Quán rượu do sư Nhật làm chủ
#1
[Image: Screenshot-2023-05-28-4-42-47-PM.png]

Các nhân viên pha rượu cũng là sư luôn (thuộc nhiều tông phái khác nhau)

Link đọc bài:
https://digjapan.travel/en/blog/id=11563
Bạch vân thiên tải không du du
[-] The following 2 users Like TNNA's post:
  • phai, TanThu
Reply
#2
Interesting story, but ... "Ichigo" I don't quite get it  Shy .
Reply
#3
Sư chủ quán có óc hài hước. Có dịp qua Tokyo, chắc tôi sẽ ghé vào và gọi: "Thầy cho tôi ly Sư hổ mang". Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Not all cocktail names have deep or serious meanings though; Namagusabouzu, "mundane priest" made me raise an eyebrow and I had to stifle a laugh when I saw a cocktail named Ero-bouzu which means "pervert monk".

Ông sư chủ quán có điểm khác cũng hơi lạ là ông bắt đầu hứng thú với PG khi sống ở... Pháp, trong khi ai cũng biết Nhật là nước PG nhưng ông đã khg hề để ý khi ở quê hương mình. Cũng tương tự như hồi còn ở VN thì khg thèm ngó ngàng tới các cô VN, mãi khi qua Mỹ, Úc, Cà, Đức, Pháp... thì mới để ý các cô đồng hương hihi.

Đi tu bên Nhật sướng hơn VN, Tàu, và các nước Đông Nam Á vì họ vẫn được hưởng những thú vui như những người bình thường: vẫn được lấy vợ, ăn thịt cá và uống bia rượu.
Bạch vân thiên tải không du du
Reply
#4
Tình yêu không có phân biệt. 

:)
Reply
#5
Thì ra nguồn gốc là "Tịnh độ tông". Theo ông Thích Giác Quang, ông Thích Nhất Hạnh từng muốn mang "tân tăng" về Việt Nam nhưng gặp sự phản ứng của các cao tăng cùng thời trong tổ chức (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất).

Theo bài viết bên dưới của ông Thích Giác Quang. Các nhà sư Nhật là hình ảnh thầy cúng ở Việt Nam. Thầy cúng có từ bao đời. Chuyên môn đi đọc kinh cầu siêu cho người quá cố nhưng không phải là nhà sư Phật giáo. Không giữ giới.

Thật ra, đạo Phật là một học thuyết. Người đi trước vạch ra một lối đi cho chúng sinh. Ai thích thì đi theo, ai không thích thì đứng ngoài. Đó là con đường mình tự chọn. Tuy nhiên khi bước vào thì có những quy tắc nhất định (giới cấm). Rất nhiều nhà sư sau khi tu một thời gian thì hoàn tục. Không có gì xấu. Đó là sự lựa chọn của họ. Còn hơn là "buôn thần bán thánh" (các "dịch vụ" mờ ảo như các chùa ba vàng bốn bạc gì đó ở Việt Nam) chẳng hạn là sự sỉ nhục Phật Giáo và chính bản thân tu sĩ.

Nếu các nhà sư Phật Giáo ở Nhật cho rằng tu đạo và mở quán rượu phù hợp với sự giác ngộ tâm linh thì họ cứ làm. Nếu các quán rượu của họ hoằng pháp (truyền đạo) được Phật giáo đến xã hội âu cũng là một điều hay. Thông thường thì xác suất uống rượu xong say sưa trong trạng thái mê nhiều hơn tỉnh.




/* nguồn: https://thuvienhoasen.org/p23a37874/tai-...p-gia-dinh-

TẠI SAO CÁC NHÀ SƯ NHẬT BẢN
TUY XUẤT GIA NHƯNG VẪN LẬP GIA ĐÌNH?
HT. Thích Giác Quang


[Image: thich-giac-quang.jpg]
HT. Thích Giác Quang
Việc Nhà sư lập gia đình để truyền thừa Phật pháp tại một ngôi chùa, gọi là Nhà Sư tu hành theo học phái “Tân Tăng”, một bộ phận nhỏ và là việc bình thường của Phật giáo Nhật Bản.

