Có gian lận bầu cử trong kỳ bầu cử 2020 hay không? - Viet Fact Check
#1
Tin Giả Là Gì và Làm Sao Để Người Mỹ Gốc Việt Nhận Biết Chúng?


[Image: Misinformation-chart-Vietnamese-1.png?fi...C630&ssl=1]



Tin tức gây tranh cãi mới nhất quý vị vừa đọc được hôm nay là gì? Tin đó đúng hay sai?

Trong thời đại quá tải thông tin này, nhiều người gặp khó khăn phân biệt tin nào đúng và tin nào sai. Khảo sát của PBS NewsHour, NPR, và Marist Poll cho thấy 59% người Mỹ gặp rắc rối trong việc xác định thông tin sai lệch. Điều này rất đáng lo vì cử tri thiếu tính chính xác sẽ thể dẫn đến kết quả bầu cử có hậu quả khó lường. Ngày Bầu Cử sắp đến gần, cho chúng ta cơ hội để phát giác các nguồn thông tin sai lệch và sự lan truyền của chúng vào cộng đồng người Mỹ gốc Việt.


Ai bị ảnh hưởng?

Có bằng chứng đáng kể cho thấy người lớn tuổi, người trẻ và người học vấn thấp đặc biệt dễ bị xoáy vào việc tìm đọc tin tức giả. Ngoài ra, những ai hay giữ chắc quan điểm về một vấn đề nào đó có khả năng chấp nhận thông tin sai lệch. Có số liệu và kinh nghiệm để chúng ta giả định rằng tin tức giả đe dọa nhiều hơn hết người Mỹ gốc Việt lớn tuổi và người Mỹ gốc Việt trẻ nhưng trình độ thấp .



Có các loại thông tin sai lệch nào?

Dựa theo nghiên cứu từ trường đại học Carnegie Mellon, thông tin sai lệch xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau (từ trái sang phải, tạm dịch — tin gây nhầm lẫn, tin tức giả mạo, tin truyền miệng, tin đồn, tin rác, và tài khoản quấy rối). Các thể loại thường gặp trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt là tin tức giả mạo (fake news), tin đồn (rumor), tin rác (spam) và tài khoản quấy rối (troll).

  • Tin tức giả mạo là dạng thông tin sai lệch được cố ý lan truyền dưới dạng tin tức/bài viết/tường thuật. Các mạng xã hội như Facebook cho phép chúng lan truyền rất rộng rãi. 
  • Thư rác là dạng thông tin sai lệch chưa được kiểm chứng với mục đích áp đảo người nhận. Trong cộng đồng người Việt, thư rác xuất hiện trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác như thư gửi qua bưu điện, chat (Viber, WhatsApp, Facebook Messenger), email và Facebook. 
  • Troll nhằm mục đích gây rối. Những tài khoản/người này dùng thông tin sai lệch hoặc giả mạo để khiến người khác tranh cãi vòng vòng liên hồi. Họ cũng muốn bôi nhọ một nhóm người bất kỳ bằng cách gieo rắc nghi ngờ và truyền thông tin sai lệch. Họ thường xuyên xuất hiện trong các bình luận trên YouTube, Facebook và các trang tin tức trực tuyến viết bằng tiếng Việt.

Làm sao thông tin sai lệch lan truyền?

Có thể qua ngôn từ kích động thù địch, áp phích tuyên truyền, truyện cười, meme và tương tác trong đời thực.

