VietBest

Full Version: Tình Yêu Vĩnh Cửu
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Pages: 1 2 3 4
*Chúa yêu ta:

Chúa không yêu thụ tạo như chúng ta yêu chúng. Vì khi chúng ta yêu một người hay một vật nào, trước tiên, ta phải biết nhân vật ấy tốt lành ra sao rồi chúng ta chọn lựa giữa hằng trăm sự vật.
Trái lại, Chúa bắt đầu yêu trước cả khi tạo dựng nên nó, vì chính Ngài phú bẩm sự tốt lành cho thụ tạo khi dựng nên nó. Tình yêu của Chúa không lệ thuộc sự tốt lành của sự vật, nhưng chính tình yêu Ngài xác định sự tốt lành cho tạo vật. (Thánh Tôma Aquinô)
*Trái tim người đời rất nhỏ hẹp. Muốn yêu tha thiết nồng nàn, phải yêu rất ít sự vật, yêu nhiều sự vật, tình yêu sẽ hững hờ lạt lẽo. (Thánh Toma Aquino)

* Tại sao Chúa yêu ta? "Tình yêu Chúa tìm thấy trong chính mình những lý do để ban mình ra, Người yêu chính sự Người đã ban cho, chứ không phải yêu sự Người kiếm được; loài thụ tạo không kéo được Người, nhưng chính Người đã thân hành đến với nó. (Giám mục Gay)

*Tình yêu chân chính là muốn sự tốt lành cho người mình yêu (Thánh Tôma Aquino).
* Mến Chúa theo cha Foucald: "Yêu không phải là cảm thấy mình yêu, nhưng là muốn yêu. Khi ta muốn yêu trên hết mọi sự là chúng ta yêu mến trên hết mọi sự. Nếu gặp cơn cám dỗ ta có vấp ngã, đó là vì tình yêu còn yếu ớt quá, chớ không phải là không có tình yêu. Phải khóc lóc như thánh Phêrô, ăn năn như thánh nhân. Hạ mình xuống như Người, kêu lên ba lần:" Con yêu Chúa, con yêu Chúa, Chúa biết rõ dù con yếu đuối, tội lỗi, con vẫn yêu Chúa"

Tình yêu của Chúa đối với ta, Người đã tỏ ra đủ để ta tin cậy mặc dù ta không cảm thấy được, cảm thấy ta yêu Chúa, cảm thấy Người yêu ta sẽ là Thiên đàng cho ta rồi: Trừ trường hợp họa hiếm và đặc biệt ra thì ta không thể hưởng thiên đàng ở thế này. . .

Thực vậy, ta sẽ không bao giờ yêu mến đủ. Nhưng Chúa nhân lành biết Người đã lấy thứ bùn nào mà nắn nên ta, Người yêu ta còn hơn bà mẹ yêu con. Đấng hằng sống đã phán với ta rằng: Người không khước từ kẻ đến với Ngài. (Charles de Foucauld)
*Yêu thương tha nhân

*Càng yêu mến tha nhân bao nhiêu, càng yêu mến Chúa bấy nhiêu". (Thánh Têrêsa Mẹ)
*Tình yêu chân thật dựa trên sự chiến đấu bên trong và hằng ngày" (Thánh Têrêxa nhỏ)
* Tình yêu chân thật là biết cho (Mẹ Têrêsa Calcutta)
*Tình yêu chân thật thì mở tay ra và nhắm mắt lại. (Thánh Vincentê)

*Ai thương xót người nghèo là cho Thiên Chúa vay mượn (Cha thánh Piô năm dấu)
* Chúa đã ban tự do cho mọi người, Người không ép buộc ai. Người chỉ vạch đường kêu gọi, khuyên nhủ. Chị em cũng hãy xử êm ái với mọi người, đừng để họ theo lệnh mình vì sợ. Đôi khi cũng phải tỏ uy quyền cách nghiêm hơn, vì nhu cầu, nhưng cả khi đó, cũng chỉ làm vì lòng bác ái và nhiệt thành với các linh hồn mà thôi" (Thánh nữ Angela Merici Sáng lập Dòng Ursula).

