VietBest

Full Version: Bắc Kinh khánh thành cây cầu trên biển dài nhất thế giới, Hồng Kông sợ mất thêm tự do
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.

PhongVien007

clip: https://www.bloomberg.com/news/videos/20...idge-video


 23/10/2018 - 09:07:07


Bắc Kinh khánh thành cây cầu trên biển dài nhất thế giới, dân Hồng Kông sợ mất thêm tự do

[Image: cautrungcong.jpg]
Chủ Tịch Tập Cận Bình thông báo lễ khánh thành cây cầu dài 55 km chạy băng qua biển nói liền Chu Hải ở lục địa với Hồng Kông và Ma Cao ngày thứ Ba, 23 tháng 10, 2018. (Kyodo News/Getty Images)

CHU HẢI - Chủ Tịch Tập Cận Bình đã chủ tọa buổi lễ khánh thành cây cầu dài 55 cây số ở Chu Hải ngày thứ Ba. Cầu này nối liền thành phố Chu Hải với hai khu vực bán tự trị Hồng Kông và Ma Cao.

Pháo bông giả (điện tử) đã nổ vang trên một màn hình phía sau lưng Tập Cận Bình, trong lúc các nhà lãnh đạo của ba thành phố duyên hải đứng nhìn.

[Image: Hong_Kong_Zhuhai_Macau_Bridge_01274.jpg]

Cây cầu trị giá $20 tỷ này phải tốn mất gần mười năm để xây dựng, từng gây ra những đợt trì hoãn trầm trọng và những mức chi phí tăng lên ngoài dự tính.

Một số cơ sở truyền thông địa phương còn gọi đó là “cây cầu tử thần.” Các quan chức nói rằng có ít nhất 18 công nhân đã thiệt mạng trong tiến trình xây dựng.

Cây cầu bao gồm một đường hầm dưới biển được nối bởi hai hòn đảo nhân tạo, cho phép tàu thuyền đi qua vùng châu thổ sông Châu Giang – trung tâm của khu vực sản xuất chế tạo quan trọng của Trung Quốc.

Việc mở cây cầu này sẽ cắt giảm thời gian đi lại xuyên qua vùng châu thổ, từ mấy giờ bớt xuống còn 30 phút. Trung Quốc hy vọng việc này sẽ gắn kết khu vực đó lại với nhau, để trở thành một động lực chính yếu thúc đẩy mức tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

Giao thông sẽ bắt đầu hoạt động vào thứ Tư, 24 tháng 10, nhưng những người lái xe phải có giấy phép được cấp theo một hệ thống hạn ngạch thì mới được dùng cầu.

Cây cầu này tạo ra một liên kết vật lý giữa đại lục và Hồng Kông, một trung tâm tài chánh Á Châu được Anh Quốc trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997, với sự cam kết rằng Hồng Kông sẽ được duy trì hệ thống pháp lý và kinh tế riêng trong 50 năm.

Việc khánh thành cây cầu nối liền Hồng Kông vào lục địa đã mang một ý nghĩa chính trị lớn đối với chính quyền Tập Cận Bình. Chính phủ này đã bác bỏ những lời kêu gọi tự do hóa chính trị ở Hồng Kông, làm cho người ta lo sợ rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục trấn áp các quyền tự do dân sự, trước khi kết thúc thỏa thuận về “một quốc gia, hai hệ thống” vào năm 2047.

Việc mở cây cầu này cũng diễn ra cách một tháng sau lễ khánh thành một lộ tuyến hỏa xa cao tốc mới, từ Hồng Kông sang Hoa Lục, chạy dọc theo một lộ tuyến khác ngắn hơn,.

Tuyến đường đó đã làm giảm bớt khá nhiều thời gian đi lại, nhưng cũng làm dấy lên những nỗi lo ngại về ảnh hưởng gia tăng của Bắc Kinh, vì luật pháp của Trung Cộng được áp dụng tại một phần của ga cuối Hồng Kông của lộ tuyến này.

