Tin tức chính trị, quân sự, kinh tế trên Thế giới
#1
Theo dõi tin tức về chiến sự giữa Nga và Ukraine thì rõ làng là cả 2 bên, 3 bên, 4 bên, vài chục bên đang .......... leo thang, không biết chừng nào tất cả cùng ....... té  Grinning-face-with-smiling-eyes4

và thế giới cũng té ngửa té xấp mặt vì chuyện leo thang này.
Sức mạnh của Ý: 
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ 
cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
Reply
#2
Theo Reuters, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức Annalena Baerbock hôm 22-1 đã phát biểu trên LCI TV của Pháp: "Hiện tại câu hỏi vẫn chưa được đặt ra, nhưng nếu chúng tôi được hỏi, chúng tôi sẽ không cản trở", khi được phóng viên hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu Ba Lan tiếp tục gửi xe tăng Leopard 2 tới Ukraine mà chưa có sự chấp thuận của Đức.
[Image: photo-2-1674450765301960139559.jpg]
Một mẫu xe tăng thuộc dòng Leopard 2 (Báo Đốm 2) của Đức - Ảnh: DW


Tuyên bố của bà dường như đi xa hơn so với tuyên bố trước đó của Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Hội nghị thượng đỉnh ở Paris cùng ngày, rằng tất cả quyết định về chuyển giao vũ khí sẽ được đưa ra với sự phối hợp của các đồng minh bao gồm Mỹ.
Đức phải chịu áp lực nặng nề về việc để Leopard 2 đến Ukraine. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết hôm cùng ngày rằng ông mong đợi một quyết định sớm về xe tăng này, mặc dù vẫn thận trọng.
Ông Pistorius nói với ARD TV của Đức rằng nước này sẽ không đưa ra quyết định vội vàng vì chính phủ còn nhiều yếu tố để xem xét, bao gồm các hậu quả đối với an ninh của người dân Đức.

Theo The Guardian, Leopard 2 - siêu chiến xa do Đức sản xuất lần đầu tiên vào năm 1979 và có nhiều phiên bản cải tiến - có thể có tầm bắn lên tới 500 km và tốc độ di chuyển 68 km/giờ, thuộc dòng xe tăng chiến đấu chủ lực. Nó được trang bị vũ khí chính là súng nòng trơn 120 mm và 2 súng máy hạng nhẹ.
Cũng hôm 22-1 Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã lặp lại lời kêu gọi về xe tăng đối với cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson, người hiện đang có chuyến thăm Kiev.
Sức mạnh của Ý: 
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ 
cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
Reply
#3
Moscow cảnh báo phương Tây về "thảm kịch toàn cầu"


Theo đài RT, hôm 22-1 nhà lập pháp cấp cao Vyacheslav Volodin, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) cảnh báo về "thảm kịch toàn cầu" có thể xảy ra với nhân loại nếu phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine.

[Image: photo-1-1674450762691201055505.jpg]
Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin - Ảnh: SPUTNIK


Thông điệp được ông đăng tải trên Telegram, viết rõ: "Xét đến ưu thế công nghệ của vũ khí Nga, các chính trị gia nước ngoài đưa ra quyết định như vậy cần hiểu rằng: đây có thể trở thành một thảm kịch toàn cầu, sẽ hủy diệt đất nước của họ".

Ông Volodin nhấn mạnh nếu vũ khí do Mỹ và các quốc gia thành viên NATO cung cấp được sử dụng để "tấn công các thành phố dân sự và cố gắng chiếm giữ các vùng lãnh thổ của chúng tôi", Moscow sẽ đáp trả bằng "vũ khí mạnh hơn".

..................

vũ khí với đầu đạn nguyên tử loại nhỏ (chiến thuật) ?
Sức mạnh của Ý: 
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ 
cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
Reply
#4
Tuần trước, tờ Politico đưa tin rằng Paris đang cân nhắc chuyển giao xe tăng Leclerc cho Ukraine, trong nỗ lực thành lập khuôn khổ chung để vượt qua sự phản đối của Đức.