Điều cần lưu ý là không phải bất kỳ ai phát tán thông tin sai lệch đều là người xấu hoặc troll. Những người bình thường có thể góp phần lan truyền thông tin sai lệch theo nhiều cách khác nhau, một là do họ nghe tin từ một thành viên trong gia đình hoặc bạn thân, hai là qua mạng xã hội. Dưới đây là những cách thông tin sai lệch có thể lan truyền: 
  • Dựa trên internet và mạng xã hội: Qua những điều nghe thấy tại nơi làm việc hoặc nơi đông người. Ví dụ như: tiệm nail, nhà thờ và chùa Việt Nam, và các cuộc họp mặt của các bậc cao niên. 
  • Dựa trên nội dung: Khi người đọc tham gia hoặc được mời tham gia các nhóm họ quan tâm hay đồng quan điểm. Ví dụ, Newsguard, một tổ chức độc lập chuyên phân tích độ tin cậy của các nguồn tin tức, đã tìm thấy có 40 trang Facebook đăng truyền thông tin sai lệch về cuộc bầu cử 2020 cho hơn 100,000 người.
  • Dựa trên tuyên truyền: Qua các cuộc gặp gỡ với các nguồn phương tiện truyền thống như báo chí, TV, quảng cáo trên bảng quảng cáo và đài phát thanh.

Khi chúng ta tiếp xúc với thông tin sai lệch, bộ não của chúng ta sẽ muốn tin vì những lý do sau:

  • Thiên kiến xác nhận (confirmation bias) là xu hướng tìm kiếm và coi trọng thông tin xác nhận những gì mình đã tin từ trước—và loại bỏ các thông tin nói khác. Ví dụ, một người Việt bảo thủ ở Georgia chỉ nghe đài phát thanh các thông tin bảo thủ.

  • Hiệu ứng không gian dội âm (echo chamber effect) là khi một người chủ yếu tiếp xúc với thông tin, con người, sự kiện và ý tưởng đồng quan điểm với họ. Ví dụ: Chỉ tương tác với những người ủng hộ Trump trên mạng xã hội.

  • Hiệu ứng đóng khung tâm lý (framing effect) là khi một người quyết định không dựa theo thông tin là gì mà theo cách thông tin đó được trình bày hoặc thảo luận như thế nào. Ví dụ: Một cuộc thăm dò hỏi người tham gia là họ chấp thuận Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Với Phí tốn phải chăng (ACA) hay là Obamacare. Đa số trả lời ACA, dù ACA và Obamacare là cùng một luật. Cách lập câu hỏi và cách mọi người nhìn nhận Tổng thống Obama ảnh hưởng đến cách những người này trả lời câu hỏi.

  • Mức độ tìm kiếm lưu loát (fluency heuristic) là khi một người xem một thông tin có giá trị hơn thông tin khác vì dễ hiểu và nhớ hơn. Ví dụ: Một chính trị gia truyền đạt ý tưởng bằng một thành ngữ hấp dẫn hơn là bài phát biểu dài dòng, hoặc khi mọi người đổ lỗi cho việc kinh tế đi xuống là hoàn toàn do người nhập cư không có giấy tờ khi sự thật là do rất nhiều lý do khác nhau gộp lại.
Kết luận: Qua các dẫn chứng bên trên, thông tin sai lệch ngày càng phổ biến và khó tránh khỏi. Việc thu thập thông tin sai lệch dẫn đến cử tri thiếu thông tin và từ đó làm nền dân chủ rạn nứt. Bằng cách hiểu thông tin sai lệch và cách chứng lan truyền, chúng ta có thể nhận biết chúng và bảo vệ bản thân và người thân.

Viet-Fact Check
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#2
8 Cách Để Chống Lại Tin Giả


[Image: shutterstock_1048634249-e1603304091902.j...C560&ssl=1]


Cách đây gần 40 năm, khi Ronald Reagan làm tổng thống, hầu hết mọi người Mỹ đều thu thập tin tức từ báo và đài truyền hình địa phương. Các tổ chức này được tài trợ dồi dào, chuyên nghiệp, và cố gắng phản ảnh quan điểm của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ. Vì người ta chỉ có thể lấy tin từ một số nguồn nhất định, họ thường đồng ý về những gì đã xảy ra trong ngày, và bất đồng phải làm gì với các sự kiện ấy.

