Tạp ghi
(2023-03-28, 05:43 PM)abc Wrote: TÔI SAI...

...Hai cô tu nữ kéo nhau lên bái kiến Sư Phụ...
_Con bạch Sư Phụ...Cô này cô ấy sai...Cô ấy đã xúc phạm con...
_Tại cô ấy xúc phạm con trước...
Con không có sai...

_Cả hai vị đều đúng...!
TÔI SAI...
Tôi sai vì tôi đã nhận các vị về chùa...
Các vị đâu có lo học hành tu tập mà chỉ gây phiền não cho nhau...
TÔI SAI..

...Hai cô tu nữ hoan hỉ bắt tay nhau ra về...

...Đại chúng được  nghe một bài pháp ngắn vi diệu..

Sưu tầm


Thầy abc, đối với Sư Phụ 2 người đều đúng

Với con mắt trần gian như Cỏ thì ai là người SAI hơn hở thầy abc?
.
.
.[Image: caeb7acbb406d4a771315fc46fadb8c3_w200.webp]
Keep your face always toward the sunshine,
and shadows will fall behind you
- Walt Whitman



Reply
Quote:Tuy nói ba thứ là một nhưng với người sơ cơ thì đặc tính Vô Thường vẫn là khía cạnh phải dược lưu ý đầu tiên vì mọi thứ ở đời, khoan nói đến sướng khổ, đẹp xấu, cái nào cũng có mặt bằng cách thế chỗ cho cái khác. Hãy nhớ rằng cái biết qua kinh sách dứt khoát không đủ để ta giác ngộ giải thoát.

 Ngày nào mà cái biết sách vở còn đó thì cái biết thực chứng không thể có được. Chỉ xuyên qua sự thực chứng thì ta mới có thể hiểu được đặc tính Vô Thường của vạn vật đúng như là Đức Phật đã dạy. Ngay cả trong thời Đức Phật, và bây giờ cũng vậy, kiến thức học hỏi từ người khác luôn là quan trọng nhưng chỉ có nó thì không thể nào chứng thánh.

Người dốt mà có thực nghiệm vẫn có thể hy vọng giải thoát, nhưng người giỏi mà thiếu thực nghiệm muôn đời không thể giác ngộ.

(Sư Toại Khanh)

Huynh abc,

Phật tử tại gia sợ Kinh như sợ cọp, Sư Toại Khanh nói như vậy rất nhiều lần.  

Không thấu hiểu lý thuyết, biết gì để thực hành? Cuộc sống ngoài đời cũng như trong đạo cần lý thuyết cho vững. Vì không chịu học hỏi Giáo Pháp, đại đa số Phật tử KHÔNG HIỂU THẤU RÕ tại sao Phật tử rất may mắn được sinh ra làm người và được gặp Phật Pháp, cũng như không thấy sự vĩ đại vô bờ của Đức Thế Tôn.  

Hiện tượng Phật tử học lõm bõm thiếu căn bản, nhưng ngông nghênh làm như ta đã đắc đạo nhan nhản khắp nơi; thậm chí họ còn vỗ ngực tự khoe đã chứng Thánh, có đủ khả năng dạy đạo, trong khi các vị khác như ngài U Silananda dở ẹc!!! Có lần, LTP không nể nang nữa, đưa những cái sai của họ ra, thế là họ nổi giận đùng đùng vì đã phá phách tham vọng thành lập một giáo phái mới dựa vào cây cổ thụ Phật giáo!

Bước đầu của Chánh Kiến chính là Văn. Thiếu Văn, hai chữ Tư và Tu sẽ bị mất thăng bằng, lệch lạc.

Cheer
Reply
bạn LTP,

cái vụ nghe , đọc , học kinh thì chắc phải thông cảm thôi
Reply
(2023-03-29, 08:35 AM)abc Wrote: bạn LTP,

cái vụ nghe , đọc , học kinh thì chắc phải thông cảm thôi

Không thông cảm cũng không làm được gì đâu huynh.

LTP rất tri ơn chư vị tăng ni Tulip4 đem hết tâm huyết ra dạy chúng ta Giáo Pháp. Không có chư vị, LTP rất bơ vơ.

