VietBest

Full Version: Đức Mẹ Vô Nhiễm Tội
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Pages: 1 2 3 4
(2019-05-31, 01:54 PM)OneSunday Wrote: [ -> ]Ai là người Công giáo đầu tiên?

Ai là người Công Giáo đầu tiên .... câu hõi  hay ... 

Nhưng Công Giáo là gì không quan trọng ? Quan trọng là ... ai là người đầu tiên theo Chúa và góp phần quan trọng trong việc cứu rỗi nhân loại cũa Thiên Chúa ...
Trước khi Chúa con có thễ bước trên đường tìm kiếm các thánh tông đồ thì Đức Mẹ là người đầu tiên cùng đồng hành với Chúa từ khi Chúa còn nằm trong lòng Đức Trinh nữ .

Innocent
Giáo xứ Chính Tòa Phủ Cam Bế Mạc Tháng Hoa 2019


Tháng Năm – Tháng Hoa dâng Mẹ, được Giáo hội dành riêng để mừng kính và tạ ơn Mẹ Maria. Cùng với đoàn con cái Mẹ trên khắp hoàn vũ, thứ sáu ngày 31.5.2019 cũng là ngày mừng kính Lễ Mẹ Maria thăm viếng Chị họ Êlizabet. Và trong tâm tình thăm viếng đem niềm vui Tin Mừng đến cho mọi người, Giáo xứ Chính Tòa Phủ Cam đã tổ chức dâng hoa lên Mẹ Maria để bế mạc tháng Hoa.


Từ ngày đầu khai mạc tháng Hoa đến nay, cộng đoàn Giáo xứ đã sốt sắng chuẩn bị và cử hành các buổi kinh nguyện tại các gia đình vào tất cả các ngày trong tháng, và rước kiệu trọng thể trong ngày khai mạc và bế mạc tháng Hoa tại nhà thờ.

Đúng 18g30, cộng đoàn hân hoan chào đón Cha Quản xứ Antôn Nguyễn Văn Tuyến chủ tế, cùng đồng tế với ngài có hai Cha Phó Đaminh Phạm Linh Quyền và Phanxicô Xaviê Nguyễn Ngọc Triều. Mở đầu cho buổi bế mạc là Thánh Lễ được cử hành long trọng tại Hang đá Đức Mẹ. Sau Thánh Lễ là chương trình dâng hoa kết thúc tháng hoa kính Mẹ.

[Image: CA60-C46-C-FC1-F-4715-BF2-F-C26-F15772-F4-C.jpg]

Tại hang đá, nghi thức dâng hoa kính Đức Mẹ được tiến hành với phần khai mở của Cha Quản xứ Antôn là lời chào và cũng như ôn lại truyền thống hằng năm của giáo xứ đối với Đức Mẹ, qua việc dâng lên Mẹ Maria những bông hoa tươi thắm, là những lời kinh tiếng hát gói trọn niềm tin yêu, cậy trông và phó thác nơi Mẹ.

Tiếp đến, quý Cha cùng 12 Vị khu vực trưởng, đại diện cho cộng đoàn Giáo xứ tiến hành nghi thức dâng, niệm hương trước bàn thờ Mẹ: Nén hương nghi ngút tỏa bay trên đôi tay chúng con, hòa cùng với triều Thần Thánh, chúng con xin dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi, tâm tình cảm tạ, chúc tụng, vì muôn ơn lành Thiên Chúa thương ban cho chúng con, đặc biệt đã ban cho chúng con một người Mẹ tuyệt vời, Mẹ chính là nguồn hy vọng, là sức đỡ nâng cho cuộc đời chúng con.

Vũ khúc Nữ Vương hòa bình được các em thiếu nhi thể hiện qua muôn ánh nến lung linh, cầu xin Mẹ giúp cho ánh sáng niềm tin của mỗi người không bị tắt lịm trước những cám dỗ cuộc sống, nhưng luôn ngời sáng dẫn đưa tất cả về với Chúa, bằng những hy sinh, bác ái, để ánh sáng niềm tin ngày càng được thắp sáng hơn nữa trong tình Chúa tình Mẹ yêu thương.

