Tình hình thế giới hiện nay thế nào?
#1
Lời Khuyên Để Có Được Sự Thanh Tịnh Tâm Hồn

Hầu như tất cả mọi người đều muốn có được sự thanh tịnh tâm hồn trong đời sống của mình. Ai cũng muốn có được hạnh phúc để quên đi những khó khăn, vất vả và những lo âu của họ. Và tận hưởng những giây phút an lạc trong nội tâm và giải thoát khỏi những âu lo phiền muộn.

Thanh tịnh tâm hồn là gì? Nó là một trạng thái vắng lặng và thanh bình của nội tâm cùng với một cảm giác tự do. Một khi không còn những suy nghĩ và lo lắng thì không có phiền muộn, căng thẳng và sợ hãi. Những giây phút như thế này không phải là hiếm có. Chúng ta trải nghiệm qua những giây phút này chẳng hạn như khi chúng ta đang chăm chú vào một vài công việc hấp dẫn hay hoạt động mà chúng ta yêu thích như là khi chúng ta xem một tập phim hay hoặc một chương trình ti vi hấp dẫn. Hoặc khi chúng ta ở bên cạnh một người mà chúng ta yêu thích hay khi đọc một quyển sách hay hoặc khi nằm phơi mình trên cát trắng dọc bờ biển.

Khi bạn đi du lịch bạn có trải qua một số trạng thái tinh thần lắng dịu không? Vào lúc này, tâm hồn của bạn trở nên yên tỉnh hơn vì bạn ít suy nghĩ và lo lắng. Thậm chí khi bạn ngủ say, bạn không ý thức được những suy nghĩ của mình, bạn đang ở trong tình trạng an bình của nội tâm.

Những việc như trên và những hoạt động tương tự như vậy cũng có thể giúp cho tâm của bạn vượt thoát những suy nghĩ và lo lắng. Và điều đó mang lại một vài giây phút ngắn ngủi cho sự an tịnh tâm hồn.

Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an lạc nội tâm nhiều hơn trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là làm thế nào để kinh nghiệm được điều đó mỗi khi gặp khó khăn. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi là liệu mình có thể làm cho nó trở thành một thói quen và luôn luôn tận hưởng nó ở bất cứ trường hợp nào. Trước tiên, bạn cần phải học cách để có được nhiều giây phút an lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày. Sau đó, bạn mới có thể nhận diện được những giây phút này mỗi khi gặp khó khăn rắc rối – đây là lúc cần thiết nhất cho sự vắng lặng và thanh bình của nội tâm.

Bạn có thể chuyển hóa trạng thái an lạc trong nội tâm thành một thói quen tự nhiên, nhưng để làm được điều này cần phải có một sự huấn luyện đặt biệt bằng các bài tập về sự chú tâm như thiền định và các phương pháp khác. bạn cũng có thể tìm thấy nhiều bài viết, lời khuyên và những kỹ thuật để huấn luyện cho sự an bình nội tâm cũng như quyển sách đặt biệt “Peace of Mind in Daily Life” đã đề cập về chủ đề này.

Sau đây là một vài kỹ thuật đơn giản có thể giúp bạn:

– Giảm lượng thời gian mà bạn đọc các tin tức trên báo chí và xem tin tức trên tivi.

– Tránh xa những cuộc nói chuyện có tính tiêu cực và những người yếm thế chán đời.

– Đừng nên giữ sự thù hằn. Học cách để bỏ qua và tha thứ. Nuôi dưỡng sự thù hận và bất bình sẽ hại chính bản thân bạn và gây nên sự mất ngủ.

– Không nên ghen tỵ với người khác. Ghen tỵ nghĩa là bạn hạ thấp lòng tự trọng và tự nhận mình thấp kém hơn mọi người. Điều này một lần nữa gây nên sự thiếu vắng an lạc nội tâm.

– Chấp nhận những cái gì mà chúng ta không thể thay đổi được. Điều này giúp cho chúng ta tiết kiệm được thời gian, năng lượng và những lo âu phiền muộn.

– Mỗi ngày chúng ta phải đối diện với biết bao những điều không vừa ý, những bực bội và những tình huống mà những điều này vượt quá tầm kiểm soát của chúng ta. Nếu chúng ta có thể thay đổi được những điều đó thì quá tốt nhưng không phải lúc nào cũng có thể làm được. Chúng ta phải học cách làm quen với những việc này và chấp nhận chúng một cách vui vẻ.

– Học cách để có thêm kiên nhẫn và khoan dung và độ lượng đối với mọi người và mọi tình huống.

– Đừng tham lam ôm đồm mọi thứ quá mức. Nên tập xả ly cả về tình cảm và tâm thần. Cố gắng nhìn cuộc đời mình và mọi người với một ít xả ly và một ít hệ lụy. Xả ly không phải là dững dưng, thiếu quan tâm và lạnh nhạt mà nó là một khả năng để tư duy và phán xét một cách công bằng và lô-gíc. Đừng nên lo lắng nếu bạn thất bại và tiếp tục thất bại trong việc thể hiện sự xả ly. Cứ cố gắng thực tập nó.

– Hãy để cho quá khứ đi qua. Hãy quên đi quá khứ và tập trung vào giây phút hiện tại. Không cần phải gợi lên những ký ức không vui và chôn vùi chính mình trong đó.

– Thực tập một vài cách để tập trung. Điều này sẽ giúp bạn tống khứ những ý nghĩ không vui và những lo lắng. Những thứ này đã cướp đi sự thanh thản trong tâm hồn bạn.

– Học cách để thiền tập. Thậm chí vài phút trong một ngày cũng có thể thay đổi cuộc đời bạn.

Cuối cùng, sự an bình trong nội tâm sẽ đưa đến sự an bình của thế giới bên ngoài. Bằng cách tạo ra sự an bình trong thế giới nội tâm, chúng ta mang nó ra thế giới bên ngoài và điều có có thể ảnh hưởng đến nhiều người khác chung quanh nữa!

Remez Sasson
Tâm Hải (The Buddhist Translation Group)
Giữa độc tài và tự do dân chủ, chọn dân chủ tự do.
Không ủng hộ cái ác, không lên án người, luôn tìm kiếm sự thật.
Reply
#2


Giữa độc tài và tự do dân chủ, chọn dân chủ tự do.
Không ủng hộ cái ác, không lên án người, luôn tìm kiếm sự thật.
Reply
#3


Giữa độc tài và tự do dân chủ, chọn dân chủ tự do.
Không ủng hộ cái ác, không lên án người, luôn tìm kiếm sự thật.
Reply
#4
[Image: 2000-1609410178306777273547.jpeg]


[Image: tre-em-my-2-1490582990798.jpg]
Giữa độc tài và tự do dân chủ, chọn dân chủ tự do.
Không ủng hộ cái ác, không lên án người, luôn tìm kiếm sự thật.
Reply
#5


Giữa độc tài và tự do dân chủ, chọn dân chủ tự do.
Không ủng hộ cái ác, không lên án người, luôn tìm kiếm sự thật.
Reply
#6
Business Insider đưa tin, Lữ đoàn Tấn công trên không 82 của Ukraine đã khuấy động chiến trường khi tham gia vào cuộc phản công Nga. Ukraine hầu như công bố rất ít thông tin về đơn vị này nhưng các tài liệu bị rò rỉ và các báo cáo trên chiến trường đã tiết lộ một vài chi tiết.

Lữ đoàn 82 được cho là đã tham chiến gần làng Robotyne ở Đông Nam Ukraine. Khu vực này chứng kiến những cuộc giao tranh dữ dội và là nơi Ukraine tuyên bố đạt được một số thành quả nhỏ. Trong khi Lữ đoàn 82 gồm khoảng 2.000 binh lính thuộc lực lượng dự trữ thì nhiều đơn vị khác của Ukraine đã triển khai và đạt được một số thành quả nhỏ, song không có đột phá lớn.

[Image: photo-2-16926933544631273632102.jpg]
Xe tăng Challenger 2. Ảnh: AFP


Lữ đoàn 82 hiện nay được kỳ vọng có thể giúp Kiev thúc đẩy nỗ lực đạt được đột phá bởi đây là lực lượng sở hữu số lượng lớn các phương tiện quân sự hiện đại từ phương Tây.
Tài liệu bị rò rỉ của Lầu Năm Góc từ tháng 2 và tháng 3 năm nay tiết lộ, đơn vị này có khoảng 90 xe chiến đấu Stryker của Mỹ, 40 phương tiện chiến đấu bộ binh Marder do Đức sản xuất, 24 xe chở bộ binh M113 cũng của Mỹ và 14 xe tăng Challenger đến từ Anh.

