2022-08-15, 07:02 AM
Sức mạnh của Ý:
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ
cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ
cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
Sư Viên Minh & Pháp Âm
|
2022-08-15, 07:02 AM
Sức mạnh của Ý:
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
2022-08-16, 05:08 PM
NỘI DUNG [01:21] Xin Thầy giảng thêm về yếu tố "tự nhiên". Ví dụ như con quan sát thấy có một số việc con tự nhắc "thận trọng nhé" thì không được, sự việc sẽ tiến triển theo nhiều cách khác nhau, nhưng cũng có một số việc thì lại tự ứng xuất ra ạ? [03:24] Nếu con nhìn một sự việc xảy ra mà phân tích tốt/ xấu, nên/ không nên thì trái với nhìn sự vật như nó là? [04:49] Cách tạo ra các phước nghiệp cụ thể như thế nào để kiếp kế tiếp con nhận được quả trở thành một vị Tỳ-khưu có trí tuệ và có phạm hạnh? Bởi vì sau khi được nghe các chư tăng thuyết giảng và kèm với việc đọc một số bài kinh. Con hiểu ra rằng chỉ có đời sống của một vị Tỳ-khưu phạm hạnh mới đưa con đến con đường giác ngộ, giải thoát kiếp cuối cùng? [08:54] Con hỏi lỡ phạm vào tội phỉ báng Tam Bảo thì sám hối như thế nào ạ? Do lúc ban sơ con chưa hiểu đạo đã lỡ phạm phải, con đã sám hối và hứa không tái phạm với tâm mình, không biết như vậy đủ chưa ạ? Làm sao để giải trừ khẩu nghiệp ạ? [09:39] Do nhân gì và duyên gì mà có rất nhiều người khi ra ngoài xã hội thì rất xông xáo, vui vẻ, giúp đỡ được nhiều ngườii, còn về nhà thì cáu gắt, sân si và thường có thái độ phản đối, không tròn bổn phận và trách nhiệm của một thành viên trong gia đình. Và với sự nhắc nhở thì mâu thuẫn xảy ra, quan hệ trong gia đình ngày càng trở nên tồi tệ hơn? Con xin tri ơn lời khai thị của Thầy. [11:37] Thầy dạy rằng tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác trong mọi sự; thấu rõ, tỏ tường 12 xứ, 18 giới như chính nó là, không phát sinh ngũ uẩn là chìa khoá của giác ngộ. Con thấu rõ lắm, tuy nhiên con thắc mắc: nếu mình chỉ nhìn nhận mọi thứ như nó là mà ko cho phép cảm xúc khởi tạo như việc yêu cái đẹp, tính thích cái này, không thích cái kia, tình yêu, thấu cảm, đam mê, ý chí theo đuổi... thì mình sẽ sống vô cảm như một hòn đá và nghệ thuật, khoa học, xã hội, tình yêu đời, yêu người,... sẽ biến mất. Và nếu không có cảm xúc, không có quan hệ giữa người với người, người với vật thì Pháp sẽ vận hành như thế nào ạ? [14:04] Vì sao Đức Phật lại nói rằng ta chưa từng thuyết pháp một chữ nào, con mong Thầy giải đáp cho con ạ? [16:57] Con đang mở tiệm kinh doanh, con có nên thờ Thần Tài, Thổ Địa không ạ? Ngày 2 và 16 âm lịch hàng tháng con có cúng thí thực, con có nên cúng tam tịnh nhục không ạ? [19:13] Khi sự việc cũ hiện ra trong đầu thì con biết mình đang chạy theo quá khứ, nhưng làm sao mới giải tỏa được để nó không còn hiện ra trở lại? [22:15] Khi nói đến một thói hư tật xấu, nhứt là thói hư tế nhị. Mặc dù rất đau khổ, thảm hại, bế tắc vì nó nhưng không bỏ được. Sư Ông dạy là do chỉ mới có tâm nhàm chán, chứ thân chưa nhàm chán. Vậy thân chưa nhàm chán là gì? Vì sự đê mê từ thói hư đó là do các dây thần kinh ở thân chứ không phải do mình? [25:11] Trong lúc phụng sự công việc trong chùa, quan sát mọi người cúng dường lên Tam Bảo con có một suy nghĩ này khởi lên: làm phước như vậy sẽ được sanh lên cõi trời. Vậy là mình bị mắc kẹt ở cõi đó rất lâu, con thực sự không muốn được sanh lên cõi nào mà tuổi thọ kéo dài quá lâu, con thực sự muốn giải thoát khỏi tất cả thôi ạ. Làm phước, tích phước có khiến cho mình bị dậm chân tại chỗ trên con đường giải thoát không ạ? [31:18] Tập quan sát cơn sân bằng cách “xem một bức ảnh người mà mình không thích hay đọc tin tức về những điều bất công trong xã hội” có được không? [33:26] Sự thư giãn thân tâm như thế nào khi mình bị stress, bị hưng cảm, trầm cảm, áp lực công việc và vô số bệnh tâm lý do công việc bắt buộc phải hoạt động liên tục? [40:52] Con trước đây luôn làm theo ý người khác, chiều lòng người khác, bị bệnh thích làm hài lòng người khác mà không nghĩ tới mình, nhưng ẩn sau đó là nỗi sợ người khác ghét mình, chê mình. Sau này con quan sát thấy biết mình như vậy nên con đã điều chỉnh lại, con không chiều ý người khác nữa mà tùy tình huống mà cư xử. Tuy vậy con lại hơi băn khoăn như vậy có phải bản ngã đang dẫn dắt mình không hay mình điều chỉnh vậy là đúng để không bị lợi dụng ạ. Vì con nhận ra là những người xung quanh lợi dụng con ạ? [45:21] Một người tu tập có cần hiểu biết nhiều về tình hình kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá không? Hay đó là sở tri chướng ạ? [47:56] Khi con thực tập thiền hành con cảm thấy rất bí bách nên bỏ không tập do không phù hợp với riêng con. Nhưng không hiểu sao có một trải nghiệm mới xảy ra mấy hôm trước, con đang đi bỗng nhiên tâm con không cố ý nhưng con hoàn toàn thấy rõ là cái tâm mình đang thấy và cảm nhận rất rõ từng bước chân mình đi. Nó xẹt qua rất nhanh, trải nghiệm này chỉ có trong 5, 6 bước chân của con. Trải nghiệm này ra sao thưa Sư Ông?
Sức mạnh của Ý:
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
2022-08-16, 11:37 PM
Sức mạnh của Ý:
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
2022-08-17, 09:28 PM
Sức mạnh của Ý:
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
2022-08-18, 04:24 PM
Câu hỏi:
Thưa thầy, tài liệu tham khảo giá trị nhất của người tìm đạo có phải tam tạng Pali và những vị thầy uy tín nhất là những bậc thông thạo kinh điển, thành tựu pháp hành hợp với kinh điển không ạ? Vì con nghĩ nếu mỗi người cứ chia sẻ theo kinh nghiệm cá nhân mà không gì chung để đối chiếu và thống nhất thì giáo pháp sẽ bị hiểu sai và dần dần người học đạo sẽ rời xa khỏi cái gốc, giáo pháp càng bị chia chẻ và càng khó cho mọi người tìm được một hướng tu tập đúng đắn.
Trả lời: Gốc của Pháp ở nơi mỗi người. Chỉ cần tinh tấn Chánh niệm tỉnh giác để giác ngộ chính mình thì ai cũng thấy pháp như nhau, nhưng y cứ vào kinh điển thì mỗi người hiểu mỗi khác nên sẽ mâu thuẫn nhau thôi.
Sức mạnh của Ý:
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
2022-08-18, 04:26 PM
Câu hỏi:
Con kính đảnh lễ Sư Ông,
Con thưa Sư Ông, sau hơn một năm hiểu được Pháp Sư Ông chỉ bày, quá trình quan sát và chiêm nghiệm chính con diễn ra ngày càng thú vị hơn. Mặc dù sau khi hiểu được nguyên lý tu tập của Sư Ông, con đã buông bỏ bớt nhiều việc dính mắc vào phân tích từ chương, mà con chuyển qua đọc kinh sách như để tham khảo kiến thức và có thêm vốn từ, nhưng đôi khi con nhìn thấy vi tế bên trong con vẫn còn có sự ham muốn được học giỏi như người ta, chẳng hạn như giỏi Pali, thuộc lòng chi pháp, thuộc tạng Luật… dù ý muốn này rất yếu, nhưng không chối bỏ được nó vẫn luôn còn ở trong con. Bên cạnh nghe Pháp của Sư Ông, con cũng có tham khảo thêm tài liệu từ các vị thầy tâm linh khác, như: Sadhguru, Osho, Eckhart Tolle, Krishnamurti… và một số sách của Thu Giang Nguyễn Duy Cần. Con cứ nghe trong tinh thần thoải mái không nắm bắt gì cả. Cho đến một buổi gần đây nhất, trong khi đang nghe Eckhart Tolle, con chợt nhận ra, những vị thầy tâm linh này không hề biết ngôn ngữ Pali, không hề học thuộc Tam Tạng Kinh Điển, chưa bao giờ chia chẻ văn tự trong từng câu kinh… nhưng các vị đó đều giác ngộ vì thấy ra sự thật. Đó là khoảnh khắc con vỡ òa, thấy như có một ánh sáng tràn ngập và soi rọi cái góc tối còn u mê, bám chấp vào việc muốn “học giỏi như người ta”. Và ngay sau khoảnh khắc đó là niềm hoan hỷ đến vô cùng, và con lập tức nghĩ về Sư Ông với lòng tri ân vô hạn. Con nhớ ngay đến lời Sư Ông thường