Note nhạc
(2023-03-08, 12:58 AM)005 Wrote:  Người Việt không tử tế. 

 Hồi xưa 5 có cuộn băng này là cassette cơ, trên đó ghi Đức Huy. Khi nghe nhạc mới bé cái lầm, chàng chỉ đặt lời Việt.  Shy

 

Ui dạ cuộn băng này lạ, đọc tựa của mấy bài hát thì hình như muội kg quen mấy. Cám ơn ngũ ca.  Tulip4

Nháy mắt mà ca sĩ NL ra đi 21 năm rồi, lúc ấy muội mới vào tuổi đôi mươi, thích đôi song ca Duy Quang & Ngọc Lan lắm luôn.  





Goá Phụ Ngây Thơ
Nhạc: Trần Thiện Thanh
Thơ: Hà Huyền Chi

Đà Lạt lạnh môi em vừa đủ [Dm] ấm
 Bởi chia ly nên đẹp chuyện tương phùng
 Con dốc nhỏ hoa anh đào lấm tấm
 Lối sỏi mòn hai  đứa đã đi chung.
 
 Em nhẩm tính trên lóng tay tháp bút
 Là cách xa biền biệt tháng năm trôi
 Tuổi trẻ ơi sao quá nhiều nước mắt
 Chiến tranh ơi bóng tương lai mịt mù.
 
Đơn xin cưới, một tờ đơn xin cưới
Anh thảo rồi, anh lại xé anh ơi
Bởi không muốn thấy người yêu nhỏ bé
Một sớm nào, thành goá phụ ngây thơ
Nên đơn cưới, một tờ đơn xin cưới
Anh viết rồi, rồi anh lại xé em ơi.
 
Anh đoán thấy trong hố sâu quầng mắt
Từng xác đêm chồng chất nối theo nhau
Trong tình yêu em thiệt thòi nhiều nhất
Anh có gì cho mộng ước mai [Cm] sau
Đơn xin cưới, một tờ đơn xin cưới
Anh viết rồi, sao lại xé em ơi.
 
 Thượng Đế xa vời, thiên đàng đóng cửa
 Tiếng cười chưa tan, nước mắt ròng ròng
 Số phận con người, đồng tiền sấp ngửa
 Em, em ơi, em có hiểu gì không
 Nên đơn cưới, một tờ đơn xin cưới
 Anh viết rồi, rồi anh lại xé em ơi.
 
 * Không, anh không muốn thấy người yêu anh nhỏ bé
Một sớm nào thành goá phụ ngây thơ
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 1 user Likes Lục Tuyết Kỳ's post:
  • TanThu
Reply
TN là một giọng hát tôi rất yêu thích từ thuở bé, qua nay thấy dân cư mạng ném đá vụ TN sửa lời bài Tình Bơ Vơ của cố nhạc sĩ Lam Phương khi ông hát ở VN.  Hôm nay đọc được bài viết của nhạc sĩ trẻ Đức Tiến thì tôi rất đồng cảm với cái nhìn của anh.  Giọng hát TN tôi vẫn thích, nhưng sự tôn trọng ông trong âm nhạc thì có phần kém đi vì ông đã kg tôn trọng chính ông và nhạc sĩ Lam Phương.  Tiếc thật.  
...

VỀ MỘT CA SỸ HÁT QUÊN TÊN NƯỚC MÌNH

Việc hát quên lời là một câu chuyện tai nạn  thường tình của một ca sĩ , ca sĩ Tuấn Ngọc cũng vậy . Cái kẹt của ông trong tai nạn lần này là  vì tên tuổi của ông khá lớn trong giới yêu nhạc Việt Nam. Và độ nổi tiếng của ông phủ khắp cả nước Việt Nam nhiều thế hệ là không thể phủ nhận . Nhưng ông lại quên tên nước mình trong một bài hát của một nhạc sỹ tên tuổi hơn ông gấp nhiều lần. Nếu không gọi là quên thì cũng có thể gọi bôi tên nước mình.

Nhiều người bênh vực ông , nhiều người trách ông hát sai lời bài hát của NS Lam Phương trong câu hát kinh điển trong bài Tình Bơ Vơ , câu gốc là :"  Trời vào thu VIỆT NAM buồn lắm em ơi." Thì ông Tuấn Ngọc lại hát " Trời vào thu , chiều nay buồn lắm em ơi !.

Là một ca sỹ bán chuyên nghiệp khi chọn một bài hát , hoặc bất cứ ai yêu thích ca hát khi hát lên một bài hát ắt phải thích ít nhất vài câu trong bài hát. Đó là sự cơ bản của người thích hát. Tình bơ Vơ của ns Lam Phương cần xác tín rằng câu hay nhất trong một bản tình ca tưởng rằng đơn thuần với phiên khúc trưởng và điệp khúc thứ là : Trời vào thu VIỆT NAM BUỒN LẮM EM ƠI. Dĩ nhiên vẫn có người thích các câu khác như " cho anh xin một đêm trăn trối ..." nhưng đại đa số thì có tên nước mình là ai cũng nhớ.

Vậy hà cớ gì một ca sỹ lão làng như ông Ngọc lại quên cả tên nước mình để thay vào chữ " chiều nay ".

