VietBest

Full Version: Đàn áp cử tri mới là scandal đích thực trong Mùa bầu cử
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Đàn áp cử tri mới là scandal đích thực trong Mùa bầu cử

Alice Speri ngày 27 tháng 10, 2016

Translated from The Intercept 2016 Election article Voter Suppression is the Real Election Scandal

[Image: flag-of-america-smiley-emoticon.gif]




[Image: file.jpg][Image: 24d15c_bb764fafd9bc4c41aaf66f36231a39a7~mv2.webp]



Trump muốn những người ủng hộ ông theo dõi các buồng phiếu ở những khu vực “đặc trưng,” nhưng tính trung thực của phiếu bầu luôn bị mọi cấp bậc chính phủ công kích, từ địa phương đến tiểu bang.

Tính trung thực của cuộc bầu cử tổng thống này [năm 2016] đang bị công kích -- nhưng không phải theo cách Trump tuyên bố. Trước thềm cuộc tranh biện cuối cùng của kỳ bầu cử tổng thống diễn ra tuần trước, ứng cử viên đảng Cộng hòa đã hàng chục lần gọi cuộc bầu cử này là “gian lận”-- trong ít nhất 20 đoạn “tweet” mà Trump gửi ra chỉ trong hai ngày cuối tuần cũng như các cuộc tụ tập tranh cử, tại đó ông kêu gọi những người ủng hộ ông xuất hiện ở những “khu vực nhất định” và theo dõi các điểm bỏ phiếu.

“Và khi tôi nói ‘theo dõi,’ các bạn biết tôi đang nói gì, đúng không?” ông nói với  người ủng hộ ở Ohio. “Hãy đến điểm bỏ phiếu của mình để bầu cử. Rồi chọn một điểm khác, đến ngồi đó với bạn bè và đảm bảo rằng mọi thứ đều minh bạch,” ông khuyến khích người ủng hộ ở Michigan. “Cách duy nhất mà chúng ta có thể thua, theo tôi -- và tôi nói thật lòng đấy, Pennsylvania -- là nếu gian lận xảy ra.”

Những bình luận của Trump và những người ủng hộ không ngại bộc lộ thái độ kỳ thị chủng tộc đằng sau lời kêu gọi theo dõi các điểm bỏ phiếu khiến không ít người Mỹ rùng mình. Chúng gợi lên cảnh tượng bạo lực của thời kỳ đấu tranh dân quyền và sự quấy nhiễu cử tri vẫn không phải là hãn hữu ngay trong những kỳ bầu cử gần đây.

Nhưng vấn đề thực sự của kỳ bầu cử lần này hầu như sẽ không lộ diện trong Ngày Bầu Cử. Ba năm trước, Tối cao Pháp viện đã bãi bỏ một mục quan trọng trong Đạo luật về Quyền bỏ phiếu (Voting Rights Act), mở toang cửa cho các nỗ lực mới để giới hạn quyền bầu cử. Cử tri sẽ cảm nhận rõ tác động của phán quyết này lần đầu tiên ở các buồng phiếu năm nay. Những người bảo vệ quyền bỏ phiếu nói rằng những biện pháp được thông qua sau phán quyết đó -- những đạo luật mang tính giới hạn về thẻ căn cước cử tri, các yêu cầu mới cho việc đăng ký bầu cử, cắt xén quyền lựa chọn bầu sớm và đóng cửa nhiều địa điểm bỏ phiếu, và nhiều mưu kế khác -- mới là mối đe dọa thật sự với cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 8 tháng 11. Và các khó khăn về mặt thủ tục này tạo nên những thách thức đối với quyền bầu cử của người Mỹ thâm hiểm trên quy mô lớn hơn những hình thức quấy nhiễu không những trơ trẽn mà còn bất hợp pháp mà Trump đã cổ vũ lần này qua lần khác.

“Nó là một phần đáng tiếc của lịch sử chúng ta,” bà Leah Aden, một cố vấn cấp cao cho Quỹ Bảo vệ Pháp lý của Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người Da màu (NAACP’s Legal Defense Fund), nói với báo The Intercept. “Mọi người nhận thức được rõ rệt về sự thay đổi nhân khẩu ở đất nước này (ghi chú từ người dịch: trong tương lai gần, người Mỹ trắng sẽ trở thành thiểu số so với người Da màu), và mặc dù tất chúng ta cần nỗ lực giúp nhiều người có cơ hội đi bầu hơn, vẫn có một bộ phận nhất định ở Mỹ vẫn luôn muốn giới hạn ai có quyền tham gia vào quy trình chính trị.”

