VietBest

Full Version: Tuyết Vân
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
Thôi Vân cũng ngại vô thread của Phong còn hơn thread của anh TD, vì dù sao thread của ảnh cũng có người ra vào tấp nập..vậy thôi Vân mở thread này để từ từ mình tìm hiểu chung vậy
nặng quá ... Vân rinh qua nhà mới nha 


IV. Ðại Phẩm

(III) (34) Niết Bàn

1. Như vầy tôi nghe:
Một thời, Tôn giả Sàriputta trú ở Ràjagaha, tại Veluvana, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Tại đấy, Tôn giả Sàriputta bảo các Tỷ-kheo:
- Này các Hiền giả, lạc là Niết-bàn này; này các Hiền giả, lạc là Niết-bàn này.
2. Khi nghe nói vậy, Tôn giả Udàyi nói với Tôn giả Sàriputta:
- Thưa Hiền giả Sàriputta, sao đây là lạc, khi ở đây không có cái gì được cảm thọ?
3. - Này Hiền giả, cái này ở đây là lạc, dầu rằng lạc ấy ở đây không được cảm thọ. Này Hiền giả, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm?
Các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Các tiếng do tai nhận thức... Các hương do mũi nhận thức... Các vị do lưỡi nhận thức... Các xúc do thân nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn.
Này Hiền giả, có năm dục trưởng dưỡng này. Này Hiền giả do duyên năm dục trưởng dưỡng này khởi lên lạc hỷ, này Hiền giả, đây gọi là dục lạc.


4. Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo ly các dục, ly ác, bất thiện pháp... chứng đạt và an trú  Thiền. Này Hiền giả, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy trú với an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với dục vẫn hiện hành; như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Ví như, này chư Hiền, với một người sung sướng, khổ đau có thể khởi lên như một chứng bệnh. Cũng vậy, với Tỷ-kheo ấy, các tưởng tác ý, câu hữu với dục vẫn hiện hành; như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Này chư Hiền, chứng bệnh được Thế Tôn gọi là khổ. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải hiểu Niết-bàn là lạc.



5. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ... đạt được Thiền thứ hai và an trú. Này chư Hiền, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy trú với an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với tầm vẫn hiện hành; như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Ví như, này chư Hiền, với một người sung sướng, khổ đau có thể khởi lên như một chứng bệnh. Cũng vậy, với Tỷ-kheo ấy, các tưởng tác ý câu hữu với tầm vẫn hiện hành; như vậy đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Này chư Hiền, chứng bệnh được Thế Tôn gọi là khổ. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải hiểu Niết-bàn là lạc.
6. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo ly hỷ.... chứng và trú Thiền thứ ba. Này chư Hiền, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy trú với an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với hỷ vẫn hiện hành; như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Ví như, này chư Hiền, với một người sung sướng, khổ đau có thể khởi lên như một chứng bệnh. Cũng vậy, với Tỷ-kheo ấy, các tưởng tác ý câu hữu với hỷ vẫn hiện hành; như vậy đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Này chư Hiền, chứng bệnh được Thế Tôn gọi là khổ. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải hiểu Niết-bàn là lạc.
7. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo đoạn lạc... đạt được Thiền thứ . Này chư Hiền, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy trú với an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với xả vẫn hiện hành; như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Ví như, này chư Hiền, với một người sung sướng, khổ đau có thể khởi lên như một chứng bệnh. Cũng vậy, với Tỷ-kheo ấy, các tưởng tác ý câu hữu với xả vẫn hiện hành; như vậy đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Này chư Hiền, chứng bệnh được Thế Tôn gọi là khổ. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải hiểu Niết-bàn là lạc.
8. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo vượt khỏi các sắc tưởng một cách hoàn toàn, chấm dứt các chướng ngại tưởng, không tác ý đến các tưởng sai biệt, biết rằng: "Hư không là vô biên" chứng đạt và an trú Không  biên xứ. Này chư Hiền, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy trú với an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với sắc vẫn hiện hành; như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Ví như, này chư Hiền, với một người sung sướng, khổ đau có thể khởi lên như một chứng bệnh. Cũng vậy, với Tỷ-kheo ấy, các tưởng tác ý câu hữu với sắc vẫn hiện hành; như vậy đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Này chư Hiền, chứng bệnh được Thế Tôn gọi là khổ. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải hiểu Niết-bàn là lạc.
9. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo vượt khỏi Không vô biên xứ một cách hoàn toàn, biết rằng: "Thức là vô biên" chứng và an trú Thức  biên xứ. Này chư Hiền, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy trú với an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với Không vô biên xứ vẫn hiện hành; như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Ví như, này chư Hiền, với một người sung sướng, khổ đau có thể khởi lên như một chứng bệnh. Cũng vậy, với Tỷ-kheo ấy, các tưởng tác ý câu hữu với Không vô biên xứ vẫn hiện hành; như vậy đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Này chư Hiền, chứng bệnh được Thế Tôn gọi là khổ. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải hiểu Niết-bàn là lạc.
10. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo vượt khỏi Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn, biết rằng: "Không có vật gì" chứng và an trú Vô sở hữu xứ. Này chư Hiền, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy trú với an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với Thức vô biên xứ vẫn hiện hành; như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Ví như, này chư Hiền, với một người sung sướng, khổ đau có thể khởi lên như một chứng bệnh. Cũng vậy, với Tỷ-kheo ấy, các tưởng tác ý câu hữu với Thức vô biên xứ vẫn hiện hành; như vậy đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Này chư Hiền, chứng bệnh được Thế Tôn gọi là khổ. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải hiểu Niết-bàn là lạc.
11. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo vượt khỏi Vô sở hữu xứ một cách hoàn toàn, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Này chư Hiền, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy trú với an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với Vô sở hữu xứ vẫn hiện hành; như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Ví như, này chư Hiền, với một người sung sướng, khổ đau có thể khởi lên như một chứng bệnh. Cũng vậy, với Tỷ-kheo ấy, các tưởng tác ý câu hữu với Vô sở hữu xứ vẫn hiện hành; như vậy đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Này chư Hiền, chứng bệnh được Thế Tôn gọi là khổ. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải hiểu Niết-bàn là lạc.
12. Này chư Hiền, Tỷ-kheo vượt khỏi Phi tưởng phi phi tưởng xứ một cách hoàn toàn, chứng và trú Diệt thọ tưởng định. Vị ấy, sau khi thấy với trí tuệ, các lậu hoặc được đoạn tận. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải hiểu Niết-bàn là lạc.
ok, chắc Phong đọc những cái này hiểu


