Vườn rau nhà mình
#61
(2020-06-13, 01:38 PM)JayM Wrote: Oh wow, sis Chân Nguyệt; Jay cám ơn sis đã bỏ giờ gõ cho Jay cách trồng đủ thứ rau hết.  Sis cho Jay copy để dành nghe.  Kỳ này trời nóng nên đâm luoi lười, làm không được nhiều, nhưng cũng hy vọng sửa soạn kịp miếng đất nho nhỏ kịp để trồng rau cải mùa thu.

Chúc sis Chân Nguyệt cuối tuần bình an hạnh phúc.

Threat này mình không có xóa đâu , lâu lâu nhớ lại thì mình bổ túc thêm chi tiết ở topic củ,  coi từ từ có gì hỏi anh nhà nông NCVN, Sis Trà nè với mấy anh chị khác , trong đây có vài bác chơi cây kiển giỏi

Khi nào mình rảnh gỏ tiếp , làm vườn mổi năm mổi khác, phải xoay sở theo thời tiết miếc ,năm nay bị hạn trồng rau muống hao nước

Cám ơn nhửng lời chúc tốt lành của sis. Chúc sis củng gặp được niềm vui
Reply
#62
CÂY RAU TẦN
Cây rau tần được dân gian sử dụng để điều trị các bệnh thường gặp ở người lớn và trẻ em như ho thông thường, ho lâu ngày không khỏi, cảm cúm, sốt, sổ mũi,… Ngoài ra, tinh dầu của cây rau tần cũng chính là bài thuốc quý để giúp cơ thể khỏi bị stress, tinh thần thoải mái. 
[Image: rau-tan.jpg]Cây rau tần còn có tên gọi khác là cây húng chanh, tần dày lá, dương tửu tô