Ở Việt Nam cũng có một hệ phái… trong đó quý chư Tôn Đức Tăng đều có lập gia đình và chỉ ăn chay kỳ, ăn chay lâu ngày nhất là vào 03 tháng An cư kiết hạ. Thời kỳ chiến tranh Việt Pháp, các Sư thường xuyên cùng với nhân dân đứng lên chống thực dân Pháp quen với nếp sống ngoài xã hội nhiều hơn, nên ít ăn chay mà chỉ có “ăn mặn”.

Vào năm 1950 Cụ Đoàn Trung Còn cũng có tiếp nhận phong trào “Tân Tăng” đem về Việt Nam, lập Hội Phật Giáo Tịnh Độ tông Việt Nam từ năm 1955, nhưng phong trào nầy chỉ hoạt động trong nội bộ bổn hội, hình tướng “Nhà Sư Tịnh Độ Tông” vẫn là một cư sĩ thuần túy. Đến năm 1963, Thầy Nhất Hạnh, cũng đem phong trào “Tân Tăng” áp dụng cho Phật giáo Việt Nam, nhưng không được chư tôn Hòa Thượng chấp nhận, chư Tôn Đức Tăng Ni phản đối kịch liệt.

[Image: chu-tang-nhat-ban-2.jpg]

Phong trào “Tân Tăng” Nhật Bản, gồm những Nhà Sư học giỏi, tài năng, Hiệp hội môn phong cho phép Nhà Sư tham gia công tác xã hội, trong chốn cung đình, cơ quan chính phủ từ Trung Ương đến địa phương hay làm việc trong các Cty, Xí nghiệp, nói chung làm việc ngoài xã hội như cư sĩ; đồng thời đời sống kinh tế của các vị chỉ nương vào đồng tiền lương của chính mình làm ra, không còn bị ảnh hưởng đến sự phát tâm cúng dường hộ trì của Phật tử nữa.

Theo giáo sư cư sỹ Nogawa Hiroyuki hiện đang giảng dạy ở Đại học Huyền Trang Đài Loan nhận định về nguyên nhân người tu ở Nhật Bản có gia thất như sau:

“Hiện nay nhiều tự viện ở Nhật Bản các Sư có gia thất là chuyện bình thường, không có gì là bất ngờ. Phật giáo Nhật Bản so với các quốc gia tiến bộ trên thế giới thì có phần tiến bộ hơn nhiều, do ảnh hưởng dân trí cao có sự quyết đoán chuẩn mực. Vả lại sinh hoạt Phật sự của chư Sư rất phong phú và đa dạng, có tính độc lập, chú trọng vào nội tại tu chứng nhiều hơn hình thức Tăng đoàn”

Sinh hoạt Phật giáo tại Koyashan từ năm từ năm 1993 đến 1994 của giáo phái Chân Ngôn tông, có sự truyền thừa theo phong kiến, cha truyền con nối, dù có nhiều người phê phán đến đâu, các vị vẫn bình chân như vại là hoằng truyền theo phong cách truyền giáo của mình.

Khi có ai hỏi đến tại sao tổ sư của các Ngài lại xả bỏ giới Tỳ kheo để sống cuộc sống với gia đình bình thường, lập gia đình và truyền tự như vậy, họ chỉ giữ im lặng không nói cụ thể. Điều ấy cũng nói lên về ý tưởng dễ dãi phóng khoáng của các Sư “Tân Tăng” Phật giáo Nhật Bản.

Theo tài liệu liên quan đến Thánh nhân Thân Loan (1173-1262) khai sơn Tịnh độ Chân tông về việc kết hôn lập gia đình, thì có rất nhiều bài viết ca ngợi hưởng ứng và được đa số người dân Nhật Bản thời bấy giờ tán đồng việc làm này, phong trào “Tân Tăng” đã lan rộng, hệ thống Tăng đoàn thuần túy không còn kiểm soát họ nữa, ông Sư thế tục đó, ở Việt Nam gọi “ông Thầy cúng”.

