VietBest

Full Version: HÃY LẮNG NGHE HOA
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Pages: 1 2 3 4
HÃY LẮNG NGHE HOA 

NHẬT CHIÊU

Hãy lắng nghe hoa 
lời vô thanh ấy 
đi vào tim ta 
Onitsura 
oto naki hana mo 
mimi no oku). 

Nhà thơ Onitsura thế kỷ mười bảy xứ Phù Tang dường như đang nghiêng tai lắng nghe hoa lên tiếng, xin tòng phục (VietFunVietFunVietFunVietFunagau) những bông hoa trầm mặc. 

Hoa nói gì? Dường như Onitsura thường trò chuyện với hoa. 

Hoa mơ ơi 
chỉ trái tim ta biết 
chỉ mũi ta thôi. 
(Ume wo shiru 
kokoro mo onore 
hana mo onore). 

Đó là ngôn ngữ của làn hương. Ngôn ngữ của một cõi Phật. Hoặc chỉ là hương trần. Vì làn hương cũng là một làn bụi (trần) mà thôi. Cũng như sắc, như thanh… Cũng là bụi thôi. 

Thế nhưng, bụi có thể nói với trái tim ta. Bụi có thể đem mùa Xuân về. Và cùng thể cách như thế, mùa Xuân đem bụi thơm về. 

Onitsura tòng phục hoa, tòng phục mùa Xuân và tòng phục trái tim mình. Onitsura là thiên nhiên: 

Dưới trời 
mắt ngang và mũi dọc 
hoa mùa Xuân tươi! 

Hoa tòng phục mùa Xuân như đôi mắt ta vẫn nằm ngang nhìn đời. Như mùa Xuân có hoa mơ, hoa đào… và cũng đừng quên còn có những viên đá cuội mùa Xuân: 

Đá cuội hát ca 
trong lòng khe núi 
dưới cành đào hoa. 
(Tanimizu ya 
ishi mo uta yomu 
yamazakura). 

Hãy lắng nghe hoa, hãy lắng nghe đá. Thơ Onitsura dường như kêu gọi trái tim ta như thế. Thiên nhiên có tiếng nói, có ca điệu, có vũ khúc. Chỉ có ta điếc, không có thiên nhiên câm. 

Gió chơi 
Và thinh không dậy 
Tiếng thông reo cười 
(Suzu kaze ya 
koku ni michite 
matsu no koe). 

Không chỉ có hoa mơ, hoa đào, đá cuội, cây thông… mà bản thân hư không (koku) vẫn có thể reo cười, hát ca. Hãy lắng nghe thinh không! Và gió: 

U… U… Gió trời 
mà mẫu đơn lạnh 
vẫn một màu tươi. 
(Hyu hyu to 
kaze wa sora yuku 
4kan botan). 

Gió vi vu, ù ù, hiu hiu, ào ào… Gió như bài thơ có vần có điệu. Gió như tình. Hoa thì nhan sắc. Thế cho nên đóa mẫu đơn lạnh mới đỏ như thế. Gió làm cho hoa đỏ mặt? Hay là mặc gió, hoa vẫn đỏ như thường? Mà sao không là cả hai? 

Đương nhiên là, như mọi loài hoa, mẫu đơn sẽ tàn rơi. Vậy mà ta sẽ gặp lại mẫu đơn, lại gặp hoa đào, hoa mơ… như chưa từng có một cuộc tàn rơi nào. Như chưa từng có cái chết. 

Và ta nữa. Ta chết với từng bông hoa, với từng mùa, và ta sống lại cũng với từng bông hoa, với từng mùa: 

Đậu cành mơ 
vẫn chim oanh cũ 
và tự bao giờ? 
(Uguisu ya 
ume ni tomaru wa 
mukashi kara). 

Trong cảnh giới “cành mơ – chim oanh” thì Onitsura là ai, là mơ hay oanh? Và ta là ai, oanh hay mơ? Đang “đậu” hay đang “nở hoa” liệu có gì quan trọng không? 

Với Nguyễn Trãi, là trăng hay là nước để trăng soi trong cảnh giới “thủy – nguyệt”: 

Nước mấy trăm thu còn vậy 
Nguyệt bao nhiêu kiếp nhẫn này? 

Với cái nhìn của Nguyễn Trãi hay Onitsura thì nước, nguyệt, cành mơ, chim oanh,… là cái vượt qua cái chết. 

