Ngộ nhận nguy hiểm khi diễn dịch: cộng đồng thiểu số
#1
Ngộ nhận nguy hiểm khi diễn dịch: 
Cộng đồng thiểu số gương mẫu là tất cả người gốc Á đều thành công

Translated from NBC News's article The model minority myth says all Asians are successful. Why that's dangerous.

Bao nhiêu năm nay, anh Cayden Mak và các nhóm kết nối cộng đồng địa phương mà anh cùng hợp tác đều biết rằng các vụ tấn công người cao niên châu Á yếu thế ở các phố người Hoa trên khắp nước Mỹ là một vấn đề tồn tại đã lâu.

By Victoria Namkung, on 20-03-2021, 03:00:00


[Image: be74b3_676604df661d4a5db14e7888a03013db~mv2.webp]


Bao nhiêu năm nay, anh Cayden Mak và các nhóm kết nối cộng đồng địa phương mà anh cùng hợp tác đều biết rằng các vụ tấn công người cao niên châu Á yếu thế ở các phố người Hoa trên khắp nước Mỹ là một vấn đề tồn tại đã lâu. Nhưng anh nói rằng ngộ nhận về nhóm thiểu số gươngmẫu (model minority myth), một định kiến cố chấp cho rằng người Mỹ gốc Á vốn dĩ thành công và không có vấn đề gì khi so sánh với các nhóm thiểu số khác có “nhiều vấn đề phức tạp” hơn, đã khiến cho các “vấn đề to” trước đây trở nên “bé” lại.

Anh Cayden Mak là giám đốc điều hành của nhóm tổ chức cho người Mỹ gốc Á 18 Million Rising. Anh nói rằng sự kết hợp của dịch Covid-19 và sự gia tăng xung đột sắc tộc cuối cùng đã đưa vấn đề này lên trước mắt. Và sau khi tám người ở khu Atlanta, bao gồm sáu phụ nữ châu Á, bị giết tại ba tiệm spa, nước Mỹ đã bắt đầu thảo luận về sự phân biệt chủng tộc đặc thù và những mối nguy hiểm mà cộng đồng người Mỹ gốc Á phải đối mặt.

Anh Mak phát biểu với đài NBC Asian America: “Thật đáng buồn khi phải mất nhiều thời gian và cả đại dịch toàn cầu để mới đến được điểm này. Tôi hy vọng rằng bây giờ với các cuộc thảo luận diễn ra một cách cởi mở, chúng ta có thể bắt đầu giải quyết vấn đề cùng nhau.”

Trong khi một số cuộc tấn công có liên quan đến sự thù hận chủng tộc racial animus, anh Mak cho biết các cuộc tấn công khác xảy ra do định kiến văn hóa về người Mỹ gốc Á đã được củng cố trong nền văn hóa đại chúng. Mak cho biết: “Mọi người không nghĩ rằng người châu Á sẽ chống trả lại, vì vậy họ có thể dễ dàng nhắm vào những người mà họ không nghĩ rằng sẽ gây ra hậu quả khi tấn công… Những người yếu thế trong cộng đồng của chúng ta như những người lớn tuổi thuộc tầng lớp lao động đã phải tự mình chịu đựng hoặc chống chọi lại điều này trong một thời gian dài.”

Những người Mỹ gốc Á có địa vị kinh tế xã hội thấp hơn sẽ không “rơi vào" tuýp người thiểu số gương mẫu. Họ có nhiều khả năng làm việc trong các nghề nghiệp với mức lương thấp như phục vụ nhà hàng, tiệm nail và tóc, dọn dẹp nhà cửa và làm công cho nhà máy, điều này có thể khiến họ dễ bị thiệt thòi hơn. Những phụ nữ châu Á như các nạn nhân của vụ xả súng hôm thứ Ba trước đây dễ bị bạo lực tình dục và thể xác.

Ngay cả ở các thành phố đa dạng sắc tộc nhất của Hoa Kỳ, người Mỹ gốc Á thuộc mọi thành phần đều lo sợ bị quấy rối bằng lời nói, bị người ta xúc phạm và xem thường, bị xô đẩy, đấm, đâm hoặc thậm chí bị giết vì sự gia tăng bạo lực chủng tộc gần đây.

Các chuyên gia tin rằng ngộ nhận về “cộng đồng thiểu số gương mẫu” đã che giấu sự kỳ thị dân châu Á quá lâu.

Ông Gregg Orton, giám đốc quốc gia của Hội đồng quốc gia của người Mỹ gốc Á Thái Bình Dương, hay còn gọi là tổ chức NCAPA, cho biết: “Dù thật khó chịu khi nhiều người cho rằng chúng ta rất ổn, chúng ta không có lý do gì để phàn nàn. Nhưng nó cho thấy ta cần phải làm thêm nhiều thứ để thực sự thay đổi nếp nghĩ của nhiều thế hệ trong xã hội của chúng ta.”

Kể từ khi đại dịch bùng phát ở Hoa Kỳ, đã có khoảng 3,800 vụ tự trình báo liên quan đến phân biệt chủng tộc và kỳ thị đến người Mỹ gốc Á, theo tổ chức Stop AAPI Hate, một liên minh quốc gia giải quyết sự hận thù người gốc châu Á trong thời dịch Covid-19. Năm ngoái, tội ác hận thù (kỳ thị) đã xảy ra với người Mỹ gốc Á đã tăng gần 150% theo một báo cáo gần đây.

Các quan chức và chính trị gia đang phải vật lộn xử trí làn sóng căm ghét người châu Á hiện nay khi các vụ hành hungcác vụ tấn công mới liên tục xảy ra. Mặc dù không phải tất cả các hành động tội phạm xảy ra với người Mỹ gốc Á đều là tội ác thù hận (chủng tộc) hoặc thậm chí có động cơ kỳ thị chủng tộc, nhưng đối với nhiều người, loạt vụ bạo lực gần đây này có cảm giác phân biệt chủng tộc và tất cả đều cảm thấy quá quen thuộc.

Vào ngày 26 tháng 1, Tổng thống Joe Biden đã ký một bản ghi nhớ để chống lại các sự cố thù ghét những người Mỹ gốc Á. Tháng trước, tiểu bang California đã tài trợ $1.4 triệu cho Trung tâm Nghiên cứu ngành Người Mỹ gốc Á của Đại học UCLA và tổ chức Stop AAPI Hate nhằm giải quyết tác động của Covid-19 đối với các cộng đồng người Mỹ gốc Á và TBD, việc này bao gồm các nghiên cứu và phân tích về các vụ việc hận thù (chủng tộc) đã được báo cáo.

“Đó thực sự là một lối suy nghĩ phóng khoáng và cũng trong cách nào đó thực sự là một thay đổi lớn đối với người Mỹ gốc Á, những người mà trong nhiều thập kỷ đã là nạn nhân của hệ thống luật loại trừ người châu Á rất giống với luật Jim Crow* ở miền Nam Hoa Kỳ.”
*Luật Jim Crow là chế độ giai cấp đặt cơ sở trên màu da

Ellen Wu, phó giáo sư lịch sử tại Đại học Indiana, cho biết bản thân những người Mỹ gốc Á đã “tham gia rất nhiều” vào việc tạo ra hình mẫu này, để giúp xây dựng danh hiệu cộng đồng của họ “từ hiểm họa da vàng trở thành những công dân xuất sắc gương mẫu.”

Nhà sản xuất kiêm đạo diễn Renee Tajima-Peña, người đã nhận được đề cử giải Oscar cho bộ phim quan trọng "Ai đã giết Vincent Chin?", cho biết rằng trước khi Vincent Chin bị giết vào năm 1982, người Mỹ gốc Á ở cộng đồng Detroit nghĩ rằng họ đã đạt được Giấc mơ Mỹ.

Bà Tajima-Peña cho biết: “Người Mỹ gốc Á lâu lâu lại gặp phải những cú sốc để thức tỉnh. Người Mỹ gốc Nhật bị giam vào trại là một cú sốc thực sự, khi Vincent Chin bị sát hại cũng là một cú sốc lớn. Đã có rất nhiều hồ sơ phân biệt chủng tộc đối với người Mỹ gốc Hoa trong ngành STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) và ngày 11 tháng 9 đối với người Nam Á là một hồi chuông cảnh báo - và bây giờ chúng ta đang trải nghiệm qua một cú sốc khác. Đến một lúc nào đó, bất kỳ ai trong chúng ta tìm thấy niềm an ủi trong ngộ nhận hoang đường đó đều nên rút ra bài học cho chính mình."

Bà Tajima-Peña nói rằng ngộ nhận thiểu số gương mẫu đã được dùng để làm "vũ khí" trong suốt lịch sử, đặc biệt là để chống lại phong trào người Mỹ da Đen kêu gọi bình đẳng và dân quyền. Định kiến tai hại này đã che đậy các hành vi đoàn kết giữa người châu Á và người da màu khác, cũng như sự phản kháng của người Mỹ gốc Á.

Bà Tajima-Peña nói thêm rằng, “Ngộ nhận về người thiểu số gương mẫu là một thần dược, nhưng cũng như ma túy, nó thật độc hại. Ngộ nhận này là dựa trên rất nhiều ngụy biện và chuyện hoang đường."

Trong lịch sử, những người châu Á ở Mỹ thường bị đổ lỗi là nguồn gốc của bệnh tật và suy thoái kinh tế kể từ khi những người di cư Trung Quốc bắt đầu đến Mỹ vào những năm 1800 để xây dựng tuyến đường sắt xuyên lục địa.

Cô Wu nói: “Dư âm của các sự kiện trong quá khứ, đặc biệt là các mối quan hệ đối ngoại và các diễn biến ở nước ngoài chắc chắn đã gây tác động đến cách người châu Á tại Mỹ bị đối xử."

Các tổ chức như NCAPA và 18 Million Rising đang cố gắng chống lại nạn phân biệt chủng tộc người châu Á bằng cách tham gia liên minh đa chủng tộc rộng lớn đấu tranh cho sự thay đổi cấu trúc.

Anh Mak nói: “Chúng ta có các cách thức chiến đấu và thực hiện các công việc này và cũng như cách để quan tâm lẫn nhau. Đó là một phần của sự đoàn kết. Chúng ta không cần phải tự đưa ra các giải pháp này, một số cách giải quyết đã có sẵn xung quanh chúng ta. Chúng ta chỉ cần biết nên tìm đến ai thôi."


Người dịch: Que Do
Biên tập: Chau Tran



The Interpreter
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply