Các chuyên gia tin rằng căng thẳng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, dẫn đến dễ tổn thương dây thần kinh mặt của bạn.
[Image: photo-1-1685761969797234634506.png]


Cách nào để giảm nguy cơ liệt mặt?
Một lối sống, sinh hoạt lành mạnh, tránh căng thẳng, tập thể dục thường xuyên, hạn chế uống đồ uống có chứa cồn, bỏ thuốc lá, không thức khuya, tránh gió lạnh; phòng ngừa cảm cúm và các loại virus gây bệnh; nâng cao sức đề kháng, tránh thừa cân được xem là rất có ích trong việc giảm thiểu các yếu tố nguy cơ liên quan đến liệt mặt
TIN LIÊN QUAN[/size]
  • [Image: photo1685759895620-1685759895759713997240.jpg]
    Dấu hiệu ung thư có thể xuất hiện trên bàn tay, cực dễ bỏ sót
  • [Image: photo1685755320299-1685755320531428907878.jpg]
    Sán "đóng kén" trong tim do một trào lưu đang thịnh hành
[size=undefined]
Nếu bạn bị liệt mặt - dù dần dần hay đột ngột - hãy khám bác sĩ ngay lập tức. Mặc dù liệt dây thần kinh mặt không nguy hiểm, nhưng có thể là một biểu hiện của bệnh lý nghiêm trọng tiềm ẩn. Điều trị kịp thời là cách tốt nhất để tăng khả năng phục hồi hoàn toàn. Mặc dù vậy, đôi khi, liệt mặt là vĩnh viễn. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ giúp tư vấn để giảm nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn[/size]