Việc dọa dẫm cử tri, bà Aden lưu ý, theo truyền thống, luôn đi đôi với việc gia tăng tham gia chính trị của các nhóm thiểu số. Cuộc bầu cử năm nay theo dự đoán sẽ được tham gia bởi lớp cử tri đa dạng nhất trong lịch sử Mỹ. Thực tế này đã bắt đầu thay đổi cán cân ở các tiểu bang có khả năng dao động. Hiện cứ ba cử tri hợp pháp thì có một người thuộc nhóm thiểu số, và các cử tri thiểu số chiếm 43 phần trăm tổng số cử tri mới.

Việc cử tri Mỹ ngày càng đa dạng, cộng với luận điệu kỳ thị chủng tộc và khiêu khích độc nhất vô nhị mà chiến dịch tranh cử của Trump đưa ra, làm bùng lên nỗi sợ hãi về nạn đe doạ cử tri lan rộng. Hưởng ứng lời kêu gọi đi theo dõi các buồng phiếu, một người ủng hộ Trump tại một buổi vận động tranh cử ở Ohio đã nói với tờ Boston Globe rằng anh ta tính sẽ theo dõi xem có ai là “người Mễ, người Syria, ai không biết nói ‘tiếng Mỹ.”

“Tôi sẽ đi ngay sau lưng họ. Tôi sẽ làm mọi thứ một cách hợp pháp,” ông nói, mô tả một hành vi hoàn toàn bất hợp pháp theo luật liên bang. “Tôi muốn xem họ có chịu trách nhiệm không. Tôi sẽ không làm điều gì bất hợp pháp. Tôi sẽ làm họ lo lắng một chút.”

Nỗi ám ảnh của việc dọa nạt cử tri và bạo lực ngày càng gia tăng tại các điểm bỏ phiếu đã khiến một số quan chức địa phương bổ sung khóa “huấn luyện phản ứng với nạn xả súng” để chuẩn bị cho Ngày Bầu Cử, và Trung Tâm Luật Southern Poverty thu thập tài liệu về các mối đe dọa ngày càng tăng của một “cuộc nội chiến” từ những người da trắng chủ nghĩa thượng đẳng trong trường hợp Hillary Clinton đắc cử.


[Image: file.jpg][Image: 3b4a8d_31172c2cbfaa47078784f8e3163a13a5~mv2.webp]


Một bảng hiệu nơi bỏ phiếu sớm hướng dẫn cử tri đến điểm bỏ phiếu tại văn phòng Dịch vụ Bầu cử Hạt Pinellas vào ngày 24 tháng 10 năm 2016 tại St. Petersburg, bang Florida Photo: Joe Raedle/Getty Images

“Máu sẽ đổ, nhưng nếu số đầu bị vỡ tung ra đủ nhiều, chúng sẽ tạo ra tiếng vang lớn,” một bình luận trên trang web thiên hữu The Daily Stormer viết. “Họ muốn bạo lực ư? Thử tuyên bố Hillary là người chiến thắng xem,” một người khác viết. “Cứng rắn trên các diễn đàn mạng không đủ, phải cứng rắn ngoài đời nữa,” một người bình luận trên trang của một trong 240 triệu nhóm vũ trang ở chế độ công khai trên Facebook.

Chiến dịch tranh cử của Trump kêu gọi tình nguyện viên ghi danh để làm quan sát viên ngày bầu cử. Để dẫn dắt nỗ lực này, chiến dịch tuyển dụng Mike Roman, một thành viên đảng Cộng hòa năm 2008 giúp phát tán một video về hai thành viên của Biệt Đội Báo Đen Mới (New Black Panthers), trong đó một người cầm dùi cui, đứng bên ngoài điểm bỏ phiếu ở Philadelphia. Sự cố đó châm ngòi cho một cơn sốt truyền thông hàng tháng trời về vấn đề dọa dẫm cử tri và dẫn đến hai cuộc điều tra từ Bộ Tư Pháp. Cố vấn của Trump là Roger Stone nói với tờ The Guardian rằng 1,300 tình nguyện viên từ tổ chức cơ sở Công Dân Ủng Hộ Trump (Citizens for Trump) lên kế hoạch tiến hành các cuộc thăm dò ý kiến sau bầu cử tại chín tiểu bang có nhiều sắc dân thiểu số - một chiến thuật giống với dọa dẫm cử tri hơn là thăm dò số phiếu cử tri theo truyền thống.