1. Tên gọi – Phân nhóm
Tên gọi khác: Húng chanh, tần dày lá, rau thơm lông hoặc dương tửu tô
Tên khoa học:  Plectrabthus amboinicus
Họ: Hoa môi (Lamiaceaee)
2. Đặc điểm sinh thái
Mô tả: Cây rau tần là cây thân thảo, sống khá lâu năm. Khi trưởng thành cây cao trung bình từ 20 đến 50 cm, có tàng lan rộng và phân nhánh. Cây có lông rất nhỏ và có mùi thơm như mùi chanh.
Lá có mùi rất thơm mà không cần chà xát mạnh nhờ có tuyến tinh dầu có trong lá. Lá có hình dạng hình trái tim, dài khoảng 4 – 9 cm, trên mặt lá có lông mịn. Cây rau tần có hoa, nhưng thường hoa nhỏ, có màu tím. Qủa cây rau tần nhỏ, tròn và có màu đỏ.
Phân bố: Cây rau tần có nguồn gốc ở Nam Phi và Đông Phi Châu, được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới như: Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Malayxia,…
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
Bộ phận dùng: Lá và cành non và tinh dầu có trong cây rau tần
Thu hái: Cây rau tần được thu hái quanh năm và chủ yếu là thu hái lá.
Chế biến: Sử dụng trực tiếp khi còn tươi hoặc đem phơi khô từ 2 – 3 nắng để tiện trong việc sử dụng lâu dài.
Bảo quản: Khi thu hái về, quản bảo ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
4. Thành phần hóa học
Thành phần chính có trong cây rau tần là phenolic (chiếm số lượng lớn) và các thành phần khác như salicytat, carvacrol, eugenill thymol và còn chứa colein có tác dụng khánh sinh, kháng khuẩn mạnh.
5. Tính vị
Cây rau tần có tính bình và ôn, có vị the, đắng, thơm
6. Công dụng
Cây ray tần dược sử dụng như một thảo dược trong dân gian để điều trị một số bệnh phổ biến, thường gặp ở cả người lớn và trẻ em như:
  • Ho thông thường hoặc ho lâu ngày không khỏi
  • Bị viêm vọng, viêm phế quản dẫn đến tắt tiếng
  • Cảm cúm, sốt do thời thiết thay đổi bất thường hoặc đi ngoài trời nắng quá lâu, nhiễm nước
  • Sốt, mệt mỏi do cơ thể thiếu nước
  • Đau nhức do côn trùng cắn
  • Các bệnh lý về da, dị ứng hoặc nổi mề đây
  • Hôi miệng
[size=undefined]
7. Liều dùng và cách dùng
Cách dùng
Đa số, cây rau tần được sử dụng khi còn tươi, rửa sạch và đem giã nát để sử dụng. Có thể dùng như nước trà, sắc lấy nước hoặc giã nát để đắp lên vùng bị ảnh hưởng.
Liều dùng
Liều dùng cho người lớn: Sử dụng 1 muỗng nước ép lá cho mỗi giờ.
Liều dùng cho trẻ em: Sử dụng 1 muỗng cà phê, khoảng cách sử dụng cách nhau 2 giờ và sử dụng 4 lần/ ngày.
8. Bài thuốc
Trong dân gian đã sử dụng lá cây râu tần để điều trị các bệnh thường gặp ở người lớn và trẻ em như: ho thông thường, ho lâu ngày không khỏi, viêm họng, cảm sốt, cảm cúm, viêm phế quản,…
[Image: che-bien-cay-rau-tan.jpg]Các bài thuốc điều trị các bệnh thông thường bằng câu rau tần
Dưới đây là các bài thuốc điều trị bệnh bằng cây rau tần:
Chữa ho thông thường, ho lâu ngày không khỏi
Sắc nhỏ lá rau tần tươi đã được rửa sạch, thêm một ít đường phèn rồi đem chưng cất thủy, sau đó vắt lấy nước uống. Còn bã lá rau tần có thể ăn hoặc ngậm nuốt cùng với nước.
Mỗi ngày sử dụng 1 lần, sẽ có hiệu quả nếu dùng liên tục từ 3 – 5 ngày.
Chữa viêm họng, viêm phế quản dẫn đến tắt tiếng
Viêm họng, viêm phế quản sẽ gây ra nhiều bất tiện khi giao tiếp, khó nuốt, tắt tiếng. Chỉ cần sử dụng một ít lá rau tần tươi đã rửa sạch, nhai nhuyễn rồi nuốt dần. Sử dụng liên tục mỗi ngày đến khi triệu chứng viêm họng không còn.
Chữa sốt cao, cảm cúm do thời tiết thay đổi thất thường, bị cảm nắng hoặc nhiễm nước
Thay đổi thời tiết thất thường là nguyên nhân chính khiến cho cơ thể bị sốt, cảm cúm, mệt mỏi, hãy sử dụng lá rau tần để chữa trị, giúp hạ nhiệt độ cơ thể một cách nhanh chóng.
Gĩa nát một ít lá rau tần cùng với một ít muối và một ít nước sôi để nguội, rồi vắt lấy nước uống. Bã lá ray tần để nguyên hoặc cho ít giấm hay rượu để thao khắp mình. Nên kết hợp việc uống và thoa lá rau tần để đem lại hiệu quả hạ sốt nhanh.
Chữa các bệnh lý về da, dị ứng hoặc nổi mề đây
Sắc 15 gram lá rau tần khô với một lượng nước vừa đủ. Sắc còn 1 bát và chia làm 3 lần uống mỗi ngày.
Kết hợp với việc uống, cần sử dụng một lượng rau cần tươi, rửa sạch rồi đem đi giã (có thể sử dụng một ít muối hột) đắp lên chỗ bị dị ứng, chỗ sưng. Việc kết hợp sử dụng rau cần vừa uống vừa đắp sẽ đem lại hiệu quả nhanh hơn.
Chữa vết thương, giảm đau do côn trùng cắn
Khi bị ông đốt, rết hay bò cạp cắn hoặc các loài côn trùng khác cắn khiến nổi sưng đỏ, đau cần sử dụng ngay 20 gram lá rau cần tươi, rửa sạch rồi đem đi giã nát hoặc nhai nhuyễn đắp lên chỗ sưng đỏ, chỗ bị đau. Sau một khoảng thời gian ngắn, sẽ hết đau, không còn bị sưng đỏ.
Chữa hôi miệng
Bị hôi miệng khiến cho bản thân mất tự tin khi giao tiếp, dẫn đến ngại giao tiếp, gây ra không ít trở ngại trong cuộc sống.
Cần sử dụng lượng rau tần phơi khô đem sắc đặc. Và cần sử dụng thường xuyên để ngậm hoặc súc miệng hằng ngày. Lưu ý, sau khi súc miệng nhớ nhổ ra không được nuốt.
Chữa đau bụng, đầy hơi
Nhai 1 – 2 lá rau cần non đã rửa sạch cùng với một ít muối, ngậm và nuốt dần dần cho đến hết..
Chữa chảy máu cam
Sử dụng 20 gram lá rau cần cùng với 15 gram tắc bá, 10 gram hoa hòe và 15 gram cam thảo đất, đem đi sắc với một lượng nước vừa đủ.
Hoặc có thể sử dụng trực tiếp lá rau tần còn tươi, rửa sạch rồi nhét vào lỗ mũi đang chạy máu, người bệnh nên nằm xuống hoặc ngẩn cao đầu ngăn không cho máu chảy ra.
9. Lưu ý
Khi sử dụng câu rau tần trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cần lưu ý những điểm sau để tránh mắc phải các trường hợp không mong muốn:[/size]
  • Không được sử dụng đối với các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong cây rau tần.
  • Khi sử dụng cần lưu ý, toàn cây rau tần có nhiều lông tơ nhỏ, có thể gây ứng, kích ứng da.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cần thận trọng khi sử dụng cây rau tần. Các thành phần có trong cây rau tần có thể làm hại đến sức khỏe của thai nhi hoặc trẻ nhỏ. Phụ nữ cho con bú cần cân nhắc giữa việc cho con bú và việc sử dụng cây rau tần, bởi có thể truyền sang con thông qua con đường cho bú.
[size=undefined]
Bạn đọc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi có ý định sử dụng dược liệu này để điều trị bệnh. Bởi cây rau tần không có tác dụng thay thế các loại thuốc đặc hiệu.[/size]

[Image: uu-diem-duoc-lieu-viet-farm.gif]
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!
Be Vegan, make peace.
Reply
#63
(2020-06-11, 08:32 PM)JayM Wrote: Chào sis Chân Nguyệt và cả nhà.  Vườn rau của mấy sis nhìn thích quá. Lan và hoa đẹp luôn.

Sis Tea, Jay thích cái raised bed garden của sis.  Jay bắt đầu làm từ mùa xuân  mà chưa ra đâu vào với đâu.  Hy vọng xong mùa Thu này để trồng cải.

Mấy sis có trồng cải ngọt, cải cay cách gì tốt, chỉ Jay với.  Cám ơn mấy sis.

Hello sis JayM

Lâu lâu mới nghé bên forum này nên bị missed bài của sis, Tea thấy sis có trồng nhiều hoa lắm phải ko? rảnh chia sẽ thêm cách chăm sóc vườn/rau nha sis Hello
Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc 
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
Reply
#64
Chào cả nhà.

Sis Chân Nguyệt, rau Tần có phải là rau tía tô, kinh giới không sis?  Cám ơn sis post bài thuốc.  Jay tin vào việc dùng những lá cây làm thuốc.  Trước kía, mổi lần bị pôison ivy la đau khổ có khi tới hơn tháng thì vết thương mới lành, hết bị ngứa.   Mười mấy năm nay, jay dùng lá cây trị poison ivy chà lên vết thương một ngày vài lần thì vết thương lành và khỏi ngứa trong vòng mấy ngày.

Sis Tea, mình học chăm sóc vườn tược chung với nhau nha sis.  Cám ơn sis.
Reply
#65
Năm nay gd Tea trồng mấy cây su su, mướp, bầu, bí mới leo giàn, tốt lắm nhưng chỉ có bầu bí mới ra trái con.

[Image: 3-BD6042-A-5-E17-4317-9-B55-B6-E175-EA7-E35.jpg]


[Image: 90721-A44-2766-47-A0-A22-A-857-ABE092-AF6.jpg]


[Image: D4833-B7-C-D81-D-41-EA-8-BA9-4-C3-E6-DFBEE93.jpg]

Bụi mía này chỉ dùng để nấu nc mát hay kho cá nục, chứ không ai dám ăn sợ mẽ răng thiệt đó Rolling-on-the-floor-laughing4

[Image: 68870-F8-A-096-E-4-EFC-A055-BE1-C617-EDDD1.jpg]

Nhà thích ăn cay nên trồng ớt rất nhiêu, ớt nhà trồng ăn rất thơm hơn mua chợ, còn thêm một đám chồng với hoa.

