Tui đi chùa
#16
(2017-12-31, 02:52 PM)caothang Wrote: có câu .....cầu bất đắc khổ

Mình nghĩ câu "cầu tất đắc khổ" đúng hơn...vì khi mình vọng tầm cầu là tâm mình đã khổ rồi, đúng không bạn CaoThắng?????........... Confused Confused
Từ vô thỉ Muội lần về hiện kiếp
 Để gặp Huynh nối tiếp nghĩa ân tình 
Reply
#17
(2018-01-01, 11:51 AM)QuỷLệ Wrote:
(2017-12-31, 02:52 PM)caothang Wrote: có câu .....cầu bất đắc khổ

Mình nghĩ câu "cầu tất đắc khổ" đúng hơn...vì khi mình vọng tầm cầu là tâm mình đã khổ rồi, đúng không bạn CaoThắng?????........... Confused Confused

cầu bất đắc khổ -- cầu mà không được là khổ
cầu tất đắc khổ -- cầu gì được nấy là khỗ 

theo thiển ý :
cái ý "hể cầu là khổ" thì đúng một phần .... khi đã cầu , tức là đã có ý muốn, đã có tham ái  -- mà hể còn tham sân si thì còn luân hồi và hệ lụy là vẫn còn khổ
cái sự mong cầu tự nó không là khổ ... nó là nhân , và đôi khi cũng là duyên sanh khổ
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
#18
(2018-01-01, 11:49 AM)QuỷLệ Wrote:
(2017-12-31, 12:32 PM)anatta Wrote: Hôm trước nhớ QL có kể cho anatta nghe về giấc mơ cảnh địa ngục, và khi đó có giọng nói của "người đàn bà" kêu gọi QL tỉnh dậy.

Sẵn dịp, anatta tạm nêu kiến giải một chút về "người đàn bà" đó. Theo Phật học mỗi một chúng ta đều có duyên với nhiều người, những mối quan hệ theo dòng nghiệp từ quá khứ đến nay. Những người mà chúng ta có duyên từ đó đến kiếp hiện tại, chẳng hạn như ông bà, cha me, vợ chồng, bạn bè, thầy trò, ân nhân .v.v... Ắt hẳn là có một số người trong các mối quan hệ nhân duyên đó đã có hành thiện lành hoặc tu tập và sau khi chết đã được sanh Thiên. Và theo anatta thì "người đàn bà" đó là một vị Thiên, thuộc một cõi nào đó trong 6 cõi DG, đã có nhân duyên gần gũi từ quá khứ với QL và đã hộ trì QL. :78:

Thanks bạn Anatta đã cho thêm ý kiến hay...nhưng Quỷ Lệ có thắc mắc tí tẹo.....nếu vì chữ hữu duyên mà các chư Thiên hay những người đã đắc đạo có power để giúp mình trong lúc hoạn nạn...vậy mai này mình có phải giúp lại người ta hoặc người khác thuận theo định luật tự nhiên hay cũng vì chữ hữu duyên đó hay không???????....nếu làm vậy mình có phải luân hồi trong cõi Tam Giới mãi hay sao?????????..... Confused Confused

Anatta cho rằng chúng ta có ý chí hay ý muốn tự do. Ta không cần buộc giúp ai nếu lòng không muốn, cho nên đó không phải là định luật tự nhiên. Tuy nhiên, mỗi người đều có tiềm ẩn (programmed :full-moon-with-face4: ) các tâm từ tâm bi, nếu mà có cơ hội giúp đỡ được ai cần được tương trợ trong khả năng của mình, thì khiến cho các (pháp) tâm từ và bi này phát khởi. Năng lực của các thiện tâm này làm cho thân tâm ta hỷ lạc và khinh an, nên giúp người cũng chính là giúp cho ta. Thực hành điều thiện lành sẽ gặt hái quả lành, sinh vào các cõi trời nhàn cảnh sau khi chết. Như vậy chẳng lẽ làm thiện lại loai quay mãi trong tam giới? Điều này cũng tùy thuộc vào người hành thiện. Nếu một lúc nào đó, nghiệm ra rằng dù sống cuộc sống vật chất đầy đủ thảnh thơi và an lạc, nhưng thỉnh thoảng vẫn cảm thấy rằng ta vẫn còn bj chi phối bởi các trạng thái không hài lòng, bất an, tham ái vi tế, sự dính mắc, mê mờ .v.v..., sự hạnh phúc chưa viên mãn, và muốn có đời sống hoàn toàn tự do khỏi các trạng thái trên thì cần phải tu học thiền-quán. Với các vị đã đắc đạo giải thoát hoàn toàn như là một vị Phật hoặc A La Hán, thì các trạng thái hay các tâm bất thiện thuộc về tham, sân, và si đã bị triệt tiêu hẳn. Cái nguồn gốc tham muốn đưa đến tái sanh không còn, thay vào đó là các tâm (pháp) thiện gọi là "duy tác" phát sinh. Một vị A La Hán hay Phật khi hành động thì ứng xử bằng các tâm duy-tác này, không có tính chất tạo nghiệp thiện hay bất thiện.