LTP có phước nhiều lắm.
Reply
[Image: 341517363_962477448501341_37234730661983...e=644D9702]
[-] The following 3 users Like abc's post:
  • Ech, JayM, LeThanhPhong
Reply
giữ giới --- tránh làm điều ác
tu giới --- ngoài tránh làm điều bất thiện còn phải thực hành (tu) làm điều thiện ... vì nếu ko tác ý làm điều thiện thì do thói quen .. mình sẽ làm điều bất thiện

tu định --- niệm Phật , tham thiền ... mọi lúc mọi nơi , sống chánh niệm , chậm lại ...là tu diện rộng .... ngồi thiền là tu diện sâu , khi đó tập cho sức chú ý rõ và nhanh đến từng chi tiết , định càng vững thì độ rõ nét càng tăng

tu huệ  --- học giáo pháp , kinh điển ... để biết đuờng mà hành xử , mà tu (gọi là trí văn).... khi định mạnh , lúc ngồi thiền , lúc sâu lắng sẽ có những tư duy sắc bén , đúng đắn , mọi chuyện trở nên rõ ràng , make sense (gọi là trí tư) ... đến một lúc sẽ có đột phá , mọi chuyện hay một số chuyện sẽ do cảm nhận ... à thì ra nó là vậy (gọi là trí tu)
[-] The following 2 users Like abc's post:
  • JayM, TTTT
Reply
(2023-04-29, 09:04 AM)abc Wrote: giữ giới --- tránh làm điều ác
tu giới --- ngoài tránh làm điều bất thiện còn phải thực hành (tu) làm điều thiện ... vì nếu ko tác ý làm điều thiện thì do thói quen .. mình sẽ làm điều bất thiện

tu định --- niệm Phật , tham thiền ... mọi lúc mọi nơi , sống chánh niệm , chậm lại ...là tu diện rộng .... ngồi thiền là tu diện sâu , khi đó tập cho sức chú ý rõ và nhanh đến từng chi tiết , định càng vững thì độ rõ nét càng tăng

tu huệ  --- học giáo pháp , kinh điển ... để biết đuờng mà hành xử , mà tu (gọi là trí văn).... khi định mạnh , lúc ngồi thiền , lúc sâu lắng sẽ có những tư duy sắc bén , đúng đắn , mọi chuyện trở nên rõ ràng , make sense (gọi là trí tư) ... đến một lúc sẽ có đột phá , mọi chuyện hay một số chuyện sẽ do cảm nhận ... à thì ra nó là vậy (gọi là trí tu)

4T không phải là người tu nhưng đọc cái post này 4T sẽ ráng giữ giới, tu giới để tâm mình không bị lo sợ vu vơ hoài.🙏🏻 Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c Grinning-face-with-smiling-eyes4
Còn tu định, tu huệ thì 4T không dám nói tới vì tự thấy mình chưa đủ căn cơ. Nhưng cũng cảm ơn anh thầy abc rất nhiều. Tulip4
Bởi chúnɡ tɑ khônɡ thể thɑy đổi được thế ɡiới xunɡ quɑnh,
nên chúnɡ tɑ đành phải sửɑ đổi chính mình,
đối diện với tất cả bằnɡ lònɡ từ bi và tâm trí huệ.
                                                                                                            
Reply
(2023-04-29, 09:21 AM)TTTT Wrote: 4T không phải là người tu nhưng đọc cái post này 4T sẽ ráng giữ giới, tu giới để tâm mình không bị lo sợ vu vơ hoài.🙏🏻  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c  Grinning-face-with-smiling-eyes4
Còn tu định, tu huệ thì 4T không dám nói tới vì tự thấy mình chưa đủ căn cơ. Nhưng cũng cảm ơn anh thầy abc rất nhiều. Tulip4

ráng được bi nhiêu thì bi , phải hôn
Grinning-face-with-smiling-eyes4
[-] The following 1 user Likes abc's post:
  • TTTT
Reply
(2023-04-29, 10:30 AM)abc Wrote: ráng được bi nhiêu thì bi , phải hôn
Grinning-face-with-smiling-eyes4

Dạ phải....😁
Sẵn đây anh thầy cho 4T thọ giáo vài lời luôn nha. Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
4T cũng ráng tránh sát sinh dữ lắm á anh thầy, như đi chợ muốn ăn cua hay cá, tôm thì đều là mua đồ đông lạnh không hà.😁 Nhưng khi thấy có con gián hay con ruồi, con kiến nó ở trong nhà, 4T ráng đuổi đi mà chúng vẫn cứ cứng đầu không chịu đi, nhất là gián nên 4T phải xịt thuốc để đuổi/giết chúng, vậy có phải là 4T phạm tội sát sanh và phải mang nghiệp báo không vậy anh thầy?
Bởi chúnɡ tɑ khônɡ thể thɑy đổi được thế ɡiới xunɡ quɑnh,
nên chúnɡ tɑ đành phải sửɑ đổi chính mình,
đối diện với tất cả bằnɡ lònɡ từ bi và tâm trí huệ.
                                                                                                            
Reply
(2023-04-29, 10:37 AM)TTTT Wrote: Dạ phải....😁
Sẵn đây anh thầy cho 4T thọ giáo vài lời luôn nha. Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
4T cũng ráng tránh sát sinh dữ lắm á anh thầy, như đi chợ muốn ăn cua hay cá, tôm thì đều là mua đồ đông lạnh không hà.😁 Nhưng khi thấy có con gián hay con ruồi, con kiến nó ở trong nhà, 4T  ráng đuổi đi mà chúng vẫn cứ cứng đầu không chịu đi, nhất là gián nên 4T phải xịt thuốc để đuổi/giết chúng, vậy có phải là 4T phạm tội sát sanh và phải mang nghiệp báo không vậy anh thầy?