Trước những thông tin cho rằng Berlin không sẵn sàng gửi xe tăng do nước này sản xuất tới Ukraine, trừ phi Mỹ có động thái tương tự, một nhà lập pháp Mỹ đã đề xuất cung cấp cho Ukraine một chiếc xe tăng Abrams duy nhất.
Với gợi ý này, Đức có thể không có lý do gì để trì hoãn việc gửi xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard của mình tới chiến trường Ukraine nữa.

Sau khi Anh xác nhận sẽ gửi 14 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 tới Ukraine vào đầu tháng này, Đức đang đối mặt với hàng loạt sức ép về việc cung cấp Leopard cho Kiev.
Ba Lan cũng tuyên bố sẽ chuyển giao Leopard 2 cho Ukraine, nhưng việc tái xuất số xe tăng này trong kho cần được Đức “bật đèn xanh”.

Hôm 22/1, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ám chỉ rằng Berlin “sẽ không cản đường” nếu Ba Lan thực hiện động thái này. Song bà Baerbock lưu ý rằng Warsaw vẫn chưa liên hệ với Berlin về vấn đề này.

.........................

bóng đang trong chân của các cầu thủ Tây nhưng cứ đá qua đá lại chứ không ai chịu "sút bóng"  Grinning-face-with-smiling-eyes4
Sức mạnh của Ý: 
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ 
cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
Reply
#5
Ai cũng thấy cũng biết là Nga đem quân sang xâm lăng nước Ukraine là sai, đại đa số các nước trên thế giới đều chống hay phản đối hành động này.

Chiến tranh bắt đầu vào cuối tháng 2 năm ngoái, nay cũng hơn 11 tháng rồi mà ngọn lửa từ các họng pháo vẫn phun ra từ hai phía, đã đưa đất nước và người dân Ukraine chịu cảnh tang thương.

Quân đội hai bên đều thiệt hại nặng, tính cả lính chết và bị thương thì mỗi bên có con số là trên 100 ngàn. Tài sản vật chất tại Ukraine thì tan tành đổ nát

Nga là Nga, là một cường quốc về quân sự và số lượng vũ khí hạt nhân nhiều hơn cả Mỹ. Làm cho Nga suy yếu thì được, chứ làm cho Nga thua thê thảm, mất mặt với đàn em thì thế giới diệt vong là không thể tránh khỏi (trái đất không có tan dù tất cả các bom nguyên tử của các bên đem ra sử dụng nhưng 99% con người sẽ không thể sống)

1% còn lại thì sao và đó là những ai?

vì thế cho nên Mỹ và Đức cứ dừa nhau về chuyện xe tăng hạng nặng chủ lực cung cấp cho Ukraine là vậy  Grinning-face-with-smiling-eyes4

nếu chưa sử dụng đến vũ khí hạt nhân thì Nga vẫn còn những vũ khí uy lực khác

Hỏi: tại sao Nga bị cấm vận khủng khiếp về đủ mọi mặt như vậy mà Nga vẫn sản xuất được những vũ khí uy lực và chính xác cao?
Sức mạnh của Ý: 
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ 
cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
Reply
#6
Trung Quốc không bao giờ muốn xảy ra chiến tranh nguyên tử vì TQ đứng ngoài cũng bị diệt vong, cho nên bằng mọi cách ngăn cản Nga, nếu vậy thì TQ phải giúp Nga đánh nhau kiểu chiến tranh quy ước với Ukraine do Mỹ hậu thuẫn, nhưng giúp bằng cách nào mới là chuyện đáng nói vì Mỹ không cho TQ giúp Nga.

Kẻ thù của Mỹ đã và đang giúp Nga vũ khí đạn dược (Bắc Triều Tiên, Iran) và giúp tài chánh gián tiếp qua việc mua dầu khí của Nga là TQ và một số nước trung lập như Ấn chẳng hạn.

Dân Nga không đói, lính Nga không thiếu, vũ khí Nga chưa cạn kiệt, vậy thì Ukraine chống đỡ được bao lâu?