Trạng thái sống của một vị đắc đạo giải thoát cũng được Phật Thích Ca nói qua trong 2 bài kệ Kinh Pháp Cú:
(Danh từ Bà La Môn Phật dùng ở đây ám chỉ người giác ngộ quả vị như là A La Hán)


412. "Người sống ở đời này
Không nhiễm cả thiện ác,
Không sầu, sạch không bụi
Ta gọi Bà-la-môn."

413. "Như trăng, sạch không uế
Sáng trong và tịnh lặng,
Hữu (15) ái, được đoạn tận,
Ta gọi Bà là môn."

(XXVI. Phẩm Bà-La-Môn)

http://vietbestforum.com/thread-385-page-3.html
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#19
(2018-01-01, 01:04 PM)caothang Wrote:
(2018-01-01, 11:51 AM)QuỷLệ Wrote:
(2017-12-31, 02:52 PM)caothang Wrote: có câu .....cầu bất đắc khổ

Mình nghĩ câu "cầu tất đắc khổ" đúng hơn...vì khi mình vọng tầm cầu là tâm mình đã khổ rồi, đúng không bạn CaoThắng?????........... Confused Confused

cầu bất đắc khổ -- cầu mà không được là khổ
cầu tất đắc khổ -- cầu gì được nấy là khỗ 

theo thiển ý :
cái ý "hể cầu là khổ" thì đúng một phần .... khi đã cầu , tức là đã có ý muốn, đã có tham ái  -- mà hể còn tham sân si thì còn luân hồi và hệ lụy là vẫn còn khổ
cái sự mong cầu tự nó không là khổ ... nó là nhân , và đôi khi cũng là duyên sanh khổ

Thanks bạn Cao Thắng!.... Cheer Hello Cheer
Từ vô thỉ Muội lần về hiện kiếp
 Để gặp Huynh nối tiếp nghĩa ân tình 
Reply
#20
(2018-01-02, 02:28 PM)anatta Wrote: Anatta cho rằng chúng ta có ý chí hay ý muốn tự do. Ta không cần buộc giúp ai nếu lòng không muốn, cho nên đó không phải là định luật tự nhiên. Tuy nhiên, mỗi người đều có tiềm ẩn (programmed :full-moon-with-face4: ) các tâm từ tâm bi, nếu mà có cơ hội giúp đỡ được ai cần được tương trợ trong khả năng của mình, thì khiến cho các (pháp) tâm từ và bi này phát khởi. Năng lực của các thiện tâm này làm cho thân tâm ta hỷ lạc và khinh an, nên giúp người cũng chính là giúp cho ta. Thực hành điều thiện lành sẽ gặt hái quả lành, sinh vào các cõi trời nhàn cảnh sau khi chết. Như vậy chẳng lẽ làm thiện lại loai quay mãi trong tam giới? Điều này cũng tùy thuộc vào người hành thiện. Nếu một lúc nào đó, nghiệm ra rằng dù sống cuộc sống vật chất đầy đủ thảnh thơi và an lạc, nhưng thỉnh thoảng vẫn cảm thấy rằng ta vẫn còn bj chi phối bởi các trạng thái không hài lòng, bất an, tham ái vi tế, sự dính mắc, mê mờ .v.v..., sự hạnh phúc chưa viên mãn, và muốn có đời sống hoàn toàn tự do khỏi các trạng thái trên thì cần phải tu học thiền-quán. Với các vị đã đắc đạo giải thoát hoàn toàn như là một vị Phật hoặc A La Hán, thì các trạng thái hay các tâm bất thiện thuộc về tham, sân, và si đã bị triệt tiêu hẳn. Cái nguồn gốc tham muốn đưa đến tái sanh không còn, thay vào đó là các tâm (pháp) thiện gọi là "duy tác" phát sinh. Một vị A La Hán hay Phật khi hành động thì ứng xử bằng các tâm duy-tác này, không có tính chất tạo nghiệp thiện hay bất thiện.

Trạng thái sống của một vị đắc đạo giải thoát cũng được Phật Thích Ca nói qua trong 2 bài kệ Kinh Pháp Cú:
(Danh từ Bà La Môn Phật dùng ở đây ám chỉ người giác ngộ quả vị như là A La Hán)


412. "Người sống ở đời này
Không nhiễm cả thiện ác,
Không sầu, sạch không bụi
Ta gọi Bà-la-môn."

413. "Như trăng, sạch không uế
Sáng trong và tịnh lặng,
Hữu (15) ái, được đoạn tận,
Ta gọi Bà là môn."

(XXVI. Phẩm Bà-La-Môn)

http://vietbestforum.com/thread-385-page-3.html

Thanks anh Anatta, Quỷ Lệ nào giờ lại hiểu định luật tự nhiên là tuỳ theo Thiên tánh và cũng nương theo hữu duyên mà hành...tức là hành nhưng không suy nghĩ đắn đo tính toán tạo nghiệp hay tạo quả lành, đúng không ạh??????????......please correct Quỷ Lệ if I am wrong...... Cheer
Từ vô thỉ Muội lần về hiện kiếp
 Để gặp Huynh nối tiếp nghĩa ân tình 
Reply
#21
(2017-12-29, 03:16 PM)caothang Wrote: ông bạn rủ đi chùa , tui hỏi "sao lúc rày ông cũng đi chùa hả ?" ổng trả lời "đi ăn chùa ông ơi , dạo này chùa nấu ăn ngon mà thêm mùi nhang nữa . sẳn đai ệt luôn"

chị bạn rủ đi chùa , tui hỏi "hôm nay không phải rằm hay mùng 1, chị có nhầm ngày hôn ?" chỉ nói "dạo này xui quá , tui muốn lên chùa cầu mua may bán đắt , tai qua nạn khỏi , hỏng được sao ?" rồi chị liếc một cái sắc lẻm

thằng cháu rủ đi chùa , tui khen " thằng này giỏi nhen , ráng lên con" nó nói "con mà hỏng đi , má bả cạo đầu con sao, thiệt rầu hết sức"

nếu một ngày đẹp trời , bạn rủ tui đi chùa , thì lý do của bạn là gì ?

Grinning-face-with-smiling-eyes4

Em đi ủng hộ chùa
Khu em ở ít người Việt...thấy chùa ít người... buồn lắm mà Thầy chũ trì hiền lắm

Em đi cho xôm tụ
Sẳn ăn ké trái cây Thầy trồng luôn như mía  chanh giây mảng cầu, ớt, trái vả, bầu, bí..tắc, mận, mảng cầu sim, mít.... Rollin

Reply
#22
(2018-01-02, 03:51 PM)QuỷLệ Wrote: Thanks anh Anatta, Quỷ Lệ nào giờ lại hiểu định luật tự nhiên là tuỳ theo Thiên tánh và cũng nương theo hữu duyên mà hành...tức là hành nhưng không suy nghĩ đắn đo tính toán tạo nghiệp hay tạo quả lành, đúng không ạh??????????......please correct Quỷ Lệ if I am wrong...... Cheer

Anatta nghĩ rằng danh từ "Thiên Tánh" được nói đến trong Khổng, Lão và Trang. Anatta không rõ Thiên tánh này có liên quan thế nào đến Nghiệp quả (nói theo nhà Phật), và hành động không tính toán, suy nghĩ có tạo nghiệp hay không, vì không đọc thấy Lão, Trang, hoặc Khổng giảng giải về Nghiệp (Kamma). Chẳng hạn như Trang cho rằng, giác ngộ được Thiên tánh thì hoàn toàn Tự do Tự tại. Như vậy, nếu người mà đạt được Thiên tánh này thì mới có thể biết rõ về tâm họ, có thể biết được chính họ có tạo nghiêp hay không với hành động không tính toán suy nghĩ đắn đo.