[Image: B75-BF226-CFF6-4-DCE-88-D4-2-F72-EEA91-C65.jpg]

Sau vũ khúc tiến nến, các bạn trẻ dâng lên Mẹ 5 sắc hoa gói trọn tâm tình Tám mối phúc thật: Lạy Mẹ Maria, như những cánh hoa muôn màu, trắng – xanh – vàng – tím – đỏ tươi, tượng trưng cho cuộc sống của chúng con mỗi ngày. Xin Mẹ biến đổi tâm hồn chúng con, để mỗi người chúng con trở nên những bông hoa tươi thắm hương nhân đức, trong mọi biến cố của cuộc đời, và biết dõi bước theo các nhân đức của Mẹ với tâm tình 8 mối phúc thật Chúa hứa ban, để đời sống chúng con luôn tươi thắm và tỏa ngát hương thơm cho đời.

[Image: 2812911-E-D8-ED-421-F-AF7-D-A167-E8928-CFC.jpg]

Những tâm tình qua muôn ánh nến lung linh, với ngàn hương trầm nghi ngút, và muôn hoa sắc thắm, cộng đoàn được mời gọi dõi bước theo Mẹ đi vào đời theo ánh sáng Tin Mừng rạng soi trần thế bằng Lời Chúa, bằng sức nóng của tình yêu Chuỗi Mân Côi qua tâm tình mầu nhiệm Năm Sự Vui.

Kết thúc buổi dâng hoa, Cha Quản xứ cùng quý Cha ban phép lành cho Cộng đoàn. Xin cho tâm tình tháng Hoa sống mãi và lan tỏa nơi tâm hồn mỗi tín hữu Giáo xứ Chính Tòa Phủ Cam càng thêm nồng nàn và gắn bó với Đức Mẹ mỗi ngày qua tràng chuỗi Mân Côi.

Giáo xứ Chính Tòa Phủ Cam
Sứ Điệp Cũa Đức Mẹ

Sứ điệp của Ðức Maria trong tất cả những lần hiện ra đều có chung một nội dung: đó là kêu gọi loài người ăn năn sám hối, cải thiện cuộc sống. Cũng như ngày xưa, đứng dưới chân thập giá Chúa Giêsu, Mẹ đã câm lặng nuốt từng nỗi đớn đau, ngày nay khi nhìn thảm cảnh của những người con cái đang chối bỏ lẫn nhau, đang chém giết nhau, đang đóng đinh nhau, Mẹ cũng bày tỏ một niềm đau.

(Lẽ Sống)
[Image: DE2-E1171-A135-47-ED-B77-D-63-FB05-CB1382.jpg]
1/ Đức Maria là “Kẻ đầy ơn Chúa” (kecharitoméne: Lc 1,28). Người là kẻ đã được yêu thương tuyển chọn trong đức Kitô (Ep 1,4-5). Đạo lý vô nhiễm nguyên tội muốn xác nhận một chi tiết của sự “đầy ơn” ấy khi xét tới giai đoạn khởi đầu hiện hữu. Thiên Chúa đã yêu thương chọn Người làm mẹ của Con Ngài, Đấng Cứu chuộc nhân loại, và Người đã đáp lại bằng cuộc hiến dâng trót cả cuộc đời cho Chúa, như ta thấy trong cảnh thiên sứ Truyền tin. Từ đó ta có thể nhận thấy rằng trót cả đời Người thuộc về Chúa: tội lỗi (đồng nghĩa với sự khước từ Thiên Chúa) không thể len lỏi vào cuộc đời ấy.