dạy: “lý thuyết nhiều chỉ trở ngại cho việc thấy ra sự thật”, hay “ý tại ngôn ngoại”, chỉ “thấy và thấy ra”… Có một thời gian, con rất khó chịu mỗi khi bị nghe nhiều lý thuyết sáo rỗng, vì con chứng kiến những vị luôn đem sách vở ra để giảng giải, nhưng khi xúc chạm với những vấn đề, thì tham và sân lại càng dữ dội hơn những người khác. Tuy nhiên, không hiểu sao giờ đây, con lại không còn bực bội nhiều với những người thích mang lý thuyết ra nói đó nữa, mà con chỉ mong cho họ “một phen buông hết ngôn từ” để trực nhận sự thật như Sư Ông luôn dạy. Vì bây giờ con cảm thấy, như khi mình ăn một món ăn; mặn – ngọt – chua – cay chỉ có mình là cảm nhận rõ nhất, còn khi miêu tả lại bằng ngôn ngữ, thì đã không còn đúng sự thật nữa rồi. Từ xa con kính xin đảnh lễ Sư Ông, vì khi nương tựa vào những lời dạy của Sư Ông, mỗi ngày trôi qua, sự tu tập của con càng trở nên nhẹ nhàng và sáng rõ hơn bao giờ hết… Con thành kính tri ân Sư Ông! Trả lời: Sādhu lành thay! Rất tuyệt! Thật hiếm người thấy ra được điều cực kỳ tinh tế này!
Sức mạnh của Ý:
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
2022-08-21, 11:22 PM
Sư Viên Minh cũng có kiểu tu hành giống như vị Thiền Sư Thái Lan này, kết quả thì giống nhưng hành thì hơi khác. TS Thái Lan thì thiền định rồi đi tới thiền tuệ để giác ngộ, còn Sư Viên Minh thì sở đắc được tuệ tri nhờ sự thấy ra trong cách sống và học tập của chính mình, sư không mấy khuyến khích các đệ tử tọa thiền, thích thì cứ làm nhưng không được cột chặt tâm lại, cứ để cho tâm viên ý mã, nhưng dùng tánh biết để theo dõi nó. Sư Viên Minh có một sư đệ, tọa thiền 3 năm trong ........
Sức mạnh của Ý:
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
2022-08-23, 03:44 AM
Sư Viên Minh hay đề cập Kinh KALAMA khi nói về kinh điển
Kinh này là Phật Thích Ca thuyết cho dân xứ Kalama vì họ hỏi Đức Phật, ai mới là người nói đúng Chánh Pháp. trích đoạn - Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là thiện; Các pháp này là không có tội; Các pháp này được người có trí tán thán; Các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc", thời này Kàlàmà, hãy chứng đạt và an trú! Điều đã được nói lên như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên. "So, as I said, Kalamas: 'Don't go by reports, by legends, by traditions, by scripture, by logical conjecture, by inference, by analogies, by agreement through pondering views, by probability, or by the thought, "This contemplative is our teacher." When you know for yourselves that, "These qualities are skillful; these qualities are blameless; these qualities are praised by the wise; these qualities, when adopted and carried out, lead to welfare and to happiness" -- then you should enter and remain in them.' Thus was it said. And in reference to this was it said. https://thuvienhoasen.org/a10788/kinh-kalama-anh-viet
Sức mạnh của Ý:
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
2022-08-23, 03:51 AM
Đoạn kinh này, cũng như những đoạn khác ghi lại trong kinh điển, Đức Phật nói ra trong một ngữ cảnh đặc biệt -- cho thính chúng trong một bối cảnh đặc biệt nào đó -- và vì thế cần phải hiểu trong ngữ cảnh đó. Các người trong bộ tộc Kalama, cư dân của thị trấn Kesaputta, được nhiều vị đạo sư với những quan điểm khác nhau đến viếng thăm, mỗi vị đề cao giáo thuyết của mình và bôi bác giáo thuyết của người khác. Điều này làm cho những người Kalama hoang mang. Khi biết ẩn sĩ Gotama, được ca ngợi là bậc Giác Ngộ, đến viếng thị trấn, họ đến yết kiến Ngài, với hy vọng rằng Ngài sẽ giúp giải tỏa các sự hoang mang, nghi ngờ của họ. Khi đọc tiếp các đoạn sau của bài kinh, chúng ta thấy rõ ràng các vấn đề làm cho họ hoang mang là về sự tái sinh và hậu quả của các hành động thiện và ác.