Nhìn vào sự kiện đang xảy ra mà nói, không bênh hay chống bên nào, chỉ chống chiến tranh, mong cuộc chiến kết thúc càng sớm càng tốt.
Sức mạnh của Ý: 
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ 
cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
Reply
#7
[Image: photo1674521291480-16745212915451385051815.jpeg]
Sức mạnh của Ý: 
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ 
cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
Reply
#8
Đô la Mỹ là đồng tiền mạnh nhất thế giới và hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới dự trữ ngoại tệ chính là đồng tiền này, cho nên thế mạnh của Mỹ là hễ hết thì in ra sài thoải mái  Grinning-face-with-smiling-eyes4 (tuy cũng lệ thuộc vào một số điều kiện)

Thế mạnh của Mỹ là vũ khí, hết thì sản xuất tiếp tuy hơi chậm nhưng không sợ thiếu hụt, vì vậy cho nên Mỹ hỗ trợ cho Ukraine tối đa về tiền của và vũ khí, tuy cũng có làn ranh đỏ vạch ra với Nga vì cũng hơi sợ ông Putin nổi khùng thì chết dở  Lol

Thế yếu của Mỹ là nhân mạng, chết lính thì làm sao "sản xuất" lính đây  Grinning-face-with-smiling-eyes4 (nếu nước Mỹ bị tấn công thì câu chuyện lại khác)

.................

Nước Nga thì tài chánh càng ngày càng thê thảm, vũ khí thì cũng bị giới hạn vì những linh kiện quan trọng dùng để sản xuất khó mua được từ nước ngoài, nhưng thế mạnh của Nga là ..... lính, chết bao nhiêu cũng không sao vì Nga đang sống dưới chế độ độc tài, nhưng lại được đa số dân chúng ủng hộ mới là kỳ lạ, lệnh tổng động viên dễ dàng, Mỹ thì không thể vậy, còn Ukraine thì lệnh tổng động viên đã có từ đầu cuộc chiến.

Dân số của Nga là trên 100 triệu còn dân Ukraine chỉ có vài chục triệu người, cứ 1 năm chết hay bị thương trên 100 ngàn thì nếu kéo dài cuộc chiến, hậu quả là như thế nào đây?

Nhớ đến chiến tranh tại VN, trên dưới 3 triệu người, lính tính cả thường dân bị chết lẫn tàn phế của cả hai phía đó quý vị ơi.
Sức mạnh của Ý: 
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ 
cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
Reply
#9
Thụy Điển - quốc gia đang giữ vị trí Chủ tịch luân phiên của Hội đồng châu Âu, cho hay sau các cuộc thảo luận tại Brussels (Bỉ), 27 Bộ trưởng ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý về gói viện trợ trị giá 500 triệu euro (542 triệu USD) cho Ukraine.
“Chúng tôi kiên định ủng hộ lực lượng vũ trang Ukraine", thông báo từ Thụy Điển cho hay.

[Image: photo-1-16745223345131006503175.jpeg]
Mỹ và EU liên tục viện trợ quân sự cho Ukraine kể từ tháng 2 năm ngoái. (Ảnh: Reuters)



Nguồn kinh phí mua vũ khí sẽ được giải ngân từ "Quỹ hòa bình châu Âu" - quỹ được EU sử dụng để tài trợ cho quân đội nước ngoài. Ukraine đã nhận được 3,1 tỷ euro (3,36 tỷ USD) từ quỹ này, với khoản viện trợ được chia thành bảy gói liên tiếp kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine hồi tháng 2 năm ngoái.
Điều này cho thấy sự thay đổi về chính sách của EU. Trước khủng hoảng Nga - Ukraine, EU không mua vũ khí để sử dụng trong các cuộc chiến tranh ở nước ngoài, "Quỹ hòa bình châu Âu" chỉ được sử dụng để cung cấp thiết bị phi sát thương cho Georgia, Mali, Moldova, Mozambique và Ukraine, với tổng số tiền chưa đến 125 triệu USD.

Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine vào ngày 24/2/2022, Kiev đã nhận được hơn 37 tỷ USD viện trợ từ EU. Mới đây, EU cam kết hỗ trợ tài chính 19,5 tỷ USD cho Ukraine năm 2023.
Trước đó, hôm 13/1, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết khối này đã phê duyệt khoản viện trợ tài chính vĩ mô cho Ukraine đến năm 2023. Đây là khoản viện trợ lớn nhất mà EU từng cung cấp cho một quốc gia đối tác.


Đến nay, Mỹ là quốc gia viện trợ lớn nhất cho Ukraine khi đã phân bổ hơn 110 tỷ USD kinh phí quân sự và kinh tế cho Kiev.
Ukraine đã yêu cầu các nhà tài trợ quốc tế cung cấp nguồn hỗ trợ kinh tế vĩ mô cho nước này. Yêu cầu được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế của Ukraine bị phá hủy sau thời gian chiến sự. Ukraine ước tính nước này cần ít nhất 3,9 tỷ USD mỗi tháng từ nguồn vốn vay hoặc viện trợ để đảm bảo chức năng cơ bản của chính phủ.
Nga cảnh báo việc cung cấp vũ khí của phương Tây cho Kiev sẽ chỉ kéo dài xung đột, đồng thời khiến các quốc gia phương Tây trở thành những bên tham gia trên thực tế trong xung đột ở Ukraine.
Sức mạnh của Ý: 
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ 
cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
Reply
#10
Nga cảnh báo hậu quả nếu lãnh thổ bị đe dọa: "Một thảm họa toàn cầu" có thể treo lơ lửng trên đầu nhân loại nếu phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) Vyacheslav Volodin cho hay, đồng thời cảnh báo Moscow sẽ đáp trả bằng các vũ khí mạnh mẽ hơn nếu lãnh thổ bị đe dọa. Bình luận của ông Vyacheslav Volodin được đưa ra chỉ vài ngày sau khi một cuộc họp được tổ chức ở căn cứ không quân Ramstein của Mỹ tại Đức về việc phương Tây cam kết tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine.
Sức mạnh của Ý: 
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ 
cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
Reply
#11
Hạ nghị sĩ Mỹ nói chỉ cần chuyển một xe tăng Abrams cho Ukraine: Hạ nghị sĩ McCaul cho rằng để hối thúc Đức chấp thuận giao Leopard 2, Mỹ chỉ cần chuyển một xe tăng Abrams cho Ukraine.

"Nếu chúng ta tuyên bố cung cấp xe tăng Abrams, dù chỉ một chiếc, họ sẽ chuyển xe tăng Leopard. Khoảng 10 quốc gia sở hữu xe tăng Leopard, song họ cần được Đức chấp thuận", Hạ nghị sĩ Mỹ Michael McCaul đề cập đến vấn đề chuyển xe tăng chủ lực Leopard 2 cho Ukraine trong chương trình ngày 22/1 của ABC News.
Sức mạnh của Ý: 
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ 
cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
Reply
#12
Ngày 23-1, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết việc Đức có chấp thuận gửi xe tăng Leopard 2 cho Ukraine hay không chỉ là thứ yếu, vì Ba Lan có thể làm điều này ngay cả khi không "được" Berlin cho phép.
Tuần trước, Mỹ và các nước đồng minh đã không thể thuyết phục Berlin cung cấp xe tăng chiến đấu Leopard cho Ukraine. Kiev đã đề nghị phương Tây hỗ trợ xe tăng để tạo ra động lực mới trong cuộc chiến với Nga.

Theo Hãng tin Reuters, Ba Lan đang kêu gọi các nước có xe tăng Leopard do Đức sản xuất gửi chúng đến Ukraine ngay cả khi Đức không muốn tham gia cùng họ.
"Chúng tôi sẽ xin phép, nhưng đây chỉ là vấn đề thứ yếu. Ngay cả khi không nhận được sự chấp thuận này, chúng tôi cùng với những nước khác vẫn sẽ chuyển xe tăng của mình tới Ukraine", ông Morawiecki nói với các phóng viên.

