2019-01-27, 11:15 PM
2019-01-27, 11:18 PM
Có mét© với him cái gì không?
2019-01-27, 11:22 PM
Theo chuyên gia, ngày đẹp nhất cúng ông Công ông Táo Tết Kỷ Hợi 2019 là 22 tháng Chạp, tiếp theo mới đến ngày 23 tháng Chạp.
Theo quan niệm truyền thống dân gian Việt Nam cứ ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, ông Công ông Táo lại cưỡi cá chép bay về thiên đình để trình báo mọi việc của gia đình dưới hạ giới xảy ra trong một năm với Ngọc Hoàng. Vì thế mà có lễ cúng ông Công ông Táo về chầu trời.
Nếu như ngày xưa, các gia đình đều cúng ông Công ông Táo vào đúng ngày 23 tháng Chạp thì ngày nay, do công việc nên mỗi gia đình đều lựa chọn ngày cúng khác nhau.
Cúng ông Công ông Táo 2019 Tết Kỷ Hợi vào ngày nào, giờ nào chuẩn nhất?
Cúng ông Công ông Táo vào ngày, giờ nào tốt nhất?
Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng ông Công ông Táo năm nay có 2 ngày đẹp nhất là ngày Chủ nhật 27/1/2019 (Giáp tý) và thứ Hai 28/1/2019 (Ất sửu).
Theo lịch, Tết ông Công ông Táo năm nay rơi vào thứ Hai, ngày 28/1/2019.
Lễ cúng Táo quân tốt nhất là trong khoảng thời gian tối ngày 22 và sáng ngày 23 tháng Chạp âm lịch.
Nghi lễ này nên được tiến hành trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ – 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp. Bởi đây được coi là thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị chầu trời.
Ngoài ra, bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp (tức 26/1/2019 dương lịch) đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp (tức 28/1/2019 dương lịch) các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để cúng ông Công ông Táo về chầu trời.
Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo trước 1 ngày tức là vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc ngày 23 tháng Chạp.
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh chia sẻ thêm về địa điểm cúng ông Công ông Táo: Nếu có ban thờ Táo Quân (thường đặt ở gần bếp) thì làm lễ thắp hương ở ban thờ này. Tuy nhiên, hiện nay các gia đình chủ yếu vẫn thắp hương ở ban thờ thần linh và gia tiên chứ không cúng lễ ở bếp, bởi họ quan niệm ban thờ chính là sợi dây kết nối giữa hai thế giới trần thế và thần linh.
Sau khi bày lễ, thắp hương khấn vái, thắp hai tuần hương rồi lễ tạ hóa vàng mã, mang cá chép đến thả ở ao, hồ, sông, suối...
Ngoài ra, vị chuyên gia này nhấn mạnh việc cúng ông Công ông Táo không cần quá bày biện, cầu kỳ và chi tiêu tốn kém. Điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành của gia chủ. Được biết, phong tục của mỗi địa phương khác nhau nên nghi thức cúng ông Táo cũng có phần khác nhau.
Phong Linh (tổng hợp)
ZALO FACEBOOK
C TẠI A
Theo quan niệm truyền thống dân gian Việt Nam cứ ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, ông Công ông Táo lại cưỡi cá chép bay về thiên đình để trình báo mọi việc của gia đình dưới hạ giới xảy ra trong một năm với Ngọc Hoàng. Vì thế mà có lễ cúng ông Công ông Táo về chầu trời.
Nếu như ngày xưa, các gia đình đều cúng ông Công ông Táo vào đúng ngày 23 tháng Chạp thì ngày nay, do công việc nên mỗi gia đình đều lựa chọn ngày cúng khác nhau.
Cúng ông Công ông Táo 2019 Tết Kỷ Hợi vào ngày nào, giờ nào chuẩn nhất?
Cúng ông Công ông Táo vào ngày, giờ nào tốt nhất?
Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng ông Công ông Táo năm nay có 2 ngày đẹp nhất là ngày Chủ nhật 27/1/2019 (Giáp tý) và thứ Hai 28/1/2019 (Ất sửu).
Theo lịch, Tết ông Công ông Táo năm nay rơi vào thứ Hai, ngày 28/1/2019.
Lễ cúng Táo quân tốt nhất là trong khoảng thời gian tối ngày 22 và sáng ngày 23 tháng Chạp âm lịch.
Nghi lễ này nên được tiến hành trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ – 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp. Bởi đây được coi là thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị chầu trời.
Ngoài ra, bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp (tức 26/1/2019 dương lịch) đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp (tức 28/1/2019 dương lịch) các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để cúng ông Công ông Táo về chầu trời.
Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo trước 1 ngày tức là vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc ngày 23 tháng Chạp.
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh chia sẻ thêm về địa điểm cúng ông Công ông Táo: Nếu có ban thờ Táo Quân (thường đặt ở gần bếp) thì làm lễ thắp hương ở ban thờ này. Tuy nhiên, hiện nay các gia đình chủ yếu vẫn thắp hương ở ban thờ thần linh và gia tiên chứ không cúng lễ ở bếp, bởi họ quan niệm ban thờ chính là sợi dây kết nối giữa hai thế giới trần thế và thần linh.
Sau khi bày lễ, thắp hương khấn vái, thắp hai tuần hương rồi lễ tạ hóa vàng mã, mang cá chép đến thả ở ao, hồ, sông, suối...
Ngoài ra, vị chuyên gia này nhấn mạnh việc cúng ông Công ông Táo không cần quá bày biện, cầu kỳ và chi tiêu tốn kém. Điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành của gia chủ. Được biết, phong tục của mỗi địa phương khác nhau nên nghi thức cúng ông Táo cũng có phần khác nhau.
Phong Linh (tổng hợp)
ZALO FACEBOOK
C TẠI A