Khi đứa con trai qua đời, Onitsura soạn bài haiku có vẻ lạ kỳ này: 

Chôn con đất này 
bao giờ lại nở 
hoa hài nhi đây? 
(Tsuchi ni umete 
ko no saku hana mo 
aru koto ka) 

Chính là cái chết sẽ nở những hoa hài nhi mới. Vì chính sự sống nở ra cái chết mà. Ngay trên mặt đất này. Trên hạt bụi này. 

Nhìn mặt đất rồi nhìn mây. Đất trời như như trong đôi mắt Onitsura: 

Cá măng ấy mà 
bay lên mặt nước 
mây gần rồi xa. 
(Tobu anyu no 
soko ni kumo yuku 
nagare kana). 

Con cá măng có cách thể hiện niềm vui của mình. Mây cũng vậy. Mây đến vì niềm vui và mây đi cũng vì niềm vui. 

Sống là sống với cái hiện tiền, ở đây và bây giờ. Như bài thơ của Issa: 

Tôi ở đây 
ở tại nơi này 
tuyết đang bay. 
(Tada oreba 
oru tote yuki no 
furi ni keri). 

Mây đến rồi đi. Và tuyết rơi. Và năm tháng lướt trôi. Và tuy tôi ở trong mây, ở trong tuyết, ở trong năm tháng nhưng bao giờ tôi cũng ở đây, ở nơi này – một buổi sáng mùa xuân chẳng hạn. 

Như bài thơ Ezra Pound: 

Vút nhanh năm tháng 
vô phương thu hồi 
Trang nghiêm sáng nay lặng lẽ xuân đời 
(Swiftly the years beyond recall 
Solemn the stillness of this spring morning). 

Trong buổi sáng mùa Xuân này (this spring morning) tôi là nắng xuân này. Cần chi thu hồi năm tháng đã qua hay trông ngóng một ngày mai nào chứ? 

Chẳng có gì sống động hơn cái lặng lẽ (the stillness) của sáng mùa Xuân này. 

Hoặc không sáng mùa Xuân thì một ngày hội Trùng dương (Chôyô) như khi Bashô dừng chân tại cố đô Nara: 

Làn hương cúc đưa 
Nara trầm mặc 
những đài Phật xưa 
Bashô 
(Kiku no ka ya 
Nara ni wa furuki 
Hotoke tachi). 

Bashô sống với cái bây giờ (hương hoa cúc) và cái vĩnh cửu (những đài Phật xưa). 

Những đài Phật xưa ấy đang thơm lừng làn hương mới của hoa cúc. Và hoa cúc mới là hiện thân cho vô số hoa cúc của nghìn xưa. 

Hình ảnh hoa cúc (kiku) và Phật (Hotoke) được Bashô kết nối theo một thi pháp lừng danh gọi là “nguyên lý của làn hương” (nioi – zuke). Giữa hai hình ảnh có một khoảng trống. không có tương quan giữa hoa cúc và Phật. Không tương quan về chữ, cũng không tương quan về ý. Đặt hai hình ảnh như thế bên nhau tưởng chừng như vô ý, lạc đề. Nhưng rồi hình ảnh này cảm chiếu hình ảnh kia, gửi hương cho nhau. 

Nguyên lý của làn hương hoạt động một cách kỳ lạ trong thơ haiku cũng như trong cuộc đời. Có khoảng trống, có hư không giữa cái này và cái kia nhưng nếu biết nhìn, thì làn hương sẽ xuất hiện. 

Tất nhiên, để có làn hương thì phải có tầm đón đợi, có cách đọc cuộc sống. 

Cửa giấy trắng ngần 
bỗng dưng tuyệt đẹp 
trong nắng đầu Xuân 
Onitsura 
(Uchi – harete 
Shôji mo shiroshi 
Hatsuhi kage). 

Trong nắng đầu Xuân, cửa giấy trắng ngần bỗng trắng ngần hơn bao giờ hết, gương mặt đẹp sẽ đẹp hơn bao giờ… và cỏ cây sẽ cỏ cây hơn bao giờ. Ta là ta hơn bao giờ...

thuvienhoasen.org
Đóa hoa Thiền
Thích Tấn Tuệ


Mùa xuân về, bước chân qua
Dòng sông
trầm mặc đóa hoa
rừng thiền
Ước mơ chung
nỗi niềm riêng
Bờ mây thả bóng trăng nghiêng
mặt hồ
Người tìm gặp phải chiêm bao
Đường mòn
chợt nhớ rẽ vào lối thơ
Hoàng y thanh thoát ngồi chờ
Giữa đời mộng thực bất ngờ...
Thiền Sư !

