VietBest

Full Version: Đức siết chặt luật chặn công ty Trung Quốc đầu tư thâu tóm
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.

PhongVien007

https://www.scmp.com/news/world/europe/a...vers-media


Đức có thể siết chặt luật chặn công ty Trung Quốc đầu tư thâu tóm
December 16, 2018


[url=https://www.facebook.com/sharer.php?u=https%3A%2F%2Fwww.datviet.com%2Fduc-co-the-siet-chat-luat-chan-cong-ty-trung-quoc-dau-tu-thau-tom%2F][/url]

Đức được cho là đang lên kế hoạch siết chặt luật liên quan tới quản lý các việc công ty ngằm ngoài khối EU mua cổ phần từ các công ty chiến lược của Berlin, động thái được cho là nhằm chặn mối đe dọa từ các thương vụ đầu tư thâu tóm từ doanh nghiệp Trung Quốc.


[Image: merkel-1545011380684497824463.jpg]

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Berlin, Đức tháng 7/2018 (Ảnh: Reuters)


Tờ nhật báo kinh doanh Handelsblatt dẫn nguồn thạo tin cho biết nội các của Thủ tướng Đức Angela Merkel dường như sẽ thống nhất sửa đổi điều khoản trong luật quản lý khoản đầu tư từ bên ngoài châu Âu vào các công ty chiến lược của Berlin.

Theo đó, luật Thương mại Quốc tế mới có thể sẽ cho phép chính phủ Berlin xem xét và dùng quyền chặn những thương vụ mua 10% cổ phần trở lên từ các công ty quan trọng với an ninh quốc gia Đức. Luật hiện thời quy định Đức có quyền can thiệp vào những thương vụ mua 25% cổ phần trở lên.

Tờ báo Đức cho biết luật mới sẽ áp dụng cho những công ty quan trọng đối với nền quốc phòng hoặc cơ sở hạ tầng chủ chốt của Đức, bao gồm những công ty năng lượng, công nghệ cao và cả những công ty thực phẩm lớn.

Trong những năm gần đây, Đức và các quốc gia Liên minh châu Âu EU đã có những động thái cứng rắn hơn với Trung Quốc. Giới quan sát cho rằng Trung Quốc dường như đang lên kế hoạch để có thể tiếp cận các công nghệ "nhạy cảm" của các nước phát triển hoặc muốn lan rộng tầm ảnh hưởng toàn cầu bằng cách quản lý các công trình cơ sở hạ tầng chủ chốt bao gồm bến cảng, mạng lưới điện.

Giữa năm 2016, hãng công nghệ Midea của Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát công cung cấp robot công nghiệp Kuka, động thái làm dấy lên quan ngại rằng những công nghệ có giá trị của Đức có thể bị rò rỉ ra nước ngoài.

Giữa năm 2017, Đức siết chặt việc quản lý các thương vụ mua lại cổ phần từ các công ty, cá nhân bên ngoài châu Âu, như kéo dài thời gian xem xét hồ sơ cũng như mở rộng các lĩnh vực kiểm soát.

Hồi tháng 8, nội các của bà Merkel đã biểu quyết để chặn thương vụ tập đoàn Trung Quốc Yantai Taihai mua công ty sản xuất thiết bị máy Leifeld Metal Spinning của Đức. Leifeld có trụ sở ở thành phố Ahlen là một trong những nhà sản xuất kim loại chịu lực hàng đầu sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô, không gian và hạt nhân.

Trước đó, chính phủ Đức hồi tháng 7 đã mua cổ phần ở một công ty điện năng nhằm chặn nhà đầu tư Trung Quốc với quan ngại về an ninh quốc gia.

Trong chuyến công du Đức hồi tháng 7, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thúc giục Đức trao cho các công ty Trung Quốc quyền tiếp cận thị trường tương tự như những gì công ty Đức đang được hưởng ở Trung Quốc.

“Các khoản đầu tư của chúng tôi không làm hại tới an ninh quốc gia của Đức. Thông qua các dự án, chúng tôi muốn học hỏi kinh nghiệm và công nghệ”, ông Lý nói.