[Image: E796-F570-F169-427-E-B384-96383-DCA6-C8-F.jpg]


[Image: F119-D72-E-2-E63-4737-AA7-A-9-B590246-F5-AB.jpg]
Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc 
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
Reply
#66
Sis Trà ở xứ nóng trồng mía được sướng vậy ta  Tulip4

Thanks cho nghía vườn bầu nha 

Mình đang kiếm mua cây gì làm sương xa màu xanh đó, tự nhiên quên mất tên, chắc già rồi 

Cây susu mình còn èo ọt trong nhà , tuần này có mưa mình đêm ra vườn được rồi


Tiếp 

Có vài web VN không có gởi đi ra nước ngoài 

https://www.google.com/amp/s/shopee.vn/a...1257963142
Be Vegan, make peace.
Reply
#67
(2020-06-28, 09:13 PM)JayM Wrote: Chào cả nhà.

Sis Chân Nguyệt, rau Tần có phải là rau tía tô, kinh giới không sis?  Cám ơn sis post bài thuốc.  Jay tin vào việc dùng những lá cây làm thuốc.  Trước kía, mổi lần bị pôison ivy la đau khổ có khi tới hơn tháng thì vết thương mới lành, hết bị ngứa.   Mười mấy năm nay, jay dùng lá cây trị poison ivy chà lên vết thương một ngày vài lần thì vết thương lành và khỏi ngứa trong vòng mấy ngày.

Sis Tea, mình học chăm sóc vườn tược chung với nhau nha sis.  Cám ơn sis.

Hmm....   Rau tần không phải là tía tô, không phải là kinh giới .....    và cái lá của nó rất dầy...  có thể nói khi lá lớn bằng bàn tay thì cái lá nó dầy bằng đầu chiếc đũa .....


(2020-06-29, 04:28 PM)Chân Nguyệt Wrote: Sis Trà ở xứ nóng trồng mía được sướng vậy ta  Tulip4

Thanks cho nghía vườn bầu nha

Mình đang kiếm mua cây gì làm sương xa màu xanh đó, tự nhiên quên mất tên, chắc già rồi

Cây susu mình còn èo ọt trong nhà , tuần này có mưa mình đêm ra vườn được rồi


Tiếp

Có vài web VN không có gởi đi ra nước ngoài

https://www.google.com/amp/s/shopee.vn/a...1257963142

Hmm...  Trong hình là bán là hạt sương sâm lông ....    Cây sương sâm nói chúng thì hiện tại có vài loại ....    Loại dổm là loại không lông, lá láng ....  loại này chịu lạnh rất khá ...  mùa lạnh trồng không chết và rất dễ lan ....    Nhưng mà khi vò thì nó không được dai mà bị bở...  nhưng đông rất lẹ ....      Ngoài ra còn có sương sâm Gò Công ..  chắc giống ở Gò Công ...  lá lớn và có hình trái tim...   vò thì khó đông hơn nhưng không bở ....    Kế là loại sương sâm lông ....   Cây và lá đều có lông tơ (aka lông nhỏ và mịn)...   Loại này vò sẽ dai nhưng không chịu lạnh giỏi ....  Còn thêm 1 loại là cây lá mối ....   cây và lá cũng có lông tơ nhưng lông lưa thưa ....

Cho nên muốn có sương sâm ăn .... thì nên trồng ít nhất là 2 hay 3 loại ....  thì mới tốt .... mới dễ vò thành 1 chén sương sâm ngon và dai ....    Until then ....   Good Luck....
Don't join me....  You don't know the power of the Dark Side of the Blue Moon!!!!.........   Đừng theo tôi...  Nhà ngươi không biết sức mạnh của  Bóng Tối của Mặt Trăng Xanh!!!!




Reply
#68
(2020-06-28, 09:13 PM)JayM Wrote: Chào cả nhà.

Sis Chân Nguyệt, rau Tần có phải là rau tía tô, kinh giới không sis?  Cám ơn sis post bài thuốc.  Jay tin vào việc dùng những lá cây làm thuốc.  Trước kía, mổi lần bị pôison ivy la đau khổ có khi tới hơn tháng thì vết thương mới lành, hết bị ngứa.   Mười mấy năm nay, jay dùng lá cây trị poison ivy chà lên vết thương một ngày vài lần thì vết thương lành và khỏi ngứa trong vòng mấy ngày.

Sis Tea, mình học chăm sóc vườn tược chung với nhau nha sis.  Cám ơn sis.

Rau tầng là rau tầng sis ơi.mùi nồng lắm, đa số trồng trước cửa nhà hoắc cửa sổ để phòng ngừa ruồi, muồi... 