Từ đó đến nay đã thay đổi nhiều. Ngày nay, bất kỳ ai cũng có thể xuất bản trên internet. Tạo ra một trang web trông chuyên nghiệp như CNN hoặc Fox News khá rẻ và dễ dàng. Khác với CNN hay Fox, người ta hầu như không thể xác định được ai thực sự đứng sau những trang tin tức này.  Những trang này có thể trình bày bất cứ điều gì và Chính phủ Mỹ không thể làm gì để ngăn chặn. Gần đây, giới tình báo Hoa Kỳ đã xác nhận rằng gián điệp của Trung Quốc và Nga tạo ra và khuếch đại tin tức giả trên mạng xã hội và email, với mục đích làm suy yếu Hoa Kỳ.



Vậy làm cách nào bạn có thể chắc chắn rằng những gì bạn đang đọc là tin tức thật chứ không phải tin giả? Dưới đây là một số mẹo để nhận biết tin giả:



1.  Hãy cẩn thận về các tiêu đề.

Tiêu đề gây sốc được lập ra để thu hút sự chú ý của bạn. Đừng chỉ đọc tiêu đề rồi vội phán đoán, hãy đọc nguyên cả bài viết trước.



2. Nhìn vào URL (địa chỉ trang mạng).

Nhiều trang tin giả sử dụng các liên kết trông rất gần với một trang thật. Ví dụ như “www.cnncom.com” thay vì “www.cnn.com” để đánh lừa khiến bạn tin đó là một nguồn đáng tin cậy.



3. Kiểm tra hai lần.

Đừng vội tin một cách mù quáng khi đọc một bản tin. Tra các từ chính (bằng Google hay tương tự) từ bản tin để xem có trang web truyền thông nào khác đã đăng và xác nhận tính trung thực của tin này. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy nhờ người thân hoặc bạn bè mà bạn biết ngoài đời, những người hiểu nhiều về internet, nghiên cứu. Nếu tin này chỉ xuất hiện trên một trang web, thì có thể nó đã được bịa đặt.



4. Tìm kiếm .gov.

Chỉ các tổ chức chính phủ địa phương, tiểu bang và liên bang ở Hoa Kỳ mới được có các trang mạng kết thúc bằng .gov. Đây là một cách để biết có phải là thông tin chính thức hay không.





5. Xem kỹ các bức hình.







[Image: Asset-2@2x.png?resize=593%2C1024&ssl=1]




Nhiều trường hợp tin giả là những hình ảnh được chia sẻ trên Facebook với nội dung sai lệch nhằm đánh lừa bạn. Một ví dụ điển hình là bức ảnh gần đây của Tổng thống Obama với Tiến sĩ Fauci trong một phòng thí nghiệm. Hình ảnh được lưu hành khẳng định đây là phòng thí nghiệm virus ở Vũ Hán. Nhưng thật ra, hình ảnh này được chụp tại Viện Y tế Quốc gia, một cơ quan chính phủ Hoa Kỳ tại Maryland vào năm 2007. Bức ảnh thật to hơn và cho thấy rõ ràng là chụp ở Hoa Kỳ, chứ không phải ở Trung Quốc. Tìm ngược hình ảnh  trên Google để xem bức hình bắt nguồn từ đâu.




6. Cẩn thận với mạng xã hội.

Mặc dù mạng xã hội được tạo ra để kết nối mọi người trong đàm thoại, nhưng vào những gần đây hàng triệu tài khoản giả mạo, bot và troll (một số từ nước ngoài) đã xuất hiện để lan truyền tin giả và thông tin sai lệch. Hãy nhớ rằng chỉ vì có người nào trên Facebook, Twitter hoặc Instagram nói điều gì đó là thật không có nghĩa là nó thật.