Với góc độ chữ nghĩa thì chữ" chiều nay" là vẫn thua ông bảy lính chế độ cũ dưới quê tôi thường hát  nhạc chế mỗi khi nhậu , ông bảy hát như vầy : trời quào thu ,Miềng Nam buồn lắm ơi .

Nhưng ông Ngọc không phải là một người hát nhạc chế như ông bảy , ông Ngọc là một ngôi sao lâu năm ông có quyền quên lời ,hoặc hát tới chữ Việt Nam ông sợ hát thì im luôn đi để đóng cho tròn vai sợ hãi,  thì có khi dư luận thấy thương ông hơn vì trước ông đã có cô Khánh Ly bị cúp điện bởi Gia Tài Của Mẹ  và Chế Linh bị bịnh trước giờ diễn, khán giả cũng đủ thông minh để nhận diện ai là kẻ đổi trắng thành đen trong âm nhạc.

Đổi hai chữ Việt Nam thành Chiều Nay , có thể giúp ông Ngọc sáng đèn trong một đêm diễn và được tặng nhiều thuốc bổ sức khỏe để không bị bịnh như Chế Linh ở  nhà hát lớn Hà Nội nhưng nó không thể làm cho ông Ngọc được kính trọng như trước nữa. Vì điều đó sẽ khiến cho nhiều người tự đặt câu hỏi rằng : Bao nhiêu tiền để ông Ngọc quên tên nước mình.

Cá nhân tôi là một người viết nhạc , khi thay chữ Việt Nam bằng chữ Chiều Nay  là một sự khập khiễng , khiên cưỡng trong ngữ nhạc nếu không nói là xào chẻ.

Chữ Chiều là ngôn ngữ diễn tả của nỗi buồn trong văn chương , nếu viết"  Chiều nay buồn lắm em ơi " thì bị dư ý , mà dư ý thì không có trong âm nhạc của Ns Lam Phương. 

Nếu ns Lam Phương còn sống, đem ra so sánh hai câu hát giữa chú bảy và ông Ngọc thì tôi nghĩ chắc chắn ns Lam Phương bụm miệng cười ra nước mắt .

Nhạc sĩ Đức Tiến, VN

Tình Bơ Vơ qua tiếng hát Elvis Phương





Tình Bơ Vơ bị đổi lời của Tuấn Ngọc



Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 6 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • 005, JayM, phai, TanThu, TTTT, vô_danh
Reply
Gần một đời sống bằng tiếng hát như ông Ngọc thì không thể quên hai chữ Việt Nam trong bài "Tình Bơ Vơ" như vậy được. Chẳng thà không biết nhạc của ông Lam Phương và bài nhạc đó nhưng nếu đã biết rồi thì không thể nào quên vì hai chữ Việt Nam đó là chủ ý của bài nhạc. Hai chữ đó mở lối và quyện vào ... "em khóc cho đời viễn xứ" "về làm chi rồi em lặng lẽ ra đi gom góp yêu thương quê nhà dâng hết cho người tình xa" để tạo ra một "Tình Bơ Vơ" nổi tiếng từ mấy chục năm nay. Một người mang tiếng là danh ca như ông Ngọc không được phép quên.

Còn nếu hèn và sợ thì ông ta có thể lựa một bài khác để hát, nhạc sĩ Lam Phương có cả mấy trăm bài mà.


Hãy nghe 1 người trẻ trong nuớc hát "Tình Bơ Vơ" trong một buổi thi nào đó.





Rõ ràng đây là một bản nhạc không có một dấu vết nào của chính trị.
[-] The following 3 users Like phai's post:
  • Lục Tuyết Kỳ, TanThu, TTTT
Reply
(2023-03-09, 05:34 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Tình Bơ Vơ bị đổi lời của Tuấn Ngọc




 Vào thẳng trang Youtube, thấy giang hồ bảo rằng y hát sai lời đến ... 2 lần. Như vậy là không phải quên nhời mà là sợ chết. Theo tin tức giang hồ ấy, tớ tìm xem khi song ca với cô bé Uyên Linh gì đó, nam danh ca nhà mình ra nàm thao. Ơ hay, quả thật, nam danh ca lại sao y bản nhái, quên nhời tập 2. Shy Thôi rồi bạn ơi.

Sau đó tớ đi xem hơn chục người hát Tình Bơ Vơ ở Việt Nam, từ Đàm Vĩnh Biệt đến Lính Chê, Thanh Tiền. Mọi ca sĩ già trẻ bé lớn đều hát như nhau. Chỉ có nam danh ca sửa lời mình ên. Khổ chàng rồi.

