Hai Đảng phái Dân Chủ & Cộng Hoà
(2021-05-23, 12:02 AM)Cúc Wrote: Chú khuyến khích cháu viết sách dạy phụ nữ phải tự tin , tự trọng , tự chủ và tự lập Àh ? Dễ thôi , nhưng chú sẽ ủng hộ bao nhiêu cuốn ? Nói trước Sách của Cúc không rẻ . Biggrin

Hihi,

Thì phải xem sách cháu viết có thể giúp được bao nhiêu người, 
thì chú ráng cắn răng, móc ruột, xem có thể móc ra vài đoạn,
ủng hộ cháu hay không đã.
See-through me in you
Reply
Người lớn bảo cắt thịt cầm cán không cầm lưỡi quả hay !

Thiên hạ đệ nhất ghét đàn ông !
Reply
(2021-05-23, 12:15 AM)Cúc Wrote: Người lớn bảo cắt thịt cầm cán không cầm lưỡi quả hay !

Hihi, 

Được đúc ra bởi máu và nước mắt đó cháu.
See-through me in you
Reply
Phim Nương tử , xin dừng tay 

https://youtu.be/wPjojfMToPk

Thread của Cúc , Tuyếtvan , xin dừng tay .

Biggrin
Cúc mê lý luận Và chính trị

Thiên hạ đệ nhất ghét đàn ông !
Reply
Máu và nước mắt sau ‘Vành đai Con đường’, người Hoa kiều bị chính công ty Trung Quốc bức ép


Hoàng Tuấn • 12:58, 23/05/21
Báo cáo mới nhất đã vạch trần mặt tối đằng sau sáng kiến “Vành đai Con đường”. Theo đó, các công ty Trung Quốc dùng mọi thủ đoạn để bức ép công nhân. Việc ký hợp đồng để làm việc trong các dự án này cũng mặc nhiên thừa nhận họ trở thành nô lệ để người khác tha hồ chặt chém, trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lại hết sức che giấu và bưng bít.
Tổ chức nhân quyền China Labour Watch có trụ sở tại New York mới đây đã công bố một báo cáo sau khi tiến hành cuộc điều tra kéo dài 9 tháng (8/2020 - 4/2021) đối với gần 100 công nhân Trung Quốc, nhà báo và tình nguyện viên trong sáng kiến “Vành đai Con đường”.

Thiên hạ đệ nhất ghét đàn ông !
Reply
Đầu tháng này, Đài Á Châu Tự do và Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đã trích đăng báo cáo và phỏng vấn công nhân Trung Quốc, tập trung vào thực trạng bi thảm của các công nhân Hoa kiều trong sáng kiến “Vành đai và Con đường”.
Báo cáo chỉ ra rằng, sau khi người lao động Trung Quốc được tuyển dụng ở nước ngoài theo hợp đồng, họ đã phải đối mặt với sự đối xử khắc nghiệt như bị các công ty Trung Quốc ở nước ngoài tịch thu hộ chiếu, hạn chế tự do đi lại, làm thêm giờ và nợ lương. Họ bị bỏ mặc và không được chăm sóc dù ốm đau hay thương tật, không được kháng cáo và bảo vệ quyền hợp lý. Nói chung, điều kiện làm việc của công nhân Trung Quốc vô cùng khốn khổ.
[Image: ntdvn_gettyimages-1071307642.jpg]
Sau khi người lao động Trung Quốc được tuyển dụng ở nước ngoài theo hợp đồng, họ đã phải đối mặt với sự đối xử khắc nghiệt từ các công ty Trung Quốc ở nước ngoài. (Ảnh minh hoạ: Getty)

Thiên hạ đệ nhất ghét đàn ông !
Reply
Tôi hối hận vì bị lừa đi nước ngoài một tuần
"Không đi không biết. Nhưng khi đi rồi, bạn sẽ không muốn làm việc ở đó nữa, và bạn không muốn ra nước ngoài làm việc nữa". He Ping, người từng làm việc tại một công ty Trung Quốc ở Indonesia và hiện đã về nước, nói với Đài tiếng nói Hoa Kỳ.
He Ping (53 tuổi) làm việc cho một nhà máy luyện niken thuộc Tập đoàn Yongqing, Indonesia. Tập đoàn Yongqing được biết đến là "thành tựu quan trọng ban đầu" của chiến lược "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc tại Indonesia. Ông đến đó vào tháng 10 năm 2019 và dự kiến sẽ về nước vào cuối tháng 3 năm 2020. Sau khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát, ông buộc phải ở lại để tiếp tục làm việc.
Một ngày vào tháng 7, He Ping cảm thấy khó chịu và muốn đi khám bệnh ở phòng y tế. Ông cho biết bản thân lúc bấy giờ không thể đứng vững và bị ngã. Tuy nhiên, bác sĩ chỉ khuyên ông quay về ký túc để nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng. Ông nằm trong ký túc xá hơn một tháng mà không hề hay biết xương khớp háng đã bị gãy cho đến khi trở về quê nhà ở Trung Quốc. He Ping đau đớn nói: "Không có cách chữa trị nào ở đó, Tình trạng của tôi kéo dài liên tục 123 ngày, theo thời gian, xương của tôi bắt đầu bị hoại tử".
He Ping cho biết, có một loại virus lây lan trên công trường vào thời điểm đó, khi được sơ tán về nước tập thể, ông lại nhận được kết quả dương tính tại sân bay và phải ở lại. He Ping không được điều trị cho đến khi trở về Trung Quốc. Mặc dù đã vứt bỏ nạng, nhưng ông không thể làm thợ hàn điện được nữa. Ông nói: "Tôi không thể ngồi xổm xuống, tôi không thể đi vệ sinh".
He Ping nói thêm: "Làm việc 8 hoặc 9 tháng, tôi kiếm được 80 - 90.000 nhân dân tệ. Nhưng sau khi trừ các chi phí, tiền mặt trong thẻ chỉ còn 70 - 80.000 nhân dân tệ”.Ông còn phải dùng tiền của mình để chi trả gần 70.000 tệ cho ca phẫu thuật thay thế. Hy vọng duy nhất của He Ping là công ty có thể hoàn lại tiền cho mình. Nhưng công ty không công nhận đây là một chấn thương do lao động.
[Image: ntdvn_gettyimages-800065512.jpg]
"Không đi không biết. Nhưng khi đi rồi, bạn sẽ không muốn làm việc ở đó nữa, và bạn không muốn ra nước ngoài làm việc nữa". (Ảnh minh hoạ: Getty)

Thiên hạ đệ nhất ghét đàn ông !
Reply