Trị ho, cảm nóng hay lắm , má mình trồng 10 năm  năm nay ngủm ( do một sis ở VF gởi từ Mỹ qua cho) , giờ kiếm đâu ra ở Hòa Lan , hên wen đồng nghiệp người Suriname có khoe mình cái vườn rau cải của nước y, mới xin cổ vài đọt trồng tiếp .. họ lấy nấu canh bbq,  làm gỏi ...
Be Vegan, make peace.
Reply
#69
(2020-06-29, 06:52 PM)ngap_ruoi Wrote: Hmm....   Rau tần không phải là tía tô, không phải là kinh giới .....    và cái lá của nó rất dầy...  có thể nói khi lá lớn bằng bàn tay thì cái lá nó dầy bằng đầu chiếc đũa .....



Hmm...  Trong hình là bán là hạt sương sâm lông ....    Cây sương sâm nói chúng thì hiện tại có vài loại ....    Loại dổm là loại không lông, lá láng ....  loại này chịu lạnh rất khá ...  mùa lạnh trồng không chết và rất dễ lan ....    Nhưng mà khi vò thì nó không được dai mà bị bở...  nhưng đông rất lẹ ....      Ngoài ra còn có sương sâm Gò Công ..  chắc giống ở Gò Công ...  lá lớn và có hình trái tim...   vò thì khó đông hơn nhưng không bở ....    Kế là loại sương sâm lông ....   Cây và lá đều có lông tơ (aka lông nhỏ và mịn)...   Loại này vò sẽ dai nhưng không chịu lạnh giỏi ....  Còn thêm 1 loại là cây lá mối ....   cây và lá cũng có lông tơ nhưng lông lưa thưa ....

Cho nên muốn có sương sâm ăn .... thì nên trồng ít nhất là 2 hay 3 loại ....  thì mới tốt .... mới dễ vò thành 1 chén sương sâm ngon và dai ....    Until then ....   Good Luck....

Cấm ơn anh nói rỏ, kệ loại nào củng được, có bán là mừng rồi để mình thử kiếm ebay , chắc gởi.đi.qua.Ấu Châu được

Mùa hè còn hy vọng ương lên ...
Be Vegan, make peace.
Reply
#70
Mới tìm được link nầy , có bán lá sương sâm khô, nhận gởi ra nước ngoài 

http://www.suongsamlong.com/search/label...lts=15&m=1
Be Vegan, make peace.
Reply
#71
(2020-06-21, 02:39 AM)Chân Nguyệt Wrote: CÂY RAU TẦN
Cây rau tần được dân gian sử dụng để điều trị các bệnh thường gặp ở người lớn và trẻ em như ho thông thường, ho lâu ngày không khỏi, cảm cúm, sốt, sổ mũi,… Ngoài ra, tinh dầu của cây rau tần cũng chính là bài thuốc quý để giúp cơ thể khỏi bị stress, tinh thần thoải mái. 
[Image: rau-tan.jpg]Cây rau tần còn có tên gọi khác là cây húng chanh, tần dày lá, dương tửu tô

sis Chân Nguyệt , 
hình như rau này họ bỏ vào canh chua nữa phải không sis ? nhìn giống lá họ bỏ canh chua mà mình lại không ăn được lá này . 
vào thread này học hỏi được nhiều thứ quá , cám ơn sis nha chịu khó sưu tầm
Sỏi Đá  
Reply
#72
(2020-06-30, 10:23 PM)Soi Da Wrote: sis Chân Nguyệt , 
hình như rau này họ bỏ vào canh chua nữa phải không sis ? nhìn giống lá họ bỏ canh chua mà mình lại không ăn được lá này . 
vào thread này học hỏi được nhiều thứ quá , cám ơn sis nha chịu khó sưu tầm

Ừ thấy mấy bác thích cắt rau tầng rải lên tô canh chua, mình chỉ hảo rau ôm thôi hà
Be Vegan, make peace.
Reply
#73
(2020-06-30, 10:37 PM)Chân Nguyệt Wrote: Ừ thấy mấy bác thích cắt rau tầng rải lên tô canh chua, mình chỉ hảo rau ôm thôi hà

canh chua rau ôm là đúng điệu nhất  Thumbs-up4
Sỏi Đá  
Reply
#74
Hạt rau dền amarant mà người ta đêm rang lên làm popcorn, bánh cớm , kẹo cớm hoặc quậy chung với sửa or yoghurt cho điểm tâm ,  mình mua mấy hiệu rồi,  hiệu nào củng ương lên rau mầm hết , loại rau dền màu hồng nhạt,  1/2 kilo có 2-4 euro thôi , mua rẻ  hơn tiệm bán hạt giống 1gram 2-3 euro rồi 