Đức Phật bắt đầu bằng cách trấn an những người Kalama rằng trong tình huống như thế, họ nghi ngờ hoang mang là đúng, và Ngài khuyến khích họ nên trạch vấn. Tiếp theo, Ngài nói với họ những điều như đã được ghi trong đoạn kinh trích dẫn ở trên, khuyên họ nên từ bỏ những điều họ tự biết rõ là bất thiện, và thực hành những những điều họ tự biết rõ là thiện. Lời khuyên này có thể nguy hiểm cho những ai không có luân lý đạo đức, và chúng ta có thể hiểu rằng ở đây, Đức Phật xem những người Kalama này là những người có đạo đức tốt. Dù thế nào, Ngài cũng không để cho họ tự mình suy diễn, mà Ngài còn khéo léo hỏi họ để cho họ thấy tham sân si đưa đến bất hạnh, khổ đau cho mình và cho người khác, và chúng phải được từ bỏ. Trái lại, tâm vô tham, vô sân, vô si sẽ đưa đến an lạc, hạnh phúc, và vì thế, cần phải được nuôi dưỡng. Tiếp theo, Đức Phật giảng rằng một “vị Thánh đệ tử ly tham, ly sân, ly si” sống tỉnh giác, chánh niệm, an trú và tỏa rộng tâm vô lượng Từ, Bi, Hỷ, Xả bao trùm toàn thế giới. Với tâm thanh tịnh, không oán thù, không ác hại như vậy, vị ấy có được “bốn sự an ổn” ngay bây giờ và tại nơi đây: (i) nếu có đời sau và nếu có kết quả dị thục do các nghiệp thiện ác, sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sẽ sinh vào cõi thiện lành; (ii) nếu không có đời sau và nếu không có kết quả dị thục, vị ấy vẫn sống tự tại và an lạc tại đây và ngay bây giờ; (iii) nếu có quả xấu trổ ra bởi nghiệp ác, vị ấy không chịu quả xấu; và (iv) nếu quả xấu không trổ bởi nghiệp ác, cũng không ảnh hưởng gì đến vị ấy vì ý nghĩ lẫn hành động của vị ấy đều trong sạch. Sau khi nghe giảng như thế, các người Kalama tỏ lòng tri ân và tán thán Đức Phật, rồi xin Ngài cho phép họ quy y Tam Bảo. VỀ BÀI KINH KALAMA Tỳ khưu Bodhi - Bình Anson lược dịch
Sức mạnh của Ý:
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
2022-08-23, 04:55 PM
NỘI DUNG Con thấy hiện nay trang mạng Tiktok thường có các video phá chấp. Họ nói chỉ cần tu tâm là được khỏi cần đọc kinh sách gì nữa. Con xin hỏi ý kiến của Thầy về việc này. Trong tu tập con có phải tu qua các tầng thiền định để thấy rõ pháp và đạt đến các quả thánh, hay chỉ cần tu thiền quán Vipassanā? Tu tập là bao gồm Bát Chánh Đạo, Tứ Niệm Xứ, Chánh niệm - tỉnh giác, Tàm-quý? Có hai bài thơ của hai vị Thần Tú và Huệ Năng. Con thấy một người thì nói trên Tục Đế, một người thì nói trên Chân Đế. Hai bài thơ đều hay đều đúng nhưng tại sao mọi người vẫn nói ngài Huệ Năng giỏi hơn ạ? Khi thực hành thiền trong đời sống hàng ngày, con cảm nhận được thân và thọ, còn tâm và pháp thì con chưa thấy được. Mong Thầy khai thị. Con thấy mọi khổ đau đều do tư tưởng khởi lên. Ví dụ con đợi ai đó lâu quá nên lo lắng, và có thời gian phát sinh, đồng thời bực bội xuất hiện. Con thấy vậy đúng không ạ? Nếu không có mong muốn thì điều gì đưa đến một thành tựu nào đó và trong thế gian con thấy chỉ có mối quan hệ chứ con hầu như không thấy tương giao thầy ạ? Một người cư sĩ thông thạo kinh điển Phật, đến độ đi dạy người khác nhưng trong đời sống tham, sân, si thường có mặt, hành xử như kẻ trộm Pháp thì người ấy là Nhị Nhân, Tam Nhân hay Vô Nhân ạ? Tu tập sao để gỡ nghiệp nhanh chóng do tập khí sâu dày cứ kéo con về vô minh. Ngoài trọn vẹn trong từng khoảnh khắc, còn pháp môn phụ nào không Thầy? Con mới tập ngồi thiền, khi ngồi con cảm thấy bị đau đầu, cho con hỏi trọn vẹn với cơn đau là như thế nào ạ? Sự hiện hữu của 5 uẩn là nguồn gốc chính yếu của khổ hay sự thấy sai chấp lầm, không thấu rõ bản chất của 5 uẩn, mới là nguyên nhân chính tạo ra khổ? ![]() ![]() ![]()