Bất chấp những luận điệu dồn dập từ chiến dịch của Trump về nạn gian lận bầu cử, một số người vẫn hoài nghi rằng việc đe dọa cử tri trong Ngày Bầu Cử sẽ diễn ra. Một quan chức bầu cử tại Philadelphia - một trong các thành phố mà Trump, Rudy Giuliani, và Newt Gingrich đều nêu danh tiêu biểu về nạn gian lận bầu cử - nói với New York Times rằng văn phòng của ông chưa từng nhận được “một cuộc gọi từ ai đó bên ngoài Philadelphia ghi danh làm người giám sát điểm bầu cử.”

Chính bản thân Trump có vẻ cũng mơ hồ về các chi tiết. Ví dụ, tại Philadelphia, người giám sát địa điểm bỏ phiếu phải ghi danh đi bầu cử tại quận hạt nơi họ đang giám sát. “Vì vậy khi Trump đến vùng nông thôn Pennsylvania và bảo ông muốn quý vị đến một vài khu vực ở Philadelphia để theo dõi địa điểm bỏ phiếu, ông ấy đang khuyên các vị ấy làm một việc bất hợp pháp.” Dale Ho, giám đốc của dự án quyền bầu cử của ACLU, cho biết. “Tất cả đồng ý rằng các đảng phái có quyền và nên có người giám sát các địa điểm bỏ phiếu. Chúng tôi muốn danh tính các giám sát viên này được xác thực. Chúng tôi không muốn những lời kêu gọi ồ ạt đại trà  đưa những người lạ, ngẫu nhiên xuất hiện ở những chỗ mà họ không quen thuộc để tìm kiếm bất cứ điều gì họ cho là đáng ngờ.”

Nhưng ngay chính sự cảnh giác này cũng là một hình thức đe doạ người bầu cử — và có tác động lên cả hai phe. Nghiên cứu cho thấy, khi Trump tiếp tục khăng khăng rằng có gian lận trong bầu cử, có thể ông đang khiến chính người ủng hộ mình chần chừ bỏ phiếu, thay vì người ở phe đối thủ. Các nhà hoạt động nhân quyền đang đặc biệt chú trọng nguy cơ người bầu cử bị đe doạ, và cũng đồng thời cảnh báo rằng hiện tượng cường điệu hoá suy đoán về những rắc rối tiềm tàng trong Ngày Bầu cử có thể hạn chế người bỏ phiếu.


[Image: 3b4a8d_31172c2cbfaa47078784f8e3163a13a5~mv2.webp]


“Thật sự rất khó khăn, vì tôi không muốn người bỏ phiếu phải sợ hãi và nghĩ rằng đây là chuyện bình thường,” Ho nói. “Nhưng mọi người cũng cần biết rằng đây là một hiện tượng có thật, và khi nó xảy ra, họ phải hiểu được quyền lợi của mình và trình báo lại sự việc ấy.”

Đe doạ và quấy rối người bầu cử không còn quá phổ biến so với những hành động tấn công quyền bầu cử khác âm thầm và nham hiểm hơn. Tuy nhiên, đe doạ người bầu cử đã có rất nhiều tiền lệ từ trước, thậm chí là trong chỉ vài chục năm vừa qua.

Vào năm 1964, nhóm luật sư của Đảng Cộng hoà, trong đó có thẩm phán Tối cao Pháp viện tương lai William Rehnquist, đã yêu cầu người bầu cử Da Đen và gốc Latin ở Arizona phải đọc thuộc lòng một vài trích đoạn trong Hiến pháp Hoa Kỳ để chứng minh quyền công dân. Năm 1966, một năm sau khi Đạo luật Quyền Bỏ phiếu được thông qua thành luật, thiếu niên da trắng ở Georgia vẫn quấy rối người Da Đen đang xếp hàng bỏ phiếu trong khi cảnh sát đứng nhìn; viên chức bầu cử da trắng kiểm tra các buồng bỏ phiếu của người Da Đen ở Alabama; và  công nhân đồn điền ở Mississippi bị bắt bỏ phiếu trong các cửa hàng dưới sự theo dõi của chủ đồn điền. Và còn rất nhiều ví dụ khác.

Tới năm 2004, khi sinh viên trường University of Pittsburgh bị mắc kẹt hàng tiếng đồng hồ ở trung tâm bỏ phiếu do các luật sư của Đảng Cộng hoà gây khó dễ, không công nhận giấy tờ tuỳ thân của “gần như tất cả những người trẻ tới bỏ phiếu.” Cùng năm đó, ở Hạt Harris, Texas, cảnh sát địa phương đi tới một điểm bỏ phiếu sớm, yêu cầu mọi người phải xuất trình thẻ căn cước, và nói rằng những ai đang có lệnh truy nã sẽ bị bắt giam. Năm 2012, một nhóm cánh hữu với mục đích giám sát bầu cử mang tên “True the Vote” (tạm dịch: “Phiếu bầu Trung thực”) đã hướng dẫn tình nguyện viên rằng họ phải tạo được cảm giác như “đang lái xe và thấy cảnh sát bám sau” với những người bỏ phiếu trong diện cần giám sát.