Bạn TTTT,

khi phạm đủ 5 điều (chi phần) sau đây thì gọi là phạm giới sát sanh : chúng sanh bị chết có thức (ý thức) , mình biết nó có thức , mình cố ý , mình ra sức , và nó bị chết .

nhưng nghiệp thì nhanh hơn và khác chút , nghiệp là một hành động có chủ ý ... chỉ cần mình có ý là đã tạo nghiệp

nghe thì sợ ; chỉ có nghĩ vớ vẫn xíu mà đã tạo nghiệp ....vậy một ngày , một giờ , một phút, một giây mình tạo cả đống nghiệp thì chết rôì .... làm sao mà "trả" cho hết đây ? nhưng nghiệp có có nặng nhẹ , đủ loại , và có nghiệp phải trả quả ngay , có nghiệp nó nằm im đó chờ đủ "duyên" , chờ "chín mùi" .... giống như gieo hạt vậy .... giống tốt và điện nước đầy đủ thì nó trổ nhanh , mạnh và rầm rầm ... cho nên giữ giới , thu thúc lục căn ngoài việc tránh tạo nghiệp mới còn góp phần tắt bớt điện nước cho những hạt (chủng tử ) và đa phần là những hạt cho trái đắng ko có nhiều điều kiện trổ quả
[-] The following 1 user Likes abc's post:
  • TTTT
Reply
(2023-04-29, 01:05 PM)abc Wrote: Bạn TTTT,

khi phạm đủ 5 điều (chi phần) sau đây thì gọi là phạm giới sát sanh : chúng sanh bị chết có thức (ý thức) , mình biết nó có thức , mình cố ý , mình ra sức , và nó bị chết .

nhưng nghiệp thì nhanh hơn và khác chút , nghiệp là một hành động có chủ ý ... chỉ cần mình có ý là đã tạo nghiệp

nghe thì sợ ; chỉ có nghĩ vớ vẫn xíu mà đã tạo nghiệp ....vậy một ngày , một giờ , một phút, một giây mình tạo cả đống nghiệp thì chết rôì .... làm sao mà "trả" cho hết đây ? nhưng nghiệp có có nặng nhẹ , đủ loại , và có nghiệp phải trả quả ngay , có nghiệp nó nằm im đó chờ đủ "duyên" , chờ "chín mùi" .... giống như gieo hạt vậy .... giống tốt và điện nước đầy đủ thì nó trổ nhanh , mạnh và rầm rầm ... cho nên giữ giới , thu thúc lục căn ngoài việc tránh tạo nghiệp mới còn góp phần tắt bớt điện nước cho những hạt (chủng tử ) và đa phần là những hạt cho trái đắng ko có nhiều điều kiện trổ quả

Cảm ơn anh Thầy đã bỏ tí thời gian để gỏ giảng cho 4T hiểu.🙏🏻
Bởi chúnɡ tɑ khônɡ thể thɑy đổi được thế ɡiới xunɡ quɑnh,
nên chúnɡ tɑ đành phải sửɑ đổi chính mình,
đối diện với tất cả bằnɡ lònɡ từ bi và tâm trí huệ.
                                                                                                            
Reply
(2023-04-29, 09:04 AM)abc Wrote: giữ giới --- tránh làm điều ác
tu giới ---
  1. ngoài tránh làm điều bất thiện, 
  2. còn phải thực hành (tu) làm điều thiện ...
  3. vì nếu ko tác ý làm điều thiện thì do thói quen .. mình sẽ làm điều bất thiện
tu định ---
  1. niệm Phật , tham thiền ... mọi lúc mọi nơi , sống chánh niệm , chậm lại ...là tu diện rộng ....
  2. ngồi thiền là tu diện sâu , khi đó tập cho sức chú ý rõ và nhanh đến từng chi tiết , định càng vững thì độ rõ nét càng tăng
tu huệ  ---
  1. học giáo pháp , kinh điển ... để biết đuờng mà hành xử , mà tu (gọi là trí văn)....
  2. khi định mạnh , lúc ngồi thiền , lúc sâu lắng sẽ có những tư duy sắc bén , đúng đắn , mọi chuyện trở nên rõ ràng , make sense (gọi là trí tư) ...
  3. đến một lúc sẽ có đột phá , mọi chuyện hay một số chuyện sẽ do cảm nhận ... à thì ra nó là vậy (gọi là trí tu)

Huynh abc chia sẻ con đường huynh đang thực hành, phải không?