Sức mạnh của Ý:
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
2022-08-23, 09:26 PM
Sức mạnh của Ý:
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
2022-08-23, 09:30 PM
Hòa Thượng Giới Đức
Trưởng Lão Giới Đức, Viện Chủ Tu Viện Huyền Không Sơn Thượng tại Huế. Ngài là một bậc Cao Tăng của Phật Giáo Nam Truyền Nguyên Thủy, và là tác giả của hơn 30 tác phẩm Phật học, trong đó nổi tiếng nhất là bộ sách “Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt”, là một bộ đại sử, 6 tập, viết về cuộc đời của Đức Bổn Sư Thích Ca. Qua bút hiệu Minh ĐứcTriều Tâm Ảnh, Hòa Thượng là một nhà thơ, hội hoạ, thư pháp nổi tiếng hiện nay ở VN. https://quangduc.com/author/about/6507/h...g-gioi-duc ........................ Sư Giới Đức là sư đệ của sư Viên Minh.
Sức mạnh của Ý:
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
2022-08-24, 06:03 PM
Sư Viên Minh: tu là một quá trình chuyển đổi (chuyển đổi gì) chuyển đổi từ nhận thức (ý nghĩ) và hành vi (lời nói và hành động) sai, xấu qua đúng, tốt.
Vì đó là một quá trình nên không thể nghe xong là thay đổi trong một sớm một chiều, mà là phải có thời gian, dài ngắn tuỳ người. Mình ngày hôm nay phải làm sao tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai phải tốt hơn ngày hôm nay. Yêu cầu của Chúa Jesus còn cao hơn thế nữa. "Anh em hãy trở nên hoàn thiện như Cha của anh em, ngự ở trên Trời* là Đấng hoàn thiện" * nói theo niềm tin của người Do Thái, chứ Ông Trời ở khắp mọi nơi, nơi nào cũng có sự hiện diện của Ông Trời, kể cả những nơi ô uế nhất.
Sức mạnh của Ý:
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
2022-08-24, 09:55 PM
KHÓA GIẢNG THIỀN LẦN THỨ 21 - Ngày 4A | Chủ Nhật, 21/08/2022 00:00 - Niệm Phật 00:50 - Tất cả các Pháp đến với mình hay mọi người có phải do nhân quá khứ? 11:10 - Giác ngộ là gì, có phải là chứng 1 trong 4 quả Thánh hay là thấy rõ Nhân quả và Tam tướng? 20:58 - Làm sao để giúp mẹ thoát khỏi hội chứng rối loạn lo âu? 40:55 - Bố thí - Cúng dường
Sức mạnh của Ý:
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi.
2022-08-25, 04:47 PM
KHÓA GIẢNG THIỀN LẦN THỨ 21 - Ngày 4B | Chủ Nhật, 21/08/2022 00:05 - Vì sao Đức Phật nhận đệ tử xuất gia trong khi cả người xuất gia hay tại gia đều luôn thận trọng - chú tâm - quan sát? 05:45 - Làm thế nào để đoạn trừ vô minh căn bản? 16:43 - Có phải lúc hoài nghi là lúc bản ngã phát sinh? 20:46 - Những bậc A-la-hán khi thân hoại có tái sinh kiếp sống mới và nhớ/biết về kiếp quá khứ hay không? 23:28 - Hồi hướng đến tương ưng xứ
Sức mạnh của Ý:
luôn nghĩ mình khoẻ, mình sẽ khoẻ cho dù có đang yếu thì cũng sẽ khoẻ mau thôi. |
« Next Oldest | Next Newest »
|