Điều đó tức là chỉ riêng Lữ đoàn 82 đã sở hữu một nửa số xe bọc thép tốt nhất mà Ukraine nhận được từ các nước NATO. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng lữ đoàn này là lực lượng duy nhất ở Ukraine đang sử dụng các phương tiện Marder và Stryker.
Các tài liệu cho biết tất cả phương tiện hạng nặng của lữ đoàn này đều đến từ các nước phương Tây, trong khi các đơn vị khác được trang bị ít hiện đại hơn, thường dựa vào các phương tiện thời Liên Xô.
Hình ảnh xe tăng Challenger được ghi lại gần Robotnye cho thấy nó đã được thêm khung lồng để đối phó với các cuộc tấn công UAV.

Việc Lữ đoàn 82 của Ukraine sẽ đối phó với Nga như thế nào hiện vẫn chưa rõ. Michael Clarke - một nhà phân tích quốc phòng và an ninh nhận định với Insider, việc lữ đoàn này được đưa vào tham chiến cho thấy các tướng của Ukraine đã quyết định "đặt mọi quân bài mà họ có lên bàn".
Theo ông, Lữ đoàn 82 dường như sẽ là đơn vị mũi nhọn tấn công vào các phòng tuyến kiên cố của Nga và thúc đẩy các lực lượng khác.
Giữa độc tài và tự do dân chủ, chọn dân chủ tự do.
Không ủng hộ cái ác, không lên án người, luôn tìm kiếm sự thật.
Reply
#7
Ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra vào 22/8, Tổng thống Nam Phi thông báo hơn 20 quốc gia đã chính thức nộp đơn xin gia nhập khối này.

Hơn 20 nước nộp đơn xin gia nhập BRICS
Hãng thông tấn Anadolu đưa tin, hơn 20 quốc gia đã chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS – khối các nền kinh tế mới nổi bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
"BRICS mở rộng (hay BRICS+) sẽ đại diện cho một nhóm các quốc gia với hệ thống chính trị khác nhau nhưng có chung mong muốn xây dựng trật tự toàn cầu cân bằng hơn" -  Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa phát biểu trên sóng truyền hình ngày 20/8.


[Image: photo-1-16926055965132071202703.jpeg]
Hơn 40 quốc gia bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS, trong đó có 20 nước đã chính thức nộp đơn xin gia nhập khối.


Hôm nay (22/8), Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 sẽ chính thức khai mạc tại thành phố Johannesburg (Nam Phi) và kéo dài tới ngày 24/8, với sự tham dự của Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (đại diện cho Tổng thống Nga Vladimir Putin).
Ngoài ra, khoảng 50 nhà lãnh đạo khác không phải là thành viên BRICS – trong đó có Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Tổng thống Indonesia Joko Widodo - đã xác nhận sẽ tham dự các cuộc đàm phán trong khuôn khổ hội nghị.
Sức hút của BRICS lên cao nhất mọi thời đại

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), các nền kinh tế BRICS đã phát triển nhanh chóng và trở nên nổi bật. Khối này được dự đoán sẽ chiếm 45% GDP toàn cầu vào năm 2030 nếu xét theo chỉ số sức mua tương đương (PPP).
Nhờ trọng tâm chính sách là thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và quản trị toàn cầu, BRICS đã trở thành cực nam châm tự nhiên thu hút các nước khác muốn tham gia. Chuyên gia phân tích Anthony Rowley của SCMP nhận định, sức hấp dẫn của BRICS – với tư cách là lực lượng cân bằng trong các vấn đề thế giới – đang ở mức cao nhất mọi thời đại.
Theo tờ Washington Post, thành tựu lớn nhất mà BRICS đạt được là về tài chính. Các quốc gia trong khối đã đồng ý thành lập Quỹ dự trữ ngoại hối với số vốn lên tới 100 tỷ USD, nhằm hỗ trợ vốn cho nhau bằng USD trong trường hợp phát sinh vấn đề thanh khoản bằng USD. Cơ chế đó đã được áp dụng từ năm 2016, sau khi Ngân hàng Phát triển mới (NDB) được thành lập.

