Có người nào tu Phật nói mình tu Sai????????
Phải chắc là ĐÚNG mới tu.
Vậy nói mình tu ĐÚNG phương pháp TRUNG ĐẠO là ĐÚNG hay là CỰC ĐOAN???
ĐÚNG sao lại là TRUNG ĐẠO??
Chả trách ai cũng CỰC ĐOAN tranh luận TÔI TU cái gì cũng ĐÚNG, cũng là TRUNG ĐẠO.
Có lý nào: Toàn là người tu ĐÚNG lại nói "Tu Phật coi chừng tu SAI"??
SAI chỗ nào????? TRUNG ĐẠO chỗ nào??
Với lại nói "Tôi tu Phật ĐÚNG! Người khác Tu Phật coi chừng Tu Sai" có phải là CHÁNH NIỆM không???
Đức Phật tu TRUNG ĐẠO giác ngộ nói:
"Ai cũng là Phật" nghĩa là "Ai tu ĐÚNG! Ai tu SAI cũng là Phật".
Tu Vô Phân Biệt mới là TRUNG ĐẠO.
Không khởi niệm Phân Biệt, Lựa Chọn ĐÚNG SAI mới là CHÁNH NIỆM
Mình cứ ngồi đây mà chấp đúng sai....trong lúc đó người vô tư họ chạy tới đích roài.
...Nói chuyện đúng sai mà THL nhớ tới câu chuyện của 2 chú tiểu cõng cô gái sang sông quá!
Nếu Tu ĐÚNG! Sao phải SỢ Tu SAI?????
Rõ ràng người nói "Tu Phật! Coi chừng Tu SAI" không phải là người Tu Phật!
Vì người Tu Phật căn bản phải có CHÁNH TƯ DUY.
Người có CHÁNH TƯ DUY mà phải dựa vào ĐÚNG SAI mới TƯ DUY "ĐÚNG"?????
Thế nào là CHÁNH TƯ DUY?
Trước nhất phải có CHÁNH NIỆM mới có được CHÁNH TƯ DUY.
(2019-08-03, 11:31 PM)TiểuHồLy Wrote: [ -> ]Mình cứ ngồi đây mà chấp đúng sai....trong lúc đó người vô tư họ chạy tới đích roài. ...Nói chuyện đúng sai mà THL nhớ tới câu chuyện của 2 chú tiểu cõng cô gái sang sông quá!
Xin được tặng bạn:
BIẾT mình trước! Rồi mới BIẾT người khác.
Mình còn CHƯA BIẾT vô tư! Làm sao BIẾT người vô tư???
(2019-08-05, 12:09 PM)Vo Minh Wrote: [ -> ]Xin được tặng bạn:
BIẾT mình trước! Rồi mới BIẾT người khác.
Mình còn CHƯA BIẾT vô tư! Làm sao BIẾT người vô tư???
Dạ, Tiểu HồLy không dám nhận sự tặng của bạn Vô Minh đâu, vì của cho/tặng là của nợ....
Nói chớ tào lao để có chuyện mà 8888888 chứ thật ra thì chỉ có mình đi trên con đường và cũng chỉ có mình mới quan sát con đường đó dẫn mình tới thanh thản hay không mà thôi. Nhiều khi lỡ rớt xuống vực tối thăm thẳm, nhờ đó mới biết được sự nông sâu nó ra làm sao rồi từ đó mà tự vươn lên tìm cho mình một tia sáng để đi. Dù ai nói gì nói mình vẫn giữ vững lập trường. Vì họ, dù có đi cùng con đường cũng không ngộ ra được những gì mình đã và đang ngộ. Người ở khúc đường này thì thấy thế nầy, người ở khúc đường đó thì thấy thế kia và chắc chắn là không ai giống ai nên thôi thì đường ta, ta cứ thoải mái ung dung. Nếu có sụp thì leo lên đi tiếp, có chi mô! Rốt cuộc thì ai cũng tới đích chỉ là tới chậm hay lẹ mà thôi. Tới lẹ nhiều khi cũng không mấy gì hay ho vì họ không được trải nghiệm với những gì đáng để trải nghiệm. Con đường suông sẻ quá thì cũng nhàm và vô vị.