7. Hiểu về tính thiên vị.

Ngày nay, có rất nhiều nguồn tin được xuất bản bởi các tập đoàn lớn để chúng ta lựa chọn. Tất cả đều tuyên bố là không thiên vị và trung lập, nhưng nhiều nguồn tin bị ảnh hưởng bởi quyền lợi của những người tài trợ cũng như những người viết tin. Hiểu khuynh hướng của ấn phẩm là bảo thủ hay phóng khoáng sẽ cho ta biết lý do và cách viết bài nhằm gây tin tưởng nơi độc giả. Vì vậy, khi đọc một bài báo, hãy tham khảo biểu đồ hữu ích này để xem ấn phẩm đó nghiêng về phóng khoáng, bảo thủ hay giữa hai khuynh hướng.





8. Ý kiến không phải là sự thật.

Tin tức và ý kiến khác xa nhau. Sự thật là điều có thể chứng minh đúng hoặc sai; ý kiến là cách hiểu về một sự thật. Nhiều người trong giới truyền thông bày tỏ ý kiến trực tuyến. Đôi khi điều này là hiển nhiên, nhưng cũng có khi nó không rõ lắm. Để biết đâu là ý kiến và đâu là sự thật, hãy đọc bản tin và tự hỏi, “Có phải bài viết đang thông báo về một sự kiện đã xảy ra?” (thực tế) hoặc “Bài viết muốn lay chuyển cách ta suy nghĩ?” (ý kiến). Nếu bài viết cố gắng khích động cảm xúc trong bạn, khả năng cao đó là một ý kiến và bạn nên đọc nó với ít nhiều nghi vấn.





[Image: Fake-News-Infographic-VN.png?resize=840%2C3747&ssl=1]







Vietfactcheck.com


[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#3
Có gian lận bầu cử trong kỳ bầu cử 2020 hay không?




[Image: shutterstock_1855337479-e1605825370414.j...C560&ssl=1]




Giả định: Joe Biden đã được công nhận là Tổng Thống Đắc Cử của Hoa Kỳ, nhưng tổng thống Donald Trump từ chối chịu thua trong kỳ bầu cử và nói rằng chiến thắng của Biden là do gian lận bầu cử rộng rãi.



[Image: dial_sai-1033270346-1600728472262.png?re...C468&ssl=1]




Thẩm định: Giả định này SAI. Các viên chức bầu cử ở tất cả 50 tiểu bang cũng như Cục An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ đã nói kỳ bầu cử 2020 là “kỳ bầu cử nà toàn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.” Để Trump có thể thắng trong Kỳ Bầu Cử 2020, ông cần ít nhất là 38 phiếu đại cử tri, và ít nhất là 80,000 phiếu phổ thông từ nhiều tiểu bang. Trump đã nộp 21 đơn kiện đòi hủy bỏ kết quả bầu cử tại nhiều tiểu bang, viện lý do gian lận bầu cử. Cho đến nay, 15 trong số đó đã bị tòa từ chối thụ lý do thiếu chứng cứ gian lận bầu cử.





Vào ngày 7 Tháng 11, 2020, Joe Biden đã được công nhận là Tổng Thống Đắc Cử của Hoa Kỳ bởi các kênh truyền thông chính gồm  Fox NewsCNN, và MSNBC. Không lâu sau đó, các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới—như Canada, Anh, Pháp, và Đức—đã gọi cho Biden để chúc mừng chiến thắng của ông.


Trong khi đó, Tổng Thống Trump đã từ chối công nhận kỳ bầu cử và nói trên Twitter rằng, “Ông ta [Biden] thắng vì Kỳ Bầu Cử đã bị Lũng Loạn. NHỮNG NGƯỜI XEM VÀ THEO DÕI ĐẾM PHIẾU KHÔNG được cho vào, phiếu bầu được đếm bằng công ty của Giới Cực Tả, Dominion, với uy tín tệ hại & và máy móc vô giá không đủ điều kiện cho Texas (nơi tôi thắng áp đảo!), Truyền Thông Giả Tạo & Câm Lặng, & hơn nữa!”