[Image: photo-1-1692605618840992976196.jpg]
Theo SCMP, sức hút của BRICS đang ở mức cao nhất mọi thời đại.
Trong khi đó, theo đài truyền hình CTGN (Trung Quốc), BRICS là một nền tảng quan trọng cho sự hợp tác giữa các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển.

"Nhiều nước muốn tham gia BRICS vì khối này có thể giúp thiết lập hệ thống quyền lực quốc tế tương xứng với quy mô kinh tế của họ, đồng thời phá vỡ sự mất cân bằng trong hệ thống quản trị toàn cầu hiện nay" – Ông Wang Youming, Giám đốc bộ phận nghiên cứu các nước đang phát triển tại Viện các nghiên cứu quốc tế (Trung Quốc) cho hay.

"Khác với G7, BRICS đề cao sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, bình đẳng, đoàn kết, cởi mở và đồng thuận – dây cũng là một phần lý do khiến nhiều nước muốn gia nhập khối" – Ông Youming lưu ý.
Bà Valeriia Gorbacheva – người đứng đầu Văn phòng dự án chiến lược đa phương tại Trường kinh tế Đại học Nghiên cứu Quốc gia Nga cho biết, BRICS đóng vai trò là người ủng hộ lợi ích của các quốc gia đang phát triển.
Theo bà Gorbacheva, mục tiêu và giá trị của các quốc gia BRICS nhất quán với mục tiêu và giá trị của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Điều đó có nghĩa, việc mở rộng BRICS chỉ còn là vấn đề về thời gian.

Trong Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 14 vào tháng 6 năm ngoái, các nhà lãnh đạo của 5 quốc gia thành viên trong khối đã nhất trí mở rộng quy mô thành viên.
Trả lời phỏng vấn trên truyền thông Nga vào thời điểm đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, chủ đề mở rộng thành viên BRICS sẽ được đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15.

Ông Peskov cho biết, Nga rất vui khi có thêm nhiều quốc gia thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến BRICS. Ngoài các quốc gia đã nộp đơn xin gia nhập chính thức, còn có nhiều nước bày tỏ sự quan tâm lớn đến khối này.
Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva nhấn mạnh rằng "việc cho phép những quốc gia đáp ứng được các yêu cầu của BRICS tham gia vào khối là cực kỳ quan trọng", đồng thời lưu ý BRICS có thể đóng một "vai trò đặc biệt" trên toàn cầu khi cung cấp tài chính cho các nước đang phát triển mà không đi kèm các điều kiện khó khăn, từ đó giúp giảm tình trạng bất bình đẳng hiện nay.
Giữa độc tài và tự do dân chủ, chọn dân chủ tự do.
Không ủng hộ cái ác, không lên án người, luôn tìm kiếm sự thật.
[-] The following 1 user Likes Tuy duyen's post:
  • duke
Reply
#8
Người thật việc thật, một chứng nhân, một nơi mà có thể thấy số lính Ukraine chết nhiều như thế nào .......



Giữa độc tài và tự do dân chủ, chọn dân chủ tự do.
Không ủng hộ cái ác, không lên án người, luôn tìm kiếm sự thật.
Reply
#9


Giữa độc tài và tự do dân chủ, chọn dân chủ tự do.
Không ủng hộ cái ác, không lên án người, luôn tìm kiếm sự thật.
Reply
#10
"Kẻ thống trị và kẻ bị trị"


Nhìn theo cái nhìn triệt để thì trên đời chỉ có 2 loại người : Kẻ trị người và kẻ bị trị.

- Không phân biệt quốc tich, địa giới
- Không phân biệt màu da, chủng tộc
- Không phân biệt qua khứ, hiện tại, tương lai
- Không phân biệt tuổi tác, giới tính
 
Lúc nào cũng có 1 khối quần chúng rất đông, làm lụng cực khổ để cung phụng 1 nhóm thống trị. Nhóm người này nằm trong đỉnh top của chính trị, của thương mãi, của tôn giáo, ..... 

Smiling-face-with-halo4
Non xa mây trắng bềnh bồng
Không rơi xuống đất không mong lên trời
Ta vui giữa cảnh chơi vơi
Lững lơ trôi mãi một đời cuồng say

Reply
#11
(2023-08-24, 05:54 PM)RungHoang Wrote: "Kẻ thống trị và kẻ bị trị"


Nhìn theo cái nhìn triệt để thì trên đời chỉ có 2 loại người : Kẻ trị người và kẻ bị trị.