Việc ngài Thân Loan, giáo phái Tịnh độ chân tông đã thông qua việc kết hôn lập gia đình để thực tiễn hóa Phật giáo trong tầng lớp bình dân và họ cho rằng không có gì là không tốt? Song Phật giáo Nhật Bản từ cận đại về trước, ngoài Tịnh độ Chân tông có quan điểm đó ra, thì 12 tông còn lại, như Pháp Tướng, Hoa Nghiêm, Luật, Thiên Thai, Chân Ngôn, Tịnh Độ, Thời, Viên Thông Niệm Phật, Nhật Liên, Lâm Tế, Tào Động và Hoàng Bá tông… đều nghiêm cấm, cho dù lý do cao thượng nào đi nữa Tỳ kheo vẫn không được kết hôn.


[Image: tru-tri-chua-nhat-ban.jpg]
Các vị trụ trì những ngôi chùa Nhật Bản phần lớn đều là con trai của trụ trì thế hệ trước. Dù giàu có, nhưng phần lớn các sư ở Nhật Bản đều khiêm nhường. Ảnh minh họa.

Đến thời đại Giang Hộ (Edo 1603~1867), Phật giáo trở thành quốc giáo. Tất cả mọi người dân là tín đồ của một ngôi chùa, lúc này tất cả các Tự Viện trở thành nơi đăng ký hộ khẩu hộ tịch, ký thác hài cốt, bài vị, bảo quản gia phổ của tín đồ. Do các công việc đó, nơi tự viện cần có rất nhiều người chuyên môn quản lý lĩnh vực này.

Khi đó, các vị Sa di nhỏ tuổi xuất gia trong các ngôi chùa ở quê hương, học tập Kinh sách cơ bản, đa số rời xa chùa mình đi đến Kinh đô học tập, nơi các trường học do các tông phái lập nên, có rất nhiều Giáo sư giỏi và có nền kinh tế ổn định. Lúc này, Nhật Bản không có chiến tranh, văn hóa phát triển, một đất nước thái bình. Kết quả là tốt xấu cùng tồn tại, ở thành phố Osaka và đế đô Đông Kinh, nơi chốn phồn hoa đô thị, các Sa di mới học Phật nhỏ tuổi bất hạnh đều bị vướng phải sự hấp dẫn của chốn hồng trần sắc dục, tài sắc danh thực thụy, phạm phải giới điều nhà Phật.

Tuy nhiên thời gian này Phật giáo là quốc giáo, nên các Tỳ kheo phạm giới đều bị tự viện và pháp luật của quốc gia xử phạt. Từ nửa thế kỷ 19 trở về trước, những người phạm giới đều bị phạt lưu đày ra đảo Hachijo! Đây là hòn đảo ở phía nam của Kinh đô, không thể trồng lúa, chỉ trồng được khoai lang, cư dân sống rất cực khổ.

Bị lưu đày ra hải đão còn là hình thức tạo điều kiện cho họ xa hẳn chùa chiền và giới luật Phật, đồng thời do họ có học thức nên hay viết sách và soạn sách giáo khoa, đa số họ kết hôn với người vùng này sinh con đẻ cháu, họ làm việc cho các cơ quan nhà nước và dạy học ở các trường, cuộc sống của họ tương đối ổn định, và tất cả người dân đều đồng tình với họ.

Sau năm 1840, những tu sĩ được nhà chùa cho đi học phạm giới quá nhiều, chính phủ và Tăng đoàn không có cách nào quản thúc được nữa. Cuối cùng, sau khi học xong có người đã đi cùng với người mình kết hôn về thăm cố hương và mang theo con cái nữa. Thầy của họ khi ấy vô cùng khó chịu, song cuối cùng phải thu nhận những người đệ tử bất hiếu này.

Vì công việc quản lý hộ khẩu hộ tịch của tự viện không thể đình chỉ, nên họ phải vào làm công tác này để phục vụ quê hương. Kết quả, Nhật Bản có rất nhiều hình ảnh tự viện ở quê sau chùa phơi đồ trẻ em. Tuy vậy, nhưng họ vẫn là những người làm rất tốt công tác quản lý hộ khẩu hộ tịch, phần mộ và bài vị tổ tiên.