Cheer với tất cả vạn vật muôn loài.
(2019-08-03, 06:47 PM)anatta Wrote: [ -> ]Hi TeaOla,
Trước hết, cho anh nói vài lời. Đạo lý thì có khá nhiều đường, và tuỳ theo khuynh hướng tư tưởng cá nhân mà mình chọn cho mình con đường. Đối với anh thì mãi đến sau này mới tìm được Phật đạo là thích hợp. Có câu này của nhà Phật: "Tự giác, nhi giác tha." Tức là muốn giúp người, độ người, thì mình phải tự độ, tự giác ngộ trước. Đặc biệt là hai chữ "tự giác" đó anh thích, vì nó phù hợp với đạo lý mà anh tìm học. Rồi từ đó qua việc tìm tòi học hỏi thì anh nhận thấy giáo pháp nguyên thủy (Theravada) là con đường để mình tu học gần sát nhất, uyên nguyên nhất với kim khẩu của Đức Phật. Đạo Phật hệ nguyên thủy có tam pháp ấn: Khổ, Vô thường, và Vô Ngã. Các hệ thống Phật giáo khác như đại thừa, mật tông, thiền tông đều công nhận. Nhưng theo anh đọc tìm hiểu thì chỉ thấy ở giáo pháp nguyên thủy là luôn luôn duy trì được 3 pháp ấn này và không thêm thắt gì thêm. Và hệ nguyên thủy Theravada chỉ tôn thờ một vị Phật là Đức Phật Thích Ca, người đã truyền dạy lại con đường giải thoát sinh tử luân hồi, thoát khỏi đau khổ.
Trả lời câu hỏi đầu của Tea theo anh có 2 cách:
- Giáo pháp đó dạy cho mình phải nương tựa vào chính bản thân mình, lấy giáo pháp làm thầy, mà không nương tựa vào bất cứ tha lực nào, tức là không dựa vào bất cứ vị nào, đấng nào. Đó là Tự Giác.
- Vô Ngã: là không có một thực thể siêu hình nào trường tồn bất biến trong thân tâm mình; không có cái gì là Ngã hay Cái Tôi chân thực hoặc Chân ngã, hay Chân tâm gì cả. Đức Phật đã phân tích thân tâm này ra 5 tính chất hay thành phần gọi là có ngũ uẩn, và chúng kết hợp liên đới lẫn nhau, nương nhau mà vận hành. Ngũ uẩn là Khổ, Vô thường, Vô ngã.
Còn câu hỏi kế thì ở giáo pháp nguyên thủy, không thấy chỗ nào Đức Phật nói về Phật Quán Âm. PQA anh nghĩ là xuất xứ từ các kinh đại thừa như Pháp Hoa và Thủ Lăng Nghiêm. Hình dáng một vị thần thánh tương tự như Phật Quán Âm cũng xuất hiện ở Ấn Độ giáo. Chẳng hạn như một vị thầy yoga nổi tiếng của Ấn Độ là Paramahansa Yogananda cũng đã có nhắc đến vị Phật Quán Âm này trong tự truyện của ông. Ông kể có lần ông thể nghiệm thấy Phật Quán Âm.
Phật Di Lặc thì ở kinh điển nguyên thủy Đức Phật có nói đến như một lời tiên tri, là sau khi giáo pháp của Đức Phật biến mất khỏi thế gian này, thì sau đó sẽ có vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác ra đời là Phật Di Lặc. Anh nhớ nhưng không rõ lắm, là sau khoảng bao nhiêu ngàn năm gì đó kể từ khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt thì giáo pháp ngày dạy sẽ không còn tồn tại, không còn ai nghe đến. Khi đó, các pháp ác -- bất thiện pháp -- khống chế con người ở thế gian này. Con người tranh giành, tàn hại lẫn nhau bất kể lớn nhỏ và người thân trong gia đình.
Hi anh anatta,
Cám ơn anh đã giải thích
(2019-08-05, 11:47 AM)Vo Minh Wrote: [ -> ] Nếu Tu ĐÚNG! Sao phải SỢ Tu SAI?????
