VietBest

Full Version: Điều cần làm để đánh bại chiến lược áp chế cử tri của đảng Cộng Hòa Updated: 3 days a
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Điều cần làm để đánh bại chiến lược áp chế cử tri của đảng Cộng Hòa








[Image: file.jpg]



Cuộc họp không giới hạn” tại Toà Bạch Ốc mới đây giữa tổng thống Biden và 8 vị lãnh đạo dân quyền bàn về những đạo luật hạn chế bầu cử và chiến thuật “cướp diễn đàn” khiến tôi liên tưởng đến một trong những nhà vận động hành lang xuất sắc, Clarence M. Mitchell Jr, giám đốc văn phòng Washington của tổ chức NAACP và cũng là nhân vật huyền thoại của Diễn đàn Lãnh đạo về Quyền Công dân. Đây là lý do tại sao.


Trong cuộc họp sơ bộ tuần này, mục sư Al Sharpton phát biểu trên đài MSNBC, “tôi không nghĩ tổng thống muốn sử sách ghi lại rằng trong suốt nhiệm kì của ông ta, quyền đi bầu của những người đưa ông và phó Tổng thống Harris lên nắm quyền, tiếp tục suy yếu.” Chính trị gia vẫn còn đang mang những món nợ dân quyền chưa trả, cũng phải tự trăn trở về những di sản của riêng họ. Họ không hoặc không nên để những người đang lao động quần quật trên tuyến đầu để xây đắp cho những chiếc ghế quyền lực mà họ đang ngồi, tự nói với nhau rằng, quyền bầu cử của người dân đã tan biến ngay trước mũi những vị lãnh đạo phong trào dân quyền.

Mitchell rất thích kể về một bài học mà Tổng thống Lyndon B. Johnson đã dạy ông khi ông đang đấu tranh cho những đạo luật dân quyền tối cần thiết.

Johson, người từng là một nhà lãnh đạo quyền lực nhất tại Thượng viện đã nói rằng, “Clarence, cậu có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn nếu có đủ số phiếu. Vậy giờ cậu có bao nhiêu phiếu rồi?"

Cứ mỗi lần nghe thấy mấy lời này. Mitchell lại cảm thấy khó chịu. Nhưng càng nghiền ngẫm về câu nói này của Johnson, thì ông càng nhận ra rằng “đây là lời khuyên tốt nhất mà một người có thể đưa ra."

Bài học đó vẫn rất giá trị đối với những nhà lãnh đạo dân quyền ngày nay. Những lời sáo rỗng trước ống kính chẳng thể đưa phong trào đi xa.

Bài học năm 1965 cho tới nay vẫn còn nguyên gía trị: cách duy nhất để những người đấu tranh cho dân quyền giành chiến thắng, và cũng là những gì đất nước cần, là có đủ số phiếu bầu đánh bại những khó khăn đang cản đường.

Hỡi các anh em, niềm khao khát đứng trước cả dàn micro để buông câu “…và sau đó tôi nói với Biden rằng” có thể cũng hay đấy. Nhưng thay vì dành thời gian dựa dẫm vào Biden, thì tốt hơn hết là chúng ta tiếp tục dồn sức đúng lúc đúng chỗ: khi ở địa phương của mình, những lúc gian khó, hay khi huy động số phiếu ở Quốc Hội. Tăng áp lực buộc Thượng Viện và Hạ Viện phải hành động, và hãy làm điều đó như thể không có ngày mai. Bởi vì nếu những thế lực của Thượng nghị sĩ Mitch McConnell và cả dàn lập pháp tiểu bang của đảng Cộng Hòa thành công với kế hoạch hạn chế cử tri, thì ngày mai sẽ còn tồi tệ hơn cả những tháng ngày đen tối trước khi Đạo luật quyền Bầu Cử mang tính lịch sử được thông qua năm 1965.

Gây áp lực lên Biden và Harris vẫn là chưa đủ

Bên cạnh đó, họ cũng không còn phiếu bầu ở Quốc Hội. Ngoài nhiệm vụ phá vỡ được thế bế tắc ra, thì bà Harris cũng chỉ là một bà phỗng ngồi trên chiếc ghế chủ toạ. Tất nhiên đó là chiếc ghế có tầm nhìn tuyệt vời xuống những gì diễn ra trong khán phòng. Nhưng nó chẳng có giá trị gì trong các cuộc bỏ phiếu.

Điều đó không có nghĩa là chính quyền Biden không cho những người ủng hộ nhân quyền một số công cụ đáng giá để sử dụng khi cần thiết.

Mới đây, khi các lãnh đạo nhân quyền đang cùng nhau cật vấn tổng thống Biden, bà Harris đã đi bộ đến Đại học Howard, trường cũ chung của chúng tôi, để thông báo về việc mở rộng sáng kiến “Tôi sẽ đi bầu” của Ủy ban Dân chủ Quốc gia. Và bà ấy đã không tới để “tay không bắt giặc”. Harris nói rằng ban lãnh đạo đảng Dân Chủ sẽ đầu tư 25 triệu Mỹ kim vào chiến dịch được mô tả là nhằm “giáo dục cử tri, bảo vệ cử tri, giúp đỡ có chọn lọc việc đăng ký cử tri cũng như công nghệ để giúp việc bỏ phiếu trở nên dễ tiếp cận hơn” và chống lại những nỗ lực gây phẫn nỗ của phe Cộng Hòa nhằm khiến những cử tri thiên tả gặp nhiều khó khăn trong việc đi bầu.

“Chiến dịch này," bà Harris nói, "được xây dựng dựa trên niềm tin vững chắc rằng lá phiếu của bất kì ai cũng rất quan trọng… Người dân phải có quyền quyết định tương lai của đất nước này, mà không phải chịu bất kì chướng ngại nào."

Jaime Harrison, chủ tịch Uỷ ban Toàn quốc đảng Dân chủ, cho biết số tiền đóng góp do chính quyền Bidden-Harris phát động sẽ bổ sung thêm vào khoản đầu tư trị giá 20 triệu đô la trước đó của uỷ ban, nhằm tiếp cận những cử tri tiềm năng trước khi đợt bầu cử giữa kì diễn ra tại cấp độ khu vực, tiểu bang và địa phương. Ông Harison, người từng kinh qua hai chiến dịch đặc biệt đắt đỏ nhằm lật ghế của Lindsey O. Graham, Thượng nghị sĩ ba nhiệm kì liên tiếp của đảng Cộng Hoà tại tiểu bang South Carolina vào năm 2020, hiểu rõ thế nào là bầu cử, và thế nào là thất bại.

Tất nhiên, tiền bạc sẽ chẳng có nghĩa lí gì nếu thiếu đi những động thái có khả năng làm thay đổi hành vi. Và hành vi là hệ quả của sự khuyến khích. Sherrilyn Ifill, chủ tịch của Quỹ Giáo dục và Bảo vệ Pháp lý NAACP, đã hoàn toàn đúng khi phát biểu sau cuộc họp tại Toà Bạch Ốc rằng “Chúng ta cần một vị tổng thống biết sử dụng tiếng nói, sức ảnh hưởng, và quyền lực của mình - và sử dụng thứ mà ông ấy hiểu rõ về thời khắc này… một thời khắc sống còn cho nền dân chủ của chúng ta.”

Biden có thể trở thành động lực thúc đẩy, có thể giúp huy động người dân cả nước cho mục đích chính nghĩa.

Nhưng cũng đừng quên Clarence Mitchell. Vẫn còn một câu hỏi khác được đặt ra vào thời khắc trọng đại của lịch sử dân quyền này, “Thưa Mục sư Al và những người bạn, các ngài đã đã có bao nhiêu phiếu rồi?”




Người dịch: An Nguyen

Biên tập: Đông Phong & Bảo Trân

The Interpreter