2/ Sự thù nghịch giữa người nữ và con rắn (St 3,15). Dĩ nhiên, đoạn văn này không nói chi tới đức Maria hết. Tác giả của nó chưa có nghĩ tới đức Maria. Tuy nhiên, Thiên Chúa – tác giả của chương trình mạc khải – đã nghĩ tới điều mà con người tác giả chưa biết tới. Có lẽ tác giả cũng chưa có nghĩ tới đức Kitô nữa, mà chỉ nghĩ tới cuộc chiến đấu trường kỳ giữa dòng dõi của phụ nữ (bà Eva, mẹ của chúng sinh St 3,20, với con cháu của bà tức là cả loài người). Mãi tới khi công cuộc cứu rỗi đã hoàn tất, thì ta mới biết được đức Kitô là “Ađam mới” (Rm 5), và đức Kitô cũng chính là miêu duệ của Abraham làm thừa kế các lời hứa (Gl 3,16). Các giáo phụ tiếp tục khai triển thần học về đức Kitô như là Ađam thứ hai đã mang lại ơn cứu độ nhờ sự tuân phục (Rm 5; Pl 2,5-11); từ đó các ngài khám phá ra vai trò của đức Maria như là Eva mới, đã trở thành thù địch của con rắn vì hoàn toàn vâng phục tin Chúa. Cũng vì vậy mà Người hoàn toàn thánh thiện, tuy dẫu ở bên cạnh đức Kitô và tùy thuộc vào Ngài: chính đức Kitô là kẻ đạp dập đầu con rắn; còn đức Maria đứng ben cạnh như thù địch truyền kiếp của nó.
3/ Hai bản văn vừa trích dẫn có thể bổ túc bởi những đoạn văn khác của Cựu ước được chính các tác giả sách Tin mừng áp dụng cho Đức Maria, vì cho rằng Người đã “hoàn trọn” những hình ảnh ấy, chẳng hạn như: “thiếu nữ Sion” (đức Maria là biểu tượng của Israel, dân ưu tuyển của Chúa), “hòm bia Thiên Chúa”. Khi bàn về sự thánh thiện của đức Maria, truyền thống và phụng vụ cũng áp dụng một hình ảnh có ý nghĩa đặc biệt cho Người, thí dụ “cung thánh của Đấng Tối cao”. Đức Maria được ví như thánh điện Giêrusalem, nơi Thiên Chúa đến gặp gỡ Dân Ngài. Trong trình thuật Truyền tin, thiên sứ Gabriel đã nói tới quyền năng của Đấng Tối cao phủ rợp trên Người (Lc 1,35): nếu trong Cựu ước, khi Thiên Chúa đã chiếm ngự đền thờ thì không ai có thể lai vãng đến gần (Xh 40,35; 2 Sb 5,11-14), thì cũng có thể nói rằng khi Đấng Tối cao chọn đức Maria làm cung điện cho mình thời tất nhiên Ngài cũng thanh luyện và thánh hóa ngõ hầu xứng đáng để đón tiếp Ngôi Lời nhập thể. Chúa đã muốn cho đền thờ thiêng liêng thuộc trọn về Ngài, và không để cho ai khác chiếm ngự trước; vì vậy Ngài đã giữ gìn đức Maria không hề phải dưới bóng của tội lỗi. Kinh nguyện phụng vụ ngày lễ Mẹ vô nhiễm đã gợi lên đề tài ấy: “Lạy Chúa, Chúa đã dọn sẵn một cung điện xứng đáng cho Con Chúa giáng trần khi làm cho đức Trinh Nữ Maria khỏi mắc tội tổ tông ngay từ trong lòng mẹ …
Không hiễu tại sao..... Một số người tin rằng Đức Mẹ mang thai bỡi ơn Chúa Thánh Thần ... không dính líu đến chuyện thân xác ... nhưng họ không chịu tin Thiên Chúa đã bão bọc Đức Mẹ cách thiêng liêng không mắc tội ? Phãi chăng vì họ cứng lòng ... hay do  Thiên Chúa không mạc khãi cho họ hiễu được điều đó ?