Hay quá.  Cảm ơn huynh.

Tulip4 Tulip4 Tulip4
Reply
(2023-04-29, 06:17 PM)LeThanhPhong Wrote: Huynh abc chia sẻ con đường huynh đang thực hành, phải không?

Hay quá.  Cảm ơn huynh.

Tulip4 Tulip4 Tulip4

bạn LTP,

không có chi , tui nghĩ ai cũng ráng sống tốt từng ngày
Reply
Chúng ta luân hồi bởi vì chúng ta luôn luôn có cái để nắm và có cái để dựa. Đây là câu nói rất là quan trọng. Là tại sao?
Có người thích tiếng, có người thích tiền, người thích tình, có người thích quyền lực, có người thích phước báo, có người thích trí tuệ, có người thích thiền định... Nhưng mà có cái thích là còn có cái chỗ dựa thì chúng ta còn có luân hồi.
Nhiều lần và rất nhiều lần Đức Phật kể chuyện quá khứ : “Này các Tỳ Kheo, trong nhiều đời quá khứ, dầu là một cư sĩ có đầy đủ tiền bạc, tình cảm hay là người xuất gia chứng đắc được thiền định thần thông, ta luôn luôn thiết tha đi tìm một cái gì thật sự có cốt lõi. Nhưng mà cái sau cùng mà ta thấy được chỉ là những cây chuối mà thôi“.
Các vị có biết cây chuối không ? Cây chuối mình lột từng bẹ từng bẹ ra thì nó còn cái gì? Chỉ còn lại là hư không thôi. Nó sâu sắc ở chỗ đó. Cho nên Ngài nói là người cư sĩ có tiền có tiếng có quyền, là một người xuất gia có thần thông, có giới hạnh có thiền định, và ta luôn luôn thiết tha đi tìm cái gì đó có cốt lõi để nắm để dựa. Cái nhận thức đó là cái nhận thức của phàm.
Nhưng mà kiếp cuối cùng ở gốc bồ đề, khi Ngài phát hiện ra là: không có gì để nắm để dựa, vì tất cả là Danh và Sắc, là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Kiếp cuối cùng này Ngài trở thành vị Chánh Đẳng Chánh Giác. Là vì sao? Vì cái thấy này mới là cái thấy rốt ráo. Tất cả đời sống này chỉ để buông thôi. Nên nhớ ! Cho nên Niệm là gì ? Niệm là mình bỏ dần các thói quen, buông, không có tiếp tục nắm nữa.
Các vị có biết ghét cũng là một cái nắm. Không phải mình thích mình thương mới là nắm, mà mình ghét cũng là một kiểu nắm. Tiếng Việt mình có chữ “ghim”. Thí dụ, mình nói có một câu mà ổng ghim trong bụng, thì cái ghim này được gọi là nắm.
Tôi giảng cho đám đông cũng giảng cho mấy người ở xa nghe, tôi phải nói dài dòng. Nhưng tôi mong một ngày nào đó trước mặt tôi là một hội chúng không cần đông, tôi nói tắt cũng hiểu. Thí dụ tôi nói là Tứ Niệm Xứ nên chú trọng Niệm trước rồi Tuệ sau, nói như vậy là hiểu. Thì khi có cái Niệm ngon lành rồi thì tự nhiên Tuệ nó thành tựu chứ không cần phải lo lắng cái gì hết.
Khi tôi ghét một người cũng có nghĩa là tôi tìm cách giữ họ lại trong lòng tôi. Khi tôi thương ai đó cũng có nghĩa là tôi giữ người đó lại trong lòng của tôi. Cho nên Chánh Niệm trong Tứ Niệm Xứ là gì ? Có nghĩa là dần dần từng bước từ bỏ thói quen nắm và dựa, chỉ vậy thôi. Còn có chỗ nắm thì còn có chỗ dựa. Còn chỗ nắm, còn chỗ dựa là chúng ta không thể nào ra khỏi chiếc tàu đang chìm.
Sư Giác Nguyên
[-] The following 2 users Like abc's post:
  • dulan, Ech
Reply
(2023-05-01, 10:06 PM)Vo Minh Wrote: BUÔNG kiểu này là theo kiểu sư Giác Nguyên phải không???
GHIM hay NẮM kiểu này là theo kiểu bạn abc phải không???

Tu theo kiểu vố mình này là tu hú hay tu keo vậy? Vợ Mình hay Vô Minh? Vò Mình? Tu kiểu chó gì mà cứ đi theo sư phụ tao cà khịa vậy mạy? Innocent

Reply