TVHS
Chùm Thơ Về Bát Chánh Đạo

[Image: bat-chanh-dao.jpg]

BÁT CHÁNH ĐẠO
Thích Viên Thành


Bát Chánh Đạo tám hành trình hạnh phúc

Đưa con người đến giải thoát an vui

Trên đường tu nếu không tiến ắt lùi

Hãy tinh tấn định tâm trong kiên cố



Khi Chánh Định trí tuệ liền hiển lộ

Chánh kiến soi chiếu sáng cả thế gian

Chánh tư duy miên mật đến niết bàn 

Hành Chánh ngữ nữa đời người tu thiện



Năm giới cấm hành trì là Chánh nghiệp

Chánh mạng bằng nghề nuôi sống thanh cao 

Chánh tinh tấn tứ chánh cần làm đầu  

Hằng Chánh niệm giúp thâm sâu Chánh định



Định thâm sâu chứng sơ thiền lặng tĩnh

Ly dục vui không đắm nhiễm muốn ham

Chủ vọng niệm từng bước tránh thói phàm

Không tạo nghiệp thoát luân hồi sinh tử



Vui định sinh pháp nhị thiền quy khứ

Quay vào trong không lầm chạy theo ngoài

Sống tánh giác lặng dừng mọi hơn thua

Niềm hoan hỷ chung vui cùng Ông chủ



Vi diệu lạc thân an niềm cảm thụ 

Sống an nhiên tự tại với chung quanh

Pháp tam thiền như vậy đã viên thành

Đối cảnh duyên tâm ta thường bất biến



Sự trong sạch đến đây là vĩnh viễn 

Thanh tịnh xả đấy Pháp niệm tứ thiền

Trong không tính ngoài cắt đứt chư duyên

Được vào đạo trào dâng niềm hỷ lạc



An Lạc thất, những ngày tịnh dưỡng

Thích Viên Thành

THƠ THIỀN TRẦN NHÂN TÔNG


Hoàng hôn, mặt trời lặn
Sau dãy núi xa xa.
Thời gian trôi, khó giữ.
Người trẻ rồi cũng già.
Ai cưỡng được cái chết
Không cho đến tìm ta?
Vậy hãy lo tâm niệm,
Để xa lánh ma tà.


~ Trần Nhân Tông ~
Thiền Sư

Tác giả: Nguyên Nhân


Em biết cái cội phúc nằm ở đâu 
Em biết sợi dây oan vướng chỗ nào 
Chỉ tại ai về qua chiều phố lạ 
Nên áo thiền sư ai - gió lao chao 

Em biết hạnh bồ đề phát từ tâm 
Em biết lửa vô minh tụ tại trần 
Có phải vì dỡ dang hồi kinh tụng 
Trong tim thiền sư ai, bão cưu mang? 

Áo thiền sư ai vẫn hí lộng đời 
Nay gió lao chao, chiều những chiều trôi 
Tim thiền sư ai có vì động vọng 
Nên lúc bão qua, lòng chạnh nhớ người?

Thơ Thiền 


[Image: 174.jpg]

Bao nhiêu lầm lỡ cũng do tâm
Tâm tịnh còn đâu dấu lỗi lầm
Sám hối xong rồi lòng nhẹ nhõm
Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong

- Sưu tầm

THƠ THIỀN GÓP NHẶT


[Image: shutterstock_532242133-696x465.jpg]

Sống như chuyện pha trà
Cần nấu sôi cái tôi
Bốc hơi điều lo lắng
Pha loãng những muộn phiền
Thanh lọc những lỗi lầm
Nếm hương vị hạnh phúc.


~ Vô Danh ~

TUYỆT MÙ

[Image: man-meditating-on-mountain.jpg]

Bao giờ chán ngắt cuộc chơi
Vai mang đãy sách về nơi đại ngàn
Xá chi ngậm ngãi tìm trầm
Sơn cùng thủy tận về tầm ngưu xưa


Phên thưa am cỏ gió lùa
Phải người Bích Nhãn mới vừa qua đây?
Lăng Già khép mở trên tay
Ngàn sau Đông Thổ còn lay lắt hồn


Lắng lòng theo những nhịp chuông
Buông dần tục niệm bên tuồng đời kia
Miệt mài thương ghét sớm khuya
Rồi mai cũng vứt xuống bia mộ mình


Tri âm còn lại tâm kinh
Trơ cùng tuế nguyệt phàm tình cũng vơi
Mốt mai từ bỏ cuộc đời
Vai buông duyên nghiệp về nơi tuyệt mù…

Nét cọ cuộc đời

[Image: thien-su.jpg]