Đối với Claudia Mo, một chính trị gia dân chủ Hồng Kông, ý nghĩa chính trị của cây cầu mới này mới thực sự là vấn đề chính yếu, lớn hơn sự hữu ích thiết thực của nó.

Bà Mo nói, “Cây cầu đó không thực sự cần thiết, vì Hồng Kông đã được kết nối với Hoa Lục bằng mọi cách rồi, bằng đường bộ, đường hàng không, đường biển.

“Nhưng họ vẫn cần nó để làm một biểu tượng hoặc đặc trưng chính trị, để nhắc nhở dân chúng Hồng Kông rằng các bạn đang được kết nối với đất mẹ, bằng cây cầu đồ sộ này. Hầu như cây cầu giống như một cuống rốn.”

Trong khi người Hồng Kông lo ngại bị mất dần quyền tự do, người dân ở Chu Hải lại nghĩ cây cầu cho thấy sự phát triển kinh tế và niềm hãnh diện quốc gia.

Liu Gang, phi công cũ hãng hàng không, nói rằng ông đã háo hức trông đợi ngày khánh thành cây cầu, gọi đó là một biểu tượng cho những mối quan hệ càng ngày càng mật thiết của đại lục với Hồng Kông và Ma Cao.

“Cây cầu đó sẽ đưa chúng tôi đến gần nhau hơn, làm cho chúng tôi linh hoạt hơn, về mặt kinh tế và theo nhiều cách thức khác.” Ông Liu nói trong khi đi dạo dọc theo một lối đi bộ và chụp ảnh cây cầu.
“Chúng tôi bây giờ là một gia đình.”

PhongVien007

Khởi đầu im ắng cho cầu vượt biển Hong Kong-Chu Hải


25/10/2018 11:14:03


[Image: _104014064__104004543_hi050151931-2.jpg#force-thumb]Cây cầu vượt biển dài nhất thế giới Hong Kong-Chu Hải đã được thông xe hôm thứ Tư ngày 24/10 nhưng lượng xe qua cầu là rất ít trong ngày đầu tiên.


Các nhà chức trách nói họ không mong đợi nhiều xe qua cầu ngay, và bổ sung rằng lưu lượng xe "cần thời gian để tăng".

[b]Khai trương cầu 55 km nối Hong Kong với Chu Hải-Macau[/b]

Cây cầu trị giá 20 tỉ USD này có chiều dài 55km, nối liền Hong Kong-Macau-Chu Hải .

Cây cầu được Chủ tịch Tập Cận Bình chính thức khánh thành vào thứ Ba ngày 23/10.

"Tất cả các công trình [dự án] lớn đều có lượng hành khách lưu thông thấp vào thời gian đầu. Tuy nhiên, nó cần thời gian để tăng lưu lượng", Bộ trưởng Giao thông Hong Kong Frank Chan chia sẻ với các phóng viên.

Hầu như chẳng thấy mấy xe con hay xe tải trên cầu, mà chủ yếu là các chuyến xe buýt tư nhân chở khách từ Hong Kong sang Ma Cao hôm thứ Tư, phóng viên BBC Martin Yip ghi nhận.

Một hàng dài người xếp hàng lên xe buýt 'con thoi' ở bến xe bên Hong Kong. "Không khí tại bến xe rất nhộn nhịp. Tuyến xe bận rộn và đông người xếp hàng. Đa số là người về hưu. Có rất ít người trẻ", phóng viên mô tả.

Bản quyền hình ảnh Reuters Những chiếc xe buýt quãng ngắn chở hành khách trải nghiệm hành trình xuyên biên giới


[Image: _104013833__104004547_hi050151928-1.jpg]
Những chiếc xe buýt quãng ngắn chở hành khách trải nghiệm hành trình xuyên biên giới


Các hành khách háo hức ghi lại hành trình bằng điện thoại. Một người phụ nữ nói với hãng tin AFP rằng họ rất muốn "trải nghiệm hành trình".

[Image: _104013834__104005129_gettyimages-1052866932-1.jpg]

Những tài xế tư nhân muốn qua cầu thì phải nhận được một giấy phép đặc biệt, thông qua một hệ thống hạn ngạch chặt chẽ. Tất cả các phương tiện đi qua đều phải trả lệ phí.

