VỀ THĂM HÀ NỘI (Ẩm Túy)
#1
Hà Nội là nơi tôi đã cất tiếng khóc chào đời. Tuy chỉ kịp oe oe vài tháng rồi đã vội vã theo tay Bố Mẹ lìa bỏ Hà Nội đi vào Nam, nhưng Hà Nội đối với tôi luôn là một quê hương yêu dấu, với bao niềm tự hào. Thuở bé đi học, đọc các tác phẩm của Khái Hưng, Nhất Linh, tôi càng thêm ngưỡng mộ Hà Nội với 36 phố phường. Tôi thường ghi trong các tờ khai lý lịch: "Nơi sanh Hà Nội" với một niềm hãnh diện thầm kín. Mẹ tôi thỉnh thoảng trầm ngâm nhắc về Hà Nội với những bước thăng trầm của Bố, cũng nói nhớ Ông Bà ngọai và các Cậu Mợ, từ ngày chia tay, không thể một lời thăm hỏi, rồi Mẹ khóc lặng lẽ. Vì Bố mất sớm nên tôi đã chịu ảnh hưởng của Mẹ nhiều, tự nhiên thương nhớ Ông Bà ngọai cùng các Cậu Mợ xa xôi chưa hề biết mặt. Và Hà Nội càng trở nên thiêng liêng hơn trong lòng tôi.

Bỗng một hôm, khi tôi vừa trưởng thành, niềm thiêng liêng đó đột ngột biến mất, nhường chỗ cho sự lo sợ vu vơ. Mẹ tôi khi đó biết được tin tức gia đình với nhiều mất mát, lại khóc lặng lẽ.

Thời gian trôi qua, sự lo sợ không còn. Các anh em tôi đã lần lượt ra thăm Hà Nội. Mẹ tôi cũng đã chống gậy trở lại Hà Nội một lần duy nhất rồi yên lòng nhắm mắt xuôi tay. Riêng tôi, như hờn giận một điều gì đó, đã chẳng bao giờ thật sự nghĩ đến chuyện về thăm nơi chôn nhau cắt rốn của mlnh, tuy bên ngoài cứ hứa hẹn, rồi hứa hẹn...

Cho đến một hôm, TRT, một người bạn học cũ của chồng tôi ở nước ngoài về chơi, rủ vợ chồng tôi cùng đi Hà Nội. Sau vài ngày đắn đo suy nghĩ, cuối cùng tôi đồng ý. Nhưng tôi chuẩn bị ra Hà Nội không phải đi với tâm trạng của một đứa con lâu ngày về thăm quê cũ, mà là với tâm trạng của một vị khách cưỡi ngựa xem hoa. Chuyến đi chơi Hà Nội sẽ kéo dài 6 ngày và 5 đêm.

Ngày thứ nhất: 20-2-2000 

Đúng 6 giờ sáng, một chiếc xe bus đến tận nhà đón N và tôi. Trên xe đã có mặt RT cùng 9 người khách nữa. Xe chạy vòng vòng đón thêm vài người nữa rồi tiến thẳng vào phi trường Tân Sơn Nhất. Chuyến bay SG-HN dự định khởi hành lúc 7g45 sáng, nhưng do thời tiết ngoài Hà Nội xấu, có sương mù nên giờ bay bị hoãn lại. Tôi ngồi chờ, nửa mừng nửa lo. Lo nếu thời tiết ngoài HN xấu hoài, chuyến đi chơi bị hủy bỏ thì thật uổng công tôi mấy hôm nay sắp xếp công việc buôn bán và công việc nhà. Còn mừng vì không đi thì khỏi sợ chết do rơi máy bay, nhất là trong lúc thời tiết xấu như thế này. Tôi nghĩ, nếu đi xe đò hay xe lửa, khi tai nạn xảy ra, mình có thể nhảy ra ngoài được; còn đi máy bay nếu bị trục trặc thì mình chỉ có chết.

Phải thú thật là tôi chưa hề biết cảm giác đi máy bay là như thế nào, dù đã một lần theo Bố Mẹ di cư vào Nam bằng máy bay. Chỉ vì lúc đó tôi còn quá bé, mới ra đời đuọc vài tháng thôi. Cho nên trước khi đi chơi chuyến này, tôi đã trối trăn cho hai đứa con, đó là máy bay có bị tai nạn thì chúng biết phải làm gì. Khi trở về SG, đợi phi cơ đáp xuống phi trường TSN xong, tôi mới dám nói điều này với RT. Anh mở to mắt, nhìn tôi ngạc nhiên rồi cười. Chắc anh không ngờ tôi lại quê mùa đến thế. Đến llg30 trưa, máy bay được lệnh cất cánh. Tôi bước vào máy bay mà lòng hồi hộp quá. Lạy trời cho chuyến bay được bình an. Tôi còn nhớ Mẹ kể khi di cư vào Nam, do máy bay nhồi xóc quá, Mẹ đã nôn mật xanh mật vàng, mệt lả ôm Bố chờ chết. Tôi sợ mình cũng bị giống như Mẹ, nên lấy sẵn 1 cái bao để dành nôn. Rốt cuộc, suốt chuyến bay, tôi chỉ bị ù tai và chóng mặt chút xíu thôi. Nhờ RT ngồi kế bên, giải thích nhiều điều liên quan đến máy bay thật lý thú nên tôi quên dần sự lo âu. 

Sau 2 giờ bay, máy bay đã đáp xuống phi trường Nội Bài, cách Hà Nội 30km. Lúc này buổi trưa mà ngoài trời không một chút nắng. Không khí lành lạnh thật dễ chịu với nhiệt độ 16 độ C. Một chiếc xe bus đưa đoàn người vào Hà Nội. Xe chạy dọc, chạy ngang qua sông Hồng. Sông Hồng dài lắm. Mùa mưa, mực nước sông Hồng cao hơn thành phố Hà Nội là 3 mét. Vì vậy, dọc theo bờ sông Hồng người ta phải đắp đê ngăn nước. Đê ngày xưa được đắp bằng đất, nay được đúc bê tông. Tôi nhớ lời bài giảng văn "Vỡ đê" ngày xưa đã học. Nhà nông ngoài Bắc khi ấy thật là khổ. Bây giờ cũng vậy, bao nhiêu phù sa do nước sông Hồng mang đến, đã bị các bờ đê chận lại, nên không bồi đắp được cho đồng ruộng. Vì thế đồng ruộng ngoài Bắc không được màu mỡ như ở trong Nam. Cũng chính vì chứa nhiều phù sa, nước sông có màu đỏ nên sông được mang tên: Hồng. Xe đi qua nhiều vùng gọi là làng như làng Hoa, làng Quất, làng thịt chó. Trong đoàn có 6 ngưòi Việt đang định cư tại nước ngoài, kể cả RT, nghe nói ăn thịt chó thì sợ hết hồn. Vào đến trung tâm, tôi thấy đường phố Hà Nội hẹp với những ngôi nhà nhỏ, thấp, san sát bên nhau. Hai bên đường là hai hàng cây cao, đa số là cây bàng, giờ đang trơ trụi lá. Xe dừng lại trước một khách sạn nằm trên con đường nằm cạnh bờ sông Hồng. Bước xuống xe, dù cố tỏ ra vô tình nhưng tôi vẫn xúc dộng mạnh, khi biết rằng mình vừa đặt chân lên mảnh đất mà mình đã được sinh ra từ 46 năm về trước. Sau khi nhận phòng, tắm rửa, cả đoàn lên xe bus đi thăm các di tích xưa và cảnh đẹp tại Hà Nội: Văn Miếu, Quốc tử Giám và Hồ Gươm. Văn Miếu là nơi thờ Dức Khổng Tử. Bên trong Văn Miếu có nhiều tấm bảng bằng đá, khắc tên các vị Tiến Sĩ ngày xưa cùng với tên làng của họ, cùng với năm Âm Lịch mà họ thi đỗ. Có cả những tấm bia lớn, đặt trên lưng những con rùa to. Trên mặt bia cũng khắc tên các Tiến Sĩ. Đó chính là Mộ Bia Tiến Sĩ. RT bỗng cười bảo anh cũng là Tiến Sĩ, rồi đứng cạnh một bia bắt chúng tôi chụp hình cho để làm kỷ niệm. Anh còn bắt N và tôi dò tìm tên của anh trên các mộ bia đó nữa. Không thấy tên anh nhưng thấy vài Tiến Sĩ họ T, anh bảo đây là các ông Cố của anh. Chúng tôi cười đùa hồn nhiên như những đứa trẻ con. Vào sâu bên trong Văn Miếu, chúng tôi lại dược dịp cười vui thích thú khi thấy những cái bút, nghiên, sách vở, lều chỏng ngộ nghĩnh của các sĩ tử ngày xưa. Quốc tử Giám là nơi kẻ sĩ ngày xưa đến để học và để thi. Quốc Tử Giám đã bị hư hỏng từ thời Pháp thuộc, nay mới bắt đầu được sửa chữa. Hiện tại, khách du lịch chưa dược phép vào thăm. Hồ Gươm, tức hồ Hoàn Kiếm, tọa lạc ngay trung tâm thủ đô Hà Nội, là nơi ngày xưa Vua Lê trả lại cây kiếm báu cho Thần Kim Quy, sau khi dẹp xong giặc Tàu. Giữa hồ, một bên là Tháp Rùa; một bên là Cầu Thê Húc và Đền Ngọc Sơn. Tháp Rùa thờ Thần Kim Quy. Đền Ngọc Sơn thờ các vị Thánh, bên ngoài có ngọn tháp hình cái bút thật to, gọi là Tháp Bút. Một hồ rộng lớn, chung quanh bờ hồ có những cây liễu rủ rất thơ mộng. Bây giờ là buổi chiều, sương mù bắt đầu bao phủ, nhạt nhòa cảnh vật, máy ảnh lại yếu nên tôi không chụp cảnh hồ Gươm được. Xe đã chạy qua nhiều con đường trong thành phố Hà Nội. Trong quá khứ, Hà Nội nổi tiếng với 36 phố phường và 5 Cửa ô. Ngày nay, tôi chỉ thấy 1 cửa ô củ kỹ; còn 4 cửa ô kia đã bị mai một do chiến tranh. 36 phố phường chỉ là những con đường rất ngắn, vẫn còn mang tên cũ: Hàng Bột, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Chiếu... nhưng ngày nay tại đó, người ta đã buôn bán những thứ khác, không đúng như tên của nó nữa. 

