Đến miền Tây khám phá ngôi nhà gốm đỏ độc nhất Vĩnh Long
Mảnh đất Vĩnh Long được mệnh danh là “vương quốc đỏ” khi có rất nhiều làng nghề gốm thủ công truyền thống lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ông Nguyễn Văn Buôi - một nghệ nhân có tình yêu to lớn với nghề gốm đỏ đã xây dựng ngôi nhà gốm đỏ với tất cả tâm huyết mong muốn gìn giữ và phát triển nghề.
Cổng vào ngôi nhà gốm đỏ độc nhất vô nhị. Ảnh: Hương Quỳnh
Ông Nguyễn Văn Buôi (60 tuổi) với hơn 30 năm gắn bó với nghề gốm đỏ nên rất “nặng nợ” với nơi đây. Trong bối cảnh làng nghề gốm đang dần bị mai một và bị thay thế ông muốn làm gì đó để lưu giữ lại kỉ niệm cho mình và cho thế hệ sau biết được có một chất liệu gốm đã làm rạng rỡ những làng nghề gốm trên mảnh đất Vĩnh Long. Căn nhà gốm đỏ nằm tại phường 5, thành phố Vĩnh Long do chính ông Nguyễn Văn Buôi tự lên ý tưởng thiết kế vào năm 2009 và xây dựng xong vào năm 2018. Ngôi nhà với tổng diện tích 300 mét vuông được xây dựng từ 90% nguyên liệu đất sét chính vì thế mà nó có sắc đỏ vô cùng bắt mắt nhưng không kém phần kiên cố, vững chãi vì bên trong vẫn kết hợp bê tông, cốt thép và những vật liệu hiện đại khác.
[size=undefined]
Toàn cảnh ngôi nhà gốm đỏ. Ảnh: Hương Quỳnh[/size]
Căn nhà chính được xây dựng theo kiến trúc nhà Nam Bộ xưa cũ với cấu trúc 3 gian, 2 chái, các cột kèo trong nhà được thiết kế theo cảm hứng từ những hoa văn đường nét tên trống đồng Đông Sơn, còn các cột trụ lớn được tạc khắc những hình ảnh làng quê Nam Bộ như: Cảnh cầu tre, cánh đồng lúa hay cảnh gói bánh tét… Bên trong nhà trưng bày nhiều cổ vật quý hiếm như cân đòn, bàn là, máy khâu, ấm chén, bàn ghế, giường tủ, đèn điện, đồng thau, máy hát đĩa than, kèn tây… Bước vào bên trong ngôi nhà cảm giác như đang được quay về với thời xa xưa sống trong ngôi nhà của những gia đình “trâm anh phế phiệt”. Tổng chi phí xây dựng căn nhà và nội thất ước tính trên 5 tỷ đồng.
[size=undefined]
Bàn ghế và đồ vật ở gian giữa. Ảnh: Hương QuỳnhCác loại đàn cổ đậm chất Nam Bộ được trưng bày ở gian trái của ngôi nhà. Ảnh: Hương QuỳnhGian phải trưng bày nhiều vật dụng sinh hoạt cổ. Ảnh: Hương QuỳnhPhòng ngủ với giường và bàn ghế trang điểm, ghế ngả lưng của những gia đình Nam Bộ giàu có. Ảnh: Hương QuỳnhTủ rượu tây ở gian trong phía sau nhà khách. Ảnh: Hương Quỳnh[/size]
Bên trái nhà chính còn có nhà trưng bày đồ gốm, ở đây có những bình, cốc chén, đĩa gốm quý mà ông Nguyễn Văn Buôi đã sưu tầm từ rất lâu, có giá trị thẩm mỹ và kinh tế cao.
[size=undefined]
Nhà trưng bày gốm. Ảnh: [/size]
2
Thứ năm, 10/11/2022, 16:20 (GMT+7)
Cây ngân hạnh nghìn tuổi được ví như 'hóa thạch sống'
HÀN QUỐCCây ngân hạnh gần 1.000 tuổi chuyển lá vàng rực vào mùa thu, trông như quả cầu vàng khi nhìn trên cao, thu hút hàng nghìn du khách ngắm cảnh.
Cây ngân hạnh khổng lồ ở thành phố Wonju, tỉnh Gangwon là một trong những điểm ngắm cảnh nổi tiếng nhất Hàn Quốc vào mùa thu hàng năm. Với ước tính khoảng 800-1.000 năm tuổi, nó được ví như hóa thạch sống của xứ sở kim chi. Nhìn từ trên cao, cây nổi bật trước rừng lá phong phía sau, tựa quả cầu vàng rực rỡ. Ảnh: Instagram im0gil
[size=undefined]
[/size]
Cây ngân hạnh nghìn tuối. Video: Instagram _eunoia.ju
[size=undefined]
[/size]
Cây cao khoảng 34,5 mét, tán cây rộng chừng 14,5 mét. Nguồn gốc cây ngân hạnh này gắn với nhiều chuyện truyền miệng do dân địa phương kể lại. Có người nói nó phát triển từ cây gậy của một nhà sư, cũng có người kể đây là nơi sinh sống của một con rắn trắng và cho rằng mọi người không nên đụng vào cây vì sẽ đánh thức con rắn. Ảnh: Instagram misky_view
[size=undefined]
[/size]
Những cành lớn, dài sà xuống mặt đất được chống đỡ bằng nhiều trụ. Khi lá rụng, người ta không dọn dẹp mà để nguyên tạo thành tấm thảm vàng đẹp mắt. Xung quanh cây có hàng rào, du khách không được vào trong. Ảnh: Instagram hong____pic
[size=undefined]
[/size]
Nó nằm gần những cánh đồng lúa. Dân làng cho rằng nếu năm nào lá cây đồng loạt chuyển vàng đẹp, đều thì chắc chắn họ sẽ có một mùa bội thu. Ảnh: Instagram im0gil
[size=undefined]
Advertisement
[/size]
Năm nào cũng vậy, từ giữa tháng 10 đến đầu tháng 11, đám đông du khách từ khắp nơi đổ về ngắm cảnh, chụp ảnh. Vị trí của cây cách Seoul khoảng 130 km về phía Đông, rất tiện di chuyển bằng phương tiện giao thông cá nhân lẫn công cộng. Ảnh: Instagram hong____pic
[size=undefined]
[/size]
Màu vàng của lá cây thường được giữ đến khoảng đầu tháng 12. Tuy nhiên, hiện lá cây rụng gần hết do nhiều đợt gió lớn từ tuần trước, nhưng 'thảm vàng' vẫn còn, nhiều du khách tranh thủ đến check in. Dân làng cũng coi đây là cây linh thiêng. Họ chăm sóc, bảo vệ và tôn sùng nó nhiều thế kỷ. Năm 1964, nó được chỉ định là Di tích tự nhiên tại Hàn Quốc. Ảnh: Instagram loveapplemac
Diệp Tử
1
Thứ hai, 30/11/2020, 15:31 (GMT+7)
Cây ngân hạnh 4.000 năm tuổi, trải qua 20 triều đại
Cây ngân hạnh ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) đã trải qua hơn 4.000 năm và được mệnh danh là một trong những cây ngân hạnh già nhất thế giới.
Du khách thường chỉ biết tới tiếng tăm của cây ngân hạnh ở Tây An (Thiểm Tây) với tuổi đời 1.400 năm nhưng trên thực tế, ở tỉnh Sơn Đông còn có một cây ngân hạnh có lịch sử còn vượt xa như thế, với 4.000 năm tồn tại. Nằm tại núi Fulai, thành phố Rizhao, cây ngân hạnh này đã trải qua khoảng 20 triều đại phong kiến nhưng vẫn sừng sững, hiên ngang, thay lá đều đặn mỗi mùa thu.
[size=undefined]
[/size]
Tương truyền rằng, từ thời Xuân Thu, vua Lỗ Ẩn Công từng bàn bạc chiến sự dưới gốc cây ngân hạnh. Từ đó tới nay đã hơn 4.000 năm. Hàng bia đá khắc chữ trong khuôn viên núi Fulai cũng ghi lại lịch sử của gốc cây nghìn năm này.
[size=undefined]
[/size]
Khoảng cuối tháng 11, cây bạch quả sẽ chuyển màu vàng rực, dát vàng khắp sân và mái ngói rêu phong, mang lại cảnh tượng huyền ảo như trong truyện cổ tích.
[size=undefined]
[/size]
Ngân hạnh còn có tên gọi khác là bạch quả, rẻ quạt, có đặc tính đặc biệt giúp tự ngăn ngừa sâu bệnh và "trẻ hóa", chống lại các tác động của thiên nhiên. Do đó, hầu hết các cây ngân hạnh trên thế giới đều có thể sống rất lâu nếu không có ngoại lực mạnh tác động.
[size=undefined]
[/size]
Đây được xem là cây ngân hạnh lâu đời bậc nhất thế giới, được ví như "ông già phương Đông", chứng kiến bao thăng trầm biến động lịch sử của đất nước Trung Quốc.
[size=undefined]
Advertisement
[/size]
Mỗi năm, hàng nghìn người đổ về đây để ngắm nhìn cảnh tượng thiên nhiên tuyệt đẹp và cũng để chiêm ngưỡng "nhân chứng sống" của lịch sử vẫn tồn tại từ thời Xuân Thu chiến quốc.
[size=undefined]
[/size]
Cây ngân hạnh này được xếp hạng di tích bảo vệ cấp 1 ở Trung Quốc. Du khách có thể lại gần gốc cây để chiêm ngưỡng, chụp ảnh nhưng mọi hoạt động khác đều bị cấm hoặc hạn chế.
[size=undefined]
Advertisement
Advertisement
[/size]
Một số người tới đây để cầu may mắn. Họ treo một dải lụa đỏ quanh hàng rào dưới gốc cây để cầu mong bình an, vạn sự như ý.
[size=undefined]
[/size]
Những chiếc lá vàng ươm, xoay xoay trong gió như hàng nghìn chiếc quạt tí hon, trước khi đáp xuống mặt đất, dệt thành tấm thảm vàng dưới sân chùa.
[size=undefined]
[/size]
Ngoài cây 4.000 năm, khu danh thắng này còn trồng nhiều cây ngân hạnh khác, đồng loạt thay lá vào mùa thu, tạo nên khung cảnh đẹp tuyệt trần.
[size=undefined]
[/size]
Tỉnh Sơn Đông nằm ở vùng ven biển phía Bắc Trung Quốc, được biết đến là quê hương của Lưu Dung - "tể tướng Lưu gù" thời nhà Thanh. Đây cũng nổi tiếng với các danh thắng như thành phố Thanh Đảo, núi Thái Sơn, núi Lao Sơn, hồ Đại Minh, Trường Đảo...
Ảnh: Iqilu.com
Hà Nguyên