Theo Thời báo Hoàn Cầu: Phật giáo, tôn giáo lớn thứ hai ở Nhật Bản sau đạo Shinto (Thần Đạo), đã bị suy yếu trong những năm gần đây khi nhiều ngôi chùa không đủ nguồn tài chính để duy trì hoạt động. Ngày càng có nhiều dự án đổi mới được các chùa áp dụng nhằm thu hút sự quan tâm của mọi người và tăng nguồn thu nhập, trong đó có việc mở phòng nghe nhạc jazz, các thẩm mỹ viện trình diễn thời trang và các đêm nhạc hiphop.

Các Nhà sư hiện nay đang là đối tượng được các cô gái Nhật “săn lùng” để kết hôn trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Ở Nhật, có một số hệ phái Phật giáo cho phép Nhà sư kết hôn và họ hiện là những người giàu trong xã hội. Khi đến vãn cảnh một ngôi chùa Nhật, người ta có thể bắt gặp hình ảnh các cô gái trẻ và các nhà sư trao đổi danh thiếp với nhau, cùng mua tranh thư pháp hoặc xúm xít bên nhau chụp ảnh chung rất vui vẻ. Người ta có thể bắt gặp các nhà sư phóng xe máy từ chùa ra ngoài đi làm Phật sự.

Các nhà sư Nhật Bản đều là những người giàu có, vậy thu nhập của họ từ đâu? Trước hết, do bán đất nghĩa địa, đất làm mộ táng là một loại kinh doanh siêu lợi nhuận ở một quốc gia đất chật người đông như Nhật Bản. Một khoảnh đất để xây mộ có giá tới mấy triệu Yên. Hơn nữa, theo tập quán của người Nhật, mộ của người thân mai táng trong chùa, tuy đã trả tiền mua đất, song hàng năm đều phải trả tiền để các nhà sư chăm sóc phần mộ giúp.

Từ xa xưa, các Lãnh Chúa và chư hầu đều có tập quán hiến đất cho nhà chùa như một thứ lễ vật để cầu phúc hoặc sám hối. Những khu đất đó, qua bao đời, đến nay, vẫn thuộc sở hữu của nhà chùa và trở thành món di sản để các nhà sư sinh sống.

[Image: chu-tang-nhat-ban.jpg]
Vì công việc quản lý hộ khẩu hộ tịch của tự viện không thể đình chỉ, nên họ phải vào làm công tác này để phục vụ quê hương. Kết quả, Nhật Bản có rất nhiều hình ảnh tự viện ở quê sau chùa phơi đồ trẻ em. Tuy vậy, nhưng họ vẫn là những người làm rất tốt công tác quản lý hộ khẩu hộ tịch, phần mộ và bài vị tổ tiên. Ảnh minh họa.

Thứ hai, tín ngưỡng tôn giáo của người Nhật khá độc đáo. Khi sống thì rất nhiều người theo Thần đạo, hoặc theo Cơ Đốc giáo, thậm chí vô thần, nhưng sau khi chết thì nhất định trở thành tín đồ Phật giáo để được về Tây Phương cực lạc.

Muốn biến thành tín đồ đạo Phật, cần phải trải qua nghi thức đưa người chết vào chùa để nhà sư đặt cho một pháp danh. Thông thường, muốn có một pháp danh phải trả hàng trăm ngàn Yên; nếu không có pháp danh thì nhà chùa sẽ không bán đất làm mộ táng cho gia đình.

Thứ ba, các nhà sư đi làm Phật sự và đọc kinh cũng có một khoản thu không nhỏ. Khi có người chết, người ta thường mời nhà sư đến làm lễ và đọc kinh. Khi xong việc, họ được hậu tạ một khoản tiền không nhỏ.