......................

Hãy chờ xem những ngày tới từ lời nói dẫn tới hành động như thế nào.
Sức mạnh của Ý: 
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ 
cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
Reply
#13
Hỏi: ai không leo thang hay xuống thang, họ làm gì?

thì đây


Trong trật tự thế giới mới, sân khấu và dàn diễn viên không khác bản chất, nhưng nhân vật chính của vở kịch địa chính trị toàn cầu sắp đổi vai.


[Image: photo-2-1674550199028361028935.jpg]
Chuyến thăm Saudi Arabia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được kỳ vọng sẽ nâng quan hệ của Trung Quốc với thế giới Ả Rập lên một tầm cao mới.


Trung Quốc đã và đang cùng một số đồng minh tiến hành nhiều hoạt động chiến lược, kể cả trong lĩnh vực dầu mỏ nhằm tìm cách làm giảm vị thế của Mỹ để lập lại trật tự thế giới.

...................

vì thế cho nên chính sách của Mỹ hiện nay coi TQ là đối thủ chính, không còn là Nga nữa, nếu Nga "thực sự yếu" thì Mỹ tha cho Nga  Grinning-face-with-smiling-eyes4 ......... không biết lúc đó Ukraine ra sao, chắc Mỹ "nhường lại cho EU" gánh nợ
Sức mạnh của Ý: 
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ 
cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
Reply
#14
Khổ luyện để thành tài

Hai thập niên đầu của thế kỷ 21, chúng ta đã chứng kiến 2 lần Trung Quốc hé lộ tham vọng phá vỡ trật tự thế giới. Lần thứ nhất diễn ra sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, các ngân hàng Trung Quốc tung hàng nghìn tỷ Nhân dân tệ cho vay, tái thiết tận trung tâm tài chính, kinh tế của phương Tây.
Lần thứ hai từ năm 2017, thời điểm ông Tập Cận Bình triệu tập cuộc họp ở Bắc Kinh gồm đại diện 100 quốc gia, vùng lãnh thổ, chính thức công bố dự án cơ sở hạ tầng liên lục địa “Một vành đai, Một con đường” với khoản giải ngân ban đầu 124 tỷ USD.

[Image: photo-1-1674550195297439514269.jpg]
Trung Quốc "trỗi dậy" đang đặt ra nhiều thách thức đối với Tổng thống Mỹ Biden.


Hai bước tiến này khiến phương Tây choáng ngợp. Khi cơ chế phản ứng của Mỹ và Châu Âu gióng hồi chuông cảnh báo thì chân rết Trung Quốc đã cắm chặt ở Trung Á, Nam Á, Trung Đông, châu Phi, Nam Âu, Nam Thái Bình Dương. Điều đáng nói là không một ai biết chính xác hiện nay Trung Quốc có bao nhiêu đồng minh, đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện. Bởi vì, Trung Quốc thường nhắm đến các nước nghèo, kém phát triển với đa phần thỏa thuận bí mật, cùng một công thức “cho vay - bao thầu - đổi tài nguyên”. Dòng tiền của Trung Quốc chuyên chở cả nhân lực, thiết bị, công nghệ, văn hóa, tín ngưỡng …


Năm 2021, Trung Quốc tiếp tục thử thách chính mình bằng chính sách “zero COVID”, họ tỏ ra thân thiết với WHO và trúng thầu hàng loạt hợp đồng cung ứng vaccine, thiết bị y tế. “Cánh tay” vững chãi của Trung Quốc đã vươn ra từ châu Á, góp phần giải cứu thế giới, xử lý vấn đề toàn cầu mà trước đây người Mỹ vô đối.
Trung Quốc tận dụng rất tốt khủng hoảng địa chính trị Đông Âu để xen vào giữa quan hệ Mỹ - OPEC; Mỹ- Nga. Bắc Kinh lúc này đang chủ trì “bàn dài” giúp Nga - Iran - Trung Đông - Trung Á liên kết thành một khối. Nếu Mỹ không tìm cách đối trọng, vị thế của nước này sẽ có nguy cơ suy giảm trên “bàn cờ” thế giới.

....................

các nước nghèo không có tiền nhiều để mua hàng Mỹ nên hàng của TQ có mặt tại những nơi này và vì thế, ảnh hưởng của TQ là không thể xem thường
Sức mạnh của Ý: 
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ 
cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
Reply
#15
Nga - Iran xây hành lang thách thức mọi lệnh trừng phạt, định hình lại mạng lưới thương mại


Hãng tin Bloomberg cho biết Nga và Iran đang xây dựng một hành lang thương mại xuyên lục địa mới dài 3.000 km từ Đông Âu đến Ấn Độ Dương, nằm ngoài tầm ảnh hưởng của bất kỳ quốc gia nào. Ở cuối phía Bắc của tuyến đường thương mại này là Bán đảo Crimea nằm trên Biển Azov, được kết nối với cửa sông Don.

[Image: photo-2-16717575432971788732227.jpg]
Tàu thuyền di chuyển trên kênh Volga-Don Shipping Canal. Ảnh: Alamy


Hành lang “miễn nhiễm” cấm vận

Với định giá lên đến 25 tỷ USD, Nga và Iran đang đẩy mạnh xây dựng hành lang thương mại này nhằm tăng tốc vận chuyển hàng hóa dọc theo các tuyến sông và đường sắt kết nối với Biển Caspian.
Ở cuối phía Bắc của tuyến đường thương mại này là Bán đảo Crimea nằm trên Biển Azov, được kết nối với cửa sông Don. Các tuyến giao thông đường sông, đường biển và đường sắt từ nơi đây sẽ dẫn đến các cảng của Iran ở Biển Caspian. Hành lang này sẽ chạy qua lãnh thổ Iran và kết thúc ở Ấn Độ Dương.

Tại một diễn đàn kinh tế được tổ chức vào tháng 9, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh về nhu cầu cần thiết để phát triển cơ sở hạ tầng tàu biển, đường sắt và đường bộ dọc theo tuyến đường mới. Theo nhà lãnh đạo, điều đó sẽ mang đến cho các công ty Nga những cơ hội mới để thâm nhập thị trường Iran, Ấn Độ, Trung Đông và châu Phi, đồng thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn cung ứng ngược lại từ các quốc gia này.
Tuyến đường thương mại mới sẽ tạo cơ hội cho Nga và Iran tăng tốc vận chuyển hàng hóa bằng đường sông và đường sắt, cũng như giúp cắt giảm hàng nghìn km đi lại. Ngoài ra, giới chuyên gia cho rằng hành lang này sẽ nằm ngoài phạm vi can thiệp của phương Tây, trong khi tạo điều kiện các nước đối tác có thể thiết lập chuỗi cung ứng chống lại các biện pháp trừng phạt.


Dữ liệu theo dõi tàu biển do Bloomberg tổng hợp cho thấy hàng chục tàu của hai nước trên, có cả một số tàu đang chịu lệnh trừng phạt của phương Tây, thường xuyên di chuyển trên tuyến đường này.
Các nhà quan sát tin rằng đây là ví dụ cho thấy sự cạnh tranh giữa các cường quốc đang nhanh chóng định hình lại mạng lưới thương mại trong nền kinh tế thế giới - vốn chia tách thành các khối đối đầu - như thế nào. Moskva và Tehran, dưới sức ép to lớn từ các biện pháp trừng phạt, đang hướng về nhau và cùng hướng đến phía Đông. Mục tiêu hàng đầu của hai chính phủ là bảo vệ các liên kết thương mại khỏi sự can thiệp của phương Tây, đồng thời xây dựng những liên kết mới với các nền kinh tế khổng lồ và đang phát triển nhanh của châu Á.