Ta lấy viết phết cuộc đời lên giấy
Nghe đất trời cuồn cuộn âm ba
Giữa thinh không ẩn hiện bóng sơn hà
Nghiêng nét bút phóng ngang bờ ảo mộng.
Từ điểm khởi ta sổ dài kiếp sống
Như đường gươm vun vút lao nhanh
Rồi đứng yên ngó lại cuộc vi hành
Tâm ta đó, nét nhòe đậm nhạt.
Đã mang kiếp phong trần phiêu bạt
Thì sá chi cuộc thế eo xèo
Hơn thua nhau tảng đá nặng còn đeo?!
Chấm thêm mực ta phẩy dài lần nữa.
Đi loanh quanh chuyện đời rồi cũng rứa!
Cũng đầu đuôi ngang dọc xéo xiên
Cũng lên lên xuống xuống ưu phiền
Thôi ta chấm để vo tròn nét mực.

BỌT NƯỚC GIỮA TRÙNG DƯƠNG

Kính tưởng niệm quý Sư cô vừa ra đi 
tại bải biển Long Hải, Việt Nam, ngày mùng bảy tết Mậu Tuất .
Tánh Thiện


[Image: images?q=tbn:ANd9GcRdhSNHq9kMsv11JiOvyTD...fKze4QhE2b]

Cơn sóng biển cuốn trôi dòng Thích nữ
Thảm kịch buồn vào buổi sáng hai hai
Xót xa lòng qua tấn thảm cảnh này
A Di Đà Phật xin một lời cầu nguyện .


Mong manh quá xác thân vùi với biển
Nghĩ tận cùng thật quặn thắt tang thương

Cuộc đời người như bọt nước giữa trùng dương
Mới thấy đó phút sau liền tan biến .


Xin chắp tay nguyện âm thầm đưa tiễn
Tiễn người về yên nghĩ giữa hư không
Nhớ đến lời Phật dạy cõi sắc không
Tôi chỉ biết lắng lòng trong giây phút .


Tánh Thiện
24-2-2018

Thương, ghét - dại, khôn...

[Image: 9bd3702764491e97ae0ca423721d002f.jpg]

 
Nhân thế xoay vần chuyện ghét, thương
Lúc thì oán giận, lúc tơ vương
Thương trong vướng mắc, thương rồi khổ
Ghét, nhắc tên hoài, ghét lại thương.


- Đã biết có thương là có hận
Thì đừng lận đận ghét cùng thương!
Mong sao sống nhẹ nhàng thương, giận
Để thoát ra ngoài khổ ghét, thương..

*** 
Thiên hạ đua nhau tính dại, khôn
Biết đâu là dại, biết đâu khôn?
Khôn trong tham dục, khôn tìm dại
Dại chốn tu hành. Dại hóa khôn.


- Đã biết có khôn là có dại
Thì thà đừng dại cũng đừng khôn
Mong sao giữ tánh không khôn dại
Để bước ra ngoài chốn dại khôn.

 
Như Nhiên - 
Thích Tánh Tuệ
Lên thăm đôi dải thiên hà, nhặt sao kết lại thành hoa giữa trời



[Image: 11-23.jpg]


Ngồi thiền đếm giọt thời gian
Gõ vào khoảnh khắc xua tan nỗi sầu
Lặn tìm mặt nước nông sâu
Cho thuyền lần bước cắm câu thả lờ

Đi qua mây mỏng sương mờ
Dõi xem biển cả bến bờ bao xa?
Lên thăm đôi dải thiên hà
Nhặt sao kết lại thành hoa giữa trời


Rộn ràng theo gió rong chơi
Gặp mưa tắm mát đánh rơi cầu vồng
Cầu vồng rớt xuống dòng sông
Lung linh bảy sắc uốn cong ráng chiều


Duy Thơm



Matsuo BASHO

[Image: BashoMatsuo.jpg]

THƠ HAIKU NHẬT BẢN

1
Con quạ
Ngồi trên cành cây khô
Chiều thu.

2
Người thợ đập đá
Ngồi nghỉ bên dàn hoa bìm bìm
Cuộc đời này thật buồn.


3
Con ếch
Nhảy xuống ao tù
Tiếng nước té.


4
Làng này, vùng núi này
Nơi không ai lui tới
Sẽ rất buồn nếu không buồn.


6
Nước thủy triều nông
Chân sếu ẩm ướt
Vì hơi lạnh từ biển.


9
Đã mùa thu
Có lý do để già
Đám mây và con chim.


12
Trăng
Một nhà sư
Mang trăng đi qua bãi cát.

Sưu tầm
Pages: 1 2 3 4