2018-01-29, 09:18 PM
Ở đây chúng tôi chỉ xin trình bày ngắn gọn tổng quát về Nguồn gốc và Lịch sử kinh Mân Côi. Vì như chúng ta đã biết hình thành chuỗi hạt Mân Côi như ngày này, thì đã phải trải qua bao nhiêu thời kỳ thay thế, bổ túc, qua các thánh Giáo Phụ, cũng như qua các thánh có lòng kính mền Đức Mẹ Mân Côi đặc biệt, như các thánh Giáo Hoàng Pio V, thánh Louis Marie Grignion de Montfort, các ĐGH Leo Xlll, ĐGH Gioan Phaolo 2. Có hiểu rõ nguồn gốc kinh Mân Côi và chuỗi hạt Mân Côi thì khi ta lần chuỗi Mân Côi, mới cảm thấy sốt sắng và say mê lần chuỗi Mân Côi.
1- Nguồn gốc kinh Mân Côi:
Thời Trung Cổ, các tu sĩ và giáo dân thường có thói quen đọc kinh Thần Vụ mỗi ngày. Kinh Thần Vụ gồm có 150 bài ca vịnh của Vua Đavit, để ca ngợi và cảm tạ Thiên Chúa. Các thánh vịnh này, được chia ra làm 3 nhóm, mỗi nhóm gồm có 50 Thánh Vịnh. Người ta có thể đọc ban sáng 50 thánh vịnh, ban trưa 50 Thánh vịnh , và ban chiều tối 50 thánh vịnh. Thời gian đọc thánh vịnh này cũng kéo dàì khoảng 1 thời gian khá lâu.
Tuy nhiên sau này, vì công việc quá bận rộn với công việc hằng ngày, cho nên thay vì đọc 150 bài thánh vịnh, thì Hội thánh đã cho phép đọc 150 kimh Lạy Cha, để thay thế 150 thánh vịnh, mà cũng gọi là kinh thần vụ. Kinh Thần Vụ mới này rất tiện lợi cho giáo dân và cho cả 1 số tu sĩ nữa. 150 kinh Lạy Cha này, cũng được chia ra 3 nhóm, mỗi nhóm 50 kinh Lạy Cha, cũng đọc sáng, trưa, và tối.
Từ việc sùng kính Chúa Cứu thế, khi đọc 150 kinh lạy Cha, thì người ta liên tưởng đến việc sùng kính khác, tức là suy ngắm cuộc đời Đức Mẹ. Vì cuộc đời Đức Mẹ gắn liền với cuộc đời Chúa Jesu Con Mẹ. Từ đó phát sinh ra những việc làm tôn sùng Đức Mẹ khác nữa. Kết qủa là 1 chuỗi nối tiếp “Thánh vịnh Đức Mẹ Maria” gồm 150 lời ngợi khen chúc tụng Mẹ của Tổng Lãnh Thiên Thần Gabiriel khi truyện tin cho Đức Mẹ. 150 lời ngợi khen này, tức cũng là 150 lời chào kính của Tổng lãnh Thiên Thần Gabiriel: “Kính mừng Maria, đầy ơn phúc Đức chúa Trời ở cùng Bà”, và sau này, được thêm lời chào mừng của bà Elisabeth: “Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Jesu con lòng Bà gồm phúc lạ.” Còn vế 2 kinh Kính Mừng: “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con, là kẻ có tội khi nay, và trong giờ lâm tử”, thì mãi đến thế kỷ XV, do Bửu Sắc Consueverent Romani Pontifices của ĐGH Pio V, mới được chính thức công nhận, ghép vào kinh kính mừng để đọc như ngày nay. Thánh vịnh Đức Mẹ Maria cũng được chia ra thành 3 nhóm, mỗi nhóm 50 kinh kính mừng. Và cũng có thể đọc, sáng 50 kinh, trưa 50 kinh, và chiều tối 50 kinh. Và để giữ y nguyên kinh Lạy Cha để tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi, thì người ta vẫn duy trì đọc1 kinh lạy Cha, trước khi đọc 10 kinh kính mừng. Kết thúc mỗi 10 kinh kính mừng, thì đọc thêm kinh Sáng danh, để vinh danh Thiên Chúa Ba ngôi: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần.