Các dân biểu Mỹ lo ngại Facebook theo lệnh VC kiểm duyệt người Việt hải ngoại
#1
18 tháng 7, 2018
Các dân biểu Hoa Kỳ lo ngại Facebook theo lệnh CSVN kiểm duyệt cả người Việt hải ngoại 


[Image: Screen-Shot-2018-07-18-at-10.04.29-AM.png]
Trong bức thư chung gửi cho các tổng giám đốc của Facebook và Google hôm 12 tháng 7, một nhóm dân biểu Hoa Kỳ (trong đó có những nhân vật quen thuộc với cộng đồng Việt Nam như Alan Lowenthal, Lou Correa) đặc biệt tỏ ra lo ngại về việc các công ty công nghệ có thể chịu áp lực của nhà cầm quyền CSVN để kiểm duyệt cả những trương mục mạng xã hội của người Việt hải ngoại.

Như SBTN và các cơ quan truyền thông quốc tế đã đưa tin, bức thư của 17 vị dân biểu liên bang thuộc Nhóm Quan Tâm Tới Việt Nam (Vietnam Causus) trong Hạ Viện Hoa Kỳ kêu gọi các công ty công nghệ Mỹ kháng cự lại luật an ninh mạng Cộng Sản Việt Nam. Các vị dân biểu nhận định rằng, đạo luật được quốc hội bù nhìn của CSVN thông qua hồi tháng 6 không làm một điều gì để bảo vệ người sử dụng Internet. Mà đây chính là một nỗ lực trắng trợn của nhà cầm quyền cộng sản nhằm đàn áp quyền tự do diễn đạt trên mạng, bằng cách kêu gọi sự giúp đỡ từ các công ty công nghệ hàng đầu. Điển hình là điều khoản đòi dỡ bỏ nội dung trong vòng 24 giờ theo yêu cầu của bộ công an và bộ thông tin truyền thông.

Các vị dân biểu chất vấn Facebook và Google về những tin tức nói rằng, các công ty này đã dỡ bỏ nhiều đoạn video và trương mục theo yêu cầu của nhà cầm quyền Việt Nam, kể cả những trương mục của người dùng ở California và Đức. Đây là những diến tiến “rất đáng lo ngại”, đặc biệt là việc kiểm duyệt các trương mục của người Mỹ gốc Việt.

Bức thư của các dân biểu đưa ra một số yêu cầu cụ thể cho các công ty, báo gồm việc nhanh chóng thông báo phía Việt Nam đã yêu cầu dỡ bỏ nội dung bao nhiêu lần, và các công ty đã làm theo bao nhiêu lần. Các công ty được khuyên là nên kín đáo chia sẻ với các ủy ban đối ngoại của Hạ Viện và Thượng Viện về tất cả các yêu cầu từ phía Việt Nam, để Quốc Hội Hoa Kỳ có thể đánh giá ai đang bị theo dõi và tại sao.

Huy Lam / SBTN
Reply