Những nhà hoạt động nhân quyền lo ngại rằng những tình huống như trên sẽ xảy ra vào chu kỳ bầu cử năm nay, khi Trump liên tục kêu gọi người ủng hộ hãy tích cực giám sát bầu cử. Trên mạng xã hội, những tờ rơi được lan truyền rộng rãi, nhắc nhở người bầu cử về những quyền lợi của mình, thúc giục mọi người chụp ảnh bằng chứng và trình báo lại với chính quyền khi gặp phải tình huống bị đe doạ hoặc cản trở bầu cử. Ngoài việc cử ra những giám sát viên chính thức từ các đảng và chiến dịch tranh cử - mỗi giám sát viên đều phải được đăng ký trước đó với cán bộ bầu cử của địa phương, những người quan sát độc lập cũng sẽ theo dõi bầu cử và nhận các cuộc gọi từ người bầu cử về bất kỳ vấn đề gì trong suốt quá trình.

Một trong những sáng kiến như vậy là chương trình “bảo vệ bầu cử” của Hội đồng Luật sư Quốc gia, một nỗ lực phi đảng phái với dự định phân bổ tới 27 bang những giám sát viên đã được huấn luyện. Nhóm cũng đã cố gắng gỡ bớt rào cản quanh hoạt động bầu cử trước ngày bỏ phiếu: họ đã đâm đơn kiện ở Virginia sau khi công cụ đăng ký bầu trực tuyến của bang bị sập, khiến nhiều người bầu hợp lệ bị lỡ hạn, và họ đã đấu tranh thành công để kéo dài hạn đăng ký cho những vùng bị ảnh hưởng bởi Bão Matthew ở North Carolina.

Kristen Clarke, chủ tịch Hội đồng Luật sư Quốc gia, chia sẻ với The Intercept rằng nỗi lo ngại của bà không chỉ xoay quanh những khó khăn về mặt thủ tục, mà cả khả năng người bỏ phiếu sẽ phải đối mặt với nhiều quấy rối trắng trợn hơn nữa. “Chúng tôi muốn một nền dân chủ  nơi người dân cảm thấy tự do và có khả năng tham gia chính trị. như vậy,” bà nói. “Tôi mong rằng mọi người sẽ không nản chí mà không đi bỏ phiếu. Đó không phải là một viễn cảnh lành mạnh cho nền dân chủ của chúng ta.”


[Image: file.jpg]


Dorothy Torrence, thuộc Ban Bầu cử Miami-Dade, giúp Alvaro Arochena điền đơn đăng ký bầu cử vào 1/10, 2012 ở Miami, Florida. Ảnh: Joe Readle/Getty Images.

Những khó khăn “pháp lý” khi bầu cử
Nhưng ngay cả khi việc doạ dẫm cử tri có khả năng xảy ra, , cho đến nay, thách thức lớn nhất đối với cuộc bầu cử lần này sẽ đến từ chính quyền bang và chính quyền địa phương. Luận điệu  tràn lan, vô căn cứ về gian lận bầu cử do Trump thúc đẩy đã là “đánh lạc hướng người ta khỏi những vấn đề thực sự mà các cử tri phải đối mặt trong các cộng đồng trên khắp đất nước”, ông Clarke nói. “Có những cử tri ở một số cộng đồng đặc biệt dễ bị tổn thương trong chu kỳ bầu cử này trong bối cảnh Đạo luật Quyền bỏ phiếu”.

Cuộc bầu cử này đánh dấu cuộc đua tổng thống đầu tiên kể từ quyết định năm 2013 của Tòa án Tối cao tại Shelby County v. Holder, đã bãi bỏ một điều khoản của Đạo luật Quyền bỏ phiếu yêu cầu chín bang và một số khu vực pháp lý có lịch sử phân biệt chủng tộc để bảo đảm sự chấp thuận của liên bang trước khi thay đổi luật pháp và thủ tục bầu cử.