Innocent
Thế thì, vì lý do nào Đức Maria lại không mắc tội Tổ Tông?
Trước khi tìm hiểu lý do Đức Mẹ không vướng lây tội Nguyên Tổ, chúng ta nên biết qua dư luận Công Giáo về vấn đề này.

Trước khi Giáo Hội tuyên bố Tín điều Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, thì các nhà Thần học Công Giáo chia thành hai phe: Phe chống và Phe bênh. Phe nào cũng có các nhà Thần học lỗi lạc, hoặc các Tiến sĩ lừng danh, và lý lẽ của họ cũng hay ho, có nền tảng lắm.
* Phe không chấp nhận đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, gồm có các đại Tiến sĩ của Giáo Hội như thánh Bonaventura, thánh Albertô Cả, thánh Bernađô và nhất là thánh Thôma Tiến sĩ. Phe này được mệnh danh là Trường phái Thômasô. Thánh Thôma Tiến sĩ lập luận rằng:
"Nếu Đức Trinh Nữ Maria không hề nhiễm lây tội Nguyên Tổ, thì sẽ làm giảm giá địa vị của Chúa Kitô là Đấng Cứu chuộc loài người" (ST 3a, 27.2 ad 2).
"Và nếu Đức Maria không cần ơn cứu chuộc của Chúa Kitô, thì Ngài không được gọi là Đấng Cứu Thế của nhân loại, như Kinh Thánh xác nhận: vì còn sót lại 1 người là Đức Maria" (I Tm 4:10). Rồi thánh Thôma kết luận:
"Đức Trinh Nữ Maria có nhiễm lây tội Nguyên Tổ, nhưng đã được thanh tẩy trước khi sinh ra."

* Phe chấp nhận đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ, gồm có các Cha Dòng Phanxicô, đứng đầu là linh mục Dunô Scotus, quen gọi là Trường phái Don Scôtô. Don Scôtô chủ trương rằng: Đức Trinh Nữ Maria đã được ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội ngay từ khi Thiên Chúa phú linh hồn vào xác Mẹ, vì đã được ơn Chúa phòng ngừa trước, nghĩa là Thiên Chúa đã giữ gìn cho Đức Mẹ khỏi vướng lây tội tổ. Chứng lý thời danh của Ngài là: Decuit, potuit, ergo fecit, có nghĩa là: "Điều đó nên làm, Thiên Chúa có thể làm, cho nên Ngài đã làm."

Ta có thể tóm tắt lập trường của hai phe cho dễ hiểu: Trường phái Thômasô chủ trương Đức Mẹ Maria đã được Chúa thanh tẩy cho khỏi tội Nguyên Tổ đã mắc, trước khi lọt lòng bà Anna. Trường phái Scôtô chủ trương Thiên Chúa đã gìn giữ Đức Mẹ khỏi nhiễm lây tội Nguyên Tổ ngay từ khi linh hồn nhập vào thân xác.

Theo phái Scôtô: Đức Mẹ Maria cũng được ơn cứu chuộc. Mẹ được cứu chuộc cách toàn vẹn hơn chúng ta và ơn cứu chuộc của Mẹ hữu hiệu hơn của chúng ta.
Ơn cứu chuộc của chúng ta là ơn giải thoát khỏi mọi tội. Còn ơn cứu chuộc của Đức Mẹ là một sự đề phòng khỏi tội, mà nếu không có sự can thiệp của Chúa, Đức Mẹ sẽ mắc phải.
Chúng ta hãy đưa ra một thí dụ cho dễ hiểu:

Người ta có thể cứu một người đang ngã vào bùn nhơ bằng 2 cách: hoặc bằng cách kéo họ ra khỏi đó sau khi họ đã ngã vào. Hoặc giữ họ lại trong lúc họ sắp ngã. Cách cứu thứ hai này hiển nhiên hơn cách thứ nhất.
Cũng vậy, chúng ta được Chúa Kitô cứu sau khi chúng ta đã ngã vào tội Nguyên Tổ.
Còn Đức Mẹ Maria được cứu khỏi tội Nguyên Tổ vào lúc Mẹ sắp ngã vào, trước khi ngã vào.