Nói theo nhà Phật, thì Nghiệp chỉ là một trong năm nguyên nhân ảnh hưởng đến chúng sanh hữu tình, như chúng ta đây chẳng hạn. Vậy thì, ngoài nghiệp ra chúng ta còn bị ảnh hưởng bởi bốn nguyên nhân khác nữa, nên phức tạp và rối rắm. Bốn nguyên nhân này có thể xem như là định luật tự nhiên. Nguyên nhân số 3 thuộc về Nghiệp.

Xin trích ra đây năm nguyên nhân đó để QL tham khảo thêm:


"Mặc dù, Phật giáo cho rằng nghiệp (Kamma) là nguyên nhân chính của mọi bất bình đẳng trong thế gian; tuy nhiên, Phật giáo không chủ trương thuyết định mệnh hay sự tiền định, vì đạo Phật không chấp giữ quan niệm cho rằng mọi thứ đều do nghiệp quá khứ mà ra cả. Luật nhân - quả (nghiệp) chỉ là (...) một trong năm định luật (Niyàmas) được xem là những định luật phát triển tự thân và vận hành trong vũ trụ. Năm định luật đó là:

1) Utu Niyàma: Ðịnh luật thuộc vật lý vô cơ, nghĩa là hiện tượng gió mưa theo mùa tiết. Ðịnh luật chính xác của các mùa trong năm, những thay đổi và những biến cố mùa tiết có tính đặc thù, tạo ra mưa, gió, bản chất của nhiệt v.v... đều thuộc về nhóm này.

2) Bìja Niyàma: Ðịnh luật về mầm và chủng tử (định luật vật lý hữu cơ) chẳng hạn như gạo từ hạt lúa sanh ra, vị ngọt của đường sinh ra từ cây mía và mật ong, những tính chất đặc biệt của vài loại trái cây v.v... lý thuyết của khoa học về tế bào và gen (genes), cũng như sự giống nhau trên phương diện vật lý của các cặp song sinh, có thể được sắp vào định luật này.

3) Kamma Nikàma: Ðịnh luật nhân - quả. Chẳng hạn như những hành động bất xứng ý tạo ra quả bất thiện và hành động xứng ý tạo ra quả thiện tương xứng; cũng như nước chắc chắn sẽ chảy xuống chỗ thấp. Nghiệp (Kamma) cũng thế, đã gieo nhân thì chắc chắn hậu quả của nó sẽ xảy ra, không phải bằng hình thức thưởng phạt mà như một chuỗi tương tục bẩm sinh. Chuỗi tương tục nhân quả này là điều tự nhiên và cần thiết như quỹ đạo của mặt trăng và các hành tinh vậy.

4) Dhamma Nikàma: Ðịnh luật về pháp. Chẳng hạn như hiện tượng tự nhiên xảy ra vào lúc đức Bồ Tát đản sanh trong kiếp chót. Lực hấp dẫn và những quy luật tương tự khác của thiên nhiên v.v... có thể sắp vào trong nhóm này.

5) Citta niyàma: Ðịnh luật về tâm hay quy luật tâm lý. Chẳng hạn như tiến trình tâm, sự sanh khởi và diệt mất của tâm, năng lực của tâm v.v... các hiện tượng thần giao cách cảm, khả năng dự cảm trước một việc và các loại thần thông... có thể được sắp xếp vào nhóm này.

Năm định luật này bao quát mọi sự việc trong thế gian, cũng như mọi hiện tượng tâm - sinh - vật lý đều có thể được giải thích bằng năm định luật này. Chúng là những luật nằm trong tự thân mỗi pháp, nên không đòi hỏi phải có người làm luật, và Nghiệp; như vậy chỉ là một trong số những định luật đó mà thôi."

(Cơ bản về Nghiệp, Chết và Tái Sanh - Đại Trưởng Lão U Thittila )
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#23
hỏng nghe ai nói đi chùa nghe pháp , tu tập , tụng kinh , ... ?
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
#24
(2018-01-03, 08:49 PM)caothang Wrote: hỏng nghe ai nói đi chùa nghe pháp , tu tập , tụng kinh , ... ?