Rõ ràng người nói "Tu Phật! Coi chừng Tu SAI" không phải là người Tu Phật!
Vì người Tu Phật căn bản phải có CHÁNH TƯ DUY.
Người có CHÁNH TƯ DUY mà phải dựa vào ĐÚNG SAI mới TƯ DUY "ĐÚNG"?????
Thế nào là CHÁNH TƯ DUY?
Trước nhất phải có CHÁNH NIỆM mới có được CHÁNH TƯ DUY.
Lâu lâu đọc những điều bạn Vô Minh viết về Bát Chánh Đạo lại làm qx liên tưởng ... ôn lại điều xưa mà biết thời nay. Gọi là ôn cố tri tân".
À, Chánh Kiến có nghĩa là có cái nhìn, có quan niệm Đúng. Người có chánh kiến là người có một lối nhìn đời, nhìn sự việc, có quan niệm không thiên vị, không theo phe phái, không thành kiến. Chánh Kiến và Chánh Niệm đi đôi với nhau.
Chánh Tư Duy, đó là người biết suy nghĩ một cách logic, thấy mọi khía cạnh, không một chiều, không suy nghĩ theo tình cảm, cảm tính của mình, mà tôn trọng sự thật, lẻ phải. Người biết Chánh Tư Duy luôn mở rộng tâm hồn, tìm hiểu những cái mới, không đóng kín cửa tâm hồn. Không nghĩ rằng mình đã biết mọi việc, hay là mình luôn luôn đúng, mà suy nghĩ trung thực và không bị ràng buộc bởi một hệ thống luật lệ thành kiến định sẳn nào đó.
Người có chánh tư duy biết suy nghĩ độc lập. Không dựa vào bất kỳ một niềm tin nào mà mình không biết rõ, hay cho rằng nó đúng và do đó gạt bỏ mọi niềm tin khác.
Niềm tin là gì?
Niềm tin đôi khi giống như cái trứng vịt. Khi cái trứng vịt nở ra con vịt con, bản năng con vịt con nó được "program" sẳn rằng bất cứ con vật nào nó gặp đầu tiên, thí dụ như con chó, con mèo, con gà, hay một đứa bé, thì con vịt con nghĩ rằng đó là mẹ nó, và nó sẽ đi theo con vật đó, hay đứa bé đó. Con vịt con tin tưởng hoàn toàn và không nghi ngờ rằng nó có thể bị hãm hại, hay đó không phải là mẹ nó.
Niềm tin của con người nhiều khi cũng như con vịt con đó. Khi họ tin rồi thì họ theo một cách mù quáng, không cần biết đúng sai, hoặc là họ có thể bị lợi dụng, hãm hại, hay đi lầm đường lạc lối và hậu quả tai hại mà không hay.
(2019-08-05, 01:07 PM)TiểuHồLy Wrote: [ -> ]Dạ, Tiểu HồLy không dám nhận sự tặng của bạn Vô Minh đâu, vì của cho/tặng là của nợ....
Nói chớ tào lao để có chuyện mà 8888888 chứ thật ra thì chỉ có mình đi trên con đường và cũng chỉ có mình mới quan sát con đường đó dẫn mình tới thanh thản hay không mà thôi. Nhiều khi lỡ rớt xuống vực tối thăm thẳm, nhờ đó mới biết được sự nông sâu nó ra làm sao rồi từ đó mà tự vươn lên tìm cho mình một tia sáng để đi. Dù ai nói gì nói mình vẫn giữ vững lập trường. Vì họ, dù có đi cùng con đường cũng không ngộ ra được những gì mình đã và đang ngộ. Người ở khúc đường này thì thấy thế nầy, người ở khúc đường đó thì thấy thế kia và chắc chắn là không ai giống ai nên thôi thì đường ta, ta cứ thoải mái ung dung. Nếu có sụp thì leo lên đi tiếp, có chi mô! Rốt cuộc thì ai cũng tới đích chỉ là tới chậm hay lẹ mà thôi. Tới lẹ nhiều khi cũng không mấy gì hay ho vì họ không được trải nghiệm với những gì đáng để trải nghiệm. Con đường suông sẻ quá thì cũng nhàm và vô vị.