Một thí dụ khác để so sánh.
Theo luật đời xưa, tất cả những đứa con của người nô lệ khi sinh ra đều là nô lệ hết theo luật.
Nếu có một vị ân nhân có thể cứu chúng nó khỏi làm nô lệ bằng cách trả tiền chuộc khi chúng nó sinh ra. Vị ân nhân này cũng có thể trả tiền chuộc cho một trong những trẻ đó trước khi nó được mang thai. Trong trường hợp này, đứa trẻ ấy đáng lẽ phải là nô lệ theo luật, nhưng thực tế nó đã chẳng hề là nô lệ.
Chúng ta được giải thoát khỏi làm nô lệ ma quỉ và tội lỗi theo cách thứ nhất, khi chịu phép Thánh Tẩy.
Còn Đức Mẹ Maria được cứu khỏi theo cách thứ hai bằng ơn Vô Nhiễm Thai.
Trích đoạn từ Lẽ Sống : 

Chúa Giêsu cũng có một người Mẹ như mọi người, và nhất là Ngài cũng trải qua một thời thơ ấu như mọi người. Kỷ niệm của những giây phút ngồi trên gối Mẹ, những lần sà vào lòng Mẹ, những lần mếu máo khi lạc mất Mẹ, hay những lần vòi vĩnh Mẹ… hẳn phải luôn đậm nét trong ký ức của Chúa Giêsu. Có lẽ chính kinh nghiệm của bản thân ấy đã trở thành bài học về hồn nhiên trong trắng, tin tưởng, phó thác của tuổi thơ mà Chúa Giêsu luôn đề ra cho chúng ta khi Ngài nói: “Nếu các ngươi không nên giống như trẻ nhỏ, các ngươi không được vào nước Trời”.

Tuổi thơ thường gắn liền với mẹ. Còn âm thanh nào bộc phát, tự nhiên, quen thuộc và êm dịu trên môi của trẻ thơ cho bằng tiếng “Mẹ”. Khi vui, trẻ thơ kêu mẹ, lúc đói, trẻ thơ cũng kêu mẹ. Khi tỉnh thức, trẻ thơ cũng kêu mẹ, lúc ngái ngủ, trẻ thơ cũng kêu mẹ… Mẹ là tất cả của trẻ thơ.
Cần Học Biết Giáo Lý Về Đức Mẹ Maria

1. Có cần hiểu biết về Đức Trinh nữ Maria không?


Hiểu biết về Đức Trinh Nữ Maria là điều khẩn thiết hơn hết sau việc hiểu biết về Chúa Kitô.

2. Tại sao việc hiểu biết về Đức Trinh Nữ Maria là điều khẩn thiết?

Cần phải hiểu biết về Đức Trinh Nữ Maria, vì một người tín hữu ít nhất cũng phải hiểu biết điều chủ yếu về Kitô giáo. Mà Đức Trinh Nữ Maria không phải là phụ thuộc của Kitô giáo, nhưng là cốt yếu.

3. Đức Trinh Nữ Maria thuộc yếu tính Kitô giáo theo ý nghĩa nào?

Trong ý nghĩa: Đức Mẹ Maria đã tham dự vào sự hợp thành của Kitô giáo, vì Kitô giáo là tôn giáo của Con Đức Mẹ Maria. Vì thế, chúng ta thấy Đức Trinh Nữ Maria đã được xưng tụng trong kinh Tin Kính của chúng ta, hay của các Thánh Tông Đồ: “Tôi tin kính một Chúa duy nhất là Đức Giêsu Kitô, Con một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời… Bởi phép Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria và đã làm Người”.