[Image: photo-1-1671757540672741165040.jpg]
Cảng Solyanka tại thành phố Astrakhan của Nga. Ảnh: Maxar


Chuyên gia về Vùng Vịnh Nikolay Kozhano tại Đại học Qatar, người từng là nhà ngoại giao của Nga tại Tehran từ năm 2006 - 2009, cho biết: “Với việc mạng lưới giao thông của châu Âu bị đóng cửa, hai bên tập trung vào phát triển các hành lang thương mại thay thế để hỗ trợ Nga chuyển hướng sang phương Đông. Bạn có thể áp đặt biện pháp kiểm soát đối với các tuyến đường biển, nhưng các tuyến đường bộ lại rất khó theo dõi”.
Dự án này chắc chắn đối mặt với rất nhiều trở ngại nên cả Nga và Iran đều đang chi mạnh tay để khắc phục chúng. Điển hình, Nga đang lên kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD để cải thiện khả năng giao thông qua Azov, vào sông Don và qua kênh đào nối với sông Volga.

Theo dữ liệu của Bloomberg, mỗi ngày có hàng trăm con tàu đi qua tuyến đường nối biển Đen và biển Caspian, gây ra tình trạng ùn tắc giao thông xung quanh những điểm hẹp nhất. Kênh đào nhân tạo Don - Volga dài 101 km cũng thường bị ảnh hưởng bởi các tảng băng vào mùa đông.

Phía Điện Kremlin cũng đang hoàn tất bộ quy tắc cho phép các tàu từ Iran có quyền đi qua các tuyến đường thủy nội địa trên sông Volga và sông Don. Độ sâu của một số đoạn kênh đã hạn chế kích thước tàu vận chuyển xuống còn khoảng 3.000 tấn. Do vậy, việc hiện đại hóa kênh đào này có thể cho phép những con tàu có kích thước lớn gấp đôi đi qua dễ dàng.

Tập đoàn tàu biển IRISL có trụ sở tại Tehran đã đầu tư 10 triệu USD vào bến cảng Solyanka nằm dọc sông Volga. Mục tiêu của họ là nhằm tăng gấp đôi công suất hàng hóa tại bến cảng này lên 85.000 tấn mỗi tháng.
Năm 2022, Nga và Iran đã phát triển mối quan hệ đối tác kinh tế chặt chẽ. Kim ngạch thương mại giữa hai nước năm 2021 đạt hơn 4 tỷ USD. Nhưng từ tháng 1 đến tháng 10/2022, khối lượng thương mại vượt quá con số kỷ lục của cả năm 2021. Hai nước này chủ yếu giao dịch các sản phẩm nông nghiệp, nhưng gần đây các bên đã ký kết thỏa thuận cung cấp sản phẩm máy móc cũng như phụ tùng và thiết bị chế tạo máy bay dân dụng.

Phản ứng của phương Tây


Các nước phương Tây đã bày tỏ lo ngại về tuyến hàng lang mới của Moskva và Tehran.

[size=undefined]
Bloomberg dẫn lời điều phối viên chính sách trừng phạt của Mỹ James O'Brien cho biết: “Chúng tôi đang theo dõi sát sao vấn đề này và nói chung là mối liên hệ giữa Iran và Nga. Chúng tôi lo ngại về bất kỳ nỗ lực nào giúp Nga trốn tránh các lệnh trừng phạt".
Ngoài ra, kế hoạch xây tuyến hàng lang mới của Nga – Iran cũng khiến Mỹ và các đồng minh phải nâng cao cảnh giác, trong bối cảnh họ muốn ngăn chặn kịch bản Iran gửi máy bay không người và khí tài cho Nga để duy trì chiến dịch quân sự ở Ukraine.[/size]


Đặc phái viên Iran Robert Malley của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhận định bất kỳ hành lang thương mại mới nào cũng cần được xem xét kỹ lưỡng, nhằm đảm bảo ngăn chặn các nước vận chuyển vũ khí trái phép.
Hồi tháng 8, tờ Washington Post đã công bố một báo cáo cáo buộc rằng Iran đã gửi máy bay không người lái đến Nga. Chính quyền Mỹ sau đó cũng đưa ra những cáo buộc tương tự.
Sức mạnh của Ý: 
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ 
cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
Reply