Cheer với tất cả vạn vật muôn loài.
Đức Phật ở một chỗ!
Ngộ ĐẠO sau 49 ngày THIỀN ĐỊNH tự xưng là Như Lai.
Trong kinh Kim Cương:
"Như Lai là một thực tại như thế, không từ đâu đến cũng chẳng đi về đâu."
"Tu Phật mà không phân biệt, lựa chọn ĐÚNG SAI làm sao Tu????
Xin mời mọi người.
Tu Vợ là đúng đối với tui. LOL.
(2019-08-06, 04:44 PM)Vo Minh Wrote: [ -> ] Đức Phật ở một chỗ!
Ngộ ĐẠO sau 49 ngày THIỀN ĐỊNH tự xưng là Như Lai.
Trong kinh Kim Cương:
"Như Lai là một thực tại như thế, không từ đâu đến cũng chẳng đi về đâu."
Nếu bạn Vô Minh đề cập tới kinh điển của Thiên Chúa giáo; Khổng giáo; Phật giáo, etc., với THL thì là sai người rồi. Trước đây THL cũng có tham khảo qua vài lần, nhưng càng đọc thì càng rối trí như cái đám bòng bong. Người giác ngộ ở phần nầy thì viết thế; người giác ngộ ở phần kia thì viết vậy; chưa kể bản sao chép lại có đúng hoàn toàn 100 phần trăm của người giác ngộ muốn truyền đạt lại hay không nữa. Nên THL tự nghiệm ra và tự chọn cho mình con đường riêng để đi, là tìm về từ tâm vốn ban sơ nó đã không dính bụi trần. Ví mình như chiếc lá xuôi theo nguồn nước, và lỡ gặp bão giông hay ghềnh đá thì cũng tự trải nghiệm và tìm ra lối thoát. Trước khi đến điểm tạm gọi là "không từ đâu đến và cũng chẳng đi về đâu; rốt cuộc cũng chỉ là con số 0". Tạm cho đó là cái đích mà linh hồn vươn tới. Nhưng vì sự luân hồi uyển chuyển mà nay linh hồn phải tồn tại trong bản thể nầy thì phải thi hành từng step by step. Trước tiên phải hiểu từ tâm là gì; và làm sao để tìm sự thanh thản cho từ tâm đó. Và nhất nhất con đường tìm đến cũng lắm chông gai bão táp gập ghềnh bởi vì nhiều chướng ngoại vật để thử thách, mình nên tuỳ duyên mà xử sự, đúng sai cũng là do duyên nghiệp đã gầy từ tiền kiếp. Nếu không có sự luân hồi thì không có cảnh giới Ta Bà. Ai cũng giác ngộ thì không ra sự luân hồi. Trong trắng có đen, trong Phật có Ma, vì là dung hoà tuần hoàn của âm dương mà.
Chit chat với bạn Vô Minh cũng có cái hay. Chỉ có điều, nhiều khi không biết vô tình hay cố ý mà bạn ra những câu hỏi khiến người đọc hơi khó chịu vì nghĩ là bạn bắt bẻ hay móc méo nên sự communications nó hơi bị harsh. Just a thought.
(2019-08-06, 05:36 PM)Vo Minh Wrote: [ -> ]"Tu Phật mà không phân biệt, lựa chọn ĐÚNG SAI làm sao Tu????
Xin mời mọi người.
Rảnh thì bà con vào bàn luận cho vui....nhưng thường đề cập đến đạo là y như nghịch ý với nhau...vô tình chạm tới niềm tin của đối phương thì không mấy hay ho gì. Đàm luận để mà tìm hiểu cái hay cái phải để mà học hỏi thì okie dokie... :dance: :dance: :dance:
(2019-08-07, 12:46 AM)OneSunday Wrote: [ -> ]Tu Vợ là đúng đối với tui. LOL.
Nhất vợ nhì trời, phải không anh OneSunday?
THL, Nếu mình không tu đúng với người mình sống chung thì rất khó nói khi mình không sống Chung, Theo anh nghĩ.