Như thế, nếu gạt Đức Trinh Nữ Maria ra ngoài, người ta không thể hiểu thấu đáo đạo Công Giáo. Một trong các dấu đặc biệt chứng tỏ một Giáo Hội chân chính đích thực của Chúa Kitô là Giáo Hội đó chân nhận và tôn kính đặc biệt Đức Trinh Nữ Maria như gương Vị Sáng Lập Giáo Hội đó đã thực hành.

Đúng thế, những gì đức Tin Công giáo tin về Đức Maria đều căn cứ vào những gì đức Tin Công giáo tin về Chúa Kitô, nhưng những gì đức Tin Công giáo dậy về đức Mẹ Maria lại soi sáng niềm tin về Chúa Kitô.(Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo số 487)

Còn hai lý do sau đây thúc giục chúng ta nhận biết Đức Trinh Nữ Maria:

“Thiên Chúa đã sai Con Ngài đến trần gian” (Gal 4, 4) nhưng để “tạo cho Con một thân xác” Thiên Chúa đã muốn có sự hợp tác tự do của một thụ tạo. Để làm việc này, tự thuở đời đời, Thiên Chúa đã chọn một con gái Israel, một thiếu nữ Do Thái thành Nazareth thuộc xứ Galilêa làm Mẹ của Con Ngài, đó là Trinh Nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng tộc Đavít, tên Trinh Nữ Maria”. (Lc 1:26-27)

Lý do 2.-Thánh Ý Nhiệm Mầu Của Thiên Chúa.

Vì thế, Giáo Hội đã kêu xin Đức Mẹ Maria với các tước hiệu: “Là Sự Sống, Sự Dịu Dàng và là Niềm Hy Vọng của chúng con” (Vita, Dulcedo et Spes Nostra Salve).

Trong thời đại của chúng ta, việc hiểu biết về Đức Trinh Nữ Maria càng trở nên khẩn thiết hơn, vì thời đại chúng ta đang sống chắc chắn là thời đại buồn thảm và gay go nhất. Như lời Thánh Luy Maria đệ Mông Pho đã tiên báo rằng: “Trong thời gian cuối cùng này, tà thần và bè lũ sẽ tăng cường khắp nơi, nhất quyết một phen chiến đấu với con cái Đức Mẹ Maria, những phần tử chúng biết không thể chiến thắng cách dễ dàng. Chúng thừa biết rằng: thời gian hãm hại các linh hồn sắp hết rồi, nên chúng càng hoạt động ráo riết. Nhưng dù sao chúng không thể đương đầu với một Nữ Tướng anh dũng như cả một đạo binh sẵn sàng lăn xả vào trận địa”. (Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria số 50/7)
Trang lịch sử mở đầu Ơn Cứu Độ:
Lễ Truyền Tin: Giáo Hội thỏa mừng vui
Cùng niệm suy, chúc tụng Chúa Làm Người
Từ Ý Chúa hứa ban E Và Mới..

*Nay thể hiện: bao ngàn năm mong đợi
Khi Sứ Thần hiện đến: cất tiếng chào:
Mẹ khiêm nhường không nhận chức vị cao…
Nhưng cất tiếng: xin vâng theo Ý Chúa.
*Đức Trinh Nữ MARIA đoan hứa,
Dâng trọn đời làm Mẹ Đấng Thiên Sai,
Sống hiền hòa, phục vụ Chúa Làm Người
Cùng Dưỡng Phụ: Thánh GIU SE Công Chính.
*Lễ kỷ niệm hôm nay toàn dân thánh
Sống Tin Mừng, đón nhận Đấng Cứu Tinh
Xưa nhập thể vào lòng Mẹ Đồng Trinh
Mẹ Vô Nhiễm, Mẹ là Mẹ Thiên Chúa…

Thế Kiên Dominic
CẦU MẸ VÔ NHIỄM
Hồng ân Vô nhiễm diệu kỳ
Chúa ban riêng Mẹ, thật là phúc thay!