Các vị trụ trì những ngôi chùa Nhật Bản phần lớn đều là con trai của trụ trì thế hệ trước. Dù giàu có, nhưng phần lớn các sư ở Nhật Bản đều khiêm nhường. Tuy nhiên, họ có thể tham dự vũ hội và ăn thịt ở bên ngoài nhà chùa và đặc biệt là có thể lấy vợ và sinh con.
Sự việc trên không còn là hiện tượng nữa, mà là xã hội Phật giáo, phong trào “Tân Tăng” nhà sư có gia đình, có con cái lan mạnh thật sự trở thành tập quán sống “tự túc kinh tế nhà chùa”, người Phật tử không còn phải dâng cúng dường cho họ nữa và có truyền thống tại Nhật Bản, cũng giống như cuộc sống của các Thầy cúng ở Việt Nam các bạn ạ! Đấy cũng là chuyện bình thường của Phật giáo Nhật Bản đã có từ thế kỷ 13 đến nay rồi các bạn ạ! Người Phật tử không nên nghĩ suy.

HT. Thích Giác Quang

/* nguồn: https://thuvienhoasen.org/p23a37874/tai-...p-gia-dinh-
[Image: K6bu1Jw.png]
[-] The following 2 users Like 005's post:
  • TanThu, TTTT
Reply
#6
Đọc để biết thôi. Nhưng biết rồi thì thấy tội nghiêp cho Đạo Phật quá! Bây giờ có mấy người đi tu không cần giữ giới theo truyền thống Đạo Phật như người Nhật khiến cho Đạo bị biến thể quá nhiều! Cảm thấy buồn nhiều hơn vui! Crying-face4
Cảm ơn anh 5 đã post bài này lên để 4T đọc và biết được nhiều chuyện trái với Đạo Phật mà 4T đã từng biết từ trước. :(
PS: Lạ một điều là những người "tu" đó nếu không thể tự tịnh thân tâm được thì cứ sống theo kiểu người bình thường, không cần phải lập "chùa" để vô đó lấy vợ sinh con làm chi đâu ...Cứ sống bình thường nhưng vẫn giữ Đạo trong tâm là được rồi đâu cần tự xưng mình là người tu làm gì! Why????Suytu
Bởi chúnɡ tɑ khônɡ thể thɑy đổi được thế ɡiới xunɡ quɑnh,
nên chúnɡ tɑ đành phải sửɑ đổi chính mình,
đối diện với tất cả bằnɡ lònɡ từ bi và tâm trí huệ.
                                                                                                            
[-] The following 1 user Likes TTTT's post:
  • 005
Reply
#7
Bản chất của cuộc đời theo PG là vô thường, thế thì có cái gì đi ra khỏi sự chi phối của nó, kể cả PG. Lấy tạm một thí dụ đơn giản dễ hiểu là tô phở. Trải qua thời gian, không gian, nó đâu thể giữ được dạng nguyên thủy nữa. Mình thích dạng nguyên thủy nhưng nhiều người lại khoái cái gu phở Nam có giá sống, húng quế, tương đỏ đen... Họ ăn thử phở chính tông, tức phở kiểu Bắc ở ngay Hà Nội thì lại chê là "nhạt hoét" (chữ của ông Nguyễn Hung Quốc). Rồi cộng thêm bản tánh con người, bá nhân bá tánh cũng như cỏ cây, có đủ muôn hình, màu sắc khác nhau, như hoa hồng bây giờ họ tạo ra đủ màu sắc. Bên Ki-tô giáo cũng thay đổi, đầu tiên các linh mục CG phải sống độc thân, tới khi có Chính Thống giáo, Anh giáo rồi Tin Lành thì họ có vợ con. Rau nào sâu nấy, nếu có việc các sư Nhật, Tây Tạng, các linh mục Chính Thống, mục sư có vợ, ăn mặn thì cũng một phần do xã hội các xứ ấy, dân chúng họ chấp nhận, hay nói cách khác là họ phóng khoáng, "chịu chơi" hơn. Tôi thì khg quan tâm chuyện họ độc thân hay có vợ, ăn mặn, uống rượu bằng tư cách, đạo đức của họ. Trong đời đã tiếp xúc với vài người tu sĩ bề ngoài giữ giới độc thân, ăn chay nhưng cách ăn nói, cư xử của họ làm tôi chán ngán vì phép tắc xã giao tối thiểu mà họ còn chưa thông, thì nói chi tới chuyện xa vời là Niết Bàn với Niết Ghế!
Bạch vân thiên tải không du du
[-] The following 1 user Likes TNNA's post:
  • Thuctinh
Reply
#8
(2023-05-31, 09:59 AM)TTTT Wrote: Đọc để biết thôi. Nhưng biết rồi thì thấy tội nghiêp cho Đạo Phật quá! Bây giờ có mấy người đi tu không cần giữ giới theo truyền thống Đạo Phật của người Nhật khiến cho Đạo bị biến thể quá nhiều! Cảm thấy buồn nhiều hơn vui! Crying-face4
Cảm ơn anh 5 đã post bài này lên để 4T đọc và biết được nhiều chuyện trái với Đạo Phật mà 4T đã từng biết từ trước. :(
PS: Lạ một điều là những người "tu" đó nếu không thể tự tịnh thân tâm được thì cứ sống theo kiểu người bình thường, không cần phải lập "chùa" để vô đó lấy vợ sinh con làm chi đâu ...Cứ sống bình thường nhưng vẫn giữ Đạo trong tâm là được rồi đâu cần tự xưng mình là người tu làm gì! Why????Suytu