[Image: 20200702-131804.jpg]
Be Vegan, make peace.
Reply
#75
10 mẹo nhỏ giúp khử mùi hôi phân bón cho cây cảnh

POSTED ON 27/08/2019 BY PET MART

[/url]27
Th8

Trồng hoa trong chậu, không bón phân không được, nhưng việc bón phân hữu cơ thường sẽ phát ra mùi khó chịu và gây ô nhiễm môi trường trong nhà. Qua nhiều năm thực hành trồng hoa, một số kỹ thuật bón phân hữu cơ cho cây trồng. Hãy cùng [url=https://www.petmart.vn/]petmart.vn
 theo dõi xem phân bón cho cây cảnh được khử mùi thế nào nhé?

NỘI DUNG CHÍNH

  1. Bón phân khô
  2. Vỏ dưa hấu
  3. Sữa chua vỏ trứng nước vo gạo
  4. Bã đậu
  5. Vỏ cam
  6. Lá cây bách
  7. Phân nước cộng với giấm gạo và rượu vang trắng
  8. Dùng củ mã thầy
  9. Bón phân bằng ống tiêm
  10. Phủ đất sau khi sử dụng phân bón cho cây cảnh
[size=undefined]

Bón phân khô
Ngâm xương gà, vịt và cá trong 2-3 ngày, rửa sạch với nước 2-3 lần, bỏ muối, thêm nước hầm bằng nồi áp suất, khuấy thành bột nhão, trộn với tro hoặc cát mịn, và đặt vào thùng chứa một lớp đất và phủ một lượng thuốc trừ sâu thích hợp, giữ đất tơi xốp và ẩm, 2-3 tháng vẫn không có mùi.
Vỏ dưa hấu
Cho phần vỏ dưa hấu còn lại vào bình, thêm nước và một lượng sắt sulfate (đen) thích hợp để lên men và phân hủy hoàn toàn, sử dụng để tưới hoa sẽ không có mùi, đặc biệt thích hợp với hoa đỗ quyên.
Sữa chua vỏ trứng nước vo gạo
Trộn sữa chua, vỏ trứng vỡ và nước gạo với nhau, ủ trong 7-8 ngày, sau đó sử dụng nó để tưới hoa mà không có mùi.
Bã đậu
Bã đậu được nghiền thành bột, sau khi ngâm và lên men không có mùi.
Vỏ cam
Cho vỏ cam vào phân nước và ngâm trong 2-3 ngày để khử mùi hôi.
Lá cây bách
Đối với cây hoa có tính axit, vỏ cam và lá cây bách có thể được nghiền nát, bón vào đất không có mùi. Khi thay chậu hoặc thay đất, bọn một lượng vỏ cam thích hợp có thể làm giảm bớt mùi hôi thối của phân bón lên men, đồng thời loại bỏ sâu bệnh trong đất trồng trong chậu.
Phân nước cộng với giấm gạo và rượu vang trắng
Thêm một lượng giấm gạo hoặc rượu vang trắng thích hợp vào phân bón lỏng, sau đó tưới nước cho hoa để khử mùi hôi.
Dùng củ mã thầy
Đặt các dùng củ mã thầy vào chậu cây, một lớp dùng củ mã thầy một lớp đất, tưới nước đầy đủ, phơi nắng khô, lặp đi lặp lại nhiều lần, sau khi lên men, phơi nắng khô và nghiền thành bột để không có mùi.
Bón phân bằng ống tiêm
Phân nước hữu cơ được bơm vào bằng ống tiêm, đổ vào đất, sau đó tưới nước có thể ngăn được mùi hôi
Phủ đất sau khi sử dụng phân bón cho cây cảnh
Phân hữu cơ dễ có mùi được đặt trong một thùng chứa, đậy kín, lên men, sau đó pha loãng với nước. Sau khi sử dụng, phủ một lớp đất lên bề mặt để làm giảm mùi hôi khuếch tán[/size]
Be Vegan, make peace.
Reply