Quyết định đó được đưa ra sau một loạt các biện pháp trên toàn quốc — một số được đề xuất trong vòng vài giờ sau phán quyết của tòa án — hạn chế quyền bỏ phiếu cho cử tri thiểu số, Đạo luật Quyền bỏ phiếu ban đầu được dự định bảo vệ. Nhiều biện pháp đã bị thách thức tại tòa án, một số thành công, nhưng sự không chắc chắn về các quy tắc bầu cử mới đã khiến cử tri bối rối và các nhà hoạt động vì quyền bỏ phiếu phải chật vật kiện ra toà mỗi động thái nhằm hạn chế quyền bầu cử.

Ít nhất 14 tiểu bang đã ban bố những hạn chế mới trong năm nay, bao gồm luật chứng minh cử tri, thay đổi yêu cầu đăng ký và cắt giảm các lựa chọn bỏ phiếu sớm. Tại Hạt Maricopa, quận lớn nhất ở Arizona, các quan chức đã đóng cửa 70% các địa điểm bỏ phiếu, gây ra sự chậm trễ trong thời gian bầu cử sơ bộ và thúc đẩy một cuộc điều tra của DOJ. Ở Florida và Ohio, các quan chức đã cố gắng thanh trừng hàng ngàn cử tri chủ yếu là người da đen khỏi danh sách của họ. Như tờ The Intercept đã đưa tin, các nhà lập pháp Missouri thậm chí còn đề xuất thay đổi hiến pháp bang — không giống như liên bang bao gồm quyền bầu cử khẳng định — trong nỗ lực thông qua luật chứng minh cử tri chặt chẽ hơn. Dự thảo sửa đổi sẽ được đưa ra trong lá phiếu vào ngày 8 tháng 11. Quỹ Bảo vệ Pháp lý NAACP duy trì một bản cập nhật thường xuyên về các nỗ lực đàn áp cử tri dài hơn 100 trang.

Không phải ngẫu nhiên mà các tiểu bang trong những năm gần đây đã kiên quyết hạn chế việc tiếp cận hòm phiếu là những nơi trước đây chịu sự giám sát của Liên bang về Quyền bỏ phiếu, cũng là những nơi mà các nhóm thiểu số ngày càng tham gia chính trị đông đảo hơn. Theo nghiên cứu của Trung tâm Tư pháp Brennan, trong số 11 tiểu bang có tỷ lệ người Mỹ gốc Phi cao nhất năm 2008, có sáu hạn chế mới và trong số 12 bang có mức tăng dân số gốc nói tiếng Tây Ban Nha lớn nhất từ năm 2000 đến 2010, bảy bang đã thông qua luật khiến việc bầu cử khó khăn hơn.

Theo quyết định của Hạt Shelby, Bộ Tư Pháp đã giảm đáng kể việc theo dõi bầu cử. Năm 2012, các quan sát viên của cơ quan này đã theo dõi các cuộc bầu cử ở 13 tiểu bang. Năm nay, họ sẽ tham gia các cuộc thăm dò ý kiến chỉ trong bốn tiểu bang, chỉ một trong số đó, Louisiana, ở miền Nam, nơi trong lịch sử chính phủ liên bang thực hiện giám sát rộng rãi về quyền bầu cử.

Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu, một trong những nhóm bảo vệ nhân quyền lớn nhất thế giới và là người theo dõi các cuộc bầu cử trên toàn thế giới, có kế hoạch phái gần 500 quan sát viên đến Hoa Kỳ từ năm 2004, nhưng năm nay thì khác.

“Tôi thường nghe thấy những tuyên bố về sự gian lận của các ứng cử viên đứng ra tranh cử,” Christine Muttonen, điều phối viên phái đoàn, viết trong một bài bình luận cho CNN. Tuy nhiên, những gian lận này có xu hướng xảy ra nhiều ở các nước mới thoát khỏi chủ nghĩa độc tài và trong các tình huống hậu xung đột;  trong một nền cộng hòa lập hiến lâu đời nhất thế giới, điều này nghe hơi lạ tai.

Gian lận bầu cử, cái cớ tạo đà cho luận điệu “phiếu gian" của Trump  và các biện pháp hạn chế cử tri trên toàn quốc, đã nhiều lần bị chứng minh chỉ là huyền thoại. Nhưng lịch sử phân biệt đối xử và đàn áp các cộng đồng Da Màu ở đất nước này vẫn chưa bị vạch trần, và di sản đáng hổ thẹn đó vẫn là mối đe dọa dai dẳng nhất đối với tính toàn vẹn của cuộc bỏ phiếu ngày 8 tháng 11.

Translation by Cookie Duong, Tuan Nguyen, Ren Dinh, and Christina Minh Vo
Edited by My Do









[Image: flag-of-america-smiley-emoticon.gif]