*Cứ yêu đi rồi làm gì hãy làm" (Thánh Augustinô)

Lm. Đoàn Quang, CMC
Phó Thác -Bảo Thy   :dance:



Con người là thụ tạo được Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh Người vì tình yêu, một tình yêu sâu thẳm, nhiệm mầu.

Khi tạo dựng con người, Thiên Chúa ban cho con người tự do và niềm khát khao hạnh phúc. Nhờ tự do, tình yêu thực sự trở nên triển nở và đạt đến mức toàn hảo, không bị ràng buộc hay khuôn ép… Tại sao vậy? Vì tự do chính là căn nguyên để yêu thương, nhưng cũng vì lạm dụng tự do nên con người đã sa ngã, hậu quả là con người phải xa cách Thiên Chúa.

Tuy nhiên chúng ta thấy Thiên Chúa không bỏ rơi con người nhưng luôn đi trước bằng một tình yêu quảng đại. Người đã sai Con Một xuống thế gian để cứu độ nhân loại lầm than, tội lỗi. Qua người Con Chí Ái của Người là Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa muốn nói cho con người biết Ngài yêu thế gian đến thế nào.

Heavy-black-heart4
Trong Trái Tim Chúa 





Innocent Heavy-black-heart4
Quả thật, Đức Giêsu vì yêu thương nhân loại và Chúa Cha nên Ngài đã nhập thể trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria. Ngài đã nhập thể để trở thành một con người, đến ở cùng với con người trong xã hội loài người chúng ta. Ngài đã trở nên đồng hình đồng dạng với con người về mọi phương diện ngoại trừ tội lỗi.

Ai đó đã nói rằng, tình yêu đích thực phải là một tình yêu biết cho đi, hy sinh và hành động. Thật thế, Thiên Chúa không chỉ yêu qua sấm truyền, qua đầu môi chót lưỡi mà Người còn cho đi, hy sinh, hành động qua Đức Giêsu thành Nadaret cách cụ thể.

Bởi thế, Đức Giêsu là mẫu gương tuyệt vời nhất về lòng nhân ái, chẳng hạn: Ngài bồng ẵm trẻ nhỏ và chúc lành cho chúng; Ngài chảy nước mắt trước mồ Larazô, một người bạn thân thiết hay đau nỗi đau của bà góa đang khóc thương con trai mới mất; Ngài cảm được sự đói khát của đám đông nơi hoang địa; Ngài chữa lành người phong cùi bị xã hội loại trừ và phục hồi phẩm giá cho anh ta; Ngài đi bước trước trong việc tha thứ để bày tỏ lòng thương xót con người; Ngài đón chờ người con hoang đàn trở về; Ngài vui sướng, hạnh phúc, mở tiệc ăn mừng khi người con đã mất nay được tìm thấy, đã chết nay sống lại…
Rõ ràng Đức Giêsu đã cảm nếm nỗi đau của kiếp người và tìm cách giúp đỡ họ. Chính tình thương và lòng trắc ẩn của Ngài là nhân tố quyết định tương quan với nhân loại. Lòng nhân ái của một Thiên Chúa luôn quên đi lỗi lầm để bế, vác chiên trên vai, thậm chí là “mang vào mình mùi chiên” và đồng hành cùng chiên cho đến hy sinh chính mạng sống mình để bảo về đàn chiên. Đỉnh cao của tình yêu Thiên Chúa là Đức Giêsu đã chết vì người mình yêu. Ngài chết cho toàn bộ tội lỗi của con người, cái chết của sự cứu độ, cái chết của sự mong ước người mình yêu được hạnh phúc. Đức Giêsu đã bày tỏ khuôn mặt của Chúa Cha rạng ngời tình yêu.

Như vậy qua Đức Giêsu, chúng ta nhận thấy một Thiên Chúa bày tỏ tình yêu cách thật tuyệt vời đó là: Thiên Chúa trở thành người và đi xuống tận cùng kiếp người để đồng cam cộng khổ với con người. Không những thế, Ngài còn phục vụ và yêu thương con người với tình yêu phổ quát.

Tác giả bài viết: Phêrô Duy
Có Một Tình Yêu





Heavy-black-heart4
Khi được hỏi: Thiên Chúa là Đấng nào? Hẳn không có câu trả lời nào trọn vẹn và ý nghĩa cho bằng lời khẳng định của thánh Gioan: “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4, 16).

Thật vậy, bản chất Thiên Chúa là tình yêu, vì thế, nhiều lần và nhiều cách, Thiên Chúa đã thể hiện tình yêu của Người cho nhân loại ngang qua sự chăm sóc, quan phòng của Người dành cho ta.

Có những lúc, Thiên Chúa được ví như người cha răn dạy con cái; như người mẹ yêu thương, an ủi, vỗ về; như người chồng yêu thương vợ; như người bạn luôn đồng hành..

Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi chúng con biết cảm nghiệm được tình yêu mà Chúa dành cho chúng con. Đồng thời luôn sống trong tình yêu đó bằng việc đón nhận Chúa như lẽ sống của cuộc đời và chia sẻ tình yêu đó cho người khác. Amen.
Chúa là tình yêu ,





Innocent Heavy-black-heart4
Chúa Giêsu nói: “Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian và Thầy mong muốn biết bao cho lửa cháy lên… Các con tưởng Thầy đến để đem sự bình an xuống thế gian ư? Thầy bảo các con: không phải thế, nhưng Thầy đến để đem sự chia rẽ” (Lc 12,49.51).

Như vậy, Chúa Giêsu muốn nói gì với chúng ta? Phải chăng ngọn lửa mà Thiên Chúa nói đó chính là ngọn lửa tình yêu ?

và cũng bắt đầu từ tình yêu mà khiến con người có sự chia rẻ và gắn bó ? vậy có tình yêu thì sẽ có sự ghanh tương ?khiến cho con người có sự chia rẻ ?
Trước tiên, Chúa Giêsu nói đến sứ vụ của Ngài là “đem lửa”, chính là lời Ngài xuống thế gian (Gr 23, 29), và ước muốn cho lửa ấy cháy lên trong lòng những kẻ tin (Lc 12, 49). Ngôn sứ Giêrêmia  là hình bóng của Chúa Giêsu, gặp được lời Chúa ông đã nuốt vào (Gr 15, 16), làm tâm hồn ông nóng bừng bừng như lửa mến cháy trong lòng, khiến ông không thể không nói sự thật là lời Thiên cho dân chúng, nhưng họ không muốn nghe, lại còn hành hạ và muốn giết chết ông. Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh “đem lửa xuống thế gian” cho chúng ta biết rằng sứ mạng của Ngài là xuống trần gian chịu chết để đem ơn cứu rỗi đến cho mọi người và thanh tẩy con người khỏi tội lỗi.

Vậy làm cách nào để có thể thanh tẩy con người khỏi tội lỗi ?
Chúa đến thế gian để chứng minh cho tình yêu của mình dành cho nhân loại lại đồng thời cũng mang sự chia rẻ cho nhân loại , đó là điểm mấu chốt làm thế nào để thanh tẩy con người khỏi tội lỗi .
Kế tiếp, Chúa Giêsu xác định sứ vụ của Ngài như một “phép rửa” mà chính Ngài sẽ phải chịu, ám chỉ những đau khổ mà Ngài đang gặp và sẽ phải trải qua. Đây không phải là một tai ương hay định mệnh, nhưng chính là chương trình Thiên Chúa Cha muốn và Chúa Giêsu cũng sẵn sàng đón nhận để cho việc thi hành sứ mạng đó chóng hoàn tất. Chúng ta cũng có thể liên kết phép rửa này với phép rửa được ông Gioan Tẩy Giả giới thiệu: chính Chúa Giêsu sẽ làm phép rửa không phải bằng nước, nhưng là bằng Thánh Thần và lửa (x. Lc 3,16). Qua phép rửa này Ngài sẽ xét xử muôn dân.
1 Tình Yêu Vô Biên ,

Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, thì Thầy cũng yêu mến anh em như vậy, Anh em hãy ở trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy giữ các điều răn của Cha Thầy, và ở lại trong tình thương của Người (Ga 15,9-10):

Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em, để niềm vui của Thầy ở trong anh em, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn. Đây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình (Ga 15,11-13):

Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. Thầy không còn gọi anh em là tối tớ nữa, vì tối tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha của Thầy, Thầy đã cho anh em biết (Ga 15,14-15):

Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại. Hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em. Điều Thầy truyền dạy anh em là: Hãy yêu thương nhau (Ga 15,16-17):

“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12):

“Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13):

Lạy Mẹ Maria. Xưa trong cuộc thương khó của Đức Giêsu, Mẹ đã luôn hiện diện và kết hiệp mật thiết với Người. Mẹ đã cảm thông và chia sẻ với nỗi đau khổ của Chúa. Mẹ đã chấp nhận đi đường thương khó của Chúa, để cùng chết và cùng sống lại vinh quang với Người.

Giờ đây, xin Mẹ giúp chúng con biết noi gương Mẹ: luôn sống mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh trong cuộc đời chúng con, thể hiện trong cách suy nghĩ, nói năng và hành động. Xin cho chúng con mỗi ngày biết chết đi cho những sự ganh ghét hận thù, ích kỷ vụ lợi, đam mê lạc thú bất chính và các thói hư tật xấu. Xin cho ánh sáng Phục Sinh của Chúa chiếu soi vào mọi sinh hoạt của chúng con. Xin cho chúng con biết chia sẻ cảm thông với nỗi đau khổ của người khác. Xin cho chúng con biết nở nụ cười cởi mở để giơ tay ra trước làm hòa với người không ưa chúng con, sẵn sàng đi bước trước đến với người chúng con chưa quen biết. Xin cho chúng con biết nhìn nhận người khác là anh chị em để quên mình mà phục vụ họ, nhất là đối với những người đang đau khổ thể xác cũng như tâm hồn. Xin Mẹ giúp con luôn ý thức rằng: yêu thương không phải chỉ là tình cảm suông, nhưng là hành động cho đi, là luôn hy sinh để làm cho người yêu được hạnh phúc. Xin cho chúng con biết yêu thương bằng tình yêu của Đức Giêsu, Đấng đã tặng cả mạng sống của mình, sẵn sàng chịu chết để chúng con được sống. Nếu chúng con thực hành tình yêu như thế là chúng con đang hòa nhịp với trái tim yêu thương của Chúa, đang làm chứng rằng ‘Thiên Chúa là Tình yêu”, và hy vọng chúng con sẽ trở thành khí cụ bình an của Chúa, và đưa được nhiều anh em về làm con cái Chúa với chúng con.
Có 1 câu chúc lành , trong kinh thánh có nhắc đến trong bữa tiệc ly Chúa có nhấn mạnh và dặn các môn đệ không được ghim lòng thù hận sau khi quân lính sẽ giết Chúa GieSu 

Ngài không chỉ hy sinh mạng sống vì đại sự mà Ngài còn không cho phép sự thù hận hoành hành. Chúng ta hãy nhìn vào những điều đã xảy ra trong thời gian diễn ra Bữa Tiệc Ly để chúng ta có thể biết rõ hơn về lý do ngày hôm đó vẫn ảnh hưởng cuộc sống của chúng ta ngày nay.

PHÚC ÂM:  Mc 14: 12-16. 22-26

“Này là Mình Ta. Này là Máu Ta”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Ngày thứ nhất trong tuần lễ ăn bánh không men là ngày giết chiên mừng lễ Vượt Qua, các môn đệ thưa Chúa Giêsu rằng: “Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn Lễ Vượt Qua tại đâu?” Người liền sai hai môn đệ đi và dặn rằng: “Các con hãy vào thành, và nếu gặp một người mang vò nước thì hãy đi theo người đó. Hễ người ấy vào nhà nào thì các con hãy nói với chủ nhà rằng: Thầy sai chúng tôi hỏi: ‘Căn phòng Ta sẽ ăn Lễ Vượt Qua với các môn đệ ở đâu?’ Và chủ nhà sẽ chỉ cho các con một căn phòng rộng rãi dọn sẵn sàng và các con hãy sửa soạn cho chúng ta ở đó”. Hai môn đệ đi vào thành và thấy mọi sự như Người đã bảo và hai ông dọn Lễ Vượt Qua.

Đang khi họ ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông mà phán: “Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta”. Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: “Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người. Ta bảo thật các con: Ta sẽ chẳng còn uống rượu nho này nữa cho đến ngày Ta sẽ uống rượu mới trong nước Thiên Chúa”. Sau khi hát Thánh Vịnh, Thầy trò đi lên núi Cây Dầu.

Đó là lời Chúa.
Pages: 1 2 3 4