Trump nói đúng; ông thắng tiểu bang Texas, Và trong đêm bầu cử, khi kết quả kiểm phiếu dần được thông báo, Trump có vẻ như dẫn trước Biden. Đó là vì các tiểu bang quan trọng như Michigan, Pennsylvania, và Wisconsin, phiếu được bỏ trực tiếp vào ngày 3 tháng 11 được thông báo trước. Phiếu được gửi qua thư được đếm và thông báo sau. Có nghĩa là vào ngày 3 tháng 11, Trump dẫn trước Biden tại các tiểu bang đó, nhưng khi ngày càng nhiều các phiếu gửi qua thư được đếm thì Biden có lợi thế hơn.


Ngược lại, tại các tiểu bang như Florida và Texas, phiếu bỏ qua thư được đếm trước, có nghĩa là Biden dẫn trước sớm vào buổi tối. Các tiểu bang đó sau đó được dự đoán Trump thắng khi phiếu bỏ trong ngày được đếm.


Trong Kỳ Bầu Cử 2020, một con số kỷ lục 65 triệu người đã bỏ phiếu qua thư, có nghĩa là cần nhiều thời gian hơn để đếm và kiểm phiếu qua thư.

Để thắng trong Kỳ Bầu Cử 2020 Trump phải thắng Biden tại phần lớn trong số 15 tiểu bang tranh chấp. Biden đã thắng 9 tiểu bang, quan trọng nhất trong số đó là Pennsylvania, Georgia, Wisconsin, Michigan, Nevada, và Arizona. 


Hiện nay, Biden đang dẫn trước Trump với 82,129 phiếu tại Pennsylvania; 12,275 phiếu tại Georgia; 10,457 phiếu tại Arizona; 20,546 phiếu tại Wisconsin; 33,596 phiếu tại Nevada; và 155,629 phiếu tại Michigan. Để Trump có thể thắng trong Kỳ Bầu Cử 2020, ông cần ít nhất là 38 phiếu đại cử tri, và ít nhất là 80,000 phiếu phổ thông—trên nhiều tiểu bang.


Đơn Kiện

Để đảo ngược kết quả kỳ bầu cử 2020, Trump phải chống lại kết quả tại nhiều tiểu bang. Để làm điều này ông đang đệ đơn kiện để vô hiệu hóa các phiếu được bỏ tại các tiểu bang đó. Trump đã nộp 21 đơn kiện tại Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, Wisconsin, và Pennsylvania. Các đơn kiện nói rằng có các trường hợp một người bỏ phiếu hai lần, những người không phải công dân bỏ phiếu và người đã chết đi bỏ phiếu. Cho đến ngày 19 tháng 11, 16 đơn kiện đã bị từ chối thụ lý do thiếu bằng chứng. Sáu vụ kiện vẫn còn đang diễn ra.


Trong một vụ kiện tại Pennsylvania, nhóm của Trump cáo buộc rằng những người theo dõi phiếu bầu thuộc Đảng Cộng hòa không được phép vào khu vực đếm phiếu tại Philadelphia. Đứng trước tòa, luật sư của Trump thừa nhận rằng những người theo dõi khu vực bầu cử thuộc Đảng Cộng hòa thật sự là có mặt nhưng đứng quá xa. Thẩm phán đã yêu cầu ủy ban bầu cử của thành phố cho phép những người này đứng gần nơi đếm hơn (quá trình đếm phiếu của Philadelphia cũng được truyền trực tuyến trên Youtube).


Hai công ty luật đại diện cho chiến dịch của Trump đã tuyên bố họ sẽ không đại diện cho Trump trong các vụ kiện liên quan đến gian lận bầu cử nữa.

Dominion


Trump cũng cáo buộc rằng một phần mềm kiểm phiếu tên Dominion tạo ra gian lận. Ông đã tweet: “Dominion đã xóa 2,7 triệu phiếu bầu cho Trump trên toàn quốc. Phân tích dữ liệu cho thấy 221,000 phiếu bầu ở Pennsylvania chuyển lựa chọn trên phiếu từ Tổng thống Trump sang Biden.” Tuyên bố này dường như bắt nguồn từ One America News Network — một mạng lưới cực hữu ủng hộ Trump.