Hà Nội nhỏ nhiều so với SG. Có lẽ vì thế nên không những đường phố HN chật hẹp mà nhà nào cũng nhỏ, bề ngang thường dưới 3 mét. Người HN hầu hết sử dụng xe 2 bánh gắn máy kiểu mới, đẹp, dễ di chuyển. Vì trời lạnh nên ai cũng mặc áo ấm đủ kiểu, đủ màu,  trông lịch sự và đẹp mắt. Trở về khách sạn dùng cơm tối. Thức ăn ở đây nấu hơi khác so với SG. Các cô hầu bàn ít cười, chậm chạp thuờng không thực hiện đúng yêu cầu của khách vì bất đồng từ ngữ. Trong đoàn có vài người Bác nhưng là Bắc Kỳ di cư như tôi, nên cũng không dùng đúng những từ ở đây thuờng dùng. Cả đoàn phải nhanh chóng học rồi vừa áp dụng những từ mới, vừa tự khen nhau thích thú. Theo đúng chương trình, tối nay cả đoàn sẽ dược chở đi xem Hà Nội về đêm. Nhưng tôi, vì đã có hẹn với gia đình Cậu Mợ, nên bây giờ phải rời đoàn, cùng N và RT đến thăm Cậu Mợ ngay tại thành phố này. Cậu là em út của Mẹ tôi. Ngày xưa ông Bà Ngọai cùng Dì và các Cậu khác thì ở nhà quê; riêng Mẹ và Cậu út thì lúc lập gia dlnh, cùng lưu lạc đến ở HN. Vì thế hai chị em thân và thưong nhau lắm. Khi đột ngột theo Bố di cư vào Nam, Mẹ đã cùng Cậu Mợ khóc hết nước mắt. Ngay đường xá Bắc - Nam thông suốt, Mẹ tôi vui mừng nhìn trẻ lại ở những lần người em trai nghèo khổ lặn lội vào SG thăm chị và các cháu. Thời gian trôi qua, Mẹ già yếu bịnh hoạn, tâm hồn luôn hướng về HN. Rồi, một lần duy nhất chống gậy theo một người em họ về thăm HN sau 38 năm xa cách, lúc trở về Mẹ đã nằm  liệt giường. Cậu vội vã vào SG chăm sóc Mẹ suốt cả tháng dài. Khi Cậu vừa trở ra Bắc là Mẹ cũng ra đi. Lúc Mẹ sắp mất, tôi có hứa với Mẹ là sau này sẽ nhớ đến Cậu, ra thăm Cậu và chăm sóc lúc Cậu đau yếu. Mẹ yên lòng nhắm mắt. 8 năm trôi qua, Cậu đã già yếu mà tôi chưa một lần ra thăm Cậu. Cứ mỗi năm, tôi lại viết thư hứa: Tết này cháu sẽ ra thăm Cậu. Rồi dể Cậu lại chờ và tôi lại hứa. Thật lòng tôi chưa muốn ra HN vì tôi còn đang hờn giận nó mà. Lần này tôi ra thật sự chắc Cậu sẽ mừng lắm.

Cả 3 chúng tôi đi bộ dọc theo con đường dẫn đến nhà Cậu. Lúc này mới hơn 7 giờ tối mà nhiều nhà đã đóng cửa, tắt đèn. HN khong ồn ào như SG. Còn đang dáo dác tìm số nhà thì nghe tiếng gọi khẻ của đứa em họ đang chờ sẵn ngoài dầu ngõ. Đứa em này đã vào SG nên biết mặt N và tôi. Nó dãn chúng tôi vào trong ngõ. Căn nhà của Cậu nằm khuất sau lưng nhà ngưòi ta.
Vừa bước chân dến cửa, Mợ ra đón tôi với sự mừng rỡ thật lòng, mặc dù trước kia Mợ chỉ biết tôi là một em bé vài ba tháng. Rồi dến Cậu và các em. Cậu đã già nhiều hơn trước, bước ra nhìn tôi cười như thỏa mãn dược điều mong chờ đứa cháu gái từ 8 năm nay. Các em trai gái dâu rể và các cháu bé đứng đầy căn nhà nhỏ, tươi cười đón chào. Tôi rất thích em gái nhưng không có, giờ đây bỗng có 3 cô em gái xinh dẹp vây quanh, líu lo như chim hót. Lại thêm mấy đứa em trai mặt mũi hiền lành, đứng nhìn bà chị cao lớn với ánh mắt thương yêu. Cả nhà thật sự, mừng rỡ khiến tôi có cảm tưởng như không phải mình ở SG ra HN mà là ở bên Mỹ về thăm VN vậy. Tôi đã chìm ngập trong hạnh phúc bất ngờ. 

Sau màn nhận diện, Cậu Mợ và các em mời chúng tôi ăn cơm. Tôi ân hận quá. Qua điện thọai từ hôm trước, biết dược chúng tôi ra ngoài này chơi, Mợ đã mời hôm nay đến ăn cơm nhưng vì ngại nên chúng tôi đã dùng cơm ở khách sạn. Nào ngờ bây giờ đã quá trễ rồi mà cả nhà vẫn chờ cơm. Thật tội lỗi biết bao! Trong những phim về HN, tôi thấy mọi người trong nhà khi ăn cơm thường ngồi dưới đất chứ không ngồi ở bàn ăn. Nhà Cậu cũng vậy, mâm cơm được dọn ra trên mặt đất, ngay phòng khách. N và tôi ngồi dưới đất quen rồi không sao, chỉ ngại cho RT, chắc chưa bao giờ ngồi ăn kiểu như vậy. Nhưng anh vẫn ngồi, tươi cười vui vẻ  như không. Nói rằng ăn cơm nhưng mà nào có ai ăn được. 3 chúng tôi thì đã no rồi không tính làm gì; còn Cậu Mợ và các em cứ tranh nhau gắp thức ăn cho tôi và hỏi thăm luôn miệng, không thấy ai ăn gì. Cậu ít nói, cứ ngồi nhấm nháp ly rượu mà nhìn cháu cười hiền hòa mãi không thôi. Mợ thì kể lại cho chúng tôi nghe những chuyện xưa của Bố Mẹ tôi, cùng những kỷ niệm giữa Bố Mẹ và Cậu Mợ Có những chuyện tôi đã nghe Mẹ tôi kể rồi, có những chuyện thì chưa. Vì vậy tôi lắng nghe Mợ một cách thích thú. Mợ còn nhắc đến chiếc tả lót của tôi mà Mẹ đã để quên nhà Mợ, Mợ vẫn còn giữ mãi. Ôi! Tôi cảm động biết bao nhiêu! Nếu biết thế thì tôi đã ra thăm Cậu  Mợ từ lâu rồi. Chưa hết đâu, mấy đứa em còn mang ra khoe tôi quyển album trong đó có những tấm ảnh đen trắng cũ mèm của gia dình tôi ở SG. Có cả ảnh của tôi khi còn là nữ sinh Trung Học. Tôi ngạc nhiên hỏi thì Mợ bảo những tấm ảnh này ngày xưa khi lần đầu tiên Cậu vào thăm Mẹ; Mẹ đã đưa Cậu để mong sau này anh chị em chúng tôi ở 2 miền Nam Bắc biết mặt mà nhìn ra nhau. Mấy đứa em thì bảo nãy giờ chờ chị đến mà cứ tưởng tượng sẽ sẽ được gặp người như trong ảnh. Tôi cười, nói bây giờ chị đã già quá rồi, làm sao giống như trong tấm ảnh cách nay gần 30 năm? Tôi có hỏi thăm Mợ về ngôi nhà cũ của Bố Mẹ tôi, ở phố Bà Triệu và ngỏ ý muốn đến nhìn nó. Mợ bảo người ta đã đập phá nguyên một khu ấy và xây cất lại thành một công sở đã lâu, không còn vết tích gì nữa. 

Nói chuyện chưa được bao nhiêu mà thời gian đã trôi qua nhanh quá. Chúng tôi xin phép trở về khách sạn vì sợ khách sạn đóng cửa. Mợ và các em cứ mãi giữ tôi ở lại đây đêm nay để chị em tâm sự tiếp nhưng tôi từ chối vì biết N sẽ không bằng lòng. Vả lại, tôi còn mấy tối ở Hà Nội nữa mà. Các em lấy xe gắn máy cho N, RT và tôi đi về. Lúc này khoảng hơn 10 giờ tối mà ngoài đường phố vắng hoe, hầu như chỉ có 3 chiếc xe của chúng tôi chạy trên đường. Ở SG thì khác, giờ này mới là giờ bắt đầu ăn chơi. 

Đêm HN mùa này lạnh quá. SG chưa bao giờ lạnh như vậy. Nghe nói là 13 dộ C. Hèn gì mấy đứa em mặc áo ấm kín cổ, mang bao tay, dội nón dày. Lúc nãy chúng ngỏ ý đưa tôi mượn áo len nhưng tôi không chịu. Tôi thích hưởng cái lạnh mà SG hiếm
có. Bây giờ xe chạy rồi mới thấy lạnh quá. Ngồi sau đứa em gái nhỏ, tôi thấy tê cứng cả người. Hình như không phải chỉ lạnh do những cơn gió mà còn lạnh vì mưa nữa. Tóc tôi đã bị ướt hết cả rồi. Về đến khách sạn, tôi thay ấm hẳn lai... Ấm bên ngoài có lẽ vì đã tránh được những cơn gió lạnh những lần mưa ướt; và ấm bên trong lòng vì nghĩ đến những tình cảm mà Cậu Mợ và các em vừa trao cho.

Ngày thứ hai: 21-2-2000

Buổi sáng thức dậy sớm, đứng ở hành Jang trên lầu trong khách sạn, nhìn qua cửa sổ bằng kính xuống đường, tôi thấy bên dưói dã có nhiều người chạy xe gắn máy qua lai. Đặc biệt là mọi ngưòi mặc áo mưa và đội nón. Nhìn xuống mặt đường thấy ướt. Tôi mở cửa sổ ra, gió lùa vào lạnh buốt. Nhìn kỹ ngoài trời thấy những hột mưa nhỏ li ti như bụi dang bay bay. Một ý tưởng chợt thoáng qua trong đầu. Phải chăng đây là mưa phùn và gió bấc? Vậy là tối hôm qua, tóc tôi đã bj ướt do mưa phùn, mà tôi không biết? Hỏi thăm một nhân viên của khách sạn, anh ta xác định điều tôi nghĩ là đúng. Ôi thích quá! Sau bao nhiêu năm học bài, đọc sách, thấy tả về mưa phùn và gió bấc, mãi đến hôm nay tôi mới biết chúng là như thế nào.

Tôi rủ N và RT xuống đường đi dạo. Cả 3 mặc áo phong phanh để tận hưởng khí hậu ngày Xuân ở Hà Nội. Mưa thật êm, hoàn toàn không gây ra một tiếng động. Những hột mưa bay bay, ẻo lã vương vào tóc, vào áo. Gió bấc thật nhẹ nhưng cũng đủ làm hai bàn tay tôi ửng đỏ và hai hàm răng tê cứng. Bước dọc theo các con đường, tôi chợt nhớ rằng khoảng 50 năm về trước, Bố tôi đã từng in dấu chân lên khắp những con đường trong thành phố HN này với túi đàn mang trên vai. Tôi bật lên hát một đọan bài "Túi Đàn" của Bố, nhịp điệu vui tươi, hào hứng: 

Túi đàn ! Chân bước đi lên đường,
Kìa nơi xa xôi, đời cho bao mến thương.
Nhịp theo tiếng đàn 
Tiếng hát vang vang lừng,
Ta mang yêu thương gieo về bốn phương.

Bố tôi là người mang tâm hồn văn nghệ, luôn vui vẻ và yêu đời, cho dù cuộc sống của Ông đầy đủ hay thiếu thốn. Các anh chị em tôi, may mắn thay, đã kịp thừa hưởng một chút dức tính này của Bố. Năm tôi học lớp 7 chưa đầy 13 tuổi, chưa kịp dậy thì, Bố đã mất đi, để lại một khoảng trống thật lớn trong suôt cuộc đời của tôi ..... 

Sáng nay, đoàn được đi thăm chùa Một Cột ngay trong thành phố. Chùa nhỏ xíu, chỉ là một phòng nhỏ bằng gỗ, được dựng trên một cột tròn cũng bằng gỗ. Tuy nhỏ nhưng chùa cũng có mái ngói cong như các đình chùa khác. Chùa nằm giữa một ao sen. Tôi quên mất lời hướng dẫn viên kể về chùa Một Cột, chỉ nhớ đại khái là: Khi xưa, một vị Vua nào đó mãi không có con, phải cầu xin Phật Trời. Một hôm, nhà Vua nằm mộng thấy hiện ra một vị Phật Bà đứng trên tòa sen, ban phước lành cho Vua. Ngày hôm sau, nhà Vua được Hoàng Hậu báo tin đã thụ thai. Cả triều đình mừng rỡ khôn xiết. Ít lâu sau, Hoàng Hậu hạ sinh một Hoàng Tử. Để tạ ơn, nhà Vua cho người xây một ngôi chùa hình đa giác đều, ngự trên một cái cột tròn, để ghi lại hình ảnh tòa sen mà vị Phật Bà đã đứng trong giấc mơ của Ngài. Qua nhiều năm, chùa đã cũ, gỗ đã mục. Người ta nhiều lần tu bổ lại chùa nhưng vẫn giữ những nét chính của hình ảnh tòa sen. Buổi chiều, xe đưa đi đến hồ Tây. Hà Nội có khoảng 30 cái hồ, trong đó hồ Tây là Iớn nhất, rộng khoảng 500 hecta. Trên hồ có một phủ gọi là phủ Tây Hồ (Phủ = đền). Trong phủ, có bàn thờ nhiều vị thánh nên người dân ở đây đến cúng lễ rất đông. Cạnh hồ Tây có đền Quan Thánh và chùa Trấn Quốc. Đi vòng sang bên kia hồ Tây là hồ Trúc Bạch. Xe đang chạy trên con đường nằm giữa hai hồ này. Con đường thật đẹp với hai hàng cây cao, mọc dài theo hai bên lề. Gió từ hai hồ đua nhau thổi vào hai hàng cây. Ở Saigon có một con đường nổi tiếng trong giới học sinh sinh viên ngày xưa, đó là "Con đường Duy Tân cây dài bóng mát", nhưng phải công nhận con đường nằm giữa hai hồ Tây và Trúc Bạch này ở Hà Nội, đẹp và thơ mộng hơn rất nhiều. Tôi nhớ một cái tên dễ thương lắm, mà ngày xưa trong những bài báo Xuân ở trường, các bậc đàn chị tôi hay nhắc đến. Không biết có phải là của con đường này không? Hỏi thăm thì người hướng dẫn cho biết đây là con đường đẹp nhất trong các con đường ở HN. Vì chiều chiều, các đôi thanh niên nam nữ thường hẹn hò gặp nhau ở đây nên đường được mang tên là Thanh Niên. Tôi thất vọng vì tên con đường không phải như mình nghĩ. Và rồi tôi thắc mắc không biết con đường kia nằm ở đâu? Có nó hay không? Không để tôi  phải thắc mắc lâu, người hướng dẩn đã nói tiếp rằng tên cũ của nó là Cổ Ngư Tôi bật tiếng reo thích thú: "Có thế chứ!" Thật tuyệt vời! Thảo nào mà nó thơ mộng đến như vậy! Tôi muôn chụp hình con đường Cổ Ngư này để làm kỷ niệm nhưng chiều nay trời cũng đầy sương mù, tôi không thể làm gì hơn là cố in nó vào trong trí nhớ già nua của mình. 

Cả đoàn còn được thăm Bảo tàng Lịch Sử. Nơi đây ghi lại những chiến công của các vị anh hùng nước ta ngày xưa. Có cả bản đồ kinh thành Thăng Long ngày xưa. Đó chính là một phần HN ngày nay. Bữa ăn chiều nay là món bánh Tôm tại nhà hàng nằm ngay trên Hồ Tây. Đây là món ăn đặc biệt ở vùng này. Ai cũng háo hức muốn thuởng thức. Riêng tôi, vì đã nhận lời mời dùng bữa cơm tối với vợ chồng đứa em gái họ rồi, nên cùng N và RT chia tay với đoàn, sau khi không quên mang theo 3 phần bánh tôm. Trời bắt đầu mưa lất phất. Gió vẫn lạnh. RT, N và tôi đi bộ dài theo những con đường Hàng Giấy, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào để tìm nhà đứa em. Căn nhà cũng nằm trong một ngõ hẹp giống nhà của Cậu. Nhà nhỏ xíu, dược vợ chồng đứa em gái gọi là "Cái chuồng chim". Mợ và những đứa em khác cũng có mặt tại đây. Cả nhà đi ăn món đặc biệt khác ở HN: Chả Cá Lã Vọng... 