- Không phân biệt quốc tich, địa giới
- Không phân biệt màu da, chủng tộc
- Không phân biệt qua khứ, hiện tại, tương lai
- Không phân biệt tuổi tác, giới tính
 
Lúc nào cũng có 1 khối quần chúng rất đông, làm lụng cực khổ để cung phụng 1 nhóm thống trị. Nhóm người này nằm trong đỉnh top của chính trị, của thương mãi, của tôn giáo, ..... 

Smiling-face-with-halo4


Đúng là như vậy.

Đơn lẻ như chuyện nô lệ tình dục của một cá nhân nào đó, còn chuyện to lớn của thế giới thì như Anh Pháp vào các thế kỷ trước và một số nước trong G20 hiện nay. 


Cheer
Giữa độc tài và tự do dân chủ, chọn dân chủ tự do.
Không ủng hộ cái ác, không lên án người, luôn tìm kiếm sự thật.
Reply
#12
(2023-08-22, 08:33 PM)Tuy duyen Wrote: Ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra vào 22/8, Tổng thống Nam Phi thông báo hơn 20 quốc gia đã chính thức nộp đơn xin gia nhập khối này.

Hơn 20 nước nộp đơn xin gia nhập BRICS
Hãng thông tấn Anadolu đưa tin, hơn 20 quốc gia đã chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS – khối các nền kinh tế mới nổi bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
"BRICS mở rộng (hay BRICS+) sẽ đại diện cho một nhóm các quốc gia với hệ thống chính trị khác nhau nhưng có chung mong muốn xây dựng trật tự toàn cầu cân bằng hơn" -  Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa phát biểu trên sóng truyền hình ngày 20/8.


[Image: photo-1-16926055965132071202703.jpeg]
Hơn 40 quốc gia bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS, trong đó có 20 nước đã chính thức nộp đơn xin gia nhập khối.


Hôm nay (22/8), Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 sẽ chính thức khai mạc tại thành phố Johannesburg (Nam Phi) và kéo dài tới ngày 24/8, với sự tham dự của Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (đại diện cho Tổng thống Nga Vladimir Putin).
Ngoài ra, khoảng 50 nhà lãnh đạo khác không phải là thành viên BRICS – trong đó có Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Tổng thống Indonesia Joko Widodo - đã xác nhận sẽ tham dự các cuộc đàm phán trong khuôn khổ hội nghị.
Sức hút của BRICS lên cao nhất mọi thời đại

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), các nền kinh tế BRICS đã phát triển nhanh chóng và trở nên nổi bật. Khối này được dự đoán sẽ chiếm 45% GDP toàn cầu vào năm 2030 nếu xét theo chỉ số sức mua tương đương (PPP).
Nhờ trọng tâm chính sách là thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và quản trị toàn cầu, BRICS đã trở thành cực nam châm tự nhiên thu hút các nước khác muốn tham gia. Chuyên gia phân tích Anthony Rowley của SCMP nhận định, sức hấp dẫn của BRICS – với tư cách là lực lượng cân bằng trong các vấn đề thế giới – đang ở mức cao nhất mọi thời đại.
Theo tờ Washington Post, thành tựu lớn nhất mà BRICS đạt được là về tài chính. Các quốc gia trong khối đã đồng ý thành lập Quỹ dự trữ ngoại hối với số vốn lên tới 100 tỷ USD, nhằm hỗ trợ vốn cho nhau bằng USD trong trường hợp phát sinh vấn đề thanh khoản bằng USD. Cơ chế đó đã được áp dụng từ năm 2016, sau khi Ngân hàng Phát triển mới (NDB) được thành lập.

[Image: photo-1-1692605618840992976196.jpg]
Theo SCMP, sức hút của BRICS đang ở mức cao nhất mọi thời đại.
Trong khi đó, theo đài truyền hình CTGN (Trung Quốc), BRICS là một nền tảng quan trọng cho sự hợp tác giữa các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển.