4T mới vào tuổi hàng 4 thôi, sao khó tánh vậy?   Rollin
Tâm thiện là tâm tu.
[-] The following 1 user Likes Thuctinh's post:
  • TTTT
Reply
#9
(2023-05-31, 09:59 AM)TTTT Wrote: Cứ sống bình thường nhưng vẫn giữ Đạo trong tâm là được rồi đâu cần tự xưng mình là người tu làm gì! Why????Suytu

 Theo ông Thích Giác Quang, nhà chùa Nhật không có tiền cúng dường. Phải tự thân vận hành mà sống. Thay vì bán đậu hũ, nước tương, dạy chữ Hán, bán đồ chay, dạy cắm hoa, dịch vụ cầu siêu như các chùa Việt Nam thường làm thì họ mở bar bán rượu vậy thôi. Thật ra đạo đức là do con người đặt ra khi hiện diện trong xã hội. Để dễ dàng sinh sống với nhau. Nếu một ông sư lên non tu tập, ở đó mở quán bar thì bán cho ai, lúc đó cũng phải hái quả, nhặt rau để mà sống thôi, hoặc là săn bắt để sống cũng không ai biết mà trách cứ. Khi sống trong xã hội, trong tổ chức thì người ta cần đạo đức, cần luân lý. Chính xác hơn là một khuôn khổ để sống với nhau. Nếu không có các điều lệ thành văn hoặc bất thành văn, xã hội đó sẽ thác loạn và băng hoại.

Ở Nhật còn có cái đạo gì mỗi năm vác cái dương vật nhân tạo làm biểu tượng đi khắp xóm, gióng trống thổi kèn. Cũng chẳng có cấm cản gì. Khi người ta gọi đó là thiêng liêng và cả một tập thể chấp nhận nó, thì đó chính là đạo đức của nơi đó.

Hoặc xưa kia thanh niên Nhật chuyên môn mổ bụng để chứng tỏ bản thân. Trong phim Lion King, tác giả có để cho cha của Simba dạy con một câu nói hữu lý: không cần phải lao vào nguy hiểm để chứng minh mình gan dạ. Đối với thanh niên Nhật, mổ bụng là một việc làm bình thường chứng tỏ nam tính, gan dạ, cứng rắn. Nhưng đối với tất cả dân tộc khác thì đó chỉ là một hành động ngu xuẩn.

Ở Nhật theo bài viết của ông Thích Giác Quang, ngoài cách tu theo tịnh độ tông còn có 12 tông phái khác. Phật Thích Ca dạy lại trong kinh rằng có 84 ngàn pháp môn (pháp uẩn) để tu tập. Và có thể vừa tu vừa mở quán rượu vừa cưới vợ sinh con cũng là một pháp môn tu tập. Không phải pháp môn tu tập nào cũng đúng. Tùy thuộc vào trí huệ và căn cơ mỗi người.
[Image: K6bu1Jw.png]
[-] The following 1 user Likes 005's post:
  • TTTT
Reply