Một nhóm các quan chức bầu cử liên bang, tiểu bang và địa phương đã phản bác các tuyên bố của Trump. Nhóm này, bao gồm Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng của Bộ An ninh Nội địa và Hiệp hội Quốc gia của các Giám đốc Bầu cử Tiểu bang, đã đưa ra một tuyên bố nói Kỳ Bầu Cử 2020 là “an toàn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.”


“Không có bằng chứng cho thấy bất kỳ hệ thống bỏ phiếu nào đã xóa hoặc đánh mất phiếu bầu, thay đổi phiếu bầu hoặc bị xâm phạm dưới bất kỳ hình thức nào,” nhóm này cho biết trong một tuyên bố.


Kiểm Lại Phiếu

Các tiểu bang mà Trump đang tranh cử đều sử dụng phiếu giấy mà sau đó sẽ được một máy đếm qua. Việc kiểm lại sẽ dễ dàng tìm thấy bất kỳ bất đồng nào. Georgia đả kiểm lại từng lá phiếu, đếm và thống kê bằng tay. Đây không phải là hành động của Trump. Tại Georgia, nếu tỉ lệ chênh lệch giữa hai ứng cử viên là dưới 0,5% thì tiểu bang sẽ tự động kiểm lại phiếu. Vào ngày 19 tháng 11, Georgia đã hoàn thành việc kiểm lại phiếu, và Biden vẫn là người chiến thắng trong tiểu bang.


Chiến dịch tranh cử của Trump có thể yêu cầu kiểm lại phiếu ở bất kỳ tiểu bang nhiều tranh chấp nào. Họ đã yêu cầu kiểm lại một phần phiếu tại hai quận tập trung nhiều người theo Đảng Dân chủ tại tiểu bang Wisconsin.

Tại Mỹ, mỗi tiểu bang đưa ra các quy tắc và quy trình bầu cử. Tờ New York Times đã gọi các văn phòng bầu cử ở các tiểu bang và không tìm thấy bằng chứng về gian lận quy mô lớn ở bất kỳ tiểu bang nào. Frank LaRose, ngoại trưởng tiểu bang Ohio thuộc Đảng Cộng hòa, cho biết: “Dựng lên những điều sai sự thật về bầu cử là một khả năng rất nhân tính.” Trump thắng bang Ohio. “Các thuyết âm mưu và tin đồn và tất cả những gì tương tự hiện đang tràn lan mọi nơi.”


Các quan chức nói rằng đã có những trường hợp riêng lẻ cử tri bỏ phiếu hai lần hoặc trục trặc kỹ thuật—những điều cuộc bầu cử nào cũng có. Nhưng họ cũng đồng ý rằng không có sai sót nào hay việc kiểm lại phiếu sẽ cho Trump hàng chục nghìn phiếu bầu ông đang cần để thắng Kỳ Bầu Cử 2020.

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia của Trump John Bolton nói trên ABC News rằng: “Trump đã thua kỳ bầu cử và những tuyên bố của ông về gian lận bầu cử là vô căn cứ. Thực tế chúng ta đang thấy là các vụ kiện ở tất cả các tiểu bang nhiều tranh chấp gặp thất bại liên tục.”

Tính đến ngày 19 tháng 11 năm 2020, Biden được dự đoán sẽ nhận được 306 phiếu đại cử tri và Trump là 232. Về số phiếu phổ thông, Biden hiện đang dẫn trước Trump 5,920,016 phiếu. Tổng số phiếu đã được tính là 79,537,684. Nhiều tiểu bang vẫn đang xác nhận kết quả kiểm phiếu của Kỳ Bầu Cử năm 2020.

Viet Fact Check.
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply