VietBest

Full Version: Thấy gì ở chùa to Phật lớn?
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Pages: 1 2
(2023-03-30, 07:31 PM)Dan. Wrote: [ -> ]Cảm ơn bạn LTPhong quá khen. Tính tui hay cà rỡn, cà rỡn nên nhân lúc rảnh rỗi thì hay nói xàm cho vui vậy mà. Sống đến ngần tuổi này rồi vốn dĩ đã không coi trọng những cái tiểu tiết hay quan trọng hóa bất cứ vấn đề gì nên thích vui vậy thôi. Ai cảm nhận được thì thích, ai không thông cảm được thì không thích hay ghét thì thôi cũng tùy vậy.  Cheer

AI hay Trí tuệ nhân tạo suy cho cùng thì cũng do con người tạo ra thôi mà, có điều nó được tạo ra nhanh quá, mau quá, nhiều người chưa đón nhận kịp như tui có phần hơi ngỡ ngàng. Và vì còn nhiều bỡ ngỡ nên chắc chưa thích, hy vọng tương lại sẽ thích, thích chỉ là một chuyện còn học được gì từ nó hay không thì còn tùy vào trình độ, tùy vào tuổi tác, tùy vào sự ham thích. Như tui bây giờ, vẫn thích những gì xưa cũ, y như một người hay hoài cổ, còn thích thủ cựu nên chưa mở lòng ra nghinh tân cho được. Cũng có khi vì mình đang ở một cái nơi mà sự mất mát những gì xưa cũ ngày càng lớn, mất tự do quá thì nghinh tân sao được mà nghinh.  Shy  

Chat GPT thật ra do tập hợp được nhiều dữ liệu, phân tích được rồi đưa ra nhận xét khá chính xác nên khiến ta khá ngạc nhiên, tỷ như một ông thầy bói hay thầy tướng, chỉ đựa vào một số nét trên khuôn mặt, trên tướng người có khi đưa ra một lời phán khiến mình giựt mình, huống chi ở đây ChatGPT  dựa vào cả tỷ dữ liệu nhân tướng học gộp vào, nói không đúng mới là chuyện lạ ah. 

Smiling-face-with-halo4

LTP đồng ý với huynh là ChatGPT dựa vào các dữ liệu (inputA) và tùy theo đề tài (input B) để tạo bài "thuyết giảng" (output) trong tuniemxu.org chẳng hạn.

Vì ChatGPT lệ thuộc vào input A, nên giá trị của bài thuyết giảng hoàn toàn tùy vào tài liệu được upload. Trong tôn giáo, nhất là trong đạo Phật, tài liệu rất nhiều, các tông phái cũng lắm (nhiều khi tư tưởng của tông phái này xung đột với tông phái kia), nên LTP không biết các nhà điện toán phần software tính sao. Hiện tượng GIGO (Garbage In Garbage Out) trong điện toán là điều được nhắc nhở rất thường.

Nếu ChatGPT được dùng một cách chung chung có lẽ OK, nhưng nếu để có thể viết được những bài thuyết giảng sâu sắc có lẽ Phật tử phải chờ thêm ít lâu nữa.
Tanzan và Ekido đi chung với nhau trên con đường bùn lầy. 
Mưa đang rơi nặng hạt.
Đến một khúc quanh, họ gặp một cô gái xinh xắn mặc Kimono và mang đai lưng, không vượt qua ngã tư được.
 
“Đi, cô em,” Tanzan nói ngay.


 Bế cô gái trên đôi tay, thiền sư mang cô qua vũng bùn.

Ekido chẳng hề nói một lời nào nữa, cho đến tối khi họ sắp đến chùa tạm nghỉ.

 Ekido không còn nhịn được.
“Người tu hành chúng ta không kề cận phụ nữ,” Ekido nói với Tanzan, 

“nhất là các cô gái trẻ và đẹp. Nguy hiểm. Sao thầy làm vậy?”

“Thầy bỏ cô ấy xuống đằng đó rồi,” Tanzan nói. 

“Con còn bế cô ấy sao?”


Câu chuyện để đọc hay là để THẮC MẮC????
 "Đọc không phải để được cái gì mà phải coi mình BUÔNG được cái gì."





Cái tinh thần cao cấp nhất của đạo phật đó là tu để buông chứ không phải tu để có được cái gì. 
Khi ta đã buông sạch thì tự nhiên trên tay ta là một đóa sen.

Tôi nói hoài, tu hành kiểu lượm ve chai và tu hành kiểu người đổ rác. 

Tu kiểu đổ rác nó an toàn hơn, cứ thấy rác là đem đổ. 
Còn lượm ve chai nhiều khi lượm nhầm lựu đạn. 

Cho nên, cách tu thứ nhất là cách tu của người đổ rác - tức là chỉ biết bỏ rác thôi. 

Nó an toàn hơn là cách tu của người lượm ve chai. 
Tức là đi gom nhặt kiến thức, giới hạnh, thiền định, chánh niệm tùm lum. 
Tu theo kiểu thu gom rất là nguy hiểm.
Sư Toại Khanh. 
(2023-03-30, 08:31 PM)Vo Minh Wrote: [ -> ] "Đọc không phải để được cái gì mà phải coi mình BUÔNG được cái gì."
...............................

Ok-sign-smiley-emoticon Clap Clap Cheer
Lan mến,

Lan có nhớ LTP từng nói rằng LTP học Phật Pháp cho bản thân mình, không phải để thuyết phục ai (kể cả Lan). LTP không muốn tranh cãi với ai. Nếu Lan cảm thấy ChatGPT giúp Lan, LTP rất mừng cho Lan.

Cám ơn Lan đã trao đổi với LTP trong thread này.

1393397501
(2023-03-30, 09:44 PM)LeThanhPhong Wrote: [ -> ]Lan mến,

Lan có nhớ LTP từng nói rằng LTP học Phật Pháp cho bản thân mình, không phải để thuyết phục ai (kể cả Lan). LTP không muốn tranh cãi với ai. Nếu Lan cảm thấy ChatGPT giúp Lan, LTP rất mừng cho Lan.

Cám ơn Lan đã trao đổi với LTP trong thread này.

1393397501

Chào anh LTP. Hello
Lan thấy anh có vào đây nói chuyện nên Lan chỉ muốn bắt chuyện với anh cho vui vậy thôi chứ không có ý nghĩ gì hết. Nhưng hình như anh LTP đã không vui khi lan đọc những lời đối đáp của anh, nếu Lan có nói lời gì làm cho anh buồn lòng thì cho Lan xin lỗi anh nhé. Chúc anh LTP có 1 ngày Thứ Sáu thật vui.

*@ Mod Xí Xọn, cho 4T xin lỗi vì đã vô đây làm phiền Mod nhé. Tulip4 Innocent
Thế nào là nội thân và ngoại thân trong thiền tứ niệm xứ?


Hỏi: Quán thân trên thân nghĩa là như thế nào? Tượng tự các khái niệm: nội thân, ngoại thân, nội thọ, ngoại thọ, nội tâm, ngoại tâm, nội pháp, ngoại pháp phải hiểu như thế nào?

Đáp: Cái gì do tâm sinh khởi gọi là nội tâm ví dụ như ý thức sinh khởi mà không cần bắt cảnh bên ngoài. Trong khi nhãn thức sinh khởi cần có ánh sáng bên ngoài, nhĩ thức sinh khởi cần có âm thanh bên ngoài, các tỷ thức, thiệt thức, thân thức cũng như vậy. Nên ý thức thuộc nội tâm. Còn 5 thức còn lại chỉ sinh khởi khi bắt cảnh bên ngoài nên gọi là ngoại tâm. Trong một số chú giải nói ngoại tâm là tâm của người khác thì không chính xác. Vì hành giả ở một mình trong rừng vẫn quan sát ngoại tâm bình thường với ngũ thức đã nói ở trên.

Tương tự nội tâm sinh khởi cần có cảnh cho nó. Cảnh này gọi là nội pháp. Khi ngũ thức bắt cảnh ngoài, cảnh ngoài này gọi là ngoại pháp.

Tương tự thọ đến từ tâm gọi là nội thọ. Thọ đến từ thân gọi là ngoại thọ. Ví dụ kiến cắn đau buốt gọi là ngoại thọ. Tâm buồn rầu khi nghĩ việc gì đó gọi là nội thọ. Một giải thích khác cũng không chính xác khi nói quan sảt buồn rầu của người khác gọi là ngoại thọ.

Nội thân bao gồm 32 thể trược và tứ đại sinh khởi trong thân như gió trong bụng, sức nóng trong người…Ngoại thân là 4 oai nghi và các oai nghi phụ. Hơi thở thuộc cả nội thân và ngoại thân. Ở đầu mũi hơi thở là ngoại thân. Ở trong bụng hơi thở là nội thân. Chú giải nói ngoại thân là quan sát thân người khác thì không chính xác. Vì không ai dạy thiền bằng cách đi quan sát thân người khác hay nghĩ đến hơi thở của người khác. Điều này là không thể làm được nhưng ngay trong quyển sách giảng giải về Đại Niệm Xứ nổi tiếng rất hữu ích cho các hành giả Tứ Niệm Xứ cũng không tránh khỏi sai xót này.

Phần trích dẫn: “Khi thiền sinh đã đạt được một số tiến bộ trong việc chú tâm vào hơi thở của chính mình, bỗng nhiên thiền sinh nghĩ đến hơi thở của người khác và tự nhủ: “Hơi thở của ta có điểm khởi đầu và điểm chấm dứt, sinh và diệt, thì hơi thở cuả người khác cũng vậy”. Ðó là thiền sinh đã “Quán sát thân trong ngoại thân”.” Hết phần trích dẫn.

Khi hành giả quan sát hơi thở ra vào của mình mà nghĩ đến hơi thở của người khác thì đã là thất niệm chứ không phải là quán thân trên ngoại thân. Nói như vậy thì cứ nghĩ đến người khác đang thở giống mình cũng là chánh niệm trong Tứ Niệm Xứ sao? Chúng ta học đạo phải thông mình chỗ này, tùy căn cơ mà bạn suy xét kết luận nhé.

Tương tự thọ trong thọ cũng vậy. Ví dụ sự buồn rầu là đối tượng của thọ. Vì thân xúc và thân thức sinh khởi chỉ biết xúc chạm sắc pháp mà không biết xúc chạm cái vô sắc (sự buồn rầu là vô sắc thuộc về đối tượng của cảm giác hay cảm thọ). Lưu ý rằng nóng lạnh, cứng mềm, thô ráp…là đối tượng thuộc về thân không phải thuộc về thọ. Chỉ khi nóng lạnh, cứng mềm, thô ráp… gây ra sự khó chịu (khổ) hay dễ chịu (lạc) thì khổ hay lạc lúc này thuộc về đối tượng của thọ. Quan sát thọ chỉ cần quan sát từ 3 đến 5 thọ: khổ, lạc, hỷ, ưu, xả. Vì thế Đức Phật đã nhắc đi nhắc lại quan sát thân và chỉ thân mà thôi (thân trên thân), thọ chỉ thọ mà thôi (thọ trên thọ), tâm chỉ tâm mà thôi (tâm trên tâm), pháp chỉ pháp mà thôi (pháp trên pháp). Quan sát lẫn lộn là râu ông này cắm cằm bà kia.

Quán 9 giai doạn tử thi là một đề mục đặc biệt trong Thân Quán Niệm Xứ của Tứ Niệm Xứ. Quán tử thi chỉ được gọi là quán ngoại thân khi có liên hệ với nội thân lúc này chính là thân hành giả. Kinh Tứ Niệm Xứ dạy rõ và nhắc đi nhắc lại cuối mỗi phần quán tử thi: “”Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy”. Nếu không có mối liên hệ này thì việc quán tử thi không thành tựu do không thiết lập mối quan hệ giữa nội thân (thân hành giả) và ngoại thân (tử thi). Nghĩa là hành giả chỉ nhờm gớm tử thi chứ không nhờn gớm thán thể của mình, khi nó cũng có cùng tính chất như vậy với tử thi. Cho nên tham ái với thân thể không được đoạn trừ.

Cũng cần nói rõ là quán tử thi không phải là quán thân người khác. Vì tử thi thì không có tâm, trong khi thân người khác (đang sống) thì có tâm. Còn mọi tử thi đều có tính chất như nhau là không có tâm (danh pháp) và đều trải qua chín giai đoạn như vậy.

(Thấy Biết)

LTP đã rút email của mình khỏi nhóm tuniemxu.org rồi.  Hy vọng VB sẽ không có sự góp mặt của robot ChatGPT.

Ngày nào đó, nếu Quora tràn ngập bài robot viết, LTP cũng sẽ rút lui khỏi Quora.
-------------
(Quora) What concerns you lately?

Answered by Sean Kernan:


I’m increasingly concerned that Quora is going to hand this platform over to clunky AI writing.
I’m starting to see generic AI-written answers appearing at the top of question pages.
[Image: main-qimg-9d31d7cecb12d2c78259bee250f4d4ef]
Yes, my opinion is inextricably biased to some extent. I benefit from viewership on this platform and do get paid for my writing.

Yet even discounting that bias, I feel safe in my opinion that this is problematic.

I’ve spent my 10,000 hours in online writing and know that readers value hearing from human beings, and actual thoughts that are rooted in their lived experiences and thoughts. Even further, I know that many readers are openly hostile towards AI writing being shoved in their faces.

It’s not a matter of AI writing evolving and getting more effective or believable, it’s a matter of people caring about connecting with other humans. Voices matter.

I’m a typically fierce defender of Quora. I don’t like inane criticisms by people who don’t know how to curate their feed, or people constantly complaining about things, or going after employees over trivial stuff.

But I do hope Quora doesn’t lose the spirit of its platform, and that it values the readers and writers who still enjoy being here.

------------------

Commented by Gunjita:
This will really suck not only from writer's but from reader's point of view too…People are not using Quora so that they will get answers from AI….They want something realistic

But if this will happen I wonder where will writers and readers of Quora rely on??

Commented by Michelle:
There are answers appearing from people using ChatGPT and not admitting to it either but it gets accidentally revealed in the answer, like this one:

[Image: main-qimg-84dda9f40c4ac042ba633f12d50c3ef1]
I just check all his other answers and they're all ChatGPT. 😒 That’s frustrating too!

Commented by Josh Frost:
I am suddenly imagining a future world where people who want to be truly knowledgeable have gone back to books, leaving the internet as a place where the majority throw misinformation at one another. (Or maybe we are there already…)
Cách Tính Thời Gian Theo Phật Giáo và Phật Kiếp


1. Cách Tính Thời Gian Theo Phật Giáo

Trong hệ thống tính thời gian của Phật Giáo, từ “kappa” có nghĩa là một “chu kỳ hay một aeon” được dùng để chỉ những giai đoạn thời gian hay thời kỳ nào đó theo thứ tự chu kỳ.


(Bản thân từ tiếng Anh “aeon” dùng để dịch từ “kappa” của tiếng Pali có nguồn gốc từ tiếng La-tinh, có nghĩa là một khoảng thời gian, một thời kỳ dài vô tận, hơn bất kỳ con số hay sự tưởng tượng của con người. Và xưa nay người ta quen dùng từ “kiếp” để tạm dịch từ này qua tiếng Việt, mặc dù “kiếp” ở đây không phải chỉ có nghĩa như là một “kiếp người” vô cùng ngắn ngủi – ND).


Bốn chu kỳ thời gian được phân biệt như sau:

  • Một Đại Kiếp (maha-kappa),

  • Một A-tăng-tỳ-Kiếp (asankheyya-kappa),

  • Một Trung Kiếp (antara-kappa), và

  • Một Kiếp Sống hay vòng đời hay khoảng thời gian tuổi thọ của con người (ayu-kappa) – Một Kiếp Người.

2. Đại Kiếp (Maha-kappa)

Một Đại Kiếp (maha kappa) nói chung có nghĩa là một chu kỳ tạo lập của thế giới. Vậy một chu kỳ tạo lập và tồn tại của một thế giới là bao nhiêu lâu?.


Trong “Tương Ưng Bộ Kinh II”, Chương XV, Đức Phật đã dùng một ví dụ núi đá hay một số lượng hạt cải để miêu tả so sánh về định nghĩa của “kiếp” như sau: Giả sử có một khối núi đá cứng, chiều dài một• yojana*, rộng một yojana và cao một yojana và cứ mỗi 100 năm, một người đến lau chùi bằng miếng vải lụa Kasika. Cho đến khi khối núi đá này được chùi mòn hết, thì khoảng thời gian không thể tưởng tượng đó vẫn còn ngắn hơn một đại kiếp (maha-kappa).


Hay giả sử có một khu được bao bọc bởi tường thành bằng sắt, • chiều dài một yojana, rộng một yojana và cao một yojana và được đổ đầy hạt cải bên trong lên hết chiều cao tường thành và cứ 100 năm, một người đến lấy một hạt cải. Cho đến khi không còn hạt cải nào ở đó, thì khoảng thời gian không thể tưởng tượng đó cũng chưa bằng một đại kiếp (maha-kappa). **


  • (yojana còn được gọi là một Do-tuần (HV) = 8 dặm Anh = khoảng 12.875 Km).
** Những ví dụ trên đây là đại ý trong bài Kinh nói trên, chứ không phải trích nguyên lời kinh Đức Phật đã nói.


▪ Vậy đã bao nhiêu đại kiếp nối tiếp nhau trong quá khứ rồi?

Theo lời Đức Phật:


“Này người anh em, một đại kiếp là rất dài. Và những đại kiếp như vậy thì dài hơn một đại kiếp đã trôi qua, nhiều hơn một trăm đại kiếp đã trôi qua, dài hơn một trăm ngàn đại kiếp đã trôi qua. Điều này như thế nào? Này người anh em, sự khởi thủy của một quá trình này là không thể tính được. Thời điểm đầu tiên không thể nhìn thấy được trong quá trình trôi tiếp và trôi xa hơn nữa từ lúc chúng sinh bị che khuất trong vô minh, vì trói buộc vào dục vọng”.


 3. A-tăng-tỳ-Kiếp (Asankheyya-kappa)

Theo “Tăng Chi Bộ Kinh” (Anguttara II, 142), có 4 giai đoạn được gọi là 4 thời kỳ hay “kỷ nguyên không thể nào tính được” được gọi là A-tăng-tỳ-Kiếp (Asankheyya-kappa), ngắn hơn một đại kiếp (maha-kappa).


Khoảng thời gian của một trong 4 A-tăng-tỳ-Kiếp này không thể nào tính ra được, ngay cả lấy 100.000 năm = 1 lakhs làm đơn vị để tính. Vì thế nên A-tăng-tỳ-Kiếp có nghĩa là “một khoảng thời gian không bao giờ đếm được”


Bốn A-tăng-tỳ-Kiếp này là:

1) Kỷ Nguyên Hoại Diệt (Hoại Kiếp) – là thời kỳ hủy hoại hay tiêu hủy thế giới. Trong “Kinh Mặt Trời” thuộc “Tăng Chi Bộ Kinh” (Anguttara IV, 99), Đức Phật đã miêu tả sự hủy hoại thế giới bằng Lửa, thậm chí tiêu hủy đến những cõi trời Đại Phạm Thiên. Kỷ nguyên hay A-tăng-tỳ-Kiếp (Asankheyya-kappa) bắt đầu bằng những trận mưa lớn bắt đầu dập tắt tất cả biển lửa trên thế giới nếu thế giới bị tiêu hủy bằng Lửa, hoặc bắt đầu bằng việc rút nước lũ lụt, nếu thế giới bị tiêu hủy bằng Nước; hoặc bắt đầu bằng việc ngưng bão tố nếu thế giới bị hủy diệt bằng Gió.


Việc mô tả hoàn toàn chi tiết về sự kiện thế giới bị tiêu hủy bằng những yếu tố lửa, nước, gió được ghi lại trong chương nói về những kiếp quá khứ trong quyển “Con Đường Thanh Tịnh” (Visuddhi Magga).


2) Kỷ Nguyên Hoàn Toàn Hủy Diệt (Tận Hoại Kiếp) – là thời kỳ tất cả hệ thống trên thế giới đã bị tiêu hủy hoàn toàn hay trong tình trạng là Không Trơ. Đây là thời kỳ bắt đầu từ lúc mà thế giới đã bị tiêu hủy bởi lửa, nước hay gió rồi cho đến khi bắt đầu những trận mưa lớn báo hiệu một chu kỳ một quá trình tiến hóa mới bắt đầu một thế giới mới.


3) Kỷ nguyên phát triển – là giai doạn tiến hóa. Đây là giai đoạn từ lúc có những trận mưa phát động sự tiến hóa một thế giới mới nói trên cho đến khi xuất hiện mặt trời, mặt trăng, những ngôi sao và những hành tinh.


4) Kỷ Nguyên Đã Phát Triển – là giai đoạn liên tục tiếp theo. Giai đoạn này bắt đầu từ lúc xuất hiện mặt trời, mặt trăng, những ngôi sao và những hành tinh cho đến khi có những trận mưa lớn báo hiệu bắt đầu sự hủy diệt của thế giới (bằng lửa, nước hay gió…).


Kiếp sống hiện tại của chúng ta là một trong vô lượng kiếp của A-tăng-tỳ-Kiếp thứ tư, trong một chu kỳ đại kiếp.


▪ Giải Thích về Tuổi Thọ ở Những Cảnh Giới sống tương ứng với tầng Thiền (Jhana) thứ Nhất, thứ Hai và thứ Ba.

Khi thế giới bị hủy diệt bằng 3 yếu tố (1) tam đại) lửa, nước và gió, Lửa tiêu hủy thế giới cho đến 3 cõi hay cảnh giới sống của tầng Thiền định thứ Nhất (Sơ Thiền). Theo các nhà luận giải, tuổi thọ cao nhất của những cảnh giới của Sơ Thiền là 01 A-tăng-tỳ-Kiếp (tức “một kỷ nguyên không thể tính được” đã giải thích ở trên), bởi vì những cảnh giới của tầng Thiền định này chỉ tồn tại trong một kỷ nguyên đó là Kỷ Nguyên Đã Phát Triển, tức Kỷ Nguyên hay A-tăng-tỳ-Kiếp thứ tư ở trên.


Sau khi bị tiêu hủy 7 lần liên tục bằng lửa, đến đợt thứ 8, thế 2) giới sẽ bị tiêu hủy bằng Nước, lúc đó sự tiêu hủy sẽ đến 3 cảnh giới hay 3 cõi sống tương ứng với tàng Thiền định thứ Hai (Nhị ThiềnF). Vì vậy, tuổi thọ dài nhất ở những cảnh giới này là 8 đại kiếp.


Sau khi bị tiêu hủy bằng Lửa qua 7 chu kỳ và 1 chu kỳ bằng 3) nước, thế giới lại bị tiêu hủy bằng Gió vào chu kỳ thứ 64, lúc đó sự tiêu hủy sẽ đến tận cảnh giới hay cõi sống tương ứng với tàng Thiền định thứ Ba (Tam Thiền). Vì vậy, tuổi thọ cao nhất ở cảnh giới này là 64 đại kiếp.


▪ Nguyên Nhân Hoại Diệt & Khai Triển lại Thế Giới?

Trong quyển “Cẩm Nang Về Trật Tự Vũ Trụ” (Manual of Cosmic Order), Đại trưởng lão Mahathera Ledi Sayadaw có viết rằng:

Không có một khởi thủy rõ ràng hay một kết thúc rõ ràng được biết đến, thế giới hay vũ trụ vật lý liên tục như vậy dù những chủ nhân thế giới hay những đấng siêu nhiên (issaracó xuất hiện hay không. Không bất kỳ dạng siêu nhiên nào, thậm chí một trăm, thậm chí một ngàn, thậm chí một trăm ngàn đấng như vậy cũng không thể nào làm ra, sáng tạo ra hay giải tán (thế giới, vũ trụ đó). Bằng quy luật của Lửa (utu niyama), bằng quy luật nhân duyên tự nhiên (dhamma niyama), trật tự của vũ trụ vật lý này được duy trì như vậy”.


4. Trung Kiếp (Antara-kappa)

Trong A-tăng-tỳ-Kiếp thứ tư hay “Kỷ nguyên Đã Phát Triển”, vòng đời hay tuổi thọ của con người có tăng hay giảm tùy thuộc đức hạnh


hay mức độ luân lý của loài người. Nếu đạo đức của con người đang phát huy, thì tuổi thọ của con người sẽ tăng lên đến mức siêu thọ 80.000 năm, đó là Đỉnh Cao của Đức Hạnh loài người. Nếu mức độ đạo đức sa sút, tuổi thọ loài người chỉ còn 10 năm, đó là tuổi thọ thấp nhất của giống loài người.


Để giảng giải rộng thêm vấn đề này, các thầy sẽ trình bày một cách chi tiết bằng những ghi chép trong “Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hồng” (Cakkavati-Sihananda Sutta) thuộc “Trường Bộ Kinh” (Digha Nikaya).


Khoảng thời gian của một chu kỳ trong đó tuổi thọ của loài người được tăng từ 10 năm đến siêu thọ 80.000 năm và rồi giảm từ siêu thọ xuống còn 10 năm trở lại thì được gọi là một chu kỳ Trung Kiếp (antara-kappa) nằm trong A-tăng-tỳ-Kiếp “Đã Phát Triển” thứ tư nói trên.


(Như vậy tuổi thọ trung bình trong Trung Kiếp này của chúng ta hiện nay (xem bên dưới) khoảng 100 năm là thuộc giai đoạn đang giảm xuống từ siêu thọ đến 10 năm. Hãy tưởng tượng sự sa sút về đức hạnh của con người trong thời mạt pháp này! –ND).


▪ Một Trung Kiếp Kéo Dài Bao lâu?

Trong quyển “Cẩm Nang Về Trật Tự Vũ Trụ” (Manual of Cosmic Order), Đại trưởng lão Mahathera Ledi Sayadaw cũng đã dùng lại ví dụ về số lượng cát sông Hằng để so sánh như sau:


“Nếu một người phải đếm số năm của một Trung Kiếp bằng số hạt cát, bốc đếm từng hạt cát của tất cả các chi lưu của sông Hằng, thì con số hạt cát sông Hằng có lẽ hết trước khi số năm của một Trung Kiếp được đếm hết”. (Tổng số lượng hạt cát ở sông Hằng cũng còn ít hơn tổng số năm của một Trung Kiếp -ND).


Sau khi trải qua hoàn thành 64 kỷ nguyên, thì Kỷ Nguyên Đã Phát Triển đến sau cùng. Vì hoàn toàn không có sự sống hay chúng sinh nào sống trong 3 kỷ nguyên (A-tăng-tỳ-Kiếp) kia, nên 3 kỷ nguyên đó không thể được suy ra là một Trung Kiếp theo cách diễn giải trên đây. Nhưng tất cả 4 kỷ nguyên hay A-tăng-tỳ-Kiếp đó có độ dài như nhau và trong tất cả Luận Giảng, mỗi A-tăng-tỳ-Kiếp (Asankheyya-kappa: tức một trong 4 kỷ nguyên Không Thể Tính Được) được chia đều thành 64 kỷ nguyên Trung Kiếp (antara-kappa).


Trong một số Kinh Điển Pali, một A-tăng-tỳ-Kiếp được ghi lại là bao gồm 64 hoặc 20 Trung Kiếp. Điều này là bởi vì có một kỷ nguyên khác được cho là một Trung Kiếp, đó là vòng đời hay “tuổi thọ” ở cảnh giới địa ngục A-Tỳ (Avici), được cho là bằng đến 1/80 của một Đại Kiếp hay bằng 1/20 một A-tăng-tỳ-Kiếp. Bằng cách tính này, người xưa đã cho rằng một A-tăng-tỳ-Kiếp thì bằng tương đương với 64 Trung Kiếp của cảnh giới con người hay bằng tương đương với 20 Trung Kiếp của cảnh giới Địa Ngục A-Tỳ.

5. Kiếp Người (Ayu Kappa)


Trong tiếng Pali, chữ “ayu-kappa” theo nghĩa gốc có nghĩa là vòng đời hay tuổi thọ. Nếu vòng đời là 100 năm, thì tuổi thọ (ayu kappa) là một thế kỷ. Nếu vòng đời là 1.000 năm, thì tuổi thọ (ayu kappa) là một thiên niên kỷ.


Khi Đức Phật dạy cho ngài Ananda rằng: “Này Ananda, ta đã phát triển được bốn năng lực thần thông (Tứ Thần Túc). Vì vậy, nếu ta muốn sống thêm một kiếp (kappa)”, thì chữ kappa có nghĩa là một kiếp người hay một vòng đời của con người (ayu-kappa), đó là 100 năm vào thời Đức Phật tại thế. Đây là cách diễn dịch của các Luận Giảng về Kinh “Đại Bát-Niết-bàn” (Mahaparinibbana Sutta).

6. Phật Kiếp (Buddha Kappa)

Phật Kiếp là những chu kỳ thế giới hay những Đại Kiếp có những vị Phật xuất hiện. Một đại kiếp không có xuất hiện vị Phật nào thì được gọi là Kiếp Không (suñña kappa).

Một kiếp nào có một hay nhiều vị Phật xuất hiện thì được gọi là một Phật Kiếp (Buddha kappa). Kiếp (kappa) ở đây nếu đứng riêng một mình không có tính từ hay danh từ ghép đứng trước, thì có nghĩa là một Đại Kiếp (Maha-kappa).


Có 4 loại chu kỳ Phật Kiếp, đó là:

Sara-kappa• : Kiếp có một vị Phật xuất hiện.

Manda-kappa• : Kiếp có hai vị Phật xuất hiện.

Vara-kappa• : Kiếp có ba vị Phật xuất hiện.

Saramanda-kappa• : Kiếp có bốn vị Phật xuất hiện.

Bhadda-kappa• : Kiếp có năm vị Phật xuất hiện.


Đại Kiếp hiện tại (hay thế giới hiện tại) là một kiếp lành, nhiều may mắn, tiếng Pali là: “Bhadda kappa”, vì có đến 5 vị Phật Toàn Giác xuất hiện. Bốn vị Phật đã xuất hiện trước, đó là:

1) Đức Phật Kakusandha (Câu-Lưu-Tôn),

2) Konagamana (Câu-Na-Hàm),

3) Kassapa (Ca-Diếp)

4) Đức Phật Cồ-Đàm (Gotama) hay Phật Thích Ca Mâu-Ni (Sakyamuni).

5) Đức Phật thứ năm là Đức Phật Di Lặc (Mettaya), chưa xuất hiện trong đại kiếp này.


Khoảng thời gian giữa một vị Phật này xuất hiện và một vị Phật khác xuất hiện có thể là một đại kiếp hoặc một A-tăng-tỳ-Kiếp


Chữ “Asankheyya” (A-tăng-tỳ) có nghĩa gốc là “không thể đếm được”, “không thể tính được” và có nghĩa đó trong trường hợp nói về Phật Kiếp này.


Học giả Childers trong quyển “Tự Điển Pali” đã định nghĩa “A-tăng-tỳ” (asankheyya) là một con số lớn nhất, bằng 10140 tức bằng 1 theo sau 140 con số 0!.

Một con số A-tăng-tỳ (Đại) Kiếp (asankheyya kappas) = 10140 kiếp là một con số vô cùng lớn về thời gian, thách thức cả trí tưởng tượng!.


Chúng ta không thể nhầm lẫn với một kỷ nguyên hay một kiếp được gọi là “A-tăng-tỳ-Kiếp” được định nghĩa trong phần số 3. Ở trên, một “A-tăng-tỳ-Kiếp” (asankheyya-kappa), kỷ nguyên đó chỉ bằng ¼ một Đại Kiếp. Còn trong phần này đang nói về nghĩa của chữ “A-tăng-tỳ”, có nghĩa là: không đếm được, có nghĩa bằng = 10140. Và khi nói con số một “A-tăng-tỳ Đại Kiếp” (asankheyya-kappa) có nghĩa là tương đương bằng = 10140 Đại Kiếp, đó là khoảng thời gian vô tận giữa những chu kỳ thế giới có những vị Phật xuất hiện

Đức Phật Thích Ca của chúng ta đã nhận được xác nhận hay thọ ký vào thời kiếp Người còn là tu sĩ Sumedha, Người đã có đại nguyện (trở thành Đức Phật Toàn Giác) dưới chân Đức Phật Nhiên Đăng (Dipankara Buddha) cách đây 4 A-tăng-tỳ Đại Kiếp và một trăm ngàn đại kiếp (4 asankheyyas kappas và 100.000 kappas)Từ đó đến nay, đã có 11 Phật Kiếp (Buddha kappas), Phật Kiếp hiện tại là thứ 11.


7. Hai Mươi Bốn Vị Phật Trước Đức Phật Thích Ca

Chúng ta không nên có suy luận rằng không có Phật Kiếp nào trước thời Đức Phật Nhiên Đăng (Dipankara Buddha), hoặc sẽ không còn những vị Phật xuất hiện sau đại kiếp này. Số lượng những vị Phật xuất hiện, đến và đi trong quá khứ hoặc những vị Phật xuất hiện rồi đi trong tương lai, là không thể nào đếm được, không thể nào nghĩ bàn được, nhiều như cát sông Hằng.


Tên của 24 vị Phật xuất hiện trước thời Đức Phật Thích Ca kể từ sau thời Đức Phật Nhiên Đăng (Dipankara) và những khoảng cách thời gian giữa những vị Phật đó được ghi chép lại như sau:


Cách đây 4 A-tăng-tỳ Đại Kiếp (• asankheyyas kappas) + 100.000 Đại Kiếp (kappas):

Đức Phật 1) Tanhankara

Đức Phật 2) Medhankara

Đức Phật 3) Saranankara

Đức Phật 4) Dipankara (Nhiên Đăng).

Cách đây 3 A-tăng-tỳ Đại Kiếp (• asankheyyas kappas) + 100.000 Đại Kiếp (kappas):


1) Đức Phật Kondanna

Cách đây 2 A-tăng-tỳ Đại Kiếp (• asankheyyas kappas) + 100.000 Đại Kiếp (kappas): Đức Phật 1) Mangala

Đức Phật 2) Sumana

Đức Phật 3) Revata

Đức Phật 4) Sobhita


Cách đây 1 A-tăng-tỳ Đại Kiếp (• asankheyyas kappas) + 100.000 Đại Kiếp (kappas):

1) Đức Phật Anomadassin

2) Đức Phật Paduma

3) Đức Phật Narada


Cách đây 100.000 Đại Kiếp (• kappas):

1) Đức Phật Padumuttara

Cách đây 30.000 Đại Kiếp (• kappas):

1) Đức Phật Sumedha

2) Đức Phật Sujata

Cách đây 18.000 Đại Kiếp (• kappas):


1) Đức Phật Piyadassin

2) Đức Phật Atthadassin

3) Đức Phật Dhammadassin

Cách đây 94 Đại Kiếp (• kappas):


1) Đức Phật Siddhattha

Cách đây 92 Đại Kiếp (• kappas):

1) Đức Phật Tissa

2) Đức Phật Phussa


Cách đây 91 Đại Kiếp (• kappas):

1) Đức Phật Vipassin

Cách đây 31 Đại Kiếp (• kappas):

1) Đức Phật Sikhin

2) Đức Phật Vessabhu


Trong Đại Kiếp hiện tại: •

1) Đức Phật Kakusandha (Câu-Lưu-Tôn)

2) Đức Phật Konagamana (Câu-Na-Hàm)

3) Đức Phật Kassapa (Ca Diếp)

4) Đức Phật Thích Ca Cồ-đàm


8. Tám Phẩm Chất Của Một Vị Bồ-Tát (Bodhisatta): Vị Phật Tương Lai

Đây là những đặc điểm hay phẩm chất của một vị Bồ-tát, trước khi thành một vị Phật Toàn Giác, trong giai đoạn tu hành và phát triển của một Bồ-tát, thậm chí chỉ sau khi mới nhận được lời thọ ký hay tiên tri sẽ trở thành một vị Phật tương lai, cho đến khi nào được phú cho những phẩm chất và đặc điểm sau đây (mới được gọi là một Bồ-tát:


1. Phải là một con người.(i)

2. Phải là một nam nhân.(ii)

3. Phải hoàn thiện tất cả những điều kiện cần thiết, chẳng hạn (iii) như phải hoàn thành vượt qua những Điều Hoàn Thiện (Ba-la-mật) cần thiết để chứng đắc đạo quả A-la-hán ngay trong kiếp này.

4. Phải gặp được một vị Phật.(iv)

5. Phải là một tu sĩ tin theo học thuyết Quy Luật Nghiệp Báo (v) (Kammavadi ascetic) hoặc phải là một Tỳ Kheo trong tăng đoàn vào thời có một vị Phật.

6. Phải có năng lực chứng đạt những tàng Thiền định ((vi) jhana).

7. Hành động công đức, chẳng hạn như có thể chết thay hay để (vii) bảo vệ cho một vị Phật.

8. Phải có những có ý nguyện ((viii) chanda) rất mạnh mẽ để thực hiện mục tiêu, dù biết rằng mình có thể phải chịu nhiều kiếp tái sinh, ngay cả vào những cảnh giới xấu.


Chỉ có những ai được phú đầy đủ 8 phẩm chất trên đây thì mới đủ phẩm cách nhận được sự bảo đảm sẽ trở thành một vị Phật tương lai (Niyata Vivaranam). Ngay cả khi còn là một Bồ-tát, thì cũng rất hy hữu để được tiên tri trở thành một vị Phật tương lai. Nói về quả vị Phật thì nói về điều gì?, để giác ngộ được một quả vị Phật phải mất ít nhất 4 A-tăng-tỳ-Kiếp (asankheyya) và 100.000 ngàn kiếp (lakh of kappas) để thực hành tất cả mọi Điều Hoàn Thiện (Ba-la-mật) đến mức cao nhất, bất chấp mạng sống của mình!.


▪ Tại Sao Một Vị Bồ-Tát Có Tâm Nguyện Trở Thành Một Vị Phật, trong khi một Bồ-Tát có thể dễ dàng chứng đạt Giác Ngộ cho mình?

Đó chính là vì Lòng Bi, Lòng Đại Bi (Mahakaruna) dành cho tất cả chúng sinh đang ngập chìm trong biển luân hồi.


“Là một người biết được mãnh lực của mình, thì qua sông (đáo bỉ ngạn –ND) một mình để mà làm gì?. Nếu chứng đạt được Toàn Giác (là một vị Phật), Ta có thể giúp thế gian cùng với chư thiên thần cùng qua sông”.

Nguồn: Giáo trình Phật học (Bro. Chan Khoon San – Lê Kim Kha dịch Việt)

Những nguyên nhân làm cho trí tuệ sanh lên


Có những nguyên nhân để là Ñāṇa-sampayutta, tức là có những nguyên nhân làm cho trí tuệ sanh lên. Đối với một vài người, tâm hợp trí sanh lên thường xuyên hơn so với những người khác. Tại sao điều này lại xảy ra?


  1. iNguyên nhân đầu tiên là do trong quá khứ, nghiệp (Kamma) dẫn đến việc sở hữu trí tuệ (Ñāṇa) đã được thực hiện. Điều này có nghĩa là, đôi lúc khi thực hiện một việc đáng kính trọng, các bạn ước nguyện rằng, “Nguyện cho tôi sẽ là một người khôn ngoan, nguyện cho tôi sẽ có trí tuệ trong tương lai.” Nếu các bạn làm một việc đáng kính trọng với một khát vọng như vậy, thì trong những kiếp sống tương lai, tâm thiện (Kusala) của các bạn sẽ hầu như luôn luôn được đi kèm theo với trí tuệ. Và nếu các bạn giúp truyền bá những lời chỉ dạy hay các bạn đóng góp tịnh tài để truyền bá Giáo pháp cũng như các bạn giảng dạy Giáo pháp, đó cũng là nghiệp (Kamma) dẫn đến việc sở hữu trí tuệ trong tương lai. Do nghiệp (Kamma) như vậy trong quá khứ, các bạn có thể thường xuyên có những tâm (Citta) hợp trí.

  2. Nguyên nhân tiếp theo là tái sanh vào sắc giới (Rūpāvacara), tức là tái sanh làm những Phạm thiên (Brahma). Thế giới đó không có sân hận. Kinh sách ghi nhận rằng các Phạm thiên (Brahma) không có sự tức giận hay sân hận.  Sự giận dữ là một trạng thái tinh thần làm yếu đi sự hiểu biết. Nếu các bạn muốn trở thành một người khôn ngoan, nếu các bạn muốn có sự hiểu biết, các bạn phải điều khiển sự giận dữ của mình. Đừng giận dữ thường xuyên lắm. Nếu các bạn giận dữ quá thường xuyên, thì sự hiểu biết của các bạn sẽ trở nên yếu kém. Cho nên các bạn sẽ không hiểu biết nhiều. Ở thế giới Phạm thiên (Brahmaloka), không có sân hận và tức giận. Những điều kiện cũng tốt hơn nhiều trong những tầng trời đó so với cõi nhân loại. Cho nên, các Phạm thiên (Brahma) có xu hướng có tâm đi kèm theo với trí tuệ nhiều hơn những chúng sanh khác.

3.  Nguyên nhân thứ ba là sự trưởng thành của các căn quyền thuộc về tinh thần. Có năm loại căn quyền: tín, tấn, niệm, định và tuệ. Khi những căn quyền này trở nên trưởng      thành, các bạn có khuynh hướng có tâm đi kèm với trí tuệ. Khi nào các căn quyền này trở nên trưởng thành? Chúng ta hãy nhìn vào mười thập niên trong cuộc đời của một         con người. Ở đây, chúng ta giả sử rằng con người sống đến 100 tuổi. Một người có thể không sống lâu đến như vậy, nhưng 100 tuổi là tuổi thọ vào thời của Đức Phật và tôi nghĩ điều đó vẫn đúng hiện tại. Như vậy, cuộc đời của con người được chi ra làm mười giai đoạn hay mười thập niên. Giai đoạn đầu được gọi là thập niên dịu mềm. Các bạn chỉ là trẻ con từ lúc mới sinh cho đến mười tuổi cho nên các bạn còn yếu. Giai đoạn thứ hai là thập niên của sự năng động của cơ thể, và nó chứa đựng những hạnh phúc và niềm vui. Giai đoạn thứ ba là thập niên của sắc đẹp. Sắc đẹp của các bạn nở rộ từ 20 cho đến 30 tuổi. Đây là giai đoạn mà mọi người trở nên xinh đẹp. Giai đoạn thứ tư là thập niên của sức mạnh. Từ 30 cho đến 40 tuổi, mọi người trở nên mạnh hơn. Từ 40 cho đến 50 là thập niên của sự khôn ngoan. Đây là thời điểm mà tuệ quyền của các bạn trưởng thành. Bất kỳ suy nghĩ cái gì, các bạn đều có những đáp án tốt và các bạn có kiến thức thâm sâu. Cho nên 40 đến 50 là thập niên của trí tuệ. Các bạn đã đến mốc này chưa? Nếu chưa thì tốt bởi vì các bạn có hy vọng là “Tôi sẽ trở nên trưởng thành hơn và sẽ có nhiều sự hiểu biết hơn khi tôi đến 40-50 tuổi.” Giai đoạn thứ sáu thì giảm thiểu. Điều này không tốt chút nào. Từ 50 đến 60, các bạn sẽ có sự giảm thiểu về sức khỏe thân xác cũng như trí óc. Các bạn có xu hướng quên nhiều và trở nên yếu đi. Thập niên thứ bảy thì còng lưng. Các bạn trở thành một người già. Giai đoạn thứ tám không những còng mà còn gập nữa. Giai đoạn thứ chín thì Momūha, tức là thập niên già yếu. Trong giai đoạn này, các bạn chẳng nhớ gì nhiều đâu. Các bạn không biết các bạn đang làm gì nữa, giống như là bị lẩm cẩm. Giai đoạn thứ mười thì các bạn nằm trên giường chờ chết. Đây là mười thập niên của một con người. Nguyên nhân thứ ba – tức là sự trưởng thành của các căn quyền thuộc về tinh thần – đề cập đến thập niên thứ năm, tức là thập niên của trí tuệ. Từ 40 đến 50 tuổi là thời điểm tốt nhất không chỉ để học hỏi mà còn để giảng dạy, để viết một cuốn sách và vân vân.


4. Nguyên nhân thứ tư là xa cách những phiền não nhờ vào thiền địn
Nếu các bạn muốn là người hiểu biết nhiều, là người thông minh, thì đừng để phiền não có trong tâm trí của các bạn. Tránh xa chúng bằng sự hành thiền. Các bạn có thể tiêu diệt phiền não bằng sự hành thiền. Nếu các bạn không thể hủy diệt chúng một cách trọn vẹn bằng sự hành thiền, các bạn vẫn có thể làm cho chúng không khởi lên trong tâm trí của các bạn. Điều này rất quan trọng. Nếu các bạn muốn có nhiều tâm (Citta) đi kèm theo bởi trí tuệ, các bạn phải thực hành thiền định. Nếu các bạn thực hành cả thiền quán (Vipassanā) và thiền chỉ, thì những phiền não sẽ không sanh khởi lên trong các bạn trong một thời gian.





5. Nguyên nhân cuối cùng là tái sanh với ba nhân thiện. Chúng ta vừa mới học tám tâm quả (Vi tâm quả (Vipāka Citta) này có chức năng làm tâm tục sinh cho nhân loại và chư Thiên. Tục sinh với ba nhân thiện nghĩa là tâm tục sinh của các bạn là tâm quả dục giới tịnh hảo (Kāmāvacara Sobhana Vipāka Citta) thứ nhất, thứ nhì, thứ năm hay thứ sáu; các bạn tái sinh với ba nhân thiện.



Nếu các bạn tái sinh bằng một trong bốn tâm quả (Vipāka Citta) này, các bạn có khuynh hướng có nhiều tâm đi kèm theo với trí tuệ. Nhưng đây là kết quả của nghiệp (Kamma), các bạn chẳng thể làm gì được. Đây là những nguyên nhân làm cho một tâm được đi kèm theo hay không được đi kèm theo bởi trí tuệ.





Nguồn: Cẩm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp, Tập Một
Tác giả: Venerable Sayādaw U Sīlānanda
Người dịch: Pháp Triều



tuniemxu.org




Chim Sẻ Và Chim Cánh Cụt


Một con chim sẻ nhỏ bé luôn sống một cuộc sống bình yên và hạnh phúc trong rừng. Chú sẻ rất tự tin và vui vẻ với cuộc sống của mình, không cần phụ thuộc vào bất kỳ ai hoặc bất kỳ thứ gì.

Một ngày, khi đang bay vượt qua một khu rừng, chú sẻ đã nhìn thấy một chú chim cánh cụt. Chú chim cánh cụt đang khóc và rất buồn bã vì không thể bay lên cao như các loài chim khác.

Chú sẻ đã đến gần chú chim cánh cụt và hỏi: “Tại sao bạn lại buồn bã?”.
Chú chim cánh cụt trả lời: “Tôi không thể bay lên cao như các loài chim khác. Tôi luôn phải ở trên mặt đất và không bao giờ có được cảm giác được tự do bay lượn giữa trời xanh”.

Chú sẻ lắng nghe và nói: “Bạn không cần phải bay lên cao để cảm thấy tự do. Tự do đến từ tâm hồn và sự độc lập. Nếu bạn hạnh phúc với cuộc sống của mình, bạn không cần phải phụ thuộc vào khả năng bay lên cao hay bất kỳ thứ gì khác”.

Chú sẻ tiếp tục: “Hãy xem xung quanh bạn, có rất nhiều loài chim khác không bay lên cao, nhưng vẫn sống hạnh phúc và tự do. Tự do đến từ việc bạn không phải phụ thuộc vào bất kỳ ai hoặc bất kỳ thứ gì”.

Chú sẻ đã giúp chú chim cánh cụt hiểu được bài học quý giá rằng để sống một cuộc sống tự do và hạnh phúc, ta phải học cách không phụ thuộc vào bất kỳ ai hoặc bất kỳ thứ gì. Chỉ khi ta tự lập và độc lập, ta mới có thể sống một cuộc sống tự do và hạnh phúc.

Chú chim cánh cụt đã học được bài học quý giá này và cảm thấy rất tuyệt vời vì đã được giúp đỡ. Từ đó, chú cánh cụt đã học cách yêu thương và đánh giá bản thân mình, và sống một cuộc sống hạnh phúc, độc lập và tự chủ.


[Image: Chim-se-va-chim-canh-cut.jpg]

Chim Sẻ và Chiếc Lá

Có một chú chim sẻ tinh nghịch, luôn muốn khám phá và trải nghiệm những điều mới mẻ. Nó sống trong một khu rừng rộng lớn, nơi có rất nhiều cây cối và động vật. Một ngày, khi chú sẻ đang bay lượn trên không trung, nó bỗng thấy một chiếc lá khô đang rơi xuống từ trên cao. Chú chim nhanh chóng đón lấy chiếc lá và bắt đầu bay lượn với nó.

Trong khi đang bay, chú sẻ nhận thấy rằng chiếc lá khô rất nhẹ nhàng, nó không có sức mạnh gì để giữ chú sẻ ở trên cao. Chú sẻ cố gắng hơn nữa để giữ chiếc lá trong vòng tay nhỏ của mình, nhưng đáng tiếc là nó không thể làm được.


[Image: image-1.png]


Sau một hồi, chú sẻ cảm thấy mệt mỏi và không thể tiếp tục bay lên được nữa. Nó cố gắng đặt chiếc lá khô xuống đất nhưng lại không thể, bởi vì nó đã trở nên quá yếu ớt sau thời gian dài giữ chiếc lá.