A hèm, chàng bảy mươi sáu tuổi nhạn rồi đấy, sao lại làm xì-căng-đăng thế nhể?  Shy
[Image: K6bu1Jw.png]
[-] The following 1 user Likes 005's post:
  • TanThu
Reply
À, nam danh ca nhà mình cũng làm chương trình The Voice hay gì đó ở Việt Nam. Về mức độ nghiêm túc trong nghề nghiệp thấy rõ qua cái clip dưới này khi chỉ bảo hậu bối tập dượt. Cho nên có lẽ nam danh ca bị một áp lực chính chị chính em gì ghê gớm lắm ví như tắt điện sáng đèn chi đó như hậu bối Đức Tiến ví von vụ nam danh ca Lính Chê, nên nam danh ca Tuấn Ngọc mới không dám hát chữ "Việt Nam" trong bài Tình Bơ Vơ, chắc bị Trọng Lú làm áp lực chăng?  Shy



[Image: K6bu1Jw.png]
[-] The following 1 user Likes 005's post:
  • TanThu
Reply
(2023-03-09, 05:34 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: TN là một giọng hát tôi rất yêu thích từ thuở bé, qua nay thấy dân cư mạng ném đá vụ TN sửa lời bài Tình Bơ Vơ của cố nhạc sĩ Lam Phương khi ông hát ở VN.  Hôm nay đọc được bài viết của nhạc sĩ trẻ Đức Tiến thì tôi rất đồng cảm với cái nhìn của anh.  Giọng hát TN tôi vẫn thích, nhưng sự tôn trọng ông trong âm nhạc thì có phần kém đi vì ông đã kg tôn trọng chính ông và nhạc sĩ Lam Phương.  Tiếc thật.  
...

VỀ MỘT CA SỸ HÁT QUÊN TÊN NƯỚC MÌNH

Việc hát quên lời là một câu chuyện tai nạn  thường tình của một ca sĩ , ca sĩ Tuấn Ngọc cũng vậy . Cái kẹt của ông trong tai nạn lần này là  vì tên tuổi của ông khá lớn trong giới yêu nhạc Việt Nam. Và độ nổi tiếng của ông phủ khắp cả nước Việt Nam nhiều thế hệ là không thể phủ nhận . Nhưng ông lại quên tên nước mình trong một bài hát của một nhạc sỹ tên tuổi hơn ông gấp nhiều lần. Nếu không gọi là quên thì cũng có thể gọi bôi tên nước mình.

Nhiều người bênh vực ông , nhiều người trách ông hát sai lời bài hát của NS Lam Phương trong câu hát kinh điển trong bài Tình Bơ Vơ , câu gốc là :"  Trời vào thu VIỆT NAM buồn lắm em ơi." Thì ông Tuấn Ngọc lại hát " Trời vào thu , chiều nay buồn lắm em ơi !.

Là một ca sỹ bán chuyên nghiệp khi chọn một bài hát , hoặc bất cứ ai yêu thích ca hát khi hát lên một bài hát ắt phải thích ít nhất vài câu trong bài hát. Đó là sự cơ bản của người thích hát. Tình bơ Vơ của ns Lam Phương cần xác tín rằng câu hay nhất trong một bản tình ca tưởng rằng đơn thuần với phiên khúc trưởng và điệp khúc thứ là : Trời vào thu VIỆT NAM BUỒN LẮM EM ƠI. Dĩ nhiên vẫn có người thích các câu khác như " cho anh xin một đêm trăn trối ..." nhưng đại đa số thì có tên nước mình là ai cũng nhớ.

Vậy hà cớ gì một ca sỹ lão làng như ông Ngọc lại quên cả tên nước mình để thay vào chữ " chiều nay ".

Với góc độ chữ nghĩa thì chữ" chiều nay" là vẫn thua ông bảy lính chế độ cũ dưới quê tôi thường hát  nhạc chế mỗi khi nhậu , ông bảy hát như vầy : trời quào thu ,Miềng Nam buồn lắm ơi .

Nhưng ông Ngọc không phải là một người hát nhạc chế như ông bảy , ông Ngọc là một ngôi sao lâu năm ông có quyền quên lời ,hoặc hát tới chữ Việt Nam ông sợ hát thì im luôn đi để đóng cho tròn vai sợ hãi,  thì có khi dư luận thấy thương ông hơn vì trước ông đã có cô Khánh Ly bị cúp điện bởi Gia Tài Của Mẹ  và Chế Linh bị bịnh trước giờ diễn, khán giả cũng đủ thông minh để nhận diện ai là kẻ đổi trắng thành đen trong âm nhạc.

Đổi hai chữ Việt Nam thành Chiều Nay , có thể giúp ông Ngọc sáng đèn trong một đêm diễn và được tặng nhiều thuốc bổ sức khỏe để không bị bịnh như Chế Linh ở  nhà hát lớn Hà Nội nhưng nó không thể làm cho ông Ngọc được kính trọng như trước nữa. Vì điều đó sẽ khiến cho nhiều người tự đặt câu hỏi rằng : Bao nhiêu tiền để ông Ngọc quên tên nước mình.

Cá nhân tôi là một người viết nhạc , khi thay chữ Việt Nam bằng chữ Chiều Nay  là một sự khập khiễng , khiên cưỡng trong ngữ nhạc nếu không nói là xào chẻ.

Chữ Chiều là ngôn ngữ diễn tả của nỗi buồn trong văn chương , nếu viết"  Chiều nay buồn lắm em ơi " thì bị dư ý , mà dư ý thì không có trong âm nhạc của Ns Lam Phương. 

Nếu ns Lam Phương còn sống, đem ra so sánh hai câu hát giữa chú bảy và ông Ngọc thì tôi nghĩ chắc chắn ns Lam Phương bụm miệng cười ra nước mắt .

Nhạc sĩ Đức Tiến, VN

Tình Bơ Vơ qua tiếng hát Elvis Phương





Tình Bơ Vơ bị đổi lời của Tuấn Ngọc



n đâu ngờ có ngày hèn đứt dây Grinning-face-with-smiling-eyes4
Reply
(2023-03-09, 11:54 PM)005 Wrote: À, nam danh ca nhà mình cũng làm chương trình The Voice hay gì đó ở Việt Nam. Về mức độ nghiêm túc trong nghề nghiệp thấy rõ qua cái clip dưới này khi chỉ bảo hậu bối tập dượt. Cho nên có lẽ nam danh ca bị một áp lực chính chị chính em gì ghê gớm lắm ví như tắt điện sáng đèn chi đó như hậu bối Đức Tiến ví von vụ nam danh ca Lính Chê, nên nam danh ca Tuấn Ngọc mới không dám hát chữ "Việt Nam" trong bài Tình Bơ Vơ, chắc bị Trọng Lú làm áp lực chăng?  Shy

Dạ rõ là bị kiểm duyệt nhưng danh tiếng cả đời bị nhuốm đen trong “chiều nay”.   Muội thuộc dạng tương đối open-minded trong âm nhạc nhưng lỗi “cố tình” này thì kg du di được.  🤷🏻‍♀️
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 1 user Likes Lục Tuyết Kỳ's post:
  • TanThu
Reply
(2023-03-10, 06:20 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Dạ rõ là bị kiểm duyệt nhưng danh tiếng cả đời bị nhuốm đen trong “chiều nay”.   Muội thuộc dạng tương đối open-minded trong âm nhạc nhưng lỗi “cố tình” này thì kg du di được.  🤷🏻‍♀️

 Calm down. Những người nghệ sĩ về VN hát đều chịu sự chi phối của cộng sản Việt Nam. Chỉ hát được bài mình thích hoặc phải sửa lời. Thầy Ốc bên kia đặt mấy câu ví von Tuấn Ngọc như vầy ....

 "Ngày Việt nam ai đâu hay đảng ta gian dối
Để bước phong trần tha hương
Anh khóc cho đời viễn xứ
Về làm chi rồi anh lặng lẽ ca sai
Gom góp đô la quê nhà
Dâng hết cho người tình xa"

(Tính bơ vơ)


Thế đó. Ai cũng có phước phần. Ở đời có phương ngôn, họa từ miệng mà vào, bệnh từ miệng mà ra. Với ca sĩ Tuấn Ngọc, họa bây giờ là từ miệng y mà tới y. Nhưng người Việt Nam vốn dĩ dễ tha thứ. Rồi cũng qua đi. Cũng có thể là một hiệu ứng nghịch đảo để quảng cáo mình của y. Có thêm người biết lại có thêm đô-la. Shy
[Image: K6bu1Jw.png]
[-] The following 1 user Likes 005's post:
  • TanThu
Reply
(2023-03-11, 01:41 AM)005 Wrote:  Calm down. Những người nghệ sĩ về VN hát đều chịu sự chi phối của cộng sản Việt Nam. Chỉ hát được bài mình thích hoặc phải sửa lời. Thầy Ốc bên kia đặt mấy câu ví von Tuấn Ngọc như vầy ....

 "Ngày Việt nam ai đâu hay đảng ta gian dối
Để bước phong trần tha hương
Anh khóc cho đời viễn xứ
Về làm chi rồi anh lặng lẽ ca sai
Gom góp đô la quê nhà
Dâng hết cho người tình xa"

(Tính bơ vơ)


Thế đó. Ai cũng có phước phần. Ở đời có phương ngôn, họa từ miệng mà vào, bệnh từ miệng mà ra. Với ca sĩ Tuấn Ngọc, họa bây giờ là từ miệng y mà tới y. Nhưng người Việt Nam vốn dĩ dễ tha thứ. Rồi cũng qua đi. Cũng có thể là một hiệu ứng nghịch đảo để quảng cáo mình của y. Có thêm người biết lại có thêm đô-la. Shy

Dạ đang xem film mà giải lao cắt thêm trái cây, ghé vô gửi tặng ngũ ca cái ni cho vui rồi ra xem film tiếp. Lol Lol

[Image: A35-CCF86-00-B5-478-A-9387-D0-C118436350.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 1 user Likes Lục Tuyết Kỳ's post:
  • TanThu
Reply
“VIỆT NAM BUỒN LẮM EM ƠI”

Chuyện ca sĩ Tuấn Ngọc sửa lời nhạc của Tình Bơ Vơ qua rồi. Chắc hôm nay ông đang hối hận trong lòng. Trước ông đã có nhiều ca sĩ cùng thời với ông hát bài này trong nước nhưng họ không sửa lời. Âu đó cũng là một bài học cho ông. 

Hát sai lời hay sửa lời không phải chỉ xảy ra lần đầu. Nhiều ca sĩ vô tình hát sai nhưng cũng có ca sĩ cố tình hát sai. Ca sĩ Khánh Ly trong bài Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn thu lần đầu năm 1979 đã sửa “đâu rộn ràng giọng hát Khánh Ly” thành “đâu rộn ràng giọng hát Thái Thanh” để bày tỏ sự kính trọng dành cho ca sĩ đàn chị của mình.  Đó là một cách sửa lời đáng quý.

Nhưng trường hợp của ca sĩ Tuấn Ngọc thì khác. Trong video, rõ ràng ông đã cố tình sửa hai chữ quan trọng nhất trong bản nhạc từ “Việt Nam” sang “Chiều nay”. 