bây giờ Phong có thể nói cho Vân biết về cái hiểu của Phong cho từng số ... 

Vân vừa đọc kinh , vừa coi thêm chú thích của Phong , chắc Vân dễ hiểu hơn

chú thích này , Phong có thể viết giống như ... 2 đứa mình đang ngồi đối diện , đối thoại với nhau ... hy vọng giúp Vân hiểu được đoạn kinh này


[Image: thanks-sign-smiley-emoticon.png]



mình bắt đầu là số 3 đi nhá (đoạn này liên hệ tới niết bàn thế nào?)


3. - Này Hiền giả, cái này ở đây là lạc, dầu rằng lạc ấy ở đây không được cảm thọ. Này Hiền giả, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm?
Các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Các tiếng do tai nhận thức... Các hương do mũi nhận thức... Các vị do lưỡi nhận thức... Các xúc do thân nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn.
Này Hiền giả, có năm dục trưởng dưỡng này. Này Hiền giả do duyên năm dục trưởng dưỡng này khởi lên lạc hỷ, này Hiền giả, đây gọi là dục lạc.
LTP cũng đoán trước là bài Kính này sẽ khó với Vân.  Chính vì thế, LTP đã tìm bản Anh Ngữ, hy vọng sẽ giúp Vân phần nào.


Đoạn 1 và 2 cho chúng ta biết bối cảnh của bài Kinh.  Đây là nơi những con sóc được nuôi dưỡng.  Bên Ấn, có nơi họ nuôi khỉ. Trong YouTube, có nơi họ nuôi chuột. Riêng bài Kính này, họ nuôi sóc.  Bài Kinh không nói tại sao Ngài Sariputta lại ở đây với một số tăng, trong đó, có một vị tên là Udàyi.

Trước hết, Ngài Sariputta tuyên bố với chư tăng: "Lạc là Niết Bàn." 

Ngài Udàyi không hiểu vì Niết Bàn không có cảm thọ, làm sao lại có lạc được?

Ghi chú:
Vì Diệu Pháp dạy có 5 loại cảm thọ: Thân (Khổ, Lạc), Tâm (Ưu, Hỷ, Xả).

--ooOoo--

Ngài Sariputta giảng từng giai đoạn cách tu hành từ phàm đến thánh.  Vì thế, đoạn 3 chưa nói đến Niết Bàn.

5 dục: 
  1. mắt tìm đến hình ảnh (sắc), 
  2. tai tìm đến âm thanh, 
  3. mũi tìm đến các mùi hương, 
  4. lưỡi tìm đến các vị, 
  5. thân tìm đến sự va chạm.

  1. Các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. 

  2. Các tiếng do tai nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn.

  3. Các hương do mũi nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn

  4. Các vị do lưỡi nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn

  5. Các xúc do thân nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn.

Thế có nghĩa là 5 giác quan (mằt, tai, mũi, lưỡi, thân) luôn luôn tìm kiếm, hướng về đối tượng (hình ảnh, âm thanh, hương, vị, xúc (va chạm) một cách thích thú, say sưa. Năm dục này do duyên khởi lên lạc hỷ, gọi là dục lạc.
đọc tiếng anh , khi nào mình hiểu được tiếng việt 

chứ tiếng việt còn chưa hiểu , thì sao hiểu được tiếng anh

Vân không có giỏi tiếng anh tới mức vậy đâu Phong  Shy
có 2 chữ Vân cần hiểu rỏ trước khi đi tiếp

cảm thọ là gì ??