Tiệm ăn nhỏ nhưng trông ấm cúng. Nhiều khách ngoại quốc đang say mê thưởng thức món ăn này. Chắc hẵn là ngon miệng lắm đây! Món Chả cá Lã Vọng được bày ra trên bàn cùng với những bếp than hồng. Càng thêm ấm cúng trong tiết trời lành lạnh như thế này. Những đứa em làm chín tại chỗ từng miếng chả cá rồi gắp vào bát cho chúng tôi. Mùi cá và rau thì là chín thơm ngào ngạt. Nhai những miếng chả thơm hương vị thì là ngon lành trong miệng, tôi nhớ đến những món ăn dân dã miền Bắc mà ngày xưa Mẹ đã làm. Đến 25 năm rồi, kể từ ngày về nhà chồng, đến nay tôi mới dược thưởng thức lại những món ăn đậm đà hương vị quê hương. Tôi ăn thật đã đời. Lại còn uống cả rượu nữa. Cứ một gắp chả lại một hớp rượu. Ngon ngọt và ấm áp làm sao! Tôi chợt nhớ đến một câu nói của ngưòi xưa: "Nhất ẩm nhất thực giai do tiền định", và cười thầm không biết mình trông có giống một bợm - nhậu không? Nhìn sang RT và N thấy hai người cũng đang "nhất ẩm nhất thực" có vẻ ngon miệng lắm. Ăn uống no say xong, Mợ cháu, chị em chúng tôi còn ngồi nán lại để tiếp tục tâm sự. Những nỗi niềm chưa vơi được bao nhiêu mà trời đã vội khuya, chúng tôi đành phải chia tay. Những đứa em lại lấy xe gắn máy chở 3 chúng tôi về khách sạn Bên ngoài trời vẫn mưa phùn và gió Bấc.

Ngày thứ ba 22-2-2000.

Hôm nay trong đoàn có thêm 3 người lớn và 1 em bé. Không khí trong doàn náo nhiệt hẵn lên. Sáng sớm, cả đoàn khởi hành đi Hà Tây để viếng chùa Hương. Xe chạy qua tỉnh Hà Đông, một địa danh nổi tiếng về Áo lụa và Sư tử:

Nắng Saigon anh đi mà chợt mát, 
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông. 
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng, 
Nhưng sợ yêu nhằm sư tử Hà Đông.

Xe chạy một lúc !âu thì đến tỉnh Hà Tây. Tại đây, rất đông khách thập phương đang có mặt, mang theo nhiều lễ vật để dâng cúng chùa Hương. Nghe hướng dẫn viên nói hôm nay bớt đông vì đã là ngày I8 âm lịch, chứ từ mùng 1 Tết đến 16 tháng giêng, mọi người đi viếng chùa đông lắm, chỉ đi bộ mà nghẹt cả đường từ đây đến chùa. Vì đường xa nhỏ hẹp xe bus không vào được nên mọi người phải xuống xe, chia nhau ngồi trong 2 chiếc xe lambretta, chạy đến suối Yên. Tất cả 18 người, kể cả 2 hướng dẫn viên, đều xuống ngồi chung một chiếc thuyền nhỏ, trôi bết con suối Yên mới đến được địa phận chùa Huơng. Suối Yên cạn, bên dưới lại nhiều rong rêu, nên thuyền không thể chạy bằng máy mà phải được chèo bằng tay. Từ sáng sớm đến giờ, trời vẫn mưa phùn lất phất. Thuyền nhỏ, không có mui, không có ghế. Tất cả mọi người phải lót giấy ngồi bẹp xuống lòng thuyền, vai tựa vai, cùng ngắm cảnh thiên nhiên trong một không gian thật tĩnh lặng. Dọc theo hai bên bờ suối Yên là hai dãy núi dài, mang muôn hình vạn dạng: nào là hình đàn voi đang phủ phục cúi đầu, quỳ lạy hướng chùa Hương; nào là hình sư tử nằm dài, bờm dựng lên hùng dũng. Cảnh vật thật hài hòa. Bên dưới là nước; bên trên là mây; lưng chừng là núi; thấp hơn là rừng. Cộng với không gian rộng lớn tĩnh mjch, tất cả đã làm rung động lòng người. Thảo nào ngày xưa Bà Huyện Thanh Quan khi đi thuyền trên suối Yên để viếng chùa Hương, đã tức cảnh sinh tình mà ứng khẩu bài thơ:

Cảnh Hương Sơn

Đệ nhất Nam thiên ấy cảnh này, 
Thuyền nan đón khách mái chèo lay. 
Hai bên quả núi lồng gương suối, 
Bốn mặt hoa ngàn rủ bóng cây.
Cửa Phật lơ thơ tầng hóa giải, 
Chùa Tiên bát ngát khói hương bay. 
"Nam vô" tiếng dậy thưa trần tục, 
Non nước bồng lai mới thấy đây.

Sau một giờ, thuyền cập bến. Tưởng đã đến chùa Hương nhưng không phải, chỉ là đền Trình. Mọi người lên bờ, vào đền Trình như để trình báo sự có mặt của mình cho các vị Phật biết. Trình báo xong xuôi, lên thuyên đi tiếp một đoạn nữa, lại lên bờ. Cũng vẫn chưa phải là chùa Hương mà bây giờ mới chính thức bắt đầu cuộc hành trình lên núi Hương Sơn. 

Trời cũng đã trưa, cả đoàn dùng bữa trong một quán ăn ngay tại đây, để lấy sức lên đường. Trưởng đoàn nhắc mọi người nên dùng gậy để chống đỡ khi lên núi vì đoạn đường sắp đi dài đến 3 km. Hầu như tất cả mọi người chung quanh đều có gậy. N cũng mua mấy cái nhưng tôi không lấy. Tôi nghĩ chống gậy giống bà già quá trong khi tôi chưa muốn ai biết là mình sắp già. 

Đường lên núi không dốc lắm nhưng mọi người phải bước lên những bậc đá được đục đẽo từ vách núi, gồ ghề lởm chởm. Đã thế, những mô đá xanh, cái thì bám đầy bùn đỏ trời mưa từ hôm qua đến nay; cái thì trơn láng do người đi trước vừa lôi hết bùn theo họ. Vì thế mỗi bước chân có thể dính chặt vào bùn không nhắc lên được; mà cũng có thể dễ dàng trượt sang bất kỳ hướng nào. Đi đứng khó khăn quá, thôi thì đành phải làm bà già chống gậy vậy. Có gậy rồi, tôi đi vẫn khó. Bùn sình bám chặt vào giày. Chỉ vài bước đi, tôi đã thấy nặng nề đôi chân. Không chịu thua, tôi cố gắng nhắc chân lên thì hỡi ơi: phần chung quanh chiếc giày thì vẫn đeo vào chân tôi, còn mặt dưới chiếc giày thì nằm trơ lại đó. Thế là hỏng mất đôi giày bata mới. Tuy mua nó cũng rẻ thôi nhưng tôi tiếc là nó xinh xắn và dễ mang. Thật tức ơi là tức! Làm sao đi tiếp dược bây giờ? Đang dở khóc dở cười thì thấy N quay trở lại. Nhìn tình cảnh của tôi, N cười to ròi bảo trên kia có bán giày bata, vô số.Thế là tôi phải để N dìu, đi cà nhắc lên chỗ bán giày. Toàn là giày xấu xí nhưng đành phải mnua. "Có còn hơn không" mà. Chỉ cầu Trời cho nó đưa mình đi đến nơi, về đến chốn là được.

Trời tuy lạnh, nhưng đi được một lúc là người tôi nóng bừng, phải cổi bót áo khoác ngoài ra cho mát. Thế mà mấy đứa em họ hôm qua cứ nhất định bắt tôi phải lấy áo len dày của chúng để hôm nay mặc, sợ rằng leo núi cao sẽ lạnh lắm. May mà tôi từ chối được, nếu không bây giờ phải ôm theo cho nặng nề hai cánh tay đang mỏi nhừ vì chống gậy. Thêm vào đó, đường đi bùn lầy, thế nào cũng dây bẩn vào áo của chúng. Cứ nhìn những người đang đi xuống thì đủ biết. Ôi thôi người nào người nấy lấm lem như mới đi cày ruộng về vậy.