Chỉ có 10,000 giấy phép cho người dân Hong Kong muốn lái xe sang Chu Hải, nằm ở tỉnh Quảng Đông. Tấm giấy này có thời hạn 5 năm.

Chỉ có cá nhân hoặc tổ chức có "đóng góp đáng kể về kinh tế và chính trị cho đại lục" mới được cấp giấy phép, theo tờ South Morning China Morning Post.

Còn phức tạp hơn, tài xế phải thay đổi bên chạy xe ở điểm giao nhau.

Ở Hong Kong, người dân lưu thông phía bên trái. Tuy nhiên, cây cầu này thuộc địa phận Trung Quốc đại lục, nên một vài làn xe đặc biệt được thiết kế để giải quyết vấn đề này.

Giới chức trách ước tính ban đầu có khoảng 9200 phương tiện lưu thông trên cầu mỗi ngày. Họ đã giảm ước lượng sau khi có những mạng lưới giao thông mới được xây dựng trong khu vực.

Các camera đặc biệt sẽ theo dõi các tài xế đi trên cầu có dấu hiệu ngủ gật, với hành động ngáp 3 lần, và sau đó các nhà cầm quyền sẽ cảnh báo.

[b]Một kỳ quan kỹ thuật[/b]

Được thiết kế để chịu động đất và sóng thần, cây cầu sử dụng đến 400.000 tấn thép - số thép đủ để xây 60 tháp Eiffel.

Công trình có tổng chiều dài hơn 30 km đi qua châu thổ sông Châu Giang. Để đảm bảo lưu thông tàu biển, 6,7 km cầu được xây ngầm, nối liền hai đảo nhân tạo.

Phần còn lại bao gồm đường nối, cầu vượt và đường hầm kết nối Chu Hải và Hong Kong với cây cầu chính.

Trước đây, hành trình từ Chu Hải đến Hong Kong kéo dài tới bốn tiếng - nay đã được rút xuống còn 30 phút với cây cầu mới này.


[Image: _104014061__103959748_hong_kong_bridge_6_640-nc-1.png]


Cây cầu tử thần

Tuy nhiên, cây cầu vấp phải nhiều sự chỉ trích.

Cây cầu được truyền thông địa phương mệnh danh là "cầu tử thần". Có ít nhất 9 công nhân phía Hong Kong đã bỏ mạng. Và đó cũng là con số công nhân thiệt mạng được ghi nhận bên phía đại lục".

Bên cạnh đó, cũng có những lo ngại về việc ảnh hưởng môi trường. Những nhóm bảo tồn e rằng công trình sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái biển, bao gồm loài cá heo trắng quý hiếm.

"Dự án gây ra những tổn thất không thể hồi phục cho biển", Trợ lý Giám đốc của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF) Samatha Lee cảnh báo. "Tôi lo lắng rằng số lượng cá sẽ không bao giờ tăng trở lại."


[Image: _104014062__103928412_gettyimages-168145622-1.jpg]
Theo các tổ chức vì môi trường, rất hiếm khi bắt gặp Cá Heo Trắng Trung Quốc quanh cây cầu sau những năm dự án được tiến hành.

Theo các tổ chức vì môi trường, rất hiếm khi bắt gặp Cá Heo Trắng Trung Quốc quanh cây cầu sau những năm dự án được tiến hành. 

Cây cầu, bao quanh những con đường nối và các đảo nhân tạo ngốn 20 tỷ USD - một khoản chi phí gây choáng váng. Chỉ riêng cây cầu đã mất tới 6,92 tỉ.

Theo tính toán của BBC Tiếng Trung, cây cầu chỉ thu được 86 triệu USD tiền lộ phí một năm.

Giới chức trách Trung Quốc nhận định cây cầu này sẽ đóng góp 10.000 tỷ Nhân dân tệ cho nền kinh tế (tương đương 1440 tỷ USD) . Thế nhưng, những nhà làm luật Hong Kong tỏ ra nghi ngờ về con số đó.