"Nhiều nước muốn tham gia BRICS vì khối này có thể giúp thiết lập hệ thống quyền lực quốc tế tương xứng với quy mô kinh tế của họ, đồng thời phá vỡ sự mất cân bằng trong hệ thống quản trị toàn cầu hiện nay" – Ông Wang Youming, Giám đốc bộ phận nghiên cứu các nước đang phát triển tại Viện các nghiên cứu quốc tế (Trung Quốc) cho hay.

"Khác với G7, BRICS đề cao sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, bình đẳng, đoàn kết, cởi mở và đồng thuận – dây cũng là một phần lý do khiến nhiều nước muốn gia nhập khối" – Ông Youming lưu ý.
Bà Valeriia Gorbacheva – người đứng đầu Văn phòng dự án chiến lược đa phương tại Trường kinh tế Đại học Nghiên cứu Quốc gia Nga cho biết, BRICS đóng vai trò là người ủng hộ lợi ích của các quốc gia đang phát triển.
Theo bà Gorbacheva, mục tiêu và giá trị của các quốc gia BRICS nhất quán với mục tiêu và giá trị của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Điều đó có nghĩa, việc mở rộng BRICS chỉ còn là vấn đề về thời gian.

Trong Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 14 vào tháng 6 năm ngoái, các nhà lãnh đạo của 5 quốc gia thành viên trong khối đã nhất trí mở rộng quy mô thành viên.
Trả lời phỏng vấn trên truyền thông Nga vào thời điểm đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, chủ đề mở rộng thành viên BRICS sẽ được đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15.

Ông Peskov cho biết, Nga rất vui khi có thêm nhiều quốc gia thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến BRICS. Ngoài các quốc gia đã nộp đơn xin gia nhập chính thức, còn có nhiều nước bày tỏ sự quan tâm lớn đến khối này.
Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva nhấn mạnh rằng "việc cho phép những quốc gia đáp ứng được các yêu cầu của BRICS tham gia vào khối là cực kỳ quan trọng", đồng thời lưu ý BRICS có thể đóng một "vai trò đặc biệt" trên toàn cầu khi cung cấp tài chính cho các nước đang phát triển mà không đi kèm các điều kiện khó khăn, từ đó giúp giảm tình trạng bất bình đẳng hiện nay.

Hello chú TD,
Chú xem video này sẽ hiểu rõ hơn về BRICS ...





&



Reply
#13
Mấy cái video này sao tôi nhìn mà nhớ ông Nghiêng 1 gốc Chuồng.  Chắc cũng thuộc cái loại kêu người ta đừng chích ngừa năm xưa 

Innocent
Non xa mây trắng bềnh bồng
Không rơi xuống đất không mong lên trời
Ta vui giữa cảnh chơi vơi
Lững lơ trôi mãi một đời cuồng say

Reply
#14
(2023-08-24, 08:36 PM)RungHoang Wrote: Mấy cái video này sao tôi nhìn mà nhớ ông Nghiêng 1 gốc Chuồng.  Chắc cũng thuộc cái loại kêu người ta đừng chích ngừa năm xưa 

Innocent


thì ông RH thấy đó, Td không nói G7 lả kẻ thống trị mà Td nói G20, trong đó TQ là nước dùng kinh tế làm bẫy nợ, một hình thức bóc lột và thống trị mấy nước dưới cơ. Trong một nước cũng có cảnh cường quyền bóc lột người dân, trong một công ty cũng có chủ bóc lột công nhân ...... 

....... cho nên Td mới đặt câu hỏi mà chưa thấy ai cho ý kiến. Tại sao dân Phi châu giàu tài nguyên, con người cao to khoẻ mà sao lại rơi vào cảnh đói khổ triền miên, trình độ dân trí thấp kém dưới mức trung bình vậy?
Giữa độc tài và tự do dân chủ, chọn dân chủ tự do.
Không ủng hộ cái ác, không lên án người, luôn tìm kiếm sự thật.
[-] The following 1 user Likes Tuy duyen's post:
  • RungHoang
Reply
#15
Người làm chính trị thời nay hình như họ không hiểu rõ hai chữ chính trị có nghĩa là gì thì phải  Grinning-face-with-smiling-eyes4
Giữa độc tài và tự do dân chủ, chọn dân chủ tự do.
Không ủng hộ cái ác, không lên án người, luôn tìm kiếm sự thật.
[-] The following 1 user Likes Tuy duyen's post:
  • RungHoang
Reply