Suốt con đường đi, lúc thì vách núi bên phải, về sau bên trái, lúc thì ngược lại. Tôi không thể ngắm cảnh vật, trời mây hay vực thẳm gì cả, vì mặt luôn phải nhìn chăm chăm những bậc đá dưới chân để bước đi cho chính xác, khỏi ngã. Chỉ biết là sát bên cạnh, mọi người chen chúc nhau, kẻ lên người xuống chật nghẹt cả lối đi. Thỉnh thoảng đến khúc đường hẹp, đông người phải đứng lại để nhường nhau đi xuống hoặc đi lên. Có những bà cụ già 7 - 80 tuổi, không biết do niềm tin gây sức mạnh hay do đi chùa Hương nhiều lần mà các cụ chẳng cần ai dẫn dắt, tự tay chống gậy, miệng Nam Mô, chân cứ ào ào bước tới. 

Tuy kể rằng đường lên chùa dài 3km, nhưng không có nghĩa là chùa ở trên núi cao 3000 mét, mà thật ra mọi người đang leo lên leo xuống theo 5 ngọn núi. Đa số là những bậc lên, một ít là bậc xuống, và ít hơn nữa là vài đoạn đường bằng phẳng. Thỉnh thoảng gặp một ngôi chùa tại đoạn bằng phẳng, mừng quá tưởng đã đến nơi nhưng không phải. Đây chỉ là những chùa phụ: chùa Thiên Trù, chùa Tiên Sơn, chùa Giải Oan... Đoàn của tôi không vào các chùa này, nhưng tôi thấy mọi người khác vẫn vào dâng hương hoa, cúng lễ đông nghẹt. Dọc đường đi, đoạn nào rộng là có những hàng quán để cho khách ngồi nghỉ chân, ăn uống, mua sắm hoặc bày biện lễ vật chuẩn bị dâng chùa. Đi mãi mỏi nhừ cả chân, hỏi người hướng dẫn thì được biết con khoảng nửa đường nữa sẽ đến nơi. Ôi chao là mệt! Lại tiếp tục leo lên nữa, tổng cộng khoảng 1 giờ rưởi là đến điểm cuối cùng của cuộc hành trình: Động Hương Tích. Từ trên cao nhìn xuống, tôi thấy toàn cảnh Động Hương Tích thật vĩ đại và thật đẹp với những dải thạch nhũ lớn trông như tấm rèm cửa. Thảo nào ngày xưa động này đã được nổi tiếng là "Nam Thiên Đệ Nhất động":

Bầu trời cảnh bụt, 
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay. 
Kìa non non, nước nước, mây mây, 
"Đệ nhất động" hỏi là đây có phải?" (Cảnh Hương Sơn - Chu Mạnh Trinh) 

Cảnh lạ thu màu không xiết kể, 
Thanh kỳ Đệ Nhất chốn Nam Thiên. (Chơi dòng Hương Tích - Trịnh Sâm)

Bước theo nhiều bậc thang đi xuống thì đến cửa động. Bên trong động chính là chùa Hương. Mặc dù hôm nay không phải ngày rằm hay mùng 1 âm lịch, thế mà người ta đến lễ chùa Hương đông quá, chật nghẹt cả trong động. Đâu đâu cũng có người lâm râm khấn vái rồi đốt nhang và đốt giấy tiền vàng bạc. Khói và tàn giấy bay mịt mù trong động, làm cay cả mắt. Đã thế, việc đi lại bên trong động thật là khó khăn. Phần thì tối om om, phần thì đông người ta, phần thì những mô đá thiên nhiên nằm vô trật tự, choán hết lối đi. Rồi thì bùn lầy do mọi người lôi vào, hòa với nước từ các kẻ đá chảy xuống, khiến mặt đất trơn trượt, ai cũng phải dọ dẫm từng bước chân kẻo ngã. Có một chỗ tôi thấy mọi người xúm lại, ai cũng chụm hai bàn tay, đưa lên như hứng cái gì đó, rồi xoa vào đầu, vào mặt. Lại gần, tôi thấy một tấm bảng nhỏ có ghi dòng chữ: Bầu Sữa Mẹ. Người hướng dẫn nói dây là nước từ kẻ đá chảy xuống, mọi người nghĩ rằng chính là sữa phép của Phật nên dành nhau mà hứng dể xin Phật ban phép lành cho. Đi sâu vào bên trong, tôi thấy có nhiều bàn thờ Phật khói hương nghi ngút. Hướng dẫn viên kể câu chuyện về sự tích chùa Hương, tôi nhớ không được nhiều lắm: Vào thời một vị Vua nào đó, Ngài có Cô Công Chúa đã đến tuổi cập kê mà không chịu lấy chồng. Cô bỏ Hoàng cung, vượt suối Yên, leo qua nhiều ngọn núi để vào trong hang sâu, lập chùa tu hành. Khi chết đi, Cô được thành Phật. Hay tin, cả Hoàng tộc đều vào chùa này tu luôn và tất cả cũng đều thành Phật. Người đời sau đúc tượng của họ, lập bàn thờ rồi cúng lễ từ đó. Vì vậy nơi này có một bàn thờ, thờ tất cả gia đình Cô Công Chúa.

Ngoài những bài thơ ca ngợi động Hương Tích là Nam Thiên Đệ Nhất động, còn có một bài thơ bỡn cợt của nữ sĩ Hồ Xuân Hương với lời thanh mà ý tục:

CHƠI CHÙA HƯƠNG

Bày đặt ai kia khéo khéo phòm, 
Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom.
Người qua cõi Phật quen chân xọc,
Kẻ lạ bầu Tiên mỏi mắt dòm. 
Giọt nước hữu tình rơi thánh thót,
Con thuyền vô trạo cúi lom khom. 
Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại,
Rõ khéo trời già đến dở dom.

Đến 3 giờ chiều, đoàn rời động Hương Tích trở về. Trời đã khô ráo hơn lúc sáng, bùn sình cũng bớt ướt. Đường về đa số là những bậc xuống, tuy đã mệt hơn lúc lên nhưng vì dốc nên lại trơn trượt dễ ngã hơn. N đã ngã ngửa một cái nên thân, quần áo lấm !em. Tôi đỡ chàng dậy, thương lắm nhưng không nín cười được. Thế rồi liền sau đó, tôi cũng "xoạc cẳng đo xem đất vắn dài", nhẹ hơn một chút nhưng sau quần cũng mang hai bệt kinh khủng. Một cụ già đi gần bên thấy vậy nói rằng: "Cứ nam mô như cụ dạy thì chẳng bao giờ bị ngã cả". Chắc đúng như lời cụ già nói, vì suốt buổi lên chùa, tôi chưa "nam mô" một tiếng nào.

Trở lại suối Yên, xuống thuyền, xuôi dòng về bến cũ. Mới 4 giờ chiều mà sương đã bắt đầu rơi. Trời lại mưa phùn và gió Bấc. Vì khung cảnh hai bên đã trở nên quen thuộc, lại thấm mệt sau cuộc hành trình dài, mọi người không đùa giỡn xôn xao nhiều như lược đi. Ai nấy yên lặng, thả hồn trôi theo dòng nước. Không biết mọi người cảm thấy gì, chứ riêng tôi, vốn dĩ còn mang nặng "Thất tình lục dục", vào chùa lại chẳng thành tâm khấn vái, thế mà khi trở về lòng bỗng thanh tịnh nhẹ nhàng như đã tu được mấy kiếp.

Ngày thứ tư: 23-2-2000

Buổi sáng, trời vẫn mưa phùn và gió Bấc. Sau khi ăn sáng và chọc ghẹo các cô tiếp viên nhà hàng, mọi người !ên xe tiếp tục chuyến du ngoạn miền Bắc. Xe chạy đến tỉnh Hải Dương. Nơi đây nổi tiếng về một thứ bánh gọi là bánh đậu xanh. Đậu xanh dược đãi vỏ, hấp chin, xay nhuyễn xào với đường và mỡ, để nguội, đóng vào khuôn nhỏ, gói giấy bạc xếp vào hộp, có thể ăn từ từ trong vòng 2 tháng. Ở Hải Dương có nhiều kiểu bánh đậu xanh do nhiều lò khác nhau làm ra. Kiểu nào ăn cũng ngon, bùi, thơm. Các kiểu bánh đậu xanh Hải Dương hiện đang có mặt trên thị trường khắp nước VN. Tôi buôn bán các loại bánh này và rất thích ăn chúng.

Ra khỏi địa phận Hải Dương, xe tiếp tục lăn bánh, chạy trên những con đường trồng toàn cây phượng. Tiếc rằng bây giờ là mùa xuân, các cây phượng chỉ mới đâm chồi nảy lá. Nếu vào mùa hè, mọi người sẽ được ngắm cả thành phố hoa phượng đỏ, đó chính là thành phố Hải Phòng. Nhắc đến hoa phượng đỏ là nhắc đến tuổi học trò. Tôi chợt nhớ các bạn của mình tha thiết. Đã thật lâu, hai mươi mấy năm rồi, tôi không gặp lại hầu như cả lớp. Sau này, nếu có dịp gặp lại, từ những thiếu nữ mới Iớn nay trở thành những bà già, không biết chúng tôi có nhìn ra nhau được không nhỉ?.