PhongVien007

https://www.scmp.com/news/hong-kong/law-...ion-dollar



Kỹ thuật viên Trung Quốc làm giả kết quả kiểm tra cầu vượt biển dài nhất thế giới



09/01/2019 09:04:36

Một nhóm nhân viên phòng thí nghiệm có nhiệm vụ kiểm tra độ khỏe của bê tông xây cầu xuyên biển dài nhất thế giới Hong Kong-Chu Hải-Ma Cao đã làm giả các kết quả kiểm tra theo lệnh của cấp trên để che đậy những sai sót, báo chí Hong Kong đưa tin. 

[Image: cau-1546996933902688909009.jpg]
Cầu Hong Kong-Chu Hải-Ma Cao, dài 55km, là cầu vượt biển dài nhất thế giới (Ảnh: ABC)

Nhóm 12 người nói trên, làm việc cho công ty Jacob China Limited, đã thay đổi thời gian được thiết lập trên một máy được sử dụng để kiểm tra các khối bê tông dùng cho cây cầu trị giá nhiều tỷ USD khi họ không tiến hành các kiểm tra đúng thời hạn.

Thông tin được công bố tại tòa án West Kowloon ở Hong Kong ngày 8/1 cho biết, khi các ống mà họ phải kiểm tra bị hư hỏng, họ đã thay thế chúng bằng một khối kim loại.

Khai mạc phiên tòa, công tố viên Marco Li Kwok-wai cho biết mục đích của nhóm trên là để đánh lừa các quan chức chính phủ, khiến họ nghĩ rằng các mẫu bê tông đã vượt qua các bài kiểm tra, nhưng thực tế thì không.

"Họ đã gian dối thời gian hoặc tiến hành các cuộc kiểm tra giả để che đậy chính các sai sót của mình, hoặc không tuân thủ các quy định được đưa ra về việc kiểm tra các khối bê tông", ông Li nói.

Nhóm 12 người trên, trong độ tuổi từ 24-60, đã bác bỏ cáo buộc gian lận. Hầu hết họ là kỹ thuật viên, trong khi một số là trợ lý.

Ông Li cho biết vụ vi phạm trên xảy ra trong khoảng thời gian từ 2012-2017, khi Jacob China được Cục phát triển và kỹ thuật dân sự ký hợp đồng để vận hành một phòng thí nghiệm tại Siu Ho Wan trên đảo Lantau, Hong Kong.

Khi nhóm trên phải đảm bảo rằng độ khỏe của các khối bê tông đạt chuẩn thông qua một cuộc kiểm tra độ nén, họ đã gian lận khi không tuân thủ các yêu cầu, ông Li nói thêm.

Cũng theo ông Li, các khối bê tông dự kiến phải được kiểm tra trong vòng 8 giờ sau khi đổ. Khi phòng thí nghiệm không kiểm tra đúng thời gian, cấp trên của nhóm 12 người đã nói với họ rằng hãy "sửa đi".

Nhóm sau đó đã thay đổi thời gian trên chiếc máy mà họ sử dụng, ông Li nói. Cấp trên của họ cũng đưa ra cùng mệnh lệnh khi các khối bê tông mà họ kiểm tra bị hư hỏng.

Ông Li cho hay kỹ thuật viên Ng Kai-yiu, người đã nhận tội, sẽ ra làm chứng chống lại các đồng nghiệp cũ. Ng dự kiến sẽ làm sáng tỏ các chi tiết của vụ việc.
Phiên tòa xét xét 12 nghi phạm trên dự kiến diễn ra trong 60 ngày tại Hong Kong.

Cầu Hong Kong-Chu Hải-Ma Cao, dài tổng cộng 55km, là cây cầu vượt biển dài nhất thế giới. Trung Quốc đã khánh thành cầu này hồi cuối tháng 10/2018 sau 9 năm xây dựng với kinh phí lên tới 20 tỷ USD. Cây cầu giúp giảm thời gian di chuyển giữa 3 thành phố từ 4 giờ xuống còn 1 giờ.

Trung Quốc khánh thành cầu vượt biển dài nhất thế giới

[b]An Bình
[/b]