Nhưng cây cao, gió mạnh lay

Cuộc đời Mẹ chịu đắng cay muôn phần
Lệ sầu, tim cũng nát tan

Thế nhưng Mẹ chẳng than van nửa lời

Đức tin vẫn trọn một đời

Đồng công cứu độ với Người Con Yêu
Mẹ là khúc hát ca dao

Ru loài người lúc khổ đau, nhọc nhằn

Cúi xin Mẹ đỡ nâng luôn

Giúp con sống trọn mến tin cậy hoài
Mẹ vô nhiễm tội nguyên rồi
Xin thương dìu dắt bước đời con đi
TTThu
ĐÓA VÔ NHIỄM
 
Trong đầm lầy đẹp nhất Sen
Trắng trong chẳng chút lấm lem mùi bùn
Giữa đời tội lỗi ngập tràn
Maria chẳng một lần tội vương

Đóa Vô Nhiễm đẹp vô thường
Tuyệt vời Hồng Phúc xin vâng trọn đời
Giúp con miễn nhiễm, mẹ ơi!
Ba thù vây bủa, bồi hồi lắng lo
Mình ên chống chọi – nguy to!
Cầu xin Thánh Mẫu chở che con hoài

Hoa đời tơi tả đọa đày
Gió ma, bão quỷ đêm ngày thổi luôn
Thuyền con lạc bến trần gian
Xin Sao Mai Mẹ ngày đêm dẫn đường

TTThu
Nữ Vuơng Vô Nhiễm

Thứ Bảy, Ngày 8 tháng 12-2018
Nữ Vương Vô Nhiễm
Con viết bài thơ kính Mẹ hiền
Mẹ nay hồn xác đã thăng thiên
Đóa hoa tinh tuyết không tì vết
Muôn thuở vẹn tuyền hương khiết trinh
Rực rỡ hào quang Đức Chúa Trời
Mẹ đầy ơn phúc Chúa Ba Ngôi
Triều thiên vinh phúc ngai Vô Nhiễm
Hiền mẫu ngôi Hai, Đấng Cứu Đời
Mẹ--cửa Thiên Đàng mãi trắng trong
Mẹ thương trần thế, Mẹ Đồng Công
Mẹ, vầng trăng sáng soi đêm tối
Mẹ, Đấng cưu mang Chúa Hài Đồng

.....
Tháng Đức Mẹ ...... Heavy-black-heart4 Ave Maria ! Tulip4





ĐK: Lạy Mẹ mến yêu , mến yêu của con / Mẹ như ánh sao soi đường dẫn lối / Về với Giê-su Đấng con trông đợi / Về với Giê-su Đấng con tôn thờ . ( 2 lần )

1/ Ave Maria , Mẹ đóa hồng mầu nhiệm / Tràng châu trên đôi tay / Ngào Ngạt hương thơm bay / Maria Mân Côi kính dâng Mẹ lời chào / Tiếng yêu thật ngọt ngào tựa trái tim của trẻ thơ ( trở về ĐK ).

2/ Ave Maria , Mẹ xinh đẹp tuyệt vời / Tội nguyên không vương nhơ / Rạng ngời trong đêm thu / Maria Mân Côi kính dâng Mẹ lời chào / Tiếng yêu thật ngọt ngào tựa trái tim của trẻ thơ ... ( trở lại ĐK )

3/ Ave Maria , Mẹ huy hoàng lộng lẫy / Từ ngai Vua uy linh , chuyển cầu cho muôn dân / Maria Mân Côi kính dâng Mẹ lời chào / Tiếng yêu thật ngọt ngào tựa trái tim của trẻ thơ . ( trở về ĐK ) .

4/ Ave Maria , Mẹ Chúa Trời diễm phúc / Huyền linh vang xanh tươi là vườn xuân tinh khôi / Maria Mân Côi kính dâng Mẹ lời chào / Tiếng yêu thật ngọt ngào tựa trái tim của trẻ thơ ( trở lại ĐK ).

Heavy-black-heart4
Pages: 1 2 3 4