Cuối cùng, chú sẻ bị đánh bại và rơi xuống đất. Nó đã học được bài học quý giá về sự bám víu chặt vào chiếc lá. Chú sẻ hiểu rằng, nếu muốn sống một cuộc sống tự do và độc lập, chú ta phải học cách giải phóng bản thân khỏi những vật không mang lại giá trị thực sự cho cuộc sống của mình. Chỉ có khi ta không bị ràng buộc bởi bất cứ thứ gì, ta mới có thể bay cao và bay xa trên đôi cánh của mình.

Thấy gì ở chùa to Phật lớn?

[Image: chua-bai-dinh-rong-bao-nhieu-1-1024x767.jpg]
- Một ngôi chùa dựng lên, tôi thấy cảnh mỗi buổi tối bà con tay xách giỏ đựng áo tràng lễ, chuỗi hạt và bồ đoàn đi tụng kinh. Không phải ngồi lê dưa bán khóm. 
- Một ngôi chùa dựng lên, tôi thấy hình ảnh bác xe ôm, cụ bán vé số đứng trước cổng chắp tay trong lời khấn nguyện thật thiện lành. Dù chưa phát nguyện ra rộng rãi cho cùng khắp nhưng chí ít cũng là nơi những mảnh đời cơ hàn gửi trọn đời sống tâm linh của mình vào cửa Phật.

- Một ngôi chùa dựng lên, tôi thấy các dì, mợ cùng rủ nhau về chùa làm công quả. Thay vì, bon chen với chợ đời, họ lại cúng dường một ngày công sức của mình vào những rọ chén, nhặt bó rau, bữa cơm và những chai nước đến cộng đồng.
- Một ngôi chùa dựng lên, tôi thấy các ông, các chú chở vợ đến chùa, đứng chắp tay xá Phật. Lâu dần bén mùa khói nhang trở thành Phật tử thuần thành khi nào không biết. Quán nhậu mất đi một chí cốt, cửa thiền thêm được một đạo huynh.
- Một tượng Phật được tôn tạo, tôi thấy người người đi qua cuối đầu, dù là kẻ ngoại đạo cũng tỏ lòng tôn kính trước tôn dung.
- Một tượng Phật được dựng lên, từng bó hoa, dĩa trái cây được đơm kết. Thay vì bỏ tiền vào những thú vui tiêu khiển, với chút lòng trần, họ cũng đã gieo được duyên cúng dường Đức Phật.
- Một tượng Phật được xây lên nghĩa là nơi đó đang có nhiều người cùng đi trên con đường tỉnh giác. Cùng thực hành pháp Phật và kính trọng tăng đoàn Phật giáo thanh tịnh hoà hợp.
- Một tượng Phật dựng lên nghĩa là nơi đó có thể dung chứa những chúng sanh đang đau khổ và lạc loài, u mê không biết nơi nào gửi trọn niềm tin. Tiếng chuông cảnh tỉnh cho những ai đang lạc bước mau dừng lại. Sám hối mọi lỗi lầm trước dung nhan Đức Phật.
- Một ngôi chùa có Phật hiện tiền, có pháp tu tập và có người hướng dẫn đi đúng con đường, tôi thấy cảnh khổ đóng cửa gài then. Hạnh phúc có thêm một con đường đi mới.


[url=https://phatsuonline.vn/thay-gi-o-chua-to-phat-lon-64]Phátuonline
Hai vị Thiền Sư

[Image: walkingmeditationsm.jpg]

Có một vị thiền sư trú trong túp lều tranh ở trên núi, một buổi tối khi đi thiền hành trở về, nhìn thấy một tên trộm đang chiếu cố túp lều tranh của mình nhưng tìm không được vật gì cả. Ngài bèn cởi chiếc áo ngoài đang mặc trên người và đứng ngoài cửa đợi tên trộm ra, vì ngài sợ làm kinh động tên trộm.


Tên trộm vừa quay ra thì gặp thiền sư, trong lúc tên trộm hốt hoảng vị thiền sư liền nói:



“Anh bạn! Đường sá xa xôi vất vả lên núi thăm tôi, tôi không đành lòng để anh về tay không, đêm khuya rồi, khoác chiếc áo này mà về cho đỡ lạnh.”

Nói xong ngài cầm chiếc áo khoác lên thân tên trộm. Tên trộm xấu hổ, cúi đầu rồi chạy thẳng xuống núi không dám nhìn lại.



Thiền sư nhìn dáng tên trộm khuất dần trong núi rừng mờ mịt, không ngừng thương cảm nói:

“Rất đáng thương, tôi muốn tặng cho anh cả vầng trăng để chiếu sáng con đường cho anh xuống núi.”



Vài hôm sau, khi thiền sư đang mở to đôi mắt nhìn ánh bình minh xuất hiện, thì nhìn thấy chiếc áo mà ngài khoác lên thân tên trộm mấy hôm trước đó được xếp rất ngay ngắn đặt trước cổng, thiền sư vui vẻ nói:

“Cuối cùng thì ta cũng đã tặng anh ta cả vầng trăng sáng rồi”.


Lại có câu chuyện khác cũng tương tự. Trong thiền viện của thiền sư Tiên Nhai, có một vị học tăng rất ham chơi, vị này không chịu nổi cái cảnh vắng lặng yên bình của chốn thiền môn. Vào những buổi tối vị tăng sinh này thường ra vách tường sau chùa, đặt một cái ghế để leo qua tường ra bên ngoài chơi.


Sau khi thiền sư biết được, ngài không nói với ai. Một lần, vị tăng sinh này trèo tường trốn đi chơi, ngài đi theo phía sau và đem chiếc ghế để qua một bên rồi ngồi vào chỗ đó đợi vị học tăng trở về. Đêm khuya vắng vẻ, vị học tăng trở về, không biết chiếc ghế đã bị di chuyển nên vẫn leo qua vách tường và thò chân xuống ghế như mọi khi để vào chùa, nhưng khi vừa đặt chân xuống thì cảm thấy chiếc ghế dưới chân mình sao mềm mại là lạ, cúi xuống nhìn thì hoá ra mình đang đứng trên vai vị thiền sư thầy mình.


Lập tức vị học tăng hồn bay phách tán quỳ xuống nói không ra lời. Thiền sư liền đỡ vị học tăng đứng lên và nhẹ nhàng nói:

“Đêm khuya sương nhiều, cẩn thận chứ ướt lạnh hãy nhanh vào phòng nghỉ ngơi.”


Sau khi về phòng vị tăng sinh cứ phập phồng lo sợ không yên, trắng đêm không ngủ, lo sợ thiền sư sẽ trách phạt mình trước mặt đại chúng. Nhưng sự việc thì ngược lại, cứ ngày ngày trôi qua, thiền sư không nhắc đến chuyện, cũng không nói cho ai biết. Vị tăng trẻ tự trong lòng cảm thấy rất hổ thẹn vô cùng, từ đó về sau không dám trốn ra ngoài chơi mà quyết chí tu học, cuối cùng trở thành một vị tăng nổi tiếng đương thời.

(ST)

tuniemxu.org
Pages: 1 2