Ca sĩ Tuấn Ngọc nhìn vào bản nhạc để ngay trước mặt và còn đeo kính lão nữa.  Dù sao, để công bằng cho ca sĩ Tuấn Ngọc, người viết ‘google’ câu “chiều nay buồn lắm em ơi“ nhiều lần để biết đâu ai đó đã sửa trước và ông gặp vận xui nên đã dùng bản sai đó. Nhưng không có.  Ông cố tình hát “Chiều nay buồn lắm em ơi”.

Sửa những chữ khác không sao nhưng thay chữ “Việt Nam” bằng “Chiều nay” thì khác. Dư luận khắt khe, có khi nặng lời không cần thiết nhưng họ không có lý do riêng gì để thù  hằn ca sĩ Tuấn Ngọc mà chỉ ghét thế lực mà họ nghĩ ca sĩ Tuấn Ngọc vừa thỏa hiệp. Dù ghét bao nhiêu cũng không nên mạt sát vì mạt sát là hành động của những người tuyệt vọng.

Do đó, trong chiều sâu và thực chất của vấn đề, sự phẫn nộ vừa qua không phải là phẫn nộ giữa người dân với ca sĩ Tuấn Ngọc mà giữa người dân với đảng CS. Những người phê bình ca sĩ Tuấn Ngọc nghĩ rằng ông “mặc áo giấy” để làm vừa lòng "ma". Phê bình ca sĩ Tuấn Ngọc là một cách phê bình đảng mà không sợ bị tù.  

Người viết cũng không nhắm vào cá nhân ca sĩ Tuấn Ngọc mà chỉ mượn câu chuyện thời sự có liên quan đến ông để viết về một quan tâm lớn hơn, đó là tính thỏa hiệp.

Khái niệm thỏa hiệp (compromise) được dùng trong mọi lãnh vực để chỉ một sự nhân nhượng giữa hai bên tranh chấp mong đạt đến một điểm có thể cùng chấp nhận. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp thỏa hiệp chỉ có tính đơn phương, một chiều, tự khuất phục, tự hạ thấp giá trị của mình để lấy lòng người khác, thế lực khác. 

Nhạc sĩ Vũ Thành An biện hộ cho ca sĩ Tuấn Ngọc: “Các bài hát cũ được truyền từ người nọ qua người kia, không có nguyên bản, không tham khảo Nhạc Sĩ nên sai lời là phổ biến. Ca Sĩ khi hát thường tìm lời trên Internet. Những gì trên Internet cũng là sao chép lại.”

Lời biện hộ này không đủ tính thuyết phục. Ít thuộc nhạc và chưa từng hát Tình Bơ Vơ như người viết bài này mà còn biết trong nhạc phẩm đó có câu “Việt Nam buồn lắm em ơi” nói chi là một ca sĩ đã hơn nửa thế kỷ sống bằng nghề ca hát. Ông có thể chưa hát nhưng hẳn đã nghe đồng nghiệp hát không phải một lần mà nhiều lần. 

Một bản nhạc, một bài thơ hay một bài văn đều có tâm hồn và tâm hồn được thể hiện bằng những câu nổi bật làm người đọc sẽ nhớ lâu. Trong nhạc phẩm Tình Bơ Vơ câu nổi bật là “Việt Nam buồn lắm em ơi”.

Nhạc sĩ nổi tiếng ở miền Bắc là Phú Quang từng bị trù dập suốt 10 năm chỉ vì câu “đâu phải bởi mùa thu” nhưng ông nhất định không thay lời bài hát mà còn chửi đám tuyên huấn là “ấu trĩ”. Nhạc sĩ Phú Quang không thỏa hiệp và đã thắng. 

Các nghệ sĩ Lộc Vàng, Phan Thắng Toán và Văn Thành bị kết án 10 năm tù chỉ vì hát những bản tình ca, đa số là về mùa thu, của Văn Cao, Đoàn Chuẩn, nhưng không ai đọc chuyện các anh  sửa lời bài hát dù đang sống trong xích xiềng sắt  máu của chế độ CS thập niên 1960. Ba nghệ sĩ trong nhóm Lộc Vàng không thỏa hiệp và bước ra khỏi nhà tù như những người chiến thắng.

Một ngày khi chế độ CS ra đi, âm nhạc là lãnh vực được thay đổi nhanh chóng và dễ dàng nhất. Ngay hôm nay trên đường phố Sài Gòn, trong những quán nhạc, những quán cà phê đều hát nhạc VNCH và đặc biệt là nhạc lính VNCH. Bên cạnh những Tình Ca, Hướng Về Hà Nội, các nhạc phẩm Những Rừng Lá Thấp, Anh Không Chết Đâu Em, Trăng Tàn Trên Hè Phố v.v... đang được hát.  Nhạc VNCH là một phần trong đời sống tinh thần của người dân thuộc nhiều thế hệ khắp ba miền. Các em, các cháu có thể chưa hiểu hết nội dung nhưng chắc chắn biết Việt Nam đã từng có một thời tự do và đáng yêu như thế. 