Huynh Trưởng CT ui. 

Hồi trước XX có hay đi nhưng bi giờ bận đi học, đi làm nên nghe băng giảng hông à. 
Thỉnh thoảng mỗi dịp lễ đến là chở má đi chùa á.   Innocent
Reply
#25
Chào các vị,

Khi nói về việc tiêu diêu và nhân quả, tiêu diêu có thoát khỏi nhân quả hay không ? Theo thiển ý , Tiêu diêu là vô vi, vô vi không phải không làm, mà là "Không làm theo ý riêng của mình" . Việc làm của mình là làm theo đại đạo , làm theo luật tụ nhiên . Mà nhân quả cũng là 1 quy luật tụ nhiên, nên Tiêu Diêu và Nhân quả có thể nói là Một, chú không mâu thuẩn nhau .

Cheer


"Chỉ có chân tình mới đổi lại được chân tình"
Reply
#26
(2018-01-09, 06:01 PM)SaoDen Wrote: Chào các vị,

Khi nói về việc tiêu diêu và nhân quả, tiêu diêu có thoát khỏi nhân quả hay không ? Theo thiển ý , Tiêu diêu là vô vi, vô vi không phải không làm, mà là "Không làm theo ý riêng của mình" . Việc làm của mình là làm theo đại đạo , làm theo luật tụ nhiên . Mà nhân quả cũng là 1 quy luật tụ nhiên, nên Tiêu Diêu và Nhân quả có thể nói là Một, chú không mâu thuẩn nhau .

Cheer


không rành về Khổng giáo cho lắm , nhưng thử lạm bàn

nhân quả :
dùng tay đấm vào tường  -- gọi là nhân
tay bị đau -- gọi là quả
đấm tay vào tường thì tay bị đau --- gọi là nhân quả

bị ai đấm , ngay tức thời đấm trả --- hành động này "làm theo luật tụ nhiên" -- nhưng hành động này vẩn chịu tác động của luật nhân quả

bị ai bully, thì chống trả vì "làm theo đại đạo" , theo chính nghĩa , đúng vơí đạo đức ... nhưng khi ấy sân hận nổi lên . thân khẩu ý tạo nhân và đến một lúc nào đó đủ duyên  sẽ trổ quả

khi tiêu diêu , con muỗi cắn , thuận tay đập một cái .... thì hành động này vẫn chịu luật nhân quả

chỉ trừ khi những hành động "tiêu diêu" hay "vô vi" không tạo ra bởi một cái tôi , cái ngã .. thì khi đó hành động không còn chịu tác động của luật nhân quả
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
#27
(2018-01-11, 03:03 PM)caothang Wrote: không rành về Khổng giáo cho lắm , nhưng thử lạm bàn

nhân quả :
dùng tay đấm vào tường  -- gọi là nhân
tay bị đau -- gọi là quả
đấm tay vào tường thì tay bị đau --- gọi là nhân quả

bị ai đấm , ngay tức thời đấm trả --- hành động này "làm theo luật tụ nhiên" -- nhưng hành động này vẩn chịu tác động của luật nhân quả

bị ai bully, thì chống trả vì "làm theo đại đạo" , theo chính nghĩa , đúng vơí đạo đức ... nhưng khi ấy sân hận nổi lên . thân khẩu ý tạo nhân và đến một lúc nào đó đủ duyên  sẽ trổ quả

khi tiêu diêu , con muỗi cắn , thuận tay đập một cái .... thì hành động này vẫn chịu luật nhân quả

chỉ trừ khi những hành động "tiêu diêu" hay "vô vi" không tạo ra bởi một cái tôi , cái ngã .. thì khi đó hành động không còn chịu tác động của luật nhân quả

Chào anh CaoThang,

Thật ra tôi không biết trong Đạo Gia bị đánh có đánh trả lại không, và điều đó có là "Làm theo đại đạo" không , chuyên đó tôi không dám bàn . Trong cái post của tôi có viết là "Kẻ vô vi không làm theo ý riêng của mình" -- Nếu còn làm việc gì đó theo tư ngã thì chẳng thể gọi được là vô vi , và vì tư ngã gàng buộc thì cũng chẳng gì Tiêu diêu .

Đúc Thích Ca cũng đã làm người phàm 1 thời gian dài gần 30 năm . Trong 30 năm đó hẳn nhiên đã sát sinh . Ít nhất, 1 ly nước cũng có 84000 sinh mạng , 30 năm đả nuốt không biết bao nhiêu tỉ sinh mạng trong bụng , nhung không nghe nói Ngài phải đầu thai trở lại để trả những món nợ ấy .

Còn viêc đánh con muổi ..... Nếu vì tội nghiệp nó mà không đánh chết nó thì còn có chỗ nói, nhưng chỉ vì sợ nghiệp mà không dám đánh nó thì ... thật không đáng đế thảo luận .

Cheer


"Chỉ có chân tình mới đổi lại được chân tình"
Reply
#28
(2018-01-09, 06:01 PM)SaoDen Wrote: Chào các vị,

Khi nói về việc tiêu diêu và nhân quả, tiêu diêu có thoát khỏi nhân quả hay không ? Theo thiển ý , Tiêu diêu là vô vi, vô vi không phải không làm, mà là "Không làm theo ý riêng của mình" . Việc làm của mình là làm theo đại đạo , làm theo luật tụ nhiên . Mà nhân quả cũng là 1 quy luật tụ nhiên, nên Tiêu Diêu và Nhân quả có thể nói là Một, chú không mâu thuẩn nhau .

Cheer

Nghĩ kỹ lại xem  "không làm theo ý riêng của mình" có phải đã là ý riêng của mình? Grinning-face-with-smiling-eyes4
Đã là nhân quả sao giống tự nhiên được, nếu tự nhiên thì không nhân cũng có quả sao?
Reply
#29
(2018-01-12, 10:59 PM)SaoDen Wrote: Chào anh CaoThang,

Thật ra tôi không biết trong Đạo Gia bị đánh có đánh trả lại không, và điều đó có là "Làm theo đại đạo" không , chuyên đó tôi không dám bàn .  Trong cái post của tôi có viết là "Kẻ vô vi không làm theo ý riêng của mình" -- Nếu còn làm việc gì đó theo tư ngã thì chẳng thể gọi được là vô vi , và vì tư ngã gàng buộc thì cũng chẳng gì Tiêu diêu .

Đúc Thích Ca cũng đã làm người phàm 1 thời gian dài gần 30 năm . Trong 30 năm đó hẳn nhiên đã sát sinh . Ít nhất, 1 ly nước cũng có 84000 sinh mạng , 30 năm đả nuốt không biết bao nhiêu tỉ sinh mạng trong bụng , nhung không nghe nói Ngài phải đầu thai trở lại để trả những món nợ ấy .

Còn viêc đánh con muổi ..... Nếu vì tội nghiệp nó mà không đánh chết nó thì còn có chỗ nói, nhưng chỉ vì sợ nghiệp mà không dám đánh nó thì ... thật không đáng đế thảo luận .

Cheer


Thức chưa tĩnh thì phải phải theo thức nghiệp dẫn đi ta bà tìm chỗ đầu thai   Grinning-face-with-smiling-eyes4 đức Phật thức tĩnh thì đâu cần đầu thai trả nợ. Ở Mỹ muốn trả nợ ở VN còn không cần phải về VN huống  là đức Phật.
Ông nói vì tội nghiệp mà ông không đánh chết nó tức vì sợ nghiệp đó chứ, sao còn nói không đáng để thảo luận?
Reply
#30
(2017-12-29, 09:27 PM)Anh_Điếc Wrote: ...Ủa ? Răng kỳ ghê rứa ? Hôm trước ở bên Vf có một số các bạn Phật Tử hỏi Điếc như ri:  "Tại răng đạo Công Giáo hay cầu xin Chúa ban cho cái ni, ban cho cái nớ .v.v..." Bên đạo Phật hổng có cầu xin Phật ban cho cái chi hết ... Chậc chậc ... Như rứa nghĩa là răng ?

Người đi chùa chưa hẳn là đạo Phật, thấy họ cầu xin thì đã rõ  Grinning-face-with-smiling-eyes4 cũng như người đi chơi Noel chắc gì là đạo Công Giáo.
Reply