dục lạc là gì ?? sỡ dĩ Vân hỏi chữ này , vì âm thanh , giống như mình nghe nhạc relaxed đầu óc để mình ngũ chứ không phải ham muốn gì cả , không lẽ cũng kêu là dục lạc ??


chử dục lạc mang ý nghĩa gì ?? neutral ? positive ? negative ?
(2021-03-16, 09:44 AM)tuyetvan Wrote: [ -> ]có 2 chữ Vân cần hiểu rỏ trước khi đi tiếp

cảm thọ là gì ??

dục lạc là gì ?? sỡ dĩ Vân hỏi chữ này , vì âm thanh , giống như mình nghe nhạc relaxed đầu óc để mình ngũ chứ không phải ham muốn gì cả , không lẽ cũng kêu là dục lạc ??


chử dục lạc mang ý nghĩa gì ?? neutral ? positive ? negative ?

LTP đang soạn bài để học, nên không biết Vân đã vào. Xin lỗi Vân.

Cảm thọ là feelings đó Vân. 

Dục lạc là đam mê, say đắm, đắm chìm vào cái thích hoặc ghét, Vân ạ.

Khi đắm đuối say sưa, ta không thể khách quan được nữa.  Vì thế dục lạc là negative.
Ngài Udàyi không hiểu vì Niết Bàn không có cảm thọ, làm sao lại có lạc được?


như vậy .. Niết bàn không còn có feelings ??

Vân không tưỡng tượng ... không còn có feelings .. nó giống thế nào ??

không vui , không buồn , không gì cả ... Phong có thể giúp Vân tưỡng tượng nó giống thế nào không ??  Thanks-sign-smiley-emoticon
(2021-03-16, 10:13 AM)tuyetvan Wrote: [ -> ]Ngài Udàyi không hiểu vì Niết Bàn không có cảm thọ, làm sao lại có lạc được?


như vậy .. Niết bàn không còn có feelings ??

Vân không tưỡng tượng ... không còn có feelings .. nó giống thế nào ??

không vui , không buồn , không gì cả ... Phong có thể giúp Vân tưỡng tượng nó giống thế nào không ??  Thanks-sign-smiley-emoticon

Cái sai lầm của phàm phu chúng ta là rất sợ chữ "Không hiện hữu" (not exist), Vân ạ.

Vân có nghe chuyện con Ếch và Con Cá chưa?
Vân không phải sợ 

Vân chỉ không tưỡng tượng được ... no feelings .. nó giống như thế nào 

Phong có thể giúp Vân tưỡng tượng được .. Niết bàn , mình sẽ không còn feelings nữa .. nó như thế nào không ??
Con cá suốt đời sống trong nước, nên nó không thể tưởng tượng ra đất liền và cuộc sống trên đất liền ra sao.  Vì thế cuộc đàm thoại giữa Cá và Ếch đại loại như sau:

Cá: Trên đất liền, có thở bằng mang không?
Ếch: Không, không thở bằng mang.
-- Có bơi trong nước không?
-- Không bơi trong nước.
-- Có nước trong xanh bao phủ không?
-- Không có nước bao phủ.

Con cá không thể hiểu có một nơi gọi là đất liền như con ếch diễn tả.

---------

Chúng ta không thể hiểu Niết Bàn ra sao vì chúng ta chưa bao giờ đến nơi đó.

Chỉ có những vị đã "vào dòng" Thánh từ bậc Dự Lưu trở lên mới thực sự hiểu Niết Bàn.

LTP không thể diễn tả hơn vì LTP còn là phàm phu, có khác gì Vân đâu?
nhưng Phật viết kinh này lúc Ngài vô Niết bàn chưa?

mà đả vô Niết bàn rồi , thì sao viết được rồi truyền cho mình ??
Vì Niết Bàn xa vời quá, chúng ta sống sao cho có hạnh phúc, tâm luôn an lạc là quý lắm đó.

Vân vui với Kinh Thánh, vững tâm trong lời dạy của Chúa.  Cái đó rất hay, Vân ạ.

Quan trọng là tâm chúng ta trong sáng như tâm của trẻ thơ.  Đúng không Vân?
(2021-03-16, 10:50 AM)tuyetvan Wrote: [ -> ]nhưng Phật viết kinh này lúc Ngài vô Niết bàn chưa?

mà đả vô Niết bàn rồi , thì sao viết được rồi truyền cho mình ??

Từ giây phúthi đắc đạo, Ngài sống trong Niết Bàn.

Phật Giáo Nam Tông gọi là khi đó Ngài sống trong Hữu Dư Niết Bàn ( còn sống như chúng ta).  Suốt 45 năm dạy đạo là 45 năm Ngài sống trong Niết Bàn đó Vân.

Sau khi tịch diệt, Ngài nhập Vô Dư Niết Bàn (không phải sống như chúng ta trên thế gian này nữa).
Vân chĩ thắc mắc những đấng đả lên Niết bàn rồi mới biết trên đó thế nào

nhưng làm sao những đấng đó trở lại cho mình biết Niết bàn thế nào , không feelings ?? 


Suytu
Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24