Có lẽ hôm nay ca sĩ Tuấn Ngọc đang tự trách phải chi mình cứ giữ nguyên và hát một cách tự nhiên. Nhưng giấu đi hai chữ “Việt Nam” làm cho vấn đề không chỉ trở nên trầm trọng mà còn xúc phạm đến mọi người Việt Nam có ý thức và tình cảm dân tộc. 

“Việt Nam” hai tiếng rất thiêng liêng nhưng cũng đầy đau thương và nhức nhối.

Tiếng súng đã ngưng 47 năm nhưng mỗi người Việt trong cũng như ngoài nước, ở mức độ khác nhau, đều còn mang trong tâm hồn một vết thương chưa lành nằm phía dưới làn da mỏng. Họ sống có vẻ bình thường nhưng một hạt muối, một mũi kim, một cơn gió mạnh có thể sẽ làm vết thương đang mưng mủ vỡ ra. 

“Việt Nam buồn lắm em ơi” không chỉ là câu nhạc của nhạc sĩ Lam Phương mà cả một khung trời, một tâm cảm của con người và một vấn nạn chưa giải quyết xong của đất nước.

Những kẻ làm cho “Việt Nam buồn lắm em ơi” đang sống trong các biệt thự cao sang, khi chết được chôn trong các nghĩa trang rộng 55 ngàn mét vuông như trường hợp Trần Đại Quang, con cái họ học trung học tư ở Mỹ, học đại học tư ở Mỹ, mua nhà giá hàng triệu dollar bằng tiền mặt ở Mỹ.  Tiền đâu nếu không phải tham nhũng từ mồ hôi, nước mắt và cả máu của đại đa số người dân bị trị. 
Sau 47 năm nhưng cuộc chiến vẫn chưa tàn. Các thành phần dân tộc chống độc tài đảng trị cũng đang một lớn dần. Họ không còn cô đơn, lẻ loi, đơn độc nhưng những ngày sau 1975 ở nhà thờ Vinh Sơn, Sài Gòn hay ở chùa Dược Sư, Cần Thơ. Sức mạnh của người dân không thua kém gì sức mạnh của đảng. Họ tận dụng mọi thành quả của cuộc cách mạng tin học  và khai thác mọi kẻ hở của bộ máy cai trị để chống lại bạo quyền. Dĩ nhiên trong đó có việc chống lại những kẻ a dua, toa rập và thỏa hiệp với bạo quyền.

Đảng có nhà tù nhưng người dân có lương tri. Đảng có bộ máy tuyên truyền lừa bịp nhưng người dân có sự thật. Cuộc đấu tranh giữa công lý và bạo lực rất cam go và có thể còn kéo dài khá lâu nhưng đảng cũng biết không nhà tù nào đủ lớn để nhốt hết được lương tri.  

Nhà tù CS có giới hạn không gian trong khi lương tri là cả một dòng sông lịch sử dài mang tâm hồn Việt Nam bao la bát ngát chảy qua nhiều thế hệ. Dòng sông đó vẫn chảy và vẫn đang bồi đắp phù sa khát vọng tự do dân chủ cho hôm nay và mai sau.

Sau 30 tháng 4, 1975, khi chủ trương đốt sách, đảng nghĩ chỉ cần nửa thế kỷ khi các thế hệ chiến tranh qua đời hết sẽ không còn ai nhắc đến Việt Nam Cộng Hòa, nhắc đến sách vở, âm nhạc, thơ ca được sáng tác trước 1975. 

Nửa thế kỷ sắp qua nhưng Việt Nam Cộng Hòa không chỉ được nhắc nhở mà đang sống hào hùng trong giáo dục, văn học, âm nhạc, thi ca và lý luận chính trị. Sự thật như ánh sáng mặt trời có thể nhất thời bị che khuất bởi đám mây đen nhưng không mất. Tần Thủy Hoàng, Stalin, Hitler đều đốt sách nhưng cũng đều không che giấu được tội ác của mình.
Chế độ CS tại Việt Nam chỉ là một chế độ tạm thời. Cơn bão sẽ qua đi và những ngọn lúa Việt Nam sẽ đứng dậy. Wojciech Jaruzelski của Ba Lan biết điều đó. Janos Jozsef Kadar của Hungary biết điều đó. Họ là những hung thần của một thời chuyên chính vô sản nhưng cuối cùng đã phải đầu hàng trước lương tri của dân tộc họ và của loài người yêu chuộng tự do. Việt Nam rồi cũng thế.
“Việt Nam buồn lắm em ơi” là sự thật hôm nay.

Tùy theo tầm hiểu biết và nhận thức của mỗi người, một chị bán hàng rong hay một nhà nghiên cứu chính trị chiến lược dù không nói ra nhưng đều công nhận “Việt Nam buồn lắm em ơi”. 

Thân phận Việt Nam trong lòng một chị bán hàng rong và một nhà nghiên cứu có một điểm băn khoăn giống nhau là không biết ngày mai sẽ ra sao. Ngày mai gia đình chị sẽ ra sao. Ngày mai đất nước anh sẽ ra sao. Ngày mai dân tộc chúng ta sẽ ra sao.  

Nhà nghiên cứu nhìn sang Cambodia, nhìn sang Philippines, nhìn sang Đài Loan, nhìn ra những dàn hỏa tiễn đặt trên bảy căn cứ quân sự dưới dạng “đảo nhân tạo” của Trung Cộng trên Biển Đông  đang chĩa vào Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn và lo cho tương lai dân tộc sẽ về đâu. Việt Nam như con ếch  “ổn định” trong nồi nước nóng của Tập Cận Bình đang đun. Lửa mỗi ngày một bốc cao hơn. Nước mỗi ngày một nóng hơn. Với tình cảnh này, sớm hay muộn, nếu không tìm cách nhảy ra, ếch Việt Nam cô đơn sẽ bị luộc chết trong nồi Đại Hán.

Chị bán hàng rong cũng thế. Chị nhìn đàn con ốm yếu, nhìn bếp lửa tối âm u, nhìn căn nhà tôn dột nát và lo cho gia đình mình, các con rồi sẽ ra sao. Chúng có cơ hội đến trường như bao nhiêu đứa trẻ khác hay không. Cho dù đủ sức học thì tiền đâu để đóng học phí, để ăn, để sống cho tới khi ra trường. Mùa đông nào cũng lạnh nhưng con nhà nghèo sẽ lạnh hơn và đêm nhà nghèo sẽ dài hơn.
Phân tích từ phạm vi quốc tế  cho đến gia đình để thấy Việt Nam cần thay đổi tận căn bản và cần sự góp sức của mọi người còn quan tâm đến vận nước. Thỏa hiệp với chế độ là phản bội lợi ích của đại đa số người dân Việt Nam.

Dòng văn minh nhân loại đã chảy qua những sa mạc ở Bắc Phi và Trung Đông như Tunisia , Libya, Ai Cập v.v.. và Mùa Xuân Arab (The Arab Spring) đang có ảnh hưởng tích cực tới Việt Nam.  Các cuộc cách mạng dân chủ Arab là những cuộc cách mạng đầu tiên trong lịch sử loài người được hướng dẫn bằng các mạng tin học. Trong cuộc cách mạng xã hội lần này, không cần ai phải “xếp bút nghiên”, không cần ai phải “biệt kinh kỳ”. Cuộc tranh đấu để bào mòn chế độ, cô lập chế độ và loại bỏ chế độ đang diễn ra ngay trước mắt mọi người dưới nhiều hình thức. 

Vô số việc cần làm và nên làm. Một nhóm bạn mang tình thương đến cho các cháu mồ côi, một nhóm bạn khác quyên góp từng áo mùa đông cho các cháu vùng cao, một nhóm bạn mở trường dạy chữ, mỗi người một việc, đơn giản nhưng tràn đầy ý nghĩa. Một khi nhận thức được nâng cao, tình thương được lan tỏa rộng,  hận thù và nghi kỵ sẽ tan dần đi như khói như sương. 

Đảng đang ở trong thế thủ chỉ còn trông cậy vào nhà tù và bộ máy tuyên truyền đang mất dần tác dụng. Các thành phần dân tộc chống thỏa hiệp với chế độ có mặt ở khắp nơi và đang thắng thế.  
“Việt Nam buồn lắm em ơi” nên Việt Nam phải thay đổi để sống còn với thời đại. Mỗi người trong điều kiện và khả năng của mình nên thuận theo đà phát triển của văn minh để góp phần làm thay đổi xã hội Việt Nam thay vì thỏa hiệp với giới cầm quyền để kéo dài chế độ độc tài đảng trị.

Về nước sống dưới sự cai trị của đảng CS là thỏa hiệp với chế độ dù người đó là ai và nhân danh bất cứ lý do gì.  Nhưng trong khi sống và hành nghề trong lòng chế độ cũng nên đặt ra cho chính mình một lằn đỏ tránh vượt qua. Lằn đỏ đó chính là tư cách và trách nhiệm của một người Việt Nam đối với tương lai dân tộc và các thế hệ đi sau. 

Trần Trung Đạo
...





** Bài này lyrics có hai versions, lyrics được phổ biến và được xử dụng nhiều nơi lời hơi khác bàithu  trong video.

Việt Nam Ơi
Trúc Hồ

Ta từng ngày qua sống đời đen tối,
Ta từng ngày qua sống trong lo sợ.
Ta người nông dân,
Ta người công nhân,
Ta người sinh viên, em học sinh, anh người lính...
 
Ta ngày hôm nay sẽ là dòng nước,
Dòng nước tự do đang dâng cao tuôn trào.
Theo những dòng sông từng giờ ra biển đông,
Làn sóng tự do ta xóa tan bá quyền.
 
Việt Nam ơi, đất nước ta khổ đau từng giờ,
Hãy đứng lên đừng nên lo sợ.
Ta thề không phản bội quê hương.
Việt Nam ơi, Bắc Trung Nam cùng nhau một lòng,
Hãy đứng lên đập tan bạo tàn.
Ta thề không nô lệ ngoại bang..
 
Ta từng ngày qua sống đời đen tối,
Ta từng ngày qua sống trong lo sợ.
Ta người nông dân,
Ta người công nhân,
Ta người sinh viên, em học sinh, anh người lính...
 
Ta ngày hôm nay sẽ là ngọn lửa,
Ngọn lửa thiêng đi khắp soi muôn miền.
Ta theo gót tiền nhân, bốn ngàn năm hiển linh,
Đoàn kết toàn dân thay vận mình nước Nam.
 
Việt Nam ơi, đất nước ta khổ đau từng ngày,
Hãy đứng lên đập tan độc tài.
Ta giành quyền bảo vệ giang san.
Việt Nam ơi, khắp năm châu người dân một lòng,
Hãy đứng lên con cháu Tiên Rồng.
Ta cùng xây dựng lại Việt Nam...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Chủ đề này dạo này đang hót hòn họt trên mạng. Cô Anh Chi ở Tâm Thức VIệt thì bảo nên sửa lại là "Trời vào Thu, Việt Nam mừng lắm em ơi" (*) cho nó hợp thời hợp lý, nhất là không bỏ hai chữ Việt Nam để khỏi bị chửi.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Xin mời xem một cái clip ngắn của anh Dưa Leo, một diễn viên hài độc thoại ở VN. Xin nói trước, anh này cũng chẳng được lòng mấy cha nụi ở ban tuyên giáo lắm, muốn bóp cổ ảnh lâu lắm rồi nhưng chưa có dịp thôi, bởi vậy có thể nói dù gì thì anh này cũng là người thuộc phe ta, phe mình mà. Nghe và hiều việc này ở một khía cạnh khác, cũng có ích mà.





- Hễ cứ già là phải chửi và những ai đang cố chửi thật hăng thì đều là người phải già, càng già càng chửi hăng nhất đúng không ta?.  Grinning-face-with-smiling-eyes4

- Dù sao thì cũng thấy anh ta nói đúng khi bảo rằng, người già hiện nay không có một cái tác động nào coi cho được nhằm làm thay đổi cái xã hội thối nát này được hết, chuyện ấy có khi phải dành cho mấy tụi trẻ, có lẽ từ 18-24 thôi, nhưng rất tiếc, cái để cho nhóm tuổi ấy nó quan tâm iện nay không phải là chuyện VN vào thu, vào đông nó có buồn hay là vui hay không mà cái khiến cho lớp trẻ nó quan tâm là những chuyện rất khác, rất rất khác luôn.   Smiling-face-with-halo4

................

(*): Muốn biết Anh Chi là ai và nói những gì thì xin mời hỏi bác Gúc.
Love is now or never...
[-] The following 1 user Likes Dan.'s post:
  • TanThu
Reply
(2023-03-13, 03:18 PM)Dan. Wrote: Chủ đề này dạo này đang hót hòn họt trên mạng. Cô Anh Chi ở Tâm Thức VIệt thì bảo nên sửa lại là "Trời vào Thu, Việt Nam mừng lắm em ơi" (*) cho nó hợp thời hợp lý, nhất là không bỏ hai chữ Việt Nam để khỏi bị chửi.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Xin mời xem một cái clip ngắn của anh Dưa Leo, một diễn viên hài độc thoại ở VN. Xin nói trước, anh này cũng chẳng được lòng mấy cha nụi ở ban tuyên giáo lắm, muốn bóp cổ ảnh lâu lắm rồi nhưng chưa có dịp thôi, bởi vậy có thể nói dù gì thì anh này cũng là người thuộc phe ta, phe mình mà. Nghe và hiều việc này ở một khía cạnh khác, cũng có ích mà.



- Hễ cứ già là phải chửi và những ai đang cố chửi thật hăng thì đều là người phải già, càng già càng chửi hăng nhất đúng không ta?.  Grinning-face-with-smiling-eyes4

- Dù sao thì cũng thấy anh ta nói đúng khi bảo rằng, người già hiện nay không có một cái tác động nào coi cho được nhằm làm thay đổi cái xã hội thối nát này được hết, chuyện ấy có khi phải dành cho mấy tụi trẻ, có lẽ từ 18-24 thôi, nhưng rất tiếc, cái để cho nhóm tuổi ấy nó quan tâm iện nay không phải là chuyện VN vào thu, vào đông nó có buồn hay là vui hay không mà cái khiến cho lớp trẻ nó quan tâm là những chuyện rất khác, rất rất khác luôn.   Smiling-face-with-halo4

................

(*): Muốn biết Anh Chi là ai và nói những gì thì xin mời hỏi bác Gúc.

Quỷ xứ, thua mình có mấy tuổi mà làm như trẻ lắm dám bảo cỡ mình là GIÀ.   Lol Lol

PS.  Dạ sư phụ nói Anh Chi ở Pháp đó huh?   Biggrin  Toàn là xúi bậy kg à, kiểu này khéo mà ông Lam Phương đội mồ bóp cổ hết.   Lol

"Cấm tất cả mọi sự trích dịch, in lại, sửa đổi lời ca, in nhạc bỏ túi."

[Image: IMG-2558.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 2 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • duke, TanThu
Reply
Anh Chi là cái cô này nè:



Love is now or never...
[-] The following 1 user Likes Dan.'s post:
  • TanThu
Reply
(2023-03-13, 04:41 PM)Dan. Wrote: Anh Chi là cái cô này nè:

Dạ đúng rồi, cô này là ca sĩ ở Pháp.   Biggrin
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Đọc bài viết về CS Tuấn Ngọc, thấy ông ấy già đầu mà chơi ngu thiệt.  Thôi thế từ nay giã biệt nghe tiếng hát của TN.  Biggrin
[-] The following 2 users Like JayM's post:
  • Lục Tuyết Kỳ, phai
Reply