Hải Phòng vừa là thành phố, vừa là bến cảng. Hướng dẫn viên nói rằng do sinh sống tại một nơi thuyền bè ra vào tấp nập lại tiếp xúc với nhiều giới thương buôn nên người dân Hải Phòng khôn ngoan, lanh lợi và dữ dằn chứ không hiền hòa như người dân Hà Nội. Các đường phố và nhà cửa ở Hải Phòng mà chúng tôi đi qua, trông có vẻ chật hẹp và cũ kỹ. Chúng tôi dùng cơm trưa tại một quán ăn chật, cũ nhưng rất đông khách. Bị ám ảnh vì tính cách của dân bến cảng, tôi thấy những người bồi bàn ở đây lanh lợi và dữ dằn quá.

Xe tiếp tục lăn bánh đến Đồ Sơn. Tới đây có một Casino Đồ Sơn, để khách ngọai quốc và Việt kiều ghé vào chơi cho đở nhớ Las Vegas hay Macao. Được biết Đô Sơn còn nổi tiếng nhờ bãi biển Đồ Sơn.Theo chương trình của chuyến du ngọan, mọi người sẽ được tắm biển Đồ Sơn. Tôi biết trước nên có mang theo áo tắm, háo hức muốn được đùa giỡn với sóng biển. Thế nhưng hôm nay trời lạnh, nước biển lại đục ngầu phù sa nên mọi người chỉ được ngồi trên xe chạy chầm chậm ngắm biển thôi. Tuy nhiên người hướng dẫn, vốn là dân miền Bắc, phải thú nhận là dù vào mùa hè thì bãi biển Đồ Sơn cũng không thể nào đẹp bằng Vũng Tàu. Tôi nhớ có một bài thơ vui về bãi biển Đồ Sơn, mà các quý phu nhân thường hay nhắc nhở các đức phu quân của mình:

Chưa đi chưa biết Đồ Sơn,
Đi rồi mới biết không hơn đồ nhà. 
Đồ nhà tuy có hơi già,
Nhưng là đồ thiệt, không là đồ sơn.

Xe chạy đến tỉnh Quảng Ninh. Đây là địa danh Cẩm Phả ngày xưa. Tỉnh này được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều mỏ than lộ thiên, vì thế dân ở đây giàu có hơn ở các nơi khác. Bù lại, hầu như 100% người mắc bệnh phổi, do hít thở nhiều bụi than suốt tháng quanh năm. Toàn thành phố bị phủ một lớp bụi than đen thui, từ nhà cửa, vỉa hè, mái ngói, cây cối... đến các đồ vật trong nhà. Ngay cả những bể chứa nước trong sân mỗi nhà cũng đều bị lắng dưới đáy một lớp bụi than dày khoảng 5cm. Sống trong hoàn cảnh như vậy thì dù giàu có, tôi nghĩ người dân Quảng Ninh cũng chẳng sung sướng gì. Đến thành phố Hạ Long (Hòn Gai ngày xưa) thì trời vừa sẫm tối. Đêm nay mọi người sẽ được ngủ trong một khách sạn nhìn ra biển để sáng mai đi thuyền ra thăm vịnh Hạ Long. Đang đói bụng lại găp gió biển thổi vào, ai nấy đều run cầm cập. Sau khi được xe chở đến dùng bữa tối tại một nhà hàng gần đó, mọi người được tự do đi bát phố. Lúc chia tay, Trưởng đoàn nhắc mọi người đêm nay trước khi ngủ nhớ cầu nguyện cho ngày mai trời sáng trong thì mới thấy rõ hết những nét đẹp của vịnh Hạ Long, một cái đẹp chỉ mắt thấy chứ tai không nghe 
được. Đường phố Hạ Long buổi tối thật vắng vẻ. Con đường lớn nằm sát biển không một ánh đèn. Tối thui, vắng lặng và rét buốt. Mới khoảng 8 giờ tối mà ngoài đường chỉ có vài người chạy xe qua lại. Thả bộ dọc theo con đường dài dẫn về khách sạn sát bên những ngọn sóng đang vỗ nhè nhẹ, tôi liên tưởng đến một kỹ niệm của 27 năm về trước. Ngày đó, khi tôi học năm thứ nhất Đại Học, đã đi dự một buổi cắm trại đêm do nhà trường tổ chức. Đêm đó tại bãi trước, trong màn sương lạnh, bên các người bạn ngồi thật im, dưới chân là những đợt sóng đang vỗ ầm ầm vào bờ đá, tôi đã ôm đàn và hát không ngừng những bài hát mà các bạn yêu cầu. Vì tôi học về kỹ thuật nên trong lớp khoảng 40 người thì chỉ có mỗi mình tôi là con gái. Ngày thường đi học, tôi chẳng dám nói chuyện với một ai. Hiện tại cũng vậy, tôi chỉ hát mà không nói một lời nào. Tôi hát say mê, tưởng như hòa nhập vào những nhân vật trong bài hát, cùng những chuyện tình lãng mạn của họ. Mấy hôm sau đi học, tôi nhận được một tờ giấy đôi do một người trao tay. Người này học ở Văn Khoa, chỉ là bạn của một người trong lớp tôi, nhưng đã cùng đi theo cắm trại và đã ngồi gần nghe tôi hát suốt đêm hôm đó. Tờ giấy là một bức thư tỏ tình, được viết kín 4 trang. Tôi nhớ hoài câu đầu tiên: "Tôi đã nghĩ đến sự kết tinh, đơm hoa, tạo trái ngay buổi tối hôm ấy, bên bờ đại dương, dưới bóng núi......" Lúc đó mới 18 tuổi, tôi chẳng biết gì về "kết tinh đơm hoa tạo trái", chỉ thấy thích vì có người ca ngợi giọng hát của mình, không phải bằng những lời lẽ thông thường mà bằng những lời lẽ văn hoa ngọt ngào. Thêm vào đó, bên dưới lá thư, người ấy đã viết tên là Vũ H. N., càng khiến tôi xúc động. "Vũ" là họ của Mẹ tôi, người đã một thân một mình nuôi tôi ăn học khôn lớn. Tôi yêu Mẹ nhất trên đời và tôi có cảm tình đặc biệt đối với những người họ Vũ. Tôi cảm động nhiều, khi lần đầu tiên nhận được lời tỏ tình rất văn hóa lãng mạn lại là của người mang họ Vũ. Tuy nhiên, vì mục đích của tôi là cố học giỏi, để khi ra trường được ở Saigon đi làm giúp Mẹ nuôi các em còn nhỏ dại. Tôi không muốn yêu sớm, sợ rằng sẽ sao lãng việc học. Tôi đã trả lại bức thư đó cho chủ nhân, dĩ nhiên là kèm theo một tờ giấy đôi khác, ghi đầy những lời từ chối cũng văn hóa không kém. Giờ đây, tại vùng biển Hạ Long, cũng đêm khuya, cũng gió lạnh, cũng sóng vỗ, cũng bên bờ đại dương, cũng dưới bóng núi - tôi chợt nhớ đến lá thư, nhớ đến chủ nhân của nó. Tôi bỗng thèm được hát để tìm lại tuổi thơ hơn bất cứ lúc nào .......
Reply
#2
Ngày thứ năm: 24-2-2000.

Cho rằng đêm qua ai cũng hết lòng cầu nguyện nhưng Ông Trời vẫn phụ lòng người: sáng nay trời mù sương, còn mưa phùn thì kéo dài từ đêm qua đến giờ vẫn chưa dứt. Bữa ăn sáng trở nên vô vị. Người dẫn đường như cảm thấy có lỗi với mọi người nên cứ nói lời tiếc rẻ mãi. Sau hơn một giờ chần chừ chờ đợi, mưa phùn đã dứt nhưng sương mù vẫn không tan. Mọi người đành phải xuống thuyền ra khơi. Chiếc thuyền này rộng lớn hơn thuyền đi chùa Hương, chạy bằng máy, có bàn ghế, bếp, toilet bên trong khoang. Tuy thuyền dầy đủ tiện nghi nhưng mọi người lại kéo nhau ra đứng ở mũi thuyền để ngắm cảnh, đương nhiên là trừ những cặp vợ chồng già. Nói là ngắm cảnh chứ có ai thấy được gì đâu. Thường thường khi ta đứng trước biển sẽ thấy xa xa là đường chân trời; còn nếu đứng ở vịnh sẽ thấy những dãy núi bao quanh. Thế nhưng hiện tại, đường chân trời chẳng thấy đâu mà núi thì cũng không, chỉ thấy mờ mờ một bức màn trắng khắp mọi chỗ. Thôi "mắt không thấy" thì "tai phải nghe" vậy. Chỉ tội cho cái tai già nua, nghe câu được câu mất nên giờ đây ghi lại chẳng biết có đúng không? 

Hạ Long là nơi rồng đáp xuống (ngược với Thăng Long là nơi rồng bay lên). Khi rồng đáp xuống, vô tình làm vỡ các thiên thạch, rơi xuống thành những hòn núi. Có tất cả 1969 hòn núi lớn nhỏ bao quanh chỗ rồng đáp, tạo thành vịnh. Trông xa, những hòn núi như chấp vào nhau thành 1 dãy núi dài, nhưng đến gần mới thấy những hòn núi ấy nằm xen kẻ nhau, chừa ra những khoảng trống cho tàu bè qua lại. Cạnh Hạ Long còn có những hòn núi mang hình những chú rồng con, đang quỳ lạy Mẹ: đó chính là Bái Tử Long. Cả Hạ Long và Bái Tử Long gọi là vịnh Hạ Long.

Người dẫn đường nói rằng nếu hôm nay trời nắng tốt, mọi người sẽ thấy rõ 1969 hòn núi với nhiều hình thù dị biệt mang các màu sắc rực rỡ: hòn Oản, hòn Rồng, hòn Trinh Nữ, hòn Cóc, hòn Dũa, núi Bình Phong, núi Bài Thơ, núi Yên Ngựa...Hiện tại mọi người chỉ đi ngang hòn Lư Hương (hòn núi giống cái lư hương trên bàn thờ) và hòn Gà Chọi (trông giống 2 con gà đang đa nhau). Vịnh Hạ Long có nhiều hang, động như: hang Bồ Nâu, hang Sửng Sốt, hang Trong; động Tiên, động Thiên Cung, động Dấu Gỗ. Chúng tôi được dẫn vào thăm 2 động Thiên Cung và Dấu Gỗ. Hai động này lớn và đẹp hơn động Hương Tích ở Hà Tây rất nhiều. Động Dấu Gỗ còn có tên là Dấu Gỗ vì ngày xưa Hưng Đạo Vương đã cho quân sĩ dấu nhiều gỗ trong động này, để làm cọc nhọn, ghim xuống lòng sông Bạch Đằng, lập mưu tiêu diệt quân Tàu. 

Hai động rộng lớn quá. Di vòng vòng thăm chúng xong thì hai chân đã mỏi nhừ và trời thì đã quá trưa Mọi người được dùng bữa ngay trong chiếc thuyền đang lênh đênh trên vịnh, với những món tôm cua vừa vớt được tại chỗ. Thịt tôm cua tươi rói rất ngon ngọt. Ai nấy dùng tay bốc ăn nhồm nhoàm ngon lành như chưa từng có được bữa ăn nào ngon miệng đến thế. Đã qua 5 ngày gần gũi nhau, lúc này mọi người trong đoàn đã có vẻ thân thiết với nhau như người một nhà. Chúng tôi chia xẻ nhau miếng ăn thức uống, rồi vừa ăn uống vừa đối đáp chọc ghẹo nhau cười giỡn như pháo nổ. Những người trong đoàn cứ hỏi hoài xem có phải tôi là Việt kiều về VN đi chơi với 2 người bạn trai cũ không. Tôi cãi chính mãi mà họ không chịu tin. Tôi nghĩ chắc do mình cao lớn và giao tiếp tự nhiên với mọi người nên họ mới tưởng lầm như thế. Bữa trưa vừa xong thì thuyền cũng vừa cập bến. Mọi người lên xe bus từ biệt Hạ Long.

Về đến Hà Nội, trời đã xế chiều. Xe dừng lại trước chợ Đồng Xuân. Tôi biết Đồng Xuân là một cái chợ nổi tiếng ở Hà Nội ngày xưa tại do bài giảng văn thuở bé đã học: "Nhất vui là  chợ Đồng Xuân...". Ngày nay tuy không còn giữ vị trí số 1 nữa nhưng Đồng Xuân vẫn là cái chợ kỷ niệm để  khách xa quê hương ghé lại  mua sắm.

Trước khi đi Hạ Long, tôi đã hẹn với gia dình Cậu Mợ là khi trở về, tôi sẽ mời Cậu Mợ cùng các em dùng một bữa cơm thân mật. Lý do thứ nhất là theo chương trình du ngoạn tôi chỉ còn ở được Hà Nội tối nay nữa thôi, sáng hôm sau sẽ theo đoàn đi đến tỉnh Vĩnh Phú viếng Đền Hùng xong rồi ra phi trường về Saigon luôn. Lý do thứ hai là hôm sau nhằm sinh nhật của tôi. Thôi thì xem như tối nay, trước là ăn tiệc mừng ngày tôi sắp sửa ra đời; sau là nhân đó sẽ chia tay đầy đủ Cậu Mợ và các em cho tiện. 

Vừa từ Hạ Long về đến khách sạn, đã nhận được phone của mấy đứa em họ gọi sang, bảo sẽ đến dón chúng tôi đi nhà hàng. Tôi hẹn chúng lát nữa vì chúng tôi còn phải tắm rửa sau một ngày lênh đênh trên biển. Tắm xong, N thấy đói nên ăn đôi chút cơm trong khách sạn. RT cũng ăn luôn. Tôi không dám cản, đành ngồi bên ngoài mà sốt cả ruột. Tội nghiệp mấy đứa em chúng nó chờ. Nhà hàng Hương Liên, nơi mà các em đã chọn để tổ chức tiệc cho tôi, chỉ là một quán ăn nhỏ, đơn sơ, nằm ngay bờ hồ Tây. Nếu vào buổi chiều, chắc ngồi ở đây sẽ thú vị lắm vừa được ăn ngon, vừa được ngắm cảnh đẹp hồ Tây qua các cánh cửa bên hông quán. Nhưng giờ này, tối đã lâu, trời lạnh lẽo, các cánh cửa được đóng kín, khách ngồi bên trong chẳng thấy gì ngoài những tấm phên cửa ố vàng. Nhưng tối nay tôi đến đây không phải để ngắm cảnh hồ Tây hay ngắm những tấm phên cửa, mà để họp mặt cùng họ hàng trước khi chia tay trở vào Nam. Vì thế, dù cho nhà hàng có lộng lẫy hay đơn sơ; dù cho các món ăn có đặc biệt hay tầm thường; nhưng tại đó, mảnh đất mà tôi đã được sinh ra đời, lần đầu tiên tôi được hưởng một tối kỷ niệm sinh nhật rất hạnh phúc với đông đủ những người thân thiết vây quanh: này là Mợ, này là các em trai gái dâu rể; này là chồng, này là bạn. Thật thương làm sao, Mợ và các em đã ăn mặc rất trịnh trọng, tay ôm đầy hoa và quà như đi dến một đám cưới. Mợ luôn ôm ấp tôi, miệng suýt xoa thương yêu. Các em trai, em rể chăm sóc tôi miếng ăn, thức uống; còn những đứa em gái, em dâu thì vây quanh lấy tôi đòi chụp hình chung, như thể tôi là một nhân vật nào đặc biệt lắm vậy. Tôi chợt nhớ đến Bố Mẹ đã khuất, và tôi cố kìm nén cảm xúc để hát trọn vẹn một bài hát mà tôi đã sửa lời:

MỜI RƯỢU

Dốc hết tiền này mua bình rượu đầy, 
Dốc hết tình này ta mời mọi người. 
Dành chút thời gian ngồi lại cùng ta.

Tóc đã bạc màu, mắt đã nhạt nhòa, 
Đến cuối cuộc đời ta chẳng còn gì. 
Còn chút rượu ngon và cả tình ta.

Mời uống, mời uống ly ruọu,
Rượu ngon uống chung họ hàng, 
Hỏi ta còn gì vui hơn?

Này gió, gió bay về trời, 
Này hoa, sẽ rơi về cội, 
Còn ta để mặc ta say ...

Anh ơi anh, em không thể, 
Bên bao nhiêu ly rượu đầy, 
Mà không uống ...

Mời uống, mời uống cho cạn,
Cạn cho hết ly rượu đầy,
Cạn xong đời còn hư không.

Này gió, gió bay về trời, 
Này hoa, sẽ rơi về cội, 
Còn ta để mặc ta say ...

Anh ơi xin anh nhớ: 
Tên em, tên em là ... 
Uống... cho ... say ...

Uống Say!

Mẹ tôi kể rằng, tôi ra đời nhằm lúc Bố đang thất nghiệp, buồn, uống rượu say. Vì thế tôi được Bố đặt cho cái tên có một không hai trên đời: Ẩm Túy. Thuở bé đi học, tôi rất khổ sở mỗi khi bạn bè mang cái tên của tôi ra chế giễu: "ẳm một tí". Tôi tức sao tên mình không bình thường như bao người: Mai, Lan, Cúc, Trúc; Xuân, Hạ , Thu, Đông; hay Công, Dung, Ngôn, Hạnh? Đến khi vào Đại Học, dù xấu xí thô kệch nhưng tôi vẫn là "một bông hoa lạc giữa rừng gươm", được các bạn trai ân cần chiều chuộng. Họ lại còn khen ngợi cái tên kỳ quái của tôi. Một người, hai người rồi nhiều người. Dần dần tôi không còn mặc cảm về nó nữa. Sau này, càng lúc tôi càng hãnh diện về cái tên độc nhất vô nhị của mình, nó không đẹp nhưng đã làm cho hầu hết mọi người đàn ông phải thích thú: Uống Say.

Vui chơi hát hò chưa được thỏa lòng thì tất cả chúng tôi phải ra về để nhà hàng còn đóng cửa vì trời đã khuya rồi. Chợt nhớ đúng ngày mai sẽ phải rời xa Hà Nội, rời xa Cậu Mợ, cùng các em không biết bao giờ mới gặp lại, tôi bỗng hoảng hốt. Tôi nghĩ thương Bố Mẹ vào 46 năm về trước, lúc chia tay Cậu Mợ để vào Nam, chắc đã hoảng hốt và đau lòng lắm ...

Ngoài trời rét run nhưng tôi không chịu về khách sạn chung với N và RT bằng xe taxi, mà muốn đi cùng những đứa em trên chiếc xe gắn máy. Tôi muốn hưởng nốt giây phút hạnh phúc cuối cùng của đêm kỷ niệm này: được phơi mình dưới cơn mưa phùn và làn gió Bấc, cạnh những người cùng chung dòng máu với mình, ngay tại quê hương yêu dấu.

Ngày thứ sáu: 25-2-2000

Sáng nay trong đoàn có mấy thanh niên tách ra đi ngược lên miền thượng du thăm đỉnh núi cao nhất VN: đỉnh núi Sapa. Vắng bớt tiếng nói tiếng cười, lại là buổi du ngoạn cuối cùng nên không khí trong đoàn bỗng chùng hẳn lại. Riêng tôi, vừa mới bắt đầu thân với mấy đứa em đã phải xa chúng nên càng thêm nặng nề trong lòng.

Nhớ lại đứa em trai đêm qua chở tôi về khách sạn, nó cứ nấn ná, nói mãi lời từ biệt mà chân thì chẳng chịu lùi bước. Tôi biết nó quyến luyến, không nỡ rời xa chị. Tôi có cảm tưởng như buổi tiệc lúc nãy là tiệc cưới của mình, bây giờ nó đưa tôi về nhà chồng, quyến luyến biết rằng sắp mất chị, nhưng không thể ở lại với chị cũng như không thể mang chị theo cùng. Lúc nó đi rồi, tôi mới thấy thương nó nhiều. Tôi tiếc đã không nói một lời trìu mến nào với nó, để nó ấm lòng khi chạy xe một mình trở về nhà, trên con đường khuya vắng lặng rét buốt.

Một đứa em gái, sáng sớm này trước giờ đi làm đã có đến khách sạn dể từ biệt tôi thêm một lần nữa. Chắc nó hiểu là lâu lắm chị em mới được gặp lại nhau. Đường Saigon - Hà Nội xa quá, chi phí đi lại không rẻ. Nó bận đi làm, lại một thân một mình, chắc khó có dịp vào Saigon. Còn tôi thì phải vài năm nữa mới dành dụm lại để có thể ra Hà Nội lần thứ hai. Tôi tiếc cho thời gian đã mất. Phải chi tối hôm qua tôi đến sớm hơn thì đã được chơi với mấy đứa em nhiều hơn, những đứa em thật dễ thương mà đến gần cuối đời, tôi mới có được. Bây giờ thì mỗi lúc mỗi rời xa chúng.......

Mặc những tình cảm đang rối ren trong lòng tôi, mặc đứa em gái đang chơ vơ bên lề đường giơ tay vẫy chào, chiếc xe lạnh lùng lăn bánh. Bỏ Hà Nội lại phía sau, xe chạy đến  tỉnh Vĩnh Phú để mọi người thăm viếng đền Hùng. Đền Hùng là nơi thờ các vị Vua Hùng Vương. Đền nằm trên đỉnh núi Nghĩa Linh, tọa lạc chính giữa vùng Tây Bắc và thủ đô Hà Nội. Đứng trên đồi Nghĩa Linh, nhìn sang bên phải là đỉnh núi Ba Vì vòi vọi, bên trái là dãy Tam Đảo dài như một bức tường sừng sững. Nhìn ra xa sẽ thấy sông Hồng và sông Lô. Tất cả những cảnh trên chỉ là do hướng dẫn viên tả lại, chứ sáng hôm đó, chắc Ông Trời cũng buồn cho tôi, nên khiến cho mưa phùn và sương mù dày dặc, tôi không thấy gì khác ngoài một bức màn sương trắng xóa. 

Đền Hùng gồm 3 phần: đền Hạ, dền Trung và đền Thượng nằm rải tít dưới chân núi lên trên đỉnh. Nếu đi qua 525 bậc thang, vòng theo sườn núi sẽ gặp đủ cả 3 đền. 

Đền Hạ nằm thấp nhất, là nơi ngày xưa Bà Âu Cơ chuyển dạ, sinh ra một bọc bên trong có 100 quả trứng, nở ra 100 người con. Khi lớn lên, 50 người theo cha xuống biển đánh cá, 49 người theo Mẹ lên rừng săn bắn. Người con cả ở lại, lên ngôi Vua, lấy hiệu là Hùng Vương thứ Nhất, và dặt tên nước là Văn Lang. Vì được sinh ra tại đền Hạ, nên sau này khi mất đi, các vị Vua Hùng cũng được thờ cúng tại đây. Bên cạnh đền Hạ có một cây Vạn Tuế, đã được trồng ngót 100 năm. Tiếc rằng sau khi bị ngã ở chùa Hương hôm trước, chiếc máy ảnh của tôi đã hỏng, cho nên tôi không chụp được ảnh cây Vạn Tuế.

Đền Trung nằm ở lưng chừng núi. Nơi đây có những chiếc ghế đá để các vị Vua Hùng ngồi họp bàn việc nước cùng các lạc hầu, lạc tướng. Chính tại đền Trung, ngày xưa Hoàng Tử Lang Liêu đã dâng bánh dày, bánh chưng lên Vua Cha, được Vua khen thưởng và truyền ngôi cho. Đền Thượng là nơi các Vua Hùng đến tế lễ. Nơi đây có "cột đá thề", do Thục Phán ngày xưa dựng nên, rồi thề quyết muôn đời gìn giữ bờ cõi nước nhà. Tại đây còn có đền Giếng thờ 2 Công Chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa. Phu quân của Tiên Dung Công Chúa là Chữ Đồng Tử; còn phu quân của Ngọc Hoa Công Chúa là chàng Sơn Tinh. 

Hàng năm, cứ vào mùng 10 tháng 3 âm lịch, các con Rồng cháu Tiên đang ở trong và ngoài nước, thường trở về đền Hùng để tham gia lễ hội truyền thống Giỗ Tổ Hùng Vương. Tôi nhớ ngày xưa còn bé đi học, cứ đến ngày này là cả trường chúng tôi lại được vào  dự lễ Giỗ Tổ tại đền Kỷ Niệm trong Thảo Cầm Viên.

Viếng đền Hùng xong thì trời đã quá trưa. Xe đưa mọi người đi ăn uống rồi ra phi trường Nội Bài để về Saigon. Ngồi trên máy bay lần này, tôi không còn hồi hộp như trước. Không hiểu vì đã quen với máy bay hay vì mãi lưu luyến Hà Nội mà tôi thờ ơ với mọi việc xảy ra chung quanh. Chắc do nguyên nhân thứ hai nhiều hơn vì tôi đã mấy lần muốn bước xuống máy bay, đón xe trở lại nhà Cậu Mợ. Ôi, tôi nhớ mấy đứa em và tôi muốn khóc...

Buổi tối ở nhà, nhớ những lúc đi dạo trên con đường Hàng Ngang, Hàng Đào, quanh hồ Hoàn Kiếm; hay ngồi sau xe những dứa em chạy ào ào trong bòng tối dưới cơn mưa phùn, tôi lại ngẩn ngẩn, ngơ ngơ...Tình cờ mở valy lấy quần áo ra cất, tôi chợt lặng người khi thấy hai bàn tay mình mát lạnh. Thì ra quần áo nằm kín trong valy nên vẫn lưu lại cái rét của Hà Nội, một cái rét mà Saigon không thể nào có được. Tôi cứ để yên hai bàn tay ở đó, mặc cho nước mắt chảy dài, như vừa đánh mất một cái gì quý giá lắm...

Thế là, dù đã dự định đến Hà Nội với tâm trạng của một viễn khách, cưỡi ngựa xem hoa, nhưng bây giờ đây tôi biết rằng không phải như vậy Hà Nội không chỉ là nơi Bố Mẹ tôi đã lưu lạc đến với hai bàn tay trắng, đã thương yêu đùm bọc nhau, đã tạo nên hình hài tôi, đã sinh ra tôi trong cảnh nghèo khó; mà Hà Nội còn là nơi đang tồn tại những người cùng mang họ với Mẹ tôi, đã nhớ nhiều những kỷ niệm về Bố tôi, và đã cho tôi những tình cảm ruột thịt nóng ấm, tràn dầy. Tôi đã thật sự chìm ngập trong hạnh phúc có nơi chôn nhau cắt rốn đó. Hà Nội đã thiêng liêng trở lại trong tâm hồn tôi, bây giờ và mãi mãi